Năng suất lao động thấp đẩy giá thành lên cao

Một phần của tài liệu Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC (Trang 34)

3. Tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam

3.3.4.Năng suất lao động thấp đẩy giá thành lên cao

Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế ILO thì năng suất lao động bình quân chung tại Việt Nam rất thấp nếu so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 30% của Malaisia, 40% của Thái Lan. Thực tế ở ngành dệt may Việt Nam, năng suất lao động bình quân (tính trên giá gia công) tuy có cao hơn so với bình quân chung của cả nước nhưng cũng mới chỉ đạt 1,5 USD/ giờ (bằng 50% năng suất bình quân ngành may Thái Lan và Indonesia). Người lao động làm ra 312 USD/ tháng, nếu trừ các chi phí trong sản xuất, quản lý, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, phí lưu thông… thì chỉ còn khoảng 52% để trả lương cho người lao động, tương đương khoảng 3,4 triệu đồng/tháng

Những doanh nghiệp có năng suất thấp hơn mức bình quân chung thì tiền lương còn thấp hơn nhiều. Theo thống kê của công đoàn ngành dệt may Việt Nam, thu nhập của công nhân may năm 2013 bình quân cả nước đạt khoảng 3,2 triệu đồng/người/tháng. Nếu trừ các khoản bảo hiểm, ăn ca, công đoàn phí … thì hàng tháng người công nhân ở nhiều khu công nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội chỉ thu về chưa được 2,5 triệu đồng/tháng. Rõ ràng, mức lương thấp, không phải do chủ doanh nghiệp đã bóc lột người lao động, mà do năng suất lao động còn quá thấp.

Nhiều doanh nghiệp đóng cửa, chuyển sản xuất sang Myanmar, Campuchia… Một số phải vận động người lao động làm thêm giờ (tăng hơn so với luật cho phép) để tồn tại doanh nghiệp và cải thiện thu nhập cho người lao động. Thực tế, nhiều doanh nghiệp phải làm thêm bình quân 2 giờ/ngày trong cả năm nhưng đổi lại mức tiền lương của người lao động đã được trên 5 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, rõ ràng nhu cầu làm thêm giờ là nhu cầu cần thiết để tồn tại của cả doanh nghiệp và người lao động.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC (Trang 34)