- Học sinh dân tộc thiểu số sẽ mạnh dạn hơn, khôngcòn ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với mọi người, các em có cơ hội phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong giao tiếp, học tập
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở LỚP 2A
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH TÂN 1”.
Người thực hiện: Bùi Anh Đào
Trang 2B Nội dung
1 Thực trạng chung việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh DTTS 3
2 Thực trạng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số lớp 2A. 4III Các giải pháp thực hiện
Giải pháp1: Phân loại khả năng giao tiếp của sinh dân tộc thiểu
Giải pháp 3: Xác định những kĩ năng cơ bản trong giao tiếp. 9
Giải pháp 4: Rèn kĩ năng giao tiếp cho HSDTTS thông qua hoạt
Trang 4A MỞ ĐẦU Lời nói đầu:
Trong các kĩ năng sống cơ bản của con người thì giao tiếp là một kĩ năng
cơ bản giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó
thông thường Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọinơi là cầu nối liên kết con người với nhau trong xã hội
Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa những
mối quan hệ Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện, hay bế tắc khimuốn trình bày ý tưởng của mình cho người khác nhất là trước đám đônghiểu Đó là vì bạn chưa nắm được những bí quyết trong kỹ năng giao tiếphằng ngày Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những người sử dụng
và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất, họ biết dung hòađối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử phù hợp khi làmviệc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể đạtđược những điều họ mong muốn một cách chính đáng
1 Lí do chọn đề tài
Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu
số (vốn chịu nhiều thiệt thòi về hoàn cảnh gia đình, địa bàn…) là việc làmthiết thực nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, biết bày tỏ sự cảm thông, thươnglượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảmxúc tạo được niềm tin, tích cực học tập và rèn luyện ở các em Góp phầnhình thành một trong những kĩ năng sống cơ bản ban đầu phù hợp với lứatuổi, phù hợp với đặc điểm từng em góp phần tạo điều kiện tốt cho các emhọc lớp trên đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay và phát triển nền tảngnguồn nhân lực có chất lượng sau này
Ngay trong Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về
Đánh giá học sinh Tiểu học, thì cũng quy định đánh giá về “Năng lực” của học sinh tiểu học, trong đó tiêu chí “hợp tác” được biểu hiện cụ thể như: Mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi, ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng
Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo Học tập là việc làm suốt đời, ông cha ta có câu: “Học ăn học nói – Học gói học mở” Chính vì
thế, ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức cần thiết, tôi luôn có trăn trở:Làm thế nào để nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốtrong lớp? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng giao tiếp vào trongcuộc sống hằng ngày? Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩnăng giao tiếp cho học sinh là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng,
nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
Trang 5“Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
ở lớp 2A trường Tiểu học Thanh Tân 1”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Giúp người giáo viên có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn để
từ đó phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số một cách tốt nhất - Học sinh dân tộc thiểu số sẽ mạnh dạn hơn, khôngcòn ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với mọi người, các em có cơ hội phát huy tối
đa những khả năng vốn có của mình trong giao tiếp, học tập cũng như mọi hoạt động của lớp, của trường
3 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp, cách thức để rèn luyện phát triển khả năng giao tiếp cho các emhọc sinh dân tộc thiểu số
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, trực quan, nêu gương, làm mẫu, hỏi đáp
- Phương pháp nghiên cứu kết quả của hoạt động
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điềuchỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ,cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác Kĩ năng nàygiúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, có mối quan hệ tíchcực với các thành viên trong gia đình – nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗichúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối qua hệ với bạn bè mới và đây làyếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống Kĩ năng này cũng giúp kếtthúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng
- Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sựcảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ giải quyết mâuthuẫn, kiểm soát cảm xúc
Trang 6- Có thể nói một cách không quá cường điệu là kỹ năng giao tiếp có một vaitrò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho trẻ Không có một sự
lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau! Trẻkhông hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cầnđiều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những
kỹ năng giao tiếp hiệu quả Đến trường tiểu học, không gian được mở ra đốivới các em, các em tham gia nhiều hơn vào các mối quan hệ thầy cô, bạn bè.Lúc ở nhà thì tình cảm của trẻ đối với cha mẹ, người thân là chủ yếu thì đếntrường tình cảm của các em đối với thầy cô giáo, bạn bè, cộng đồng… là rấtlớn
- Một lớp học có nhiều học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) giao tiếp chưa tốt thìtrong đó có trách nhiệm rất lớn thuộc về giáo viên chủ nhiệm Người giáoviên phải luôn luôn bên cạnh các em, luôn là nguồn động viên, khuyến khích
cổ vũ, hướng dẫn các em nói điều hay lẽ phải, chỉ cho các em thấy mặt hạnchế trong giao tiếp để kịp thời khắc phục
II THỰC TRẠNG:
1 Thực trạng chung việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh DTTS:
- Là một trường đóng trên địa bàn xã miền núi thuộc vùng đặc biệt khó khăn
135 của Huyện Như Thanh Địa bàn rộng, dân số đông, giao thông đi lại khókhăn, trường có nhiều khu lẻ Học sinh DTTS của trường là 223/367HS = 60,7%người dân tộc Thái chiếm chủ yếu, bên cạnh đó lại có cả một bộ phận dân táiđịnh cư của người dân tộc Thái chuyển từ Thường Xuân về, các em hay phát âm
sai: l/đ; l/n; d/r, một số từ ngữ dùng không đúng ngữ cảnh bị/được: bị ốm thì lại nói được ốm, bị phạt thì lại nói được phạt… Mỗi một em học sinh ở vùng đặc
biệt khó khăn nói chung, các em học sinh DTTS của trường chúng tôi nói riêng,biết dùng tiếng phổ thông để diễn đạt một nội dung cho đầy đủ các ý là ít có emlàm được như vậy Các em có biểu hiện, mức độ khó khăn khác nhau trong giaotiếp Học sinh lớp 3,4,5 thì khả năng giao tiếp của các em có tốt hơn so với họcsinh lớp 1,2 do vốn từ, sự tiếp cận với cộng đồng bên ngoài còn hạn chế
- Hầu hết giáo viên yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, chăm lo chuyênmôn Tuy nhiên cũng có nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra biệnpháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh nói chung và học sinh DTTS nói riêng.Một số giáo viên chỉ chú trọng công tác giảng dạy truyền thụ kiến thức cho các
em, không quan tâm nhiều đến việc giáo dục rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh.Nếu nói rằng thầy cô giáo không quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng giao tiếp làkhông đúng, nhưng việc này là rất hạn chế nhất là việc lồng ghép vào tất cả cácmôn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa thì giáo viên còn mơ
hồ, chưa nắm rõ các biện pháp về việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh
Trang 7- Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy khi các em gặp “vấn đề” trong giao tiếp thì phầnnhiều còn giáo viên chưa khéo léo, chưa tận tình hướng dẫn các em nói đúnghơn về ngôn ngữ lẫn nội dung giao tiếp Những em học TDTS ít nói, ngại giaotiếp, khó khăn trong giao tiếp, trong giờ học không xây dựng bài… một số giáoviên liền liệt kê các em đó vào loại học sinh “lầm lì”, “khó bảo”, “tự kỉ”… các
em dần bị lãng quên trong lớp, nhất là trong các cuộc giao tiếp, các hoạt độngtập thể Như vậy cả giáo viên và học sinh trong lớp thường không quan tâm đến
sự tiến bộ của các em, vô tình đã đẩy em co mình lại, lạc lỏng trong hoạt độnghọc tập và vui chơi của lớp
- Bên cạnh đó phụ huynh chỉ khuyến khích cho con học giỏi kiến thức mà quênhướng cho con em mình phát triển kĩ năng thực hành xã hội, trong đó có kĩ nănggiao tiếp, rồi ngay cả cách xưng hô không chuẩn mực trong giao tiếp của cácthành viên trong gia đình cũng làm cho trẻ bắt chước xưng hô thiếu thiện cảm
2 Thực trạng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số lớp 2A
- Năm học 2016-2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2A, tổng
số học sinh 28 em, có 18 học sinh nam và 10 học sinh nữ Trong đó học sinh dântộc thiểu số là 21 em = 75% (Chủ yếu là dân tộc Thái)
- Phần lớn các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ, thật thà Các em hiểu được nỗivất vả của cha mẹ nên cũng sớm có ý thức tự lập và mong muốn học tập đểvươn lên Tuy nhiên phần lớn học sinh DTTS là con gia đình gặp khó khăn vềkinh tế, trình độ dân trí còn hạn chế, cha mẹ đi làm nương rẫy cả ngày nên ítđược tiếp xúc với người Kinh, ít tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nên sựmạnh dạn khi hoạt động với bạn bè là chưa có
- Đa phần các em học sinh DTTS lớp 2A còn sợ sệt, nhút nhát, ngại giao tiếp,nói năng cộc lốc… Có một số em có lời nói tương đối lưu loát, trôi chảy, tuynhiên, chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét Bêncạnh đó có em lại hạn chế về phát âm như nói ngọng, hở hàm ếch bẩm sinh Vìvậy việc gặp khó khăn trong giao tiếp phần nào dẫn đến kết quả học tập củakhông ít em chưa cao
Trang 8- Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh DTTS nói chung, lớp 2Anói riêng rất hạn hẹp và không thuần nhất: Trong khi học sinh bình thườngđược học tập, giao tiếp trong môi trường thuần tiếng Việt thì môi trườnggiao tiếp của các em DTTS hết sức hạn hẹp và thiếu tính tích cực Ở trường,khi học trên lớp, chủ yếu các em được nghe cô giáo giảng bài bằng tiếngViệt, được luyện đọc nhưng không hiểu nội dung bài đọc; được luyện viếtnhưng chỉ luyện để viết đúng con chữ mà không thể viết thành bài văn hoànchỉnh được Còn khi ra chơi, các em lại nói với nhau bằng tiếng mẹ đẻ Vềvới gia đình và cộng đồng, các em lại sống trong môi trường thuần tiếng dântộc, vốn tiếng Việt tạm thời bị chìm vào dạng tiềm năng, mỗi ngày các emchỉ sử dụng tiếng Việt trong khoảng thời gian hạn hẹp trong môi trường họctập Đó chính là nguyên nhân, là rào cản lớn nhất của sự hình thành kỹ năng
sử dụng tiếng Việt của các em DTTS
Thiết nghĩ để rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh DTTS đòi hỏi người giáo viênphải áp dụng nhiều biện pháp, hình thức tổ chức, cần sự kiên trì tỉ mỉ bằngnhững câu nói, hành động, việc làm của giáo viên, bạn bè, của tập thể lớp, của
cả cộng đồng Quá trình đó cũng không phải diễn ra trong một hai ngày mà làquá trình tác động lâu dài, thường xuyên, liên tục Xuất phát từ điều đó tôi đưa
ra một số biện pháp sau để nhằm rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh DTTS lớptôi
Trang 9III CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Giải pháp 1: Phân loại khả năng giao tiếp của sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2A.
Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua tiếp cận, giảng dạy tôi đã bắt đầu theo dõi và phân loại học sinh theo các nhóm sau:
- Nhóm học sinh DTTS có lời nói lưu loát, đọc trôi chảy mạch lạc, biết thể hiện
lời nói biểu cảm trong giao tiếp (Vi Việt Anh, Lương Thanh Phương, Hà Thu Uyên)
- Nhóm học sinh DTTS có lời nói tương đối lưu loát, trôi chảy Tuy nhiên, chưa
thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét (Vi Hùng, Lương Văn Khoa, Hà Châu, Hà Triệu Vy, Hà Hải Hoàn).
- Nhóm học sinh DTTS còn sợ sệt, nhút nhát, ngại giao tiếp, nói năng cộc
lốc… hầu như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp (Hà Tuấn
Vũ, Lô Châu, Đinh Quyền, Lương Khánh, Hà Ngọc Uyên, Lò Thanh Phong, Lương Tuấn, Đậu Tuấn ….)
- Nhóm học sinh DTTS có hạn chế về phát âm: Nói ngọng (Lương Văn Minh,
Hà Ngọc Vũ), hở hàm ếch bẩm sinh (Hà Minh Nhất), các em phát âm khó
khăn, nói chưa đúng chính tả
Sau khi phân tích đặc điểm cũng như giao tiếp của từng học sinh, trong các tiếthọc hoạt động nhóm tôi tiến hành xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân
bố đều khắp 4 đối tượng học sinh nêu trên trong các nhóm, học sinh ngườidân tộc Kinh xếp lẫn cùng HSDTTS, các em tương trợ lẫn nhau trong quá
trình học tập là một việc làm hết sức bổ ích như câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” Nghe thầy - đua bạn sẽ giúp các em mạnh dạn, năng
động hơn rất nhiều trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói Sự giúp đỡ độngviên của các bạn trong lớp, trong nhóm sẽ khích lệ, hỗ trợ các em tự tin hơntrước lời phát biểu của mình
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, lành mạnh:
1.2, Tạo sự gần gũi, thân thiện trong giao tiếp:
- Khi mà nơi: “Trường học thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô là những người thân trong gia đình”; hay “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương” thì khi đó trường học thật sự là nơi các em hàng ngày muốn
đến, để thực sự “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Trang 10- Tôi luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh
mắng hoặc dùng lời lẽ thiếu tôn trọng với các em Thông qua cử chỉ, lời nói,
ánh mắt, nụ cười mỗi buổi đến lớp tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn là nơi đểcác em có thể bày tỏ những khó khăn trong giao tiếp, trong học tập, trong
cuộc sống của bản thân mình Vì tôi hiểu “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”.
Cô trò cùng nhau vui vẻ trong học tập và vui chơi.
- Bản thân là người dân tộc Kinh, không biết giao tiếp bằng tiếng TDTS, nhưng
do công tác và chung sống ở địa phương lâu năm nên phần nào tôi hiểu cáchsinh hoạt, tập quán người DTTS ở địa phương
- Tôi cố gắng đi sớm hơn để cô và trò thường xuyên hỏi han, cùng chơi các tròchơi với các em, trao đổi, trò truyện, những vấn đề trong học tập cũng như trongcuộc sống hằng ngày bằng tiếng Việt, từ đó đã tạo nên sự gần gũi giữa cô và tròcũng như rèn thêm cho học sinh sự mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp Cũng từ
Trang 11đó rèn thêm ngôn ngữ nói tiếng phổ thông cho các em Tôi nhẹ nhàng chỉ ra chocác em thấy tác dụng của việc học bằng những ví dụ cụ thể, qua những tấmgương rất gần gũi với các em của sự thành công trong cuộc sống và sự nghiệp
do sự học tập và giao tiếp giỏi mang lại (Chủ tịch Hồ Chí Minh, Diễn giả QuáchTuấn Khanh, Thần đồng nhỏ tuổi Đỗ Nhật Nam Hay những MC nổi tiếng nhưLại Văn Sâm, Trấn Thành…)
- Học sinh DTTS lớp 2A nằm rãi đều trên 6 thôn, do địa hình rộng nên nhà các
em ở cách xa điểm trường, có tới 18 em nhà cách xa trên 4 km Đặc biệt nhà emPhương, Khoa ở cuối bản Trung Tiền cách trường 6,5km Nhiều gia đình cóhoàn cảnh khó khăn như em Phong bố mẹ bỏ nhau, em ở với mẹ, mẹ lại đi làm
ăn xa, phải gửi ở nhà chú họ trong khi chú lại đông con, kinh tế khăn, em Quân
cả bố và mẹ đều bị ảnh hưởng thần kinh nên bản thân em là học sinh khuyết tậttrí tuệ….do hoàn cảnh vậy nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm sinh lí các em
+ Tôi còn nhớ khi mới nhận lớp được 2 tuần, hôm đó là thứ hai - khi các bạnlớp trong đã ra sân trường để chuẩn bị cho tiết chào cờ đầu tuần, tôi thấy Ngọc
Vũ ngồi trong góc lớp trầm ngâm, mắt đỏ hoe Thấy tôi lại hỏi vì sao không rasân trường chào cờ, em gục mặt xuống bàn khóc, gặng hỏi mãi em mới nói: “ Hôm qua em đi chăn trâu cho ông bà, vướng phải cành cây bị rách áo ấm,
bà không kịp vá cho em, giờ em ra chào cờ mặc áo rách sợ các bạn cười em…”nói đến đây em nức nở … (Ngọc Vũ vốn mồ côi bố từ bé, mẹ đi lấy chồng em ởvới ông bà ngoại đã già yếu ốm đau thường xuyên) Tôi ôm em vỗ về an ủi vàcho em ở lại trong lớp Tranh thủ giờ ra chơi tôi mượn kim chỉ khâu lại nhữngchỗ áo bị rách, mặc áo lại cho em - Vũ nhìn tôi và thỏ thẻ nói “Em cảm ơn cô”
mà lòng tôi vừa nghẹn lại, vừa thấy hạnh phúc
- Chính việc những việc tưởng chừng nhỏ nhặt trên nhưng lại đã giúp tôi tiếngần đến các em hơn, tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ khôngphải khi có lỗi là sợ bị la mắng, từ đó đã tạo nên sự gần gũi giữa cô và trò cũngnhư rèn thêm cho học sinh về ngôn ngữ nói tiếng phổ thông cho các em Các emkhông còn tìm mọi cách để đối phó với sự việc, nhiệm vụ được giao Tôi như làmột người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các em, khi vui,buồn các em đã mạnh dạn chia sẻ với cô, luôn tin rằng cô sẽ giúp đỡ lúc gặp khókhăn khi ở trường
- Khi chiếm được niềm tin của trò, tôi hướng cho các em thực hiện hoạt độngtích cực một cách linh hoạt gợi mở Lúc nào thì nghiêm nghị nhắc nhở, lúc nàothì gần gũi, lúc nào thì động viên kịp thời, lúc nào thì phê bình nhẹ nhàng súctích, ngắn gọn, có lúc thì phải liên hệ tới việc em đang làm với một tấm gươnghay một điển hình tiến bộ
- Tôi đã tạo không gian thân thiện, gần gũi qua việc trang trí lớp Qua các góc
học tập: Em yêu Tiếng Việt, Khám phá thế giới tự nhiên, Góc cộng đồng, Hộp
Trang 12thư vui, Cùng em sáng tạo…gần gũi, thân thiết mang lại hiệu ứng ấm áp, và
cũng là nơi để các em thể hiện khả năng sáng tạo, tâm tư của mình như: Trưngbày và giới thiệu sản phẩm tự làm của cá nhân, của nhóm, viết thư và nói tâm tư,những điều em muốn nói của mình với bạn với cô…
Một số góc học tập được trang trí trong lớp.
2.2, Sự mẫu mực của giáo viên trong giao tiếp:
- Đối với trẻ thầy cô là hình mẫu lí tưởng để các em học tập và làm theo, nên mọi cử chỉ, lời nói việc làm của giáo viên cần đúng chuẩn, ngay cả trong giao tiếp hàng ngày hay trong giảng dạy (nhất là trước mặt học sinh)
- Tôi luôn xưng cô- gọi con, không nói bậy, nói lóng, không dùng kính ngữ, cố gắng nhẹ nhàng ngay cả khi học sinh mắc lỗi, yêu cầu học sinh cũng “thưa cô – xưng con”, khuyến khích học sinh trong lớp “xưng mình - gọi bạn”, không nên
“mày-tao”, hay cách xưng ngôi không rõ ràng ví dụ:“ bạn ni cho bạn ni mượn bút với” Với mục tiêu “mưa dầm thấm lâu”, không nóng vội rồi sẽ cho chúng
ta hiệu quả như mong muốn vì các em là những cây non dễ uốn
- Ngay cả trong quá trình giáo dục và giảng dạy trên lớp, nếu tôi có nói nhầmhay trách nhầm học sinh nào đó tôi sẵn sàng xin lỗi các em một cách công khai.Hay như vào các dịp lễ 20/10; 20/11; Tết Nguyên đán, 8/3 vừa qua các em có lờichúc, tặng hoa cho cô, tôi không chỉ nói cảm ơn các em mà còn thông qua các
em gửi lời cảm ơn, lời chúc đến gia đình người thân các em…rèn thói quen văn
minh nói“cảm ơn – xin lỗi” trong giao tiếp.
- Khi chúng ta biết cảm ơn và xin lỗi những người mà chúng ta tiếp xúc hàngngày, trên đường phố, hay trong sự va chạm khi tham gia giao thông… hay ngay
cả những việc nhỏ như không tự tiện lục cặp của trẻ, không tự tiện lấy nhữngmón đồ của trẻ hay của người khác để sử dụng cho riêng mình, thì chắc chắn
Trang 13việc chúng ta dạy các em những ngôn ngữ, hình thức giao tiếp rất dễ dàng và cóhiệu quả cao.
Giải pháp 3: Xác định những kĩ năng cơ bản trong giao tiếp cần rèn luyện
cho học sinh DTTS:
3.1, Chú trọng hoạt động thực nghiệm “học đi đôi với hành”:
- Học từ trải nghiệm thường mang lại cảm xúc sâu sắc cho cá nhân mỗi người,
do đó những kinh nghiệm mà học sinh có được từ trải nghiệm bao giờ cũng sâusắc và được lưu giữ lâu hơn trong trí nhớ
Dân gian ta có câu “trăm hay không bằng tay quen” Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mang tính thực hành rất nhiều Những lời dạy dỗ sáo rỗng
không những không đem lại kết quả tốt mà đôi khi còn phản tác dụng, khi trẻ em
được chứng kiến những cảnh:“nói vậy mà không phải vậy”, học phải đi đôi với
hành, kiến thức lời nói phải được chứng minh bằng hành động, việc làm thựctiễn mới ghi nhớ và dần thành thói quen, kĩ năng
- Tôi hướng dẫn cho trẻ biết thể hiện bản thân, diễn đạt ý tưởng của mình chongười khác hiểu, để trẻ cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giớixung quanh các em Đây là kĩ năng cơ bản và khá quan trọng nó có vị trí chínhyếu khi so sánh với tất cả các kĩ năng khác như đọc, viết, làm toán hay nghiêncứu khoa học Khi các em thấy thoãi mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiếnnào đó, các em sẽ dễ dàng học và sẽ sẵn sàng hợp tác mọi thứ
Với đặc điểm lứa tuổi lớp 2, thì phạm vi giao tiếp còn rất hạn chế cũng như đơngiản, tôi yêu cầu các em cần:
+ Biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp và bạn bè thầy cô giáo + Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng + Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
+ Biết kêu gọi sự giúp đỡ khi gặp khó khăn, khi gặp trường hợp bị xâm hại.+ Không cướp lời, không nói leo khi người khác đang nói
+ Không tự tiện lấy và sử dụng đồ dùng của người khác
+ …
- Thực tế trong nhà trường, thông qua các môn học, các hoạt động tập thể HSđược dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giaotiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí
có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làmsai
3.2, Chú trọng rèn luyện một số kĩ năng trong giao tiếp:
* Rèn kỹ năng mạnh dạn:
- Vào đầu năm học những tuần đầu tiên tôi thường cho các em tự giới thiệutrước tập thể lớp vào giờ sinh hoạt 15 cũng như các tiết sinh hoạt cuối tuần như: + Em tên là gì? Em học lớp mấy? Cô giáo chủ nhiệm em tên gì?
+ Em học trường nào? Thầy hiệu trưởng tên là gì?
+ Năm nay em bao nhiêu tuổi?
+ Em ở bản nào? Cách trường xa hay gần? Ai hay đưa em đi học?
Trang 14+ Bố mẹ em tên gì? Làm gì? Bạn thân nhất của em là ai?
+ Em thích học môn nào? Mơ ước của em sau này sẽ làm gì?
+ Thường ngày em làm những việc gì ở nhà?
Chính việc làm trên giúp các em học sinh DTTS không chỉ có thói quen giớithiệu bản thân, mạnh dạn hơn mà còn hình thành kĩ năng ứng phó tình huốngxấu xảy ra, như khi không may các em lạc đường, bị bắt cóc cần được giúp đỡ…
- Tôi rèn cho các em biết mạnh dạn khi trình bày ý kiến của mình trong học tập
nhất là kĩ năng xử lí trong sinh hoạt, ví dụ:
+ Một hôm trời mưa, do nhà xa Khoa đi học muộn, khi cô đã vào lớp và đanggiảng bài, do sợ sệt nên em cứ thập thò đứng ở cửa lớp, mà không dám xin cô đểvào Thấy vậy tôi gọi em vào lớp và đã nhẹ nhàng hướng dẫn trước lớp:
Nếu từ nay trong lớp ta mà có bạn nào đó đi học muộn, các con phải xin phép:
- “Con xin lỗi cô, hôm nay con đi học muộn cô cho con xin phép vào lớp ạ !”
Sau khi được tôi hướng dẫn Khoa đã mạnh dạn xin phép tôi trước lớp và từ đóquy tắc này được các em thực hiện rất nghiêm túc
+ Hay cả ngay những việc sinh hoạt cá nhân nhỏ nhặt như khi các em buồn đi
vệ sinh trong giờ học, nhưng do sợ sệt không dám xin phép cô ra ngoài dẫn đến
tè dầm ra quần….Tôi cũng phải hướng dẫn các em một cách tế nhị, nhã nhặn
- Tôi hình thành cho các em tự hỏi và tự trả lời sau đó bạn hỏi mình trả lời, từ
đó hình thành được các câu hỏi và câu trả lời đầy đủ nội dung, có chủ ngữ vị.Những em còn e dè, nhút nhát tôi thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn cho nhómtrưởng cho trình bày phát biểu trước nhóm nhiều và tôi cũng thường xuyên chonhững học sinh đó phát biểu trước lớp nhiều hơn
- Tôi khuyến khích các em lên hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch… trongnhững dịp sinh hoạt văn nghệ, tôi luôn cổ vũ động viên bằng một tràng pháo taytrước và sau khi các em trình bày, ghi nhận sự cố gắng cho dù các em có thể còndiễn đạt, chưa như mong muốn
*Rèn kỹ năng hội thoại:
Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
- Hội thoại là một trong những hình thức giao tiếp quan trọng, diễn ra thườngxuyên liên tục của con người Tôi rèn cho các em nắm được các điều cơ bảnnhất sau trong hội thoại:
+ Biết xác định đối tượng giao tiếp: Đối tượng giao tiếp là ai? để có cách xưng
hô nói năng phù hợp, đúng mực
Người dân tộc Thái có những cách xưng hô khá riêng, như ai sinh ra trước thì làm anh, làm chị không phân định vai vế theo huyết thống cành trên cành dưới như người dân tộc khác Từ “nó” được sử dụng làm ngôi thứ hai khá phổ biến
cho tất cả đối tượng giao tiếp Chính vì vậy tôi đã rèn cho các em cách xưng hôsao cho phù hợp và một cách đúng mực nhất có thể, để các em dễ nhớ, dễ hiểu
và thực hiện