Giá trị gia tăng thấp

Một phần của tài liệu Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC (Trang 32 - 34)

3. Tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam

3.3.3. Giá trị gia tăng thấp

Bảng: Giá trị xuất khẩu hàng dệt may theo tháng đều đạt trên 1 tỷ USD

(Nguồn: Tổng cục Hải quan).

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may nước ta dù có mức tăng trưởng mạnh, kinh ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng tổng giá trị xuất khẩu của ngành mới chỉ đạt 4% thị phần nhập khẩu toàn cầu. Đặc

biệt, tại các quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may lớn, thì giá trị hàng dệt may Việt nam vẫn chỉ chiếm một phần lớn, thì giá trị hàng dệt may Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn. Cụ thể, tại thị trường Hoa Kỳ, hàng dệt may Việt nam chỉ chiếm 7,1% (7,6 tỷ USD), ở thị trường Nhật Bản là 5,9%, ở Hàn Quốc là 14,2% . Nghịch lý này là do ngành dệt may nước ta vẫn đang nằm ở “đáy” của chuỗi giá trị.

Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may được chia thành 5 công đoạn cơ bản:

(i) Cung ứng sản phẩm thô là nguyên kiệu đầu vào, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo;

(ii) Công đoạn sản xuất các nguyên liệu đầu vào là sợi và các loại vải này được nhuộm, in theo yêu cầu …;

(iii) Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận;

(iv) Công đoạn xuất khẩu do các trung gian thương mại đảm nhận; (v) Công đoạn marketing ở cấp độ bán lẻ.

Việt Nam dù đã tham gia chuỗi giá trị này từ những năm 1990, nhưng, đến nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn đang tập trung ở các công đoạn thứ 2, đó là nằm trong hệ thống sản xuất và nằm ở đáy của chuỗi giá trị xét trên khía cạnh mức độ giá trị gia tăng tạo ra.

Ở công đoạn này, doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện chủ yếu vẫn sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thực hiện sản xuất theo mẫu thiết kế từ người mua cung cấp.3 Theo thống kê của VITAS, tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công thuần túy – CMT vẫn chiếm chủ yếu (khoảng 80%), xuất khẩu theo phương thức mua nguyên liệu và may gia công – FOB chỉ khoảng 13% và chỉ 2% xuất khẩu theo phương thức tự thiết kế, sản xuất –ODM. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo FOB cũng chỉ chủ yếu ở mức FOBI, nên giá trị gia tăng của ngành còn thấp. Do đó, Việt Nam ít có các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình để tiếp cận với các nhà bán lẻ trên toàn cầu. Vì thế, tuy sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất đi nhiều nơi, Việt

Nam có tên trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, nhưng giá trị thu về lại thấp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w