1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề xã hội môn tự nhiên và xã hội lớp 3

23 500 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 329,25 KB

Nội dung

Dạy học vẫn đề cao việc truyền tải kiến thức, chưa hướng vào làm nảy sinh những nhu cầu mong muốn rèn luyện, chiếm lĩnh và phát triển KNGT thông qua môn học và các hoạt động ngoài giờ lê

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Th.S Lê Thị Nguyên -

Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, người đã tận tâm hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu, các thầy cô cùng các em học sinh trường Tiểu học Tiên Dương (Đông Anh - Hà Nội), Tiểu học Uy Nỗ (Đông Anh – Hà Nội) và trường Tiểu học Xuân Hòa (Phúc Yên- Vĩnh Phúc) đã tạo điều kiện cho tác giả điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học sư phạm Hà Nội

2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, Ngày tháng năm 2013 Tác giả

Nguyễn Thị Thùy

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Những số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực Đề tài cũng chưa công bố trong bất

cứ một công trình khoa học nào

Tác giả

Nguyễn Thị Thùy

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ XÃ HỘI – MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 4

1.1 Một số vấn đề về giao tiếp 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Phân loại giao tiếp 6

1.1.3 Nhân tố giao tiếp 7

1.1.4 Phương tiện giao tiếp 8

1.1.5 Nguyên tắc giao tiếp 10

1.1.6 Đặc điểm giao tiếp của HS lứa tuổi tiểu học 12

1.2 Vấn đề rèn luyện KNGT cho HSTH 14

1.2.1 Các khái niệm 14

1.2.2 Một số KNGT cơ bản cần rèn luyện và phát triển cho HSTH 17

1.3 Rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội - môn TN&XH lớp 3 22

1.3.1 Chương trình môn TN&XH ở tiểu học 22

1.3.2 Mục tiêu, nội dung dạy học chủ đề Xã hội - môn TN&XH lớp 3 24

1.3.3 Ưu thế của môn học với việc rèn luyện KNGT cho HS 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ XÃ HỘI -MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 27

2.1 Mục đích khảo sát thực trạng 27

2.2 Đối tượng khảo sát thực trạng 27

2.3 Nội dung khảo sát 27

2.4 Phương pháp khảo sát thực trạng 28

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 28

2.4.2 Phương pháp điều tra 28

2.4.3 Phương pháp dự giờ, quan sát 28

Trang 4

2.4.4 Phỏng vấn 28

2.5 Kết quả khảo sát thực trạng 29

2.5.1 Thực tiễn dạy học môn TN&XH ở tiểu học hiện nay 29

2.5.2 Thực trạng việc rèn luyện KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội môn TN&XH lớp 3 34

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾPCHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ XÃ HỘI MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở LỚP 3 42

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học môn TN&XH ở lớp 3 (chủ đề Xã hội) 42

3.1.1 Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của trẻ 42

3.1.2 Đảm bảo việc rèn luyện KNGT gắn với thực tiễn cuộc sống của HS 43

3.1.3 Đảm bảo phát triển KNGT trên nền tảng các giá trị sống dành cho trẻ em lứa tuổi HSTH 44

3.2 Biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua việc dạy học chủ đền Xã hội, môn TN&XH lớp 3 45

3.2.1 Tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm trong các tình huống giao tiếp cụ thể 45

3.2.2 Xây dựng các tình huống giao tiếp giả định đa dạng, phù hợp với nội dung bài học 46

3.2.3 Tăng cường các hoạt động tương tác nhóm 48

3.3 Minh họa các biện pháp rèn luyện KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3 50

3.3.1 Bài “Các thế hệ trong một gia đình” (bài 19, TN&XH lớp 3) 50

3.3.2 Bài “Phòng cháy khi ở nhà” (bài 23, TN&XH 3) 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

1 Kết luận 58

2 Kiến nghị 59

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KNGT: Kĩ năng giao tiếp

TN & XH: Tự nhiên và Xã hội GV: Học sinh

HS: Giáo viên HSTH: Học sinh tiểu học CSVC: Cơ sở vật chất

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 2.1 Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng 27 Bảng 2.2: Sự cần thiết phải rèn luyện KNGT cho HS Tiểu học 34 Bảng 2.3 Vai trò, ý nghĩa của việc rèn KNGT cho HSTH 35 Bảng 2.4 Thống kê những phương pháp thường được sử dụng trong rèn luyện KNGT cho HS thông qua dạy học môn TN&XH ở lớp 3 37 Bảng 2.5 Các yếu tố tác động đến quá trình rèn luyện KNGT cho HS 39

Trang 7

và bản thân Trên cơ sở đó, cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển bản thân theo các chuẩn mực xã hội Vì thế mà nhân cách của con người ngày càng hoàn thiện hơn Không những thế giao tiếp còn có vai trò quan trọng đối với xã hội, nhờ tham gia giao tiếp của con người vào các mối quan hệ xã hội đã tạo nên sự phong phú về tinh thần của mỗi con người

Đối với trẻ em nói chung và HSTH nói riêng, giao tiếp mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng Giao tiếp giúp trẻ được hoạt động, vui chơi, hòa đồng hơn với bạn

bè, giải tỏa những băn khoăn thắc mắc trong cuộc sống hàng ngày Không những thế, thông qua giao tiếp các em có thể tiếp thu, lĩnh hội được các kiến thức khoa học Do vậy rèn KNGT được đặt ra như một yêu cầu tất yếu được đặt ra với HSTH Đối với HSTH, đặc biệt là HS lớp 3, đây là giai đoạn các em được cắp sách tới trường với nhiệm vụ chủ đạo là học tập Bởi vậy nên việc giao tiếp, nói chuyện với cô, bạn bè về việc học tập hay đơn giản chỉ là những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày còn nhiều thiếu sót, các em hiểu ý nhưng không diễn đạt được ý của mình Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động tiếp thu tri thức khoa học của các em

Nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp, từ lâu việc dạy học trong nhà trường đã hướng tới mục đích giao tiếp Các môn học đều lồng ghép việc rèn KNGT cho HS để đảm bảo sự phát triển về nhân cách Các môn học được gắn kết đặc biệt, xắp xếp phân bổ hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của HS Trong đó môn TN&XH cũng chiếm lĩnh một vị trí rất quan trọng trong việc rèn KNGT cho HS Do đặc thù môn học nên KNGT của HS có thể phát huy ở nhiều chủ đề nhất là chủ đề Xã hội Tuy nhiên hiện nay việc rèn luyện KNGT cho các em vẫn chưa được thực sự chú ý đúng mức Dạy học vẫn đề cao việc truyền tải kiến thức, chưa hướng vào làm nảy sinh những nhu cầu mong muốn rèn luyện, chiếm lĩnh và phát triển KNGT thông qua môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp Rèn KNGT cho HS còn thiếu đồng bộ, toàn diện Vì vậy, nhiệm vụ rèn luyện

Trang 8

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc xây dựng các biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3

- Tìm hiểu thực tiễn giáo dục KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3 trong trường Tiểu học hiện nay

- Đề xuất một số biện pháp rèn KNGT cho HSTH thông qua dạy học chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ

đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn TN&XH lớp 3

5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra (bằng phiếu khảo sát)

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp thống kê toán học

7 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng các biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội, môn TN&XH lớp 3 theo hướng phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của trẻ,

Trang 9

3

gắn với thực tiễn cuộc sống của HS, dựa trên nền các tảng giá trị sống cơ bản dành cho trẻ em lứa tuổi HSTH thì sẽ nâng cao hiệu quả của việc rèn KNGT cho HS trong nhà trường

8 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã

hội, môn TN&XH lớp 3

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề

Xã hội, môn TN&XH lớp 3

Chương 3: Đề xuất biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua dạy học chủ đề Xã hội,

môn TN&XH lớp 3

Trang 10

Khái niệm giao tiếp:

Giao tiếp là một hoạt động sống của con người hết sức phong phú và đa dạng Giao tiếp là quá trình con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác, đó là hoạt động phức tạp và nó cũng

có rất nhiều các quan niệm khác nhau

Theo từ điển Tiếng Việt [1], “giao tiếp” là “trao đổi, tiếp xúc với nhau” Ở đây

“trao đổi” được hiểu là bàn bạc ý kiến với nhau để đi đến thống nhất, “tiếp xúc” là gặp gỡ, tạo mối quan hệ

Trong tâm lý học, theo A.N.Leonchive coi giao tiếp là một dạng đặc thù của hoạt động, có cấu trúc tâm lý chung như hoạt động Giao tiếp được A.N.Leonchive [5, tr.11] định nghĩa như sau: “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ”

B.Ph.Lomov cho rằng: “Giao tiếp là sự tác động qua lại của những người tham gia vào đó như là những chủ thể Với sự tác động như vậy thì giao tiếp phải tối thiểu từ hai người mà mỗi người trong hai người đó phải là chủ thể Hay nói khác đi

ở đây có sự chuyển hóa giữa chủ thể và khách thể Sự chuyển hóa này xảy ra từ đầu,

từ lúc tiếp xúc, làm quen tri giác lẫn nhau để nhận thức lẫn nhau cho đến khi tạm thời quá trình giao tiếp kết thúc Trong quá trình giao tiếp, sự nhận thức và tác động lẫn nhau diễn ra liên tục, ngày càng tăng ở cả hai chủ thể Sự chuyển hóa giữa chủ thể và khách thể ngày càng nhanh và nhiều, khi nhận thức về nhau càng rõ”[6] Theo tác giả Hoàng Anh [2]: “Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan

hệ giữa người với người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và sự biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau”

Trang 11

5

Trong giáo dục học, Giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác” Ở đây, tác giả nhấn mạnh các quan hệ giữa người với người được tạo lập, mở rộng và phát triển thông qua hoạt động giao tiếp Như vậy, các tác giả khác nhau có những cách nhìn nhận khác nhau về giao tiếp Trên cơ sở phân tích những quan niệm của các tác giả, người nghiên cứu đưa ra khái niệm giao tiếp như sau: “Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin, cảm xúc, nhân thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi giữa các chủ thể, đồng thời tự điều chỉnh hành vi của bản thân Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu của con người, con người sẽ không thể phát triển khi không có giao tiếp Phương tiện giao tiếp đặc thù là ngôn ngữ”

Vai trò của giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác Giao tiếp diễn ra nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan, nhu cầu của những người tham gia vào quá trình giao tiếp Giao tiếp giúp cho mỗi người tự hoàn thiện mình theo yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp, của các quan hệ xã hội Qua giao tiếp mà những phẩm chất tâm lý của con người, những hành vi ứng xử của con người được nảy sinh và phát triển đồng thời giúp con người nhận thức, hiểu biết lẫn nhau, sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, phải nhận thức dù là ít ỏi về đối tượng giao tiếp của mình Nhờ có quá trình xã hội hóa mới thực chất hòa nhập mỗi cá nhân vào các hoạt động của nhóm, cộng đồng, dân tộc, địa phương

Giao tiếp góp phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Giao tiếp giúp con người có dáng đi thẳng và hình thành nên những cách

cư xử đúng mực giữa con người với con người Ngay từ khi sinh ra, nhờ có giao tiếp với các phương tiện giao tiếp khác nhau mà trẻ học được cách đi đứng, dáng đứng thẳng hay cách nói năng lễ phép, cư xử đúng mực với các mối quan hệ phức tạp của cuộc sống xung quanh các em Giao tiếp giúp con người hình thành và phát triển ngôn ngữ Trẻ từ nhỏ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ, được dạy nói bằng ngôn ngữ, dần dần trẻ hiểu được ngôn ngữ và sử dụng được ngôn ngữ đơn giản để thỏa mãn một số nhu cầu sinh học, nhận thức của trẻ Suốt cả đời người, con người vẫn còn phải học, nhiều khái niệm mới xuất hiện trong quá trình con người cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội Cách nói, cách dùng từ, nhịp điệu ngôn ngữ thể hiện con

Trang 12

6

người có nhân cách, phải nhờ có tiếp xúc với những người xung quanh Nhân cách được hình thành và phát triển chính trong quá trình giao tiếp Nhờ giao tiếp với mọi người xung quanh mà trí tuệ của con người hình thành và phát triển, thông qua quá trình giao tiếp mà con người học tập được cách làm hay những kinh nghiệm sống của đối tượng giao tiếp từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân trong những hoạt động khác nhau Giao tiếp còn giúp cho lao động của con người mang tính chất xã hội và tính tập thể đồng thời góp phần nâng cao ý thức của bản thân

1.1.2 Phân loại giao tiếp

Thứ nhất, theo mức độ tham gia giao tiếp của chủ thể và đối tượng giao tiếp (trực tiếp hay gián tiếp, người ta chia làm hai loại:

Giao tiếp trực tiếp: Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp được tiến hành đồng thời một thời điểm có mặt cả đối tượng và chủ thể giao tiếp Ví dụ như sự tiếp xúc của thầy giáo và HS trên lớp, sự gặp gỡ những người quen biết, gặp gỡ giữa các HS với nhau Giao tiếp trực tiếp rất linh hoạt, mềm dẻo, tùy hoàn cảnh, tùy phản ứng của đối tượng giao tiếp mà ta ứng xử cho phù hợp Trong giao tiếp trực tiếp, các đối tượng giao tiếp có thể sử dụng ngôn ngữ phụ (giọng điệu, nhịp điệu, cường độ lời nói) và những phương tiện ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ) để nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ

Giao tiếp gián tiếp: Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp mà đối tượng giao tiếp không có mặt ở thời điểm cần tiếp xúc Loại giao tiếp này không tận dụng được những ưu điểm của giao tiếp trực tiếp nhất là qua ngôn ngữ viết Tuy nhiên, nếu tiếp xúc qua điện thoại thì giọng điệu, cách phát âm giúp cho đối tượng giao tiếp ở xa hiểu thêm thái độ của chủ thể giao tiếp Ví dụ như những trường hợp giao tiếp được thực hiện qua các phương tiện trung gian (thư từ, báo chí, truyền thanh, truyền hình )

Thứ hai, theo mục đích, nhiệm vụ hoạt động giao tiếp của nhóm xã hội, cá nhân mà

người ta chia giao tiếp ra làm hai loại:

Giao tiếp chính thức: Là sự giao tiếp giữa các thành viên trong một nhóm xã hội hoặc các nhóm xã hội chính thức, nghi thức giao tiếp được dư luận xã hội hoặc pháp luật, phong tục tập quán quy định Ví dụ: giao tiếp giữa thầy giáo và HS được pháp luật quy định

Giao tiếp không chính thức: Là sự giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm không chính thức với nhau Ví dụ như sự giao tiếp giữa các HS trong một lớp học

Thứ ba, theo loại phương tiện giao tiếp có thể chia thành các loại:

Ngày đăng: 26/11/2015, 18:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w