Có chiến lược dài hạn

Một phần của tài liệu Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC (Trang 44)

3. Tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam

3.4.2.2.Có chiến lược dài hạn

Doanh nghiệp cần có các chiến lược đầu tư phục vụ cho trước mắt và trong dài hạn. Cần lập quỹ vốn đầu tư từ nhiều nguồn để đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư. Tăng cường hợp tác đối ngoại với các doanh nghiệp nước ngoài cũng nhưthu hút vốn từ nước ngoài. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần có những chính sách đăi ngộ cho việc tự nghiên cứu, chế tạo các máy móc thiết bị cho ngành dệt may có như vậy mới đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển vững chắc về lâu dài.

Các doanh nghiệp phải chủ động phối hợp với các địa phương nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các địa phương tiến hành trồng bông và cung cấp nguyên liệu một cách tốt nhất.Các doanh nghiệp phải có kế hoạch cung cấp vốn cho các địa phương cũng như hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân tiến hành trồng bông, dâu, nuôi tằm.Có như vậy người dân mới thực sự mặn mà trong việc trồng các cây công nghiệp này. Đảm bảo thu mua nguyên liệu thường xuyên, có kế hoạch tổng thế, có kết hợp đồng rơ ràng với người dân để đảm bảo thu nhập và củng cố niềm tin. Các doanh nghiệp cũng cần đầu tƣ phát triển theo hướng chuyên môn hóa, bỏ thói quen tự sản tự tiêu nhằm nâng cao chất lượng có nghĩa là ngành dệt may cần có những nhà máy xí nghiệp chuyên sản xuất phụ liệu kể cả việc đưa các cơ sở, nhà máy, xí nghiệp chuyên sản xuất phụ liệu vào các khu dân cư để tập trung nhân lực nhàn rỗi. Đổi mới phương thức quản lý, ban hành các chính sách đãi ngộ với người lao động nhằm nâng cao hiệu quả cho ngành dệt may. Tăng cường việc tuyển dụng và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng nhanh cả về chất và lượng. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm nguồn nhân lực có tay nghề thông qua các hình thức như liên kết đào tạo với các trường, trung tâm dạy nghề haytuyển dụng nguồn lao động từ các tỉnh về đào tạo. Các doanh nghiệp cũng cần ký kết hợp đồng với các trung tâm để đào tạo và cung ứng công nhân đứng máy, kỹ thuật viên theo đúng chất lượng mà doanh nghiệp yêu cầu. Doanh nghiệp có nhu cầu cũng phải trả tiền cho việc đào tạo mới có được các công nhân lành nghề chứ

không phải sử dụng lao động miễn phí như hiện nay. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần phải có các chính sách đào tạo lại một cách thường xuyên để đảm bảo tay nghề cũng như nâng cao tay nghề của các công nhân đã qua đào tạo. Trong bối cảnh gia nhập TPP, doanh nghiệp cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến khâu thiết kế. Chúng ta phải tự nghiên cứu thiết kế mẫu mã cho riêng sản phẩm của mình chứ không dập khuôn theo các mẫu mã có sẵn hay phụ thuộc vào mẫu mã của các đối tác nước ngoài.

3.4.2.3. Hình thành các liên kết trong nghành

Gia nhập TPP đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển, mở rộng thị trường.Tuy nhiên cơ hội bao giờ cũng đi liền thách thức. Các doanh nghiệp ngoài việc phải thông thạo mọi quy định mới của TPP để tránh những thiệt hại không đáng có khi tham gia thương mại quốc tế, muốn tận dụng hiệu quả cao nhất của TPP, cần hình thành chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu. Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế đến phân phối phải được hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết TPP. Các doanh nghiệp dệt may cần tận dụng tốt cơ hội này để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Hiện nay, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP( đặc biệt từ Trung quốc, nước không tham gia TPP) vì thế các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ "mở cửa" thị trường trong nước cho các nước thành viên TPP tràn vào. Thực tế cho thấy ngành dệt may nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thật sự bền vững, chưa có chuỗi cung ứng và tỷ trọng tích lũy của ngành thấp. Để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu, cần tập trung sản xuất nguyên liệu đầu vào, kêu gọi các nhà đầu tư có thế mạnh về sản phẩm thiếu hụt, như nguyên liệu xơ visco, polyester, bỏ vốn vào các vùng trồng nguyên liệu.

3.4.2.4. Quan tâm thích đáng đến thị trường nội địa

Thị trường nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất trong nước.Với số dân khoảng 92 triệu người đã tạo sức cầu rất lớn.Sẽ là rất phiến diện nếu như chỉ chú trọng thị trường nước ngoài trong khi thị trường trong nước lại bỏ ngỏ cho sản phẩm nước ngoài tràn vào.Hiện nay, hàng Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá rẻ hầu như đã hấp dẫn được người tiêu dùng nước ta.Đến năm 2015, dân số nước ta sẽ vào khoảng 97 triệu người, sức

mua hàng sẽ rất lớn. Nếu chúng ta có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý thì đây sẽ là thị trường tiềm năng rất lớn. Doanh nghiệp Việt Nam cần có quan tâm thích đáng thị trường nội địa khi tiềm năng của thị trường rất lớn và nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Nhu cầu tiêu dùng trong nước thấp, chất lượng sản phẩm và giá cả thấp hơn so với thị trường bên ngoài phù hợp với trình độ tay nghề và khả năng cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp trong nước. Việc không mất nhiều chi phí cho nguyên phụ liệu và nghiên cứu, phân phối hàng hóa…giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có khả năng canh tranh giá cả với các mặt hàng ngoại nhập. Ngoài ra nên chú trọng đầu tư sản xuất các loại hàng hóa trung và cao cấp phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Khi Việt Nam gia nhập TPP, lợi ích đối với ngành dệt may Việt Nam thể hiện ở hai hình thức chủ yếu là lợi ích về thuế quan và lợi ích khác về tiếp cận thị trường. Ngoài ra, gia nhập TPP còn mang lại cho ngành dệt may và người tiêu dùng nhiều lợi ích khác, như lợi ích về thu hút đầu tư. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ hàng hóa giá rẻ, môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, khả năng thu hút đầu tư vào ngành tăng. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội kể trên, ngành dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức xuất phát từ cả điều kiện khách quan lẫn chủ quan. Muốn thực sự nắm bắt và làm chủ vận mệnh của mình Việt Nam cần phải nhìn thẳng vào những khó khăn cần phải đương đầu và tìm ra những biện pháp khắc phục thật sự hiệu quả trong bối cảnh hiệp định TPP có khả năng sẽ trở thành hiện thực. Đễ không đánh mất vị thế của mình đối với những ngành nghề thế mạnh như dệt may đòi hỏi cái bắt tay chặt chẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp đễ khai thác tối đa mọi cơ hội và vượt qua những rào cản trong cuộc chơi toàn cầu hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông

2. Hoàng Văn Châu (2010), Công nghiệp hỗ trợ - Kinh nghiệm từ các nước, giải pháp cho Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông .

5. Cục đầu tư nước ngoài (2012), Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam – Thành công và hạn chế, www.fia.mpi.gov.vn , ngày 20/9/2012.

6. Giáo trình Đại học kinh tế quốc dân (2012), Quản lý Nhà nước về FDI và lĩnh vực dệt may, ngày 20/9/2012.

8. Thống kê thương mại WTO (2006 – 2009), Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

9. Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Cơ hội và thách thức của dệt may Việt Nam khi tham gia TPP

10. www.gso.gov.vn

11. www.customs.gov.vn

13.www.trungtamwto.vn/tpp/cap-nhat-tinh-hinh-dam-phan-tpp-cua-viet-nam-nhung-van- de-chung

14. http://thuongmaiwto.com/vi/trang-chinh/Tin-tuc-So-huu-tri-tue/Y-nghia-quan-trong- cua-TPP-292/

Một phần của tài liệu Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC (Trang 44)