• 1999: Diebold ra mắt máy ATM đầu tiên nhận dạng bằng mắt tại Hoa Kỳ; muaProcomp Amazon của Brazil và mở rộng sự hiện diện toàn cầu của mình thông qua liêndoanh, liên kết.• 2000: Công t
Trang 1KHOA SAU ĐẠI HỌC
BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
LỚP : MBA12B – NHÓM 2.
Giảng viên: Thầy Nguyễn Hùng Phong 12B 043-Nguyễn Thị Nhật Trâm 12B 017-Nguyễn Đỗ Nguyệt Hồng 12B 032 - Nguyễn Thị Bảo Quyên 12B 014 - Phan Thị Mỹ Hằng 12B 056 - Trịnh Văn Long
Trang 2Mục lục
1 Giới thiệu 2
1.1 Sơ lược về Công ty Diebold 2
1.2 Lãnh đạo của DIEBOLD trong thời gian phát triển vượt bậc 3
1.3 Các thành tựu đạt được của Mahoney 3
2 Bài tập thảo luận 4
2.1 Tình huống về Công ty Diebold 4
2.2 Cơ sở lý thuyết 7
2.2.1 Xuất khẩu 7
2.2.2 Liên doanh 8
2.2.3 Sát nhập và mua lại công ty (M & As) 9
2.2.4 Chiến lược đa địa phương (Multidomestic strategy) 11
2.3 Trả lời câu hỏi 13
Câu 1 13
Câu 2 14
Câu 3 17
Câu 4 17
Tài liệu tham khảo 20
Trang 31 Giới thiệu
1.1 Sơ lược về Công ty Diebold
Công ty Diebold được thành lập vào 1859 do Carl (Charles) Diebold Công ty đặt bảndoanh tại Ohio
Công ty đã có hơn 150 năm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp két sắt ngân hàng, máyATM Ngoài ra Diebold còn cung cấp self-service, software, security/facility, những sảnphẩm card-based, cũng như tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ cho khách hàng
Tầm nhìn: Để được công nhận là đối tác quan trọng trong việc tạo ra và thực hiện những
ý tưởng hiệu quả tối ưu, tiện lợi và an ninh
Sứ mệnh : Chúng tôi cung cấp công nghệ tiên tiến và dịch vụ mà làm cho các doanh
nghiệp tốt hơn thông qua sự kết hợp mạnh mẽ của:
• Tư duy sáng tạo
• Cộng tác chu đáo
• kiến thức khách hàng
Giá trị
• TRUNG THỰC : Chúng tôi đang công khai, trung thực và trách nhiệm thông qua các
cam kết của chúng tôi
• KIẾN THỨC : Chúng tôi khuyến khích phát triển liên tục của các kỹ năng và chuyên
môn của chúng tôi để phục vụ khách hàng tốt hơn
• SỰ CỘNG TÁC : Chúng tôi tìm kiếm cơ hội hợp tác với khách hàng, đối tác và nhà
cung cấp
• ĐỔI MỚI : Chúng tôi nuôi dưỡng tư duy sáng tạo làm tăng giá trị.
Khẩu hiệu : “Innovation Delivered” (Đạt được sự đổi mới).
“Nơi có những thách thức, chúng tôi đã gặp chúng Khi những thị trường đã thayđổi, chúng tôi đã thay đổi với chúng Khi những giải pháp sáng tạo, đổi mới được yêucầu, chúng tôi đã phát triển chúng”
“Cống hiến không mệt mỏi của chúng tôi cho khách hàng, kết hợp với cải tiến công nghệ và sự khéo léo, cho phép chúng tôi cung cấp đến khách hàng những giải pháp
Trang 4thiết thực cho những nhu cầu của ngày hôm nay và các chiến lược khả thi cho các cơ hội của ngày mai”.
1.2 Lãnh đạo của DIEBOLD trong thời gian phát triển vượt bậc
Với sức lôi cuốn và tràn đầy năng lượng Mahoney đã tham gia Diebold vào năm
1982 như là một phó chủ tịch cấp cao trong nhóm thiết bị điện tử Ông là phó chủ tịch
và giám đốc điều hành vào năm 1983, chủ tịch và giám đốc điều hành (CEO) vào năm
1985, Chủ tịch và Giám đốc điều hành vào năm 1988
Diebold may mắn là đã được lãnh đạo bởi một cá tính mạnh mẽ và có khả năng đưa
nó lên đỉnh cao mới khi phải đối đầu với những làn sóng mạnh trong cạnh tranh
Robert (Bob) Mahoney đã lãnh đạo công ty từ năm 1982 đến khi nghỉ hưu vào năm
2000 – khi mà công ty đã có kinh nghiệm cả về tăng trưởng mạnh quốc tế và phát triểnsản phẩm mới phổ biến
1.3 Các thành tựu đạt được của Mahoney
• 1988: Nilson Báo cáo xếp hạng Diebold là nhà lãnh đạo thế giới trong sản xuấtmáy ATM
• 1990: liên doanh InterBold bắt đầu với IBM, mở ra thị trường mới cho Diebold
• 1991: InterBold giới thiệu iSeries ATMs cho phép khách hàng kiểm tra trực tiếptrên màn hình
• 1992: Đã tích hợp những trình chiếu hệ thống Campus Access Management
• 1993: Biometrics and Video conferencing được tích hợp vào các máy ATM, liêndoanh ATM được thành lập ở Trung Quốc
• 1994: Diebold mua nhà phân phối ở Mexico và 50 phần trăm nhà phân phối tạiVenezuela
• 1995: MedSelect-RX được thành lập; thẻ đọc thông minh được tích hợp vào một
số máy ATM
• 1996: Diebold hỗ trợ thế vận hội mùa hè ở Atlanta, với 75 máy ATM tại nơi diễn
ra Olympic, khái niệm Internet ATM được công bố
• 1997: nhà chế tạo giới thiệu thẻ Source Plus; Diebold mua mua lại phần còntrong liên doanh InterBold của IBM
Trang 5• 1999: Diebold ra mắt máy ATM đầu tiên nhận dạng bằng mắt tại Hoa Kỳ; muaProcomp Amazon của Brazil và mở rộng sự hiện diện toàn cầu của mình thông qua liêndoanh, liên kết.
• 2000: Công ty mở rộng ở châu Âu với việc mua Getronics và Groupe Bull;Procomp thắng hợp đồng lớn cung cấp các máy bỏ phiếu ở Brazil
Nếu có một bí mật đằng sau thành công của công ty, Mahoney tin rằng đó là: "Điềuquan trọng nhất là làm khách hàng hài lòng, nên việc thiết lập các mối quan hệ trực tiếpvới khách hàng là rất quan trọng Bằng cách đó chúng ta có thể biết những thách thức,vấn đề và cơ hội của họ và giúp họ thành công" Mahoney, vẫn thường xuyên viêngthăm trụ sở chính của Diebold-niềm tự hào nhất cho các nỗ lực của ông để thúc đẩy mởrộng ra quốc tế của công ty Ông đã từng nói với một phóng viên, ông đã viếng thămmỗi châu lục ít nhất hai lần, sau đó ông nói thêm: "Mặc dù, tôi chưa bao giờ đi đếnNam Cực Nhưng tôi cũng có thể đến đó… nếu những chú chim cánh cụt mua máyATM "
Những tổ chức cho sản xuất và phát triển của Diebold
Asia-Pacific: Australia, China, Indonesia, Hong Kong, Kuala Lumpur, Phillipines ,
Singapore, Thailand, Taiwan
Latin America: Argentina, Colombia, México, Peru , Venezuela
North America: USA,India
Europe, Middle East, and Africa: Switzerland, Austria, France, Hungary, Italia,
Luxembourg, Netherland, Poland,Portugal,Russia, Slovenia, Brazil
Manufacturing/Development Operations: Shanghai- China, Argentina, USA, India
Parts and Service Centers: với hơn 400 trung tâm dịch vụ ở Bắc Mỹ
2 Bài tập thảo luận
2.1 Tình huống về Công ty Diebold
Với bề dày lịch sử trên 144 năm, Diebold không lo lắng nhiều về việc kinh doanhquốc tế Là một công ty hàng đầu về két sắt của ngân hàng, sau đó là các máy ATM,công ty đặt bản doanh tại Ohio và tập trung vào các thể chế tài chính tại Mỹ Cho đến
Trang 6thập niên 1970 và 1980, sự tăng trưởng của công ty được thúc đẩy bởi sự chấp nhậnnhanh chóng máy ATM tại Mỹ Diebold bán máy ATM đầu tiên ra thị trường nước ngoàivào thập niên 1980 Thận trọng trong bước đi, Diebold đã ký một hợp đồng phân phốivới công ty điện tử đa quốc gia của Hà Lan là Philips Theo hợp đồng này, Diebold sảnxuất các máy ATM tại Mỹ và xuất khẩu chúng đến những khách hàng ở nước ngoài saukhi Philips thực hiện việc giao dịch bán máy.
Năm 1990, Diebold rút khỏi hợp đồng với Philips và thành lập một liên doanh vớiIBM, gọi là Interbold, để thực hiện công việc R&D, và phân phối máy ATM trên toànthế giới Diebold sở hữu 70% cổ phần trong liên doanh, cung cấp máy ATM, trong khiIBM cung cấp các chức năng tiếp thị toàn cầu, bán máy, và dịch vụ Việc Diebold liêndoanh tốt hơn là xây dựng một hệ thống phân phối quốc tế cho riêng mình bởi vì Dieboldcảm thấy chưa đủ nguồn lực để thiết lập một sự hiện diện trên thị trường quốc tế Vềthực chất, Diebold xuất khẩu máy ATM thông qua mạng lưới phân phối của IBM ViệcDiebold chuyển đối tác phân phối từ Philips sang IBM bởi Diebold tin rằng IBM sẽ theođuổi việc bán máy ATM quyết liệt hơn
Đến năm 1997, doanh thu nước ngoài của Diebold tăng lên đến hơn 20% tổng doanhthu Trong khi doanh thu tại Mỹ đang giảm sút do thị trường trong nước bão hoà,Diebold tìm thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu máy ATM ở một phạm vi rộnglớn của các thị trường đang và đã phát triển Đặc biệt các quốc gia như Trung Quốc, Ấn
Độ, và Brazil với tầng lớp trung lưu đang bắt đầu sử dụng hệ thống ngân hàng với sốlượng lớn và nhu cầu máy ATM tăng cao đột ngột Vào giai đoạn này, Diebold quyếtđịnh mạo hiểm và thiết lập hệ thống phân phối ở nước ngoài cho riêng mình
Ở bước đi đầu tiên, Diebold mua lại 30% cổ phần của IBM trong liên doanhInterbold Một phần việc mua lại này là do Diebold không hài lòng với những nỗ lực bánmáy của IBM, vì người bán máy là nhân viên của IBM, trong khi máy ATM của Dieboldchỉ là một sản phẩm trong danh mục sản phẩm của họ và nó không nhất thiết phải được
ưu tiên hàng đầu Diebold cảm thấy họ có thể chiếm được một thị phần lớn hơn nếu nắmquyền điều khiển trực tiếp toàn bộ hệ thống phân phối Diebold cũng cảm thấy rằngtrong suốt 15 năm qua, công ty đã tích lũy đủ kinh nghiệm kinh doanh quốc tế bảo đảmcho việc kinh doanh một mình Các nhà quản trị của Diebold quyết định rằng ngoài hệ
Trang 7thống phân phối tại địa phương, họ cần hiện diện về mặt sản xuất tại nhiều vùng vì sựkhác biệt của các máy ATM theo những yêu cầu sử dụng khác nhau Chẳng hạn, đa phần
ở châu Á, nhiều khách hàng trả tiền các hoá đơn của họ bằng tiền mặt qua các máyATM Để chiếm lấy thị phần này, Diebold phải thiết kế các máy ATM có thể chấp nhận
và đếm những cọc tiền lên đến 100 tờ, và loại ra những tờ tiền giả Ở những quốc giakhác, các máy ATM thực hiện đa chức năng từ việc sắp xếp bản khai báo lợi tức để đóngthuế đến việc phân phối các vé xem hát Diebold tin rằng việc đặt các cơ sở sản xuất gầnvới các thị trường then chốt sẽ dễ dàng đáp ứng những yêu cầu khác biệt của địa phương
và làm gia tăng doanh số
Để có những bước nhảy vọt trong kinh doanh quốc tế, Diebold tiến hành hàng loạthoạt động mua lại các công ty ở nước ngoài Năm 1999, Diebold mua lại công tyProcomp Amazonia Industria Electronica của Brazil, một công ty điện tử ở châu MỹLatinh với doanh số 400 triệu USD và tham gia sâu rộng trong lĩnh vực máy ATM Kếtiếp, Diebold mua lại công ty Groupe Bull của Pháp và công ty Getronics của Hà Lan,đây là hai công ty chính trên thị trường châu Âu với doanh số 160 triệu USD Ở TrungQuốc, do chưa có một đối thủ cạnh tranh đáng kể nào để mua lại, Diebold tiến hành thiếtlập một liên doanh sản xuất và phân phối mà Diebold nắm giữ quyền sở hữu chính Đếnnăm 2002, Diebold đã có những dây chuyền sản xuất ở châu Á, châu Âu, và châu MỹLatinh cũng như ở Mỹ và có mạng lưới hoạt động phân phối ở 80 quốc gia, trong đó đa
số là do Diebold làm chủ hoàn toàn Doanh thu quốc tế của Diebold chiếm đến 41%trong tổng doanh số 2,11 tỷ USD của công ty trong năm 2003, và được dự đoán sẽ tiếptục tăng ở mức hai con số
Việc mua lại công ty Procomp Amazonia Industria Electronica của Brazil cũng giúpcho Diebold bước vào một công việc kinh doanh mới có lãi và nhiều tiềm năng Ngoàiviệc kinh doanh máy ATM, Procomp kinh doanh máy bỏ phiếu điện tử Vào năm 1999,Procomp giành được một hợp đồng 105 triệu USD, lớn nhất trong lịch sử của Diebold,
để cung cấp cho các trạm bỏ phiếu của Brazil với các thiết bị bỏ phiếu điện tử Các nhàquản trị của Diebold nhận ra rằng đây có thể sẽ trở thành một lĩnh vực kinh doanh toàncầu rộng lớn Năm 2001, Diebold mở rộng hoạt động kinh doanh của mình vào lĩnh vựcnày bằng cách mua lại công ty Global Election Systems, một công ty của Mỹ chuyên
Trang 8cung cấp các công nghệ bầu cử điện tử cho các tiểu bang và các quốc gia muốn nâng cấp
kỹ thuật bầu cử truyền thống Đến năm 2003, Diebold là người đi đầu trong thị trườngtoàn cầu về máy bầu cử điện tử mới này với doanh thu trên 100 triệu USD
Câu hỏi thảo luận
1/ Trước năm 1997, Diebold sản xuất máy ATM của họ tại Hoa Kỳ và bán ra thị trường quốc tế qua các hợp đồng phân phối, đầu tiên với Philips, sau đó với IBM Tại sao Diebold chọn cách thức này để mở rộng kinh doanh quốc tế? Ưu và nhược điểm của cách thức này là gì?
2/ Cái gì thôi thúc Diebold thay đổi chiến lược mở rộng kinh doanh quốc tế của họ vào năm 1997 và bắt đầu xây dựng các cơ sở sản xuất riêng bên ngoài quốc gia ở hầu hết các thị trường? Tại sao Diebold thích sử dụng hình thức mua lại làm phương thức xâm nhập thị trường?
3/ Diebold xâm nhập vào thị trường Trung Quốc bằng hình thức liên doanh, ngược với hình thức xây dựng cơ sở sản xuất riêng bên ngoài quốc gia Tại sao công ty lại làm như vậy?
4/ Diebold theo đuổi chiến lược kinh doanh quốc tế nào? Việc chọn lựa chiến lược này ảnh hưởng đến việc chọn lựa hình thức xâm nhập thị trường như thế nào?
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Xuất khẩu
Phần lớn các công ty bắt đầu mở rộng thị trường thông qua hoạt động xuất khẩu- đây
là con đường truyền thống của sự bắt đầu quốc tế hóa Đặc trưng của hình thức xuất khẩu
đó là sản phẩm vật chất sẽ vượt ra khỏi biên giới quốc gia trong quá trình kinh doanhquốc tế.Phạm vi,mức độ xâm nhập vào thị trường nước ngoài cũng như việc những hoạtđộng chủ yếu của công ty cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thị trường nước ngoài, lệthuộc vào hình thức xuất khẩu mà công ty cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thịtrường nước ngoài lệ thuộc vào hình thức xâm nhập mà công ty lựa chọn
Trong trường hợp xuất khẩu gián tiếp, phần lớn các nhiệm vụ hoạt động quốc tế đượcthực hiện với đối tượng thứ ba(các đơn vị trung gian xuất khẩu) và các công ty kinh
Trang 9doanh này không thể naò biết được sản phẩm của mình được tiêu thụ như thế nào tại thịtrường hải ngoại.
Trong trường hợp xuất khẩu trực tiếp, công ty sẽ tiến hành các chức năng marketing
và bán hàng sẽ được thực hiện trực tiếp với đối tác nước ngoài.Điều này đòi hỏi cơ cấu tổchức và chiến lược của công ty phải thay đổi cho phù hợp,và đáp ứng với nhu cầu riêngbiệt của thị trường hải ngoại
Ưu điểm
– Tránh được các vấn đề của chu kỳ kinh tế.
– Thu được ngoại tệ.
– Rủi ro thấp do các hoạt động ở nước ngoài là ít nhất.
– Là loại hình ít phải quản lý nhất.
– Là dạng tiếp cận thử nghiệm các hoạt động kinh doanh quốc tế.
– Không phải chuyển giao bí quyết công nghệ.
– Thu tiền ngay.
– Được sự ủng hộ của chính phủ chủ nhà vì quốc gia quan tâm tới cán cân thanh
toán
Nhược điểm
– Vấp phải hàng rào thương mại.
– Chi phí vận tải cao.
– Bị ảnh hưởng mạnh bởi tỷ giá hối đoái.
– Bị phụ thuộc vào các nhà phân phối ở nước ngoài.
– Thu được ít những hiểu biết về thị trường
– Thời gian phân phối dài.
– Lợi nhuận ít nhất.
2.2.2 Liên doanh
Liên doanh là một hình thức mà hai hay nhiều hơn hai công ty cùng góp vốn để hìnhthành nên một đơn vị kinh doanh,mức độ kiểm soát của mỗi bên tùy thuộc vào mức độgóp vốn của họ và họ sẽ chia sẻ rủi ro trong phạm vi phần góp vốn của mình
Ưu điểm
Trang 10– Có được những kỹ năng, nguồn lực bổ sung, tiếp cận tới hiểu biết thị trường, thực
hiện được mục tiêu chiến lược của mình thông qua tận dụng lợi thế của nhau
– Chia sẻ rủi ro và đầu tư khi tiến hành kinh doanh tại thị trường mới.
– Tránh được hàng rào thương mại.
– Giảm được chi phí vận tải.
– Được sự ủng hộ của nước sở tại.
– Tạo được hình ảnh đẹp với nước sở tại Liên doanh cho phép các Công ty đa quốc
gia (MNC) có thể thiết lập mối quan hệ tốt với nhà nước và các tổ chức sở tại (ví
dụ công đoàn,các tổ chức tài chính) Đặc biệt những liên doanh được thiết lậpgiữa một MNC với một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thì liên doanh nàycàng có những thuận lợi như được hưởng những ưu đãi về tài chính, sự hỗ trợ củachính phủ
Nhược điểm
– Sự không ổn định về lâu dài.
– Những xung đột thường xuyên về quyền lợi,phân phối lợi nhuận,mối quan hệ
truyền thông giữa các đối tác không tốt,tầm nhìn chiến lược khác nhau ,sự mâuthuẫn về phương diện văn hóa
– Khó khăn cho việc chấm dứt.
– Cần một sự phối hợp ở mức độ cao.
– Phải phơi bày những thông tin cho phía thứ ba.
– Mở rộng hoạt động quốc tế chậm do phải quản lý nhiều.
2.2.3 Sát nhập và mua lại công ty (M & As)
– Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 2005 thì xu hướng đầu tư ra nước ngoài
của các nước đang phát triển đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gầnđây Thực ra thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty ở các quốc gianhư Hàn Quốc, Singapore đã diễn ra từ những thập kỷ 70 hay 80 khi điều kiệnkinh tế của các quốc gia đó gần như điều kiện của Việt Nam hiện nay Bằng cáchđầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà các công ty như Daewoo, Huyndai, Samsung…
từ các công ty nhỏ đã trở thành các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới
Và hiện nay các công ty ở Trung Quốc đang nổi lên bởi các hoạt động đầu tư trựctiếp ra nước ngoài khá táo bạo Như công ty TCL không những xây dựng những