Cơ cấu xuất khẩu vào các thị trường chính

Một phần của tài liệu Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC (Trang 25)

3. Tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam

3.1.2.Cơ cấu xuất khẩu vào các thị trường chính

Nhà nhập khẩu chính của Việt Nam: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2013, tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 15,3 tỷ USD, chiếm tới 85,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Kim ngạch đạt 8,6 tỷ USD năm 2013; chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam. Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ thì hàng dệt may dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Tổng cục Hải quan

3.1.3. Tình hình xuất khẩu dệt may

Bảng 1:Tình hình xuất khẩu ngành dệt may năm 2012 - 2014

ĐVT:1,000,000 USD Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 13/12 So sánh 14/13 TĐ Tăng trưởng % TĐ Tăng trưởng % KNXK 15,090.2 17,933.4 21,063.6 2,843.19 118.8 3130.24 117.5

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong những năm qua Ngành dệt may đã có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước ta nói chung và là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói riêng. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD tăng 18.8 % tương ứng 2,8 tỷ USD so với năm 2012, và năm 2014 đã cán mốc 21,0636 tỷ USD tăng 17.5% tương ứng 3,130 tỷ USD.

3.1.4. Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu

Ngành dệt may quá phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu vì nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm 75% giá trị xuất khẩu, không chủ động được nguyên, phụ liệu trong nước, phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, khiến giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may còn thấp.

Biểu đồ: Tình hình NK nguyên liệu với XK Dệt May năm 2012-2014

3.2. Cơ hội

Việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội lớn cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó phải nói tới đầu tiên là ngành dệt may. Dệt may là một trong số ít các ngành của Việt Nam có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác. Hiện tại, xuất khẩu hàng dệt may đã chiếm hơn 15% tổng doanh số xuất khẩu của cả nước. Dệt may hiện là một trong những ngành kinh tế lớn nhất cả nước với hơn 4.000 doanh nghiệp, trong đó thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản. Đại diện các doanh nghiệp dệt may cho rằng, việc tham gia vào Hiệp định TPP là việc làm cần thiết trong bối cảnh ngành dệt may đang phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và thị trường tiêu thụ tại các nước.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thuế suất đối với các thị trường trọng điểm mà Việt Nam xuất khẩu mặt hàng dệt may đang quá cao. Cụ thể, trong thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2014, Hoa Kỳ chiếm 51%, châu Âu chiếm 15%, Nhật Bản 12%, Hàn Quốc 8%, còn lại 14% là các thị trường khác.

Nguồn: Tổng cục Hải quan, tổng hợp

Trong đó, thị trường Hoa Kỳ - là thị trường chủ lực phải chịu thuế suất 17,5% và châu Âu là 9,6% trong trường hợp sản lượng dệt may của Việt Nam sang thị trường châu Âu này chiếm kim ngạch dưới 17%. Nếu kim ngạch xuất khẩu vượt quá 17% thì thuế suất sẽ tự động điều chỉnh lên 17,5% giống như tại thị trường Hoa Kỳ. Sau khi Việt Nam ký Hiệp định TPP thì thuế suất xuất khẩu mặt hàng dệt may tại Hoa Kỳ và thị trường các nước tham gia TPP vốn đang rất nặng nề như hiện nay sẽ được dỡ bỏ. Đây vô cùng là cơ hội lớn đối với ngành dệt may Việt Nam.

Trong những năm qua Ngành dệt may đã có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước ta nói chung và là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói riêng. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD tăng 18.8 % tương ứng 2,8 tỷ USD so với năm

2012, và năm 2014 đã cán mốc 21,0636 tỷ USD tăng 17.5% tương ứng 3,130 tỷ USD. Gia nhậpTPP giúp ngành Dệt may có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nước đã được dỡ bỏ, môi trường kinh doanh được cải thiện, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, dịch vụ đã được tốt hơn và các tranh chấp thương mại cũng được giải quyết công bằng hơn.Việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các nước thành viên đầu tư vào Việt Nam.Cơ hội sẽ là khả năng thu hút đầu tư của ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt là ngành dệt và nhuộm; nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa dệt may địa phương; cải thiện lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.

Thị trường khu vực các nước tham gia đàm phán Hiệp Định TPP là rất lớn chiếm tới 1/3 giá trị thương mại toàn cầu.Đây là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gia tăng xuất khẩu và mở rộng thị phần xuất khẩu.Với các quy tắc xuất xứ có khuyến khích sử dụng nhiều nguyên liệu nội khối TPP, nên trong dài hạn điều này sẽ thúc đẩy Việt Nam đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu, cụ thể là sản xuất sợi, dệt nhuộm. Và do đó dệt may Việt Nam sẽ có thêm cơ hội xây dựng ngành phụ trợ cho mình.

Mặt khác, TPP có thể chuyển hướng thương mại mạnh vì xuất khẩu Việt Nam sẽ thay thế một phần của xuất khẩu Trung Quốc.Điểm đáng lưu ý là Trung Quốc – nước đang chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ hiện tại vẫn chưa tham gia đàm phán TTP (và nhiều khả năng sẽ không tham gia hiệp định này). Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh rất đáng kể dành cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Theo ước tính của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nếu đàm phán Hiệp định TPP kết thúc thuận lợi thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ có thể tăng 12-13% thay vì 7% như hiện nay và có thể đạt 30 tỷ USD/năm nếu năng lực sản xuất dệt may Việt Nam tăng theo đúng chiến lược mà các cơ quan chức năng vạch ra, cũng như đại bộ phận hàng dệt may của nước ta sẽ được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu vào các nước thành viên TPP.

Với những cơ hội mà chúng ta có thể nhìn thấy được trong tương lai gần, ngành dệt may nước ta đặt ra mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp dêt may trở thành ngành CN mũi nhọn về hướng xuất khẩu.

3.3. Thách thức

Nhiều ý kiến cho rằng ngành dệt may đang được ưu tiên và hưởng lợi lớn nhất từ các FTA và sắp tới là TPP. Tuy nhiên, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Để thực sự tận dụng được những cơ hội mà TPP mang lại, ngành dệt may cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Những thách thức này vừa là trở ngại nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho ngành dệt may nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung chuẩn bị cho những sự thay đổi sâu sắc về chiến lược phát triển trong tương lai khi mà những lợi thế về nhân công giá rẻ dần mất đi chỗ đứng trong bối cảnh hiện nay.

3.3.1. Cấu trúc ngành có vấn đề

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam, thống kê năm 2014.

Một thực tế chung của ngành dệt may trong nước là sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nhiên liệu sợi, bông nhập khẩu. Trong khi Việt Nam có nhiều thế mạnh về phần may chứ phần dệt và nhuộm còn rất yếu kém. Đây cũng là tình trạng chung của các nước đang phát triển như Lào, Campuchia...Việc quá phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào khiến thị trường dệt may của Việt Nam thiếu tính chủ động và có sự biến động nhất định theo diễn tiến chung của thị trường thế giới. Nguồn cung bông trong nước rất nhỏ so với nhu cầu trong nước cho sản xuất, đáp ứng chỉ 2%. Việt Nam nhập khẩu

bông chính từ Mỹ, Ấn Độ, và Úc. Lý do chủ yếu là vì Việt Nam chưa tập trung vào phát triển trồng cây bông và do Việt Nam không có ưu thế tự nhiên về loại cây này. Hơn nữa, việc trồng cây bông thường tự phát và không có quy hoạch cụ thể. Kết hợp với kỹ thuật trồng bông thấp, chất lượng cây bông Việt Nam kém và không đủ tiêu chuẩn để sản xuất, dẫn đến tăng trưởng không ổn định trong việc trồng bông.

3.3.2. Quy tắc về xuất xứ

Nếu như trong hiệp định ASEAN với các nước (trừ Hàn Quốc), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU đều có quy tắc xuất xứ từ vải thì với TPP, quy tắc xuất xứ là từ sợi. Trở ngược lại vấn đề như đã đề cập ở trên, ngành dệt Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn sợi dệt từ các quốc gia có ngành sợi phát triển như Trung Quốc, Hoa Kỳ… Trừ bông, được nhập khẩu từ Úc, Ấn Độ và Hoa Kỳ, hầu hết các nguyên phụ liệu ngành may mặc được nhập khẩu từ Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng tìm nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ngành may mặc là vấn đề quyết định then chốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu bởi số liệu thống kê cho thấy giá trị nguyên liệu nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam tăng đều theo từng năm. Theo Hiệp hội Bông Việt Nam (VCOSA), Trung Quốc hiện giữ vai trò chi phối rất lớn trong vấn đề cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may toàn cầu. Đại diện VCOSA cho biết hiện nay, Trung Quốc chiếm 27% nguồn cung cấp bông toàn cầu, 60,42% xơ sợi, 50,6% vải, và 48% cọc sợi.1

Bảng số liệu Thị trường nhập khẩu Nguyên phụ liệu dệt may, da giày 6 tháng 2015 (USD)2 Thị trường T6/2015 So T5/15 So T6/14 6T/2015 6T/2014 So 6T/14 (%) (%) (%) Tổng 435,899,041 -17.66 5.07 2,502,304,335 2,268,457,239 10.31 Achentina 3,922,047 -19.71 -10.77 22,314,326 17,871,667 24.86 Ấn Độ 8,477,261 -29.28 -11.74 55,378,904 58,020,817 -4.55 Anh 1,395,259 -23.38 63.03 8,250,360 6,065,602 36.02 1 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Áo 303,080 130.32 348.23 616,336 381,031 61.75 Ba Lan 32,553 -84.33 -86.38 788,501 1,206,056 -34.62 Brazil 14,576,925 -18.65 31.43 109,148,557 69,424,900 57.22 Canada 1,262,329 -60.85 37.02 6,486,155 1,683,353 285.31 Đài Loan 37,582,129 -27 -16.77 244,872,092 235,966,373 3.77 Đức 2,169,384 -41.66 -15.58 16,085,266 15,606,389 3.07 Hà Lan 307,355 12.53 11.6 1,512,500 1,447,853 4.47 Hàn Quốc 78,177,673 -5.08 -1.71 389,995,159 406,649,817 -4.1 Hoa Kỳ 29,094,273 -6.54 33.43 148,767,699 122,556,739 21.39 Hồng Kông 16,603,181 -29.12 5.53 105,797,848 111,057,716 -4.74 Indonesia 2,991,012 1.49 34.71 20,874,487 17,771,021 17.46 Italia 17,678,434 -7.4 18.23 94,980,290 87,300,627 8.8 Malaysia 1,672,359 -37.66 -9.32 13,111,405 14,933,417 -12.2 Niuzilân 1,988,640 -29.89 9.13 15,374,469 14,597,650 5.32 Nhật Bản 18,963,337 3.76 -18.11 98,796,554 115,312,125 -14.32 Ôxtrâylia 3,043,344 26.18 -13.35 17,933,107 15,618,664 14.82 Pakixtan 2,174,479 -26.23 27.16 12,969,703 12,695,527 2.16 Pháp 515,954 -17.61 -11.53 3,466,171 3,506,342 -1.15 Singapore 144,436 -22.48 9 1,143,411 776,842 47.19 Tây Ban Nha 1,508,329 -20.94 12.66 8,701,391 10,555,523 -17.57 Thái Lan 18,261,625 -20.83 4.17 104,932,774 92,347,140 13.63

Trung Quốc 153,446,155 -18.05 15.91 873,401,611 747,488,014 16.84

Theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam thì nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam 7 tháng 2015 ước đạt 1,832 triệu USD, tăng 4.22 % so với cùng kỳ 2014. Tính riêng tháng 7/2015 nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam ước đạt 296 triệu USD, tăng 4.93% so với tháng trước và tăng 13.85% so với cùng kỳ 2014.

Mặc dù hiện nay nhà nước đang có những kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu cho dệt may nhưng khách quan mà nói thì việc may yêu cầu vốn nhỏ trong khi dệt, nhuộm đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn dài, trình độ quản lý cao, máy móc thiết bị hiện đại. Nếu các công đoạn không được xử lý tốt thì vải thành phẩm có chất lượng kém, không đáp ứng

được yêu cầu của các thị trường khắt khe như Hoa Kỳ, châu Âu...Việc kêu gọi đầu tư vào dệt nhuộm không khó nhưng vướng ở chỗ là đầu tư vào dệt nhuộm sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Các nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn quy trình xử lý nước thải dẫn đến chi phí cao nên họ thường khá e ngại.

Thiết nghĩ chúng ta cần một chương trình quy hoạch phát triển dệt nhuộm để tạo nên một cụm công nghiệp dệt nhuộm, phục vụ nguyên liệu cho các ngành may, giảm thiểu chi phí. Nếu có thể, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải để nhà đầu tư chỉ cần trả phí chứ không phải bỏ vốn đầu tư quá lớn cho cả hệ thống nước thải.

3.3.3. Giá trị gia tăng thấp

Bảng: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may theo tháng đều đạt trên 1 tỷ USD

(Nguồn: Tổng cục Hải quan).

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may nước ta dù có mức tăng trưởng mạnh, kinh ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng tổng giá trị xuất khẩu của ngành mới chỉ đạt 4% thị phần nhập khẩu toàn cầu. Đặc

biệt, tại các quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may lớn, thì giá trị hàng dệt may Việt nam vẫn chỉ chiếm một phần lớn, thì giá trị hàng dệt may Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn. Cụ thể, tại thị trường Hoa Kỳ, hàng dệt may Việt nam chỉ chiếm 7,1% (7,6 tỷ USD), ở thị trường Nhật Bản là 5,9%, ở Hàn Quốc là 14,2% . Nghịch lý này là do ngành dệt may nước ta vẫn đang nằm ở “đáy” của chuỗi giá trị.

Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may được chia thành 5 công đoạn cơ bản:

(i) Cung ứng sản phẩm thô là nguyên kiệu đầu vào, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo;

(ii) Công đoạn sản xuất các nguyên liệu đầu vào là sợi và các loại vải này được nhuộm, in theo yêu cầu …;

(iii) Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận;

(iv) Công đoạn xuất khẩu do các trung gian thương mại đảm nhận; (v) Công đoạn marketing ở cấp độ bán lẻ.

Việt Nam dù đã tham gia chuỗi giá trị này từ những năm 1990, nhưng, đến nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn đang tập trung ở các công đoạn thứ 2, đó là nằm trong hệ thống sản xuất và nằm ở đáy của chuỗi giá trị xét trên khía cạnh mức độ giá trị gia tăng tạo ra.

Ở công đoạn này, doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện chủ yếu vẫn sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thực hiện sản xuất theo mẫu thiết kế từ người mua cung cấp.3 Theo thống kê của VITAS, tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công thuần túy – CMT vẫn chiếm chủ yếu (khoảng 80%), xuất khẩu theo phương thức mua nguyên liệu và may gia công – FOB chỉ khoảng 13% và chỉ 2% xuất khẩu theo phương thức tự thiết kế, sản xuất –ODM. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo FOB cũng chỉ chủ yếu ở mức FOBI, nên giá trị gia tăng của ngành còn thấp. Do đó, Việt Nam ít có các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình để tiếp cận với các nhà bán lẻ trên toàn cầu. Vì thế, tuy sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất đi nhiều nơi, Việt

Nam có tên trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, nhưng giá trị thu về lại thấp.

3.3.4. Năng suất lao động thấp đẩy giá thành lên cao

Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế ILO thì năng suất lao động bình quân chung tại Việt Nam rất thấp nếu so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 30% của Malaisia,

Một phần của tài liệu Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC (Trang 25)