Lời cam đoan Tôi xin khẳng định đề tài: “Hiệu quả nghệ thuật phương thức hoán dụ trong hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán” là kết quả của riêng mình, đồng thời đề tài này k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA TIỂU HỌC
===***===
TRƯƠNG THANH HUYỀN
HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT PHƯƠNG THỨC HOÁN DỤ TRONG HỒI KÝ “TUỔI THƠ IM
LẶNG”
CỦA NHÀ VĂN DUY KHÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
HÀ NỘI – 2012
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin khẳng định đề tài: “Hiệu quả nghệ thuật phương thức hoán dụ trong
hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán” là kết quả của riêng mình,
đồng thời đề tài này không trùng với kết quả của tác giả khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012
Sinh viên Trương Thanh Huyền
Trang 44 Nhiệm vụ của đề tài
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Đóng góp của khóa luận
8 Bố cục của khóa luận
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1 Những vấn đề lí luận về phương thức hoán dụ
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp
1.3.2 Một vài nét về tập hồi kí Tuổi thơ im lặng
Trang 5Chương 2: Hiệu quả nghệ thuật của phương thức hoán dụ
2.1 Bảng thống kê phân loại và nhận xét
2.2 Hiệu quả của phương thức hoán dụ
2.2.1 Hoán dụ xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa 2.2.2 Hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa dấu hiệu và vật có dấu hiệu 2.2.3 Hoán dụ xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể 2.2.4 Hoán dụ xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa số lượng xác định và số lượng không xác định (Phép cải số)
2.2.5 Hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa tên riêng, tên nhân vật và tên chung (Phép cải danh)
KẾT LUẬN
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Nếu như âm nhạc lấy nhạc điệu làm chất liệu, hội họa lấy màu sắc và đường nét làm phương tiện để thể hiện ý tưởng thì văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và chất liệu để xây dựng hình tượng chính là ngôn ngữ Tác phẩm nghệ thuật là công trình nghệ thuật ngôn từ do cá nhân hoặc tập thể sáng tạo ra nhằm khái quát con người và cuộc sống của con người bằng hình tượng văn học, qua đó thể hiện tâm tư, tình cảm thái độ của chủ thể trước thực tại Một tác phẩm thành công và có giá trị khi ngôn ngữ trong tác phẩm ấy đạt đến mức chính xác, chuẩn mực và điêu luyện Ngôn ngữ ấy trong tác phẩm văn chương truyền đạt đến người đọc tư tưởng của tác giả thông qua tín hiệu thẩm mĩ, thông qua hình tượng văn học Nhịp cầu nối giữa tác phẩm
và bạn đọc chính là những phương tiện biện pháp tu từ
PGS.TS Đinh Trọng Lạc đã nhận xét: “Cái làm nên sự kì diệu của
ngôn ngữ chính là các phương tiện, biện pháp tu từ” Vì lẽ đó, có thể hoàn
toàn khẳng định rằng: cánh cửa đầu tiên mở đường cho ta tiếp nhận với một tác phẩm văn học không gì khác là tìm hiểu biện pháp tu từ
Trong số các biện pháp tu từ thường gặp trong các tác phẩm văn chương thì hoán dụ được sử dụng rất rộng rãi và phong phú Đây là một trong những biện pháp tu từ quan trọng làm nên giá trị nhận thức cho đối tượng được nói đên trong tác phẩm, đồng thời cũng thể hiện được đầy đủ dấu ấn cá nhân của người sáng tạo Do đó, hoán dụ chính là đặc điểm nổi bật giúp ta nhận biết được phong cách riêng của mỗi nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật
Trang 71.2 Duy Khán là một nhà văn mới Ông có rất nhiều sáng tác mới và nổi tiếng Với vai trò to lớn và thành công của nhà văn Duy Khán mà trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học đã lựa chọn
một số truyện trong hồi kí “Tuổi thơ im lặng” để giảng dạy
Những lí do trên cùng với lòng yêu thích, sự kính trọng con người và phong cách độc đáo của nhà văn Duy Khán, chúng tôi chọn, nghiên cứu đề tài
“Hiệu quả nghệ thuật phương thức hoán dụ trong hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán” Việc tìm hiểu hiệu quả của biện pháp hoán dụ trong
truyện ngắn Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán giúp chúng tôi giảng dạy
và cảm thụ tốt hơn các tác phẩm của nhà văn trong trường phổ thông Đồng thời đề tài này cũng góp thêm tiếng nói khẳng định phong cách nghệ thuật của nhà văn Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù bản thân rất nỗ lực và cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo của thầy cô và bạn bè
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu hoán dụ từ góc độ ngôn ngữ
Trong giao tiếp hàng ngày, hoán dụ xuất hiện rất phổ biến Trong ngôn ngữ nghệ thuật, hoán dụ là một phương thức sáng tạo nghệ thuật, là cách diễn đạt đơn giản mà có giá trị biểu đạt nghệ thuật cao Bởi hoán dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới Hoán dụ cũng là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa được các nhà biên soạn sách giáo khoa lựa chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông… Bởi vậy, từ trước đến nay đã không ít những công trình nghiên cứu hoán dụ ở hai góc độ cơ bản: Từ vựng học và Phong cách học
2.1.1 Nghiên cứu hoán dụ ở góc độ Từ vựng học
Trang 8Tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp, hai chuyên gia nghiên cứu Từ vựng tiếng Việt đều khẳng định: Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa quan trọng có mặt trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong giáo trình “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng
Việt” đã nêu cách hiểu hoán dụ như sau:
“Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là nghĩa biểu vật A vốn là tên gọi của x (tức là ý nghĩa biểu vật của chính A)”
“Hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế”
Nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu đã xem xét hoán dụ ở hai phương diện: vừa là một phương thức chuyển nghĩa để tạo ra từ nhiều nghĩa và vừa là kết quả của những quy luật điều khiển tạo nghĩa mới cho từ Tác giả đã cụ thể hóa phương thức chuyển nghĩa hoán dụ dựa trên mười lăm mối quan hệ logic giữa hai đối tượng (x và y):
- Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể
- Quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa
- Quan hệ giữa nguyên liệu và sản phẩm được chế ra từ nguyên liệu
- Quan hệ giữa đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng
- Quan hệ giữa dụng cụ và ngành nghề
- Quan hệ giữa vật chứa và lượng vật chứa được chứa đựng
- Quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng
- Quan hệ giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế
- Quan hệ giữa âm thanh và tên gọi của động tác
- Quan hệ giữa hành động và sản phẩm được tạo ra do hành động đó
- Quan hệ giữa hành động và công cụ
- Quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình sản xuất
- Quan hệ giữa nguyên liệu và hành động dùng nguyên liệu
Trang 9- Quan hệ giữa tính chất sự vật và màu sắc sự vật
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình “Dẫn luận ngôn ngữ học”
lại đưa ra định nghĩa về hoán dụ:
“Hoán dụ là hiện tượng chuyển tên gọi sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy”
Tác giả đã cụ thể hóa phương thức hoán dụ dựa trên chín mối quan hệ logic giữa hai đối tượng:
- Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận
- Lấy không gian địa điểm thay thế cho người sống ở đó
- Lấy cái chứa đựng thay thế cho cái được chứa đựng
- Lấy quần áo thay thế cho con người
- Lấy bộ phận con người thay thế cho bộ phận quần áo
- Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay thế cho sản phẩm được sản xuất ở
đó
- Lấy địa điểm thay thế cho sự kiện xảy ra ở đó
- Lấy tên tác giả thay thế cho sản phẩm
- Lấy âm thanh thay cho đối tượng
Như vậy, ở hai tác giả mặc dù có cách diễn đạt khác nhau về định nghĩa hoán dụ, nhưng đều đã chỉ ra được đặc điểm bản chất của phương thức hoán
dụ Đó là cách chuyển đổi tên gọi của đối tượng dựa trên quan hệ logic giữa các đối tượng trong thực tế khác quan
Việc mô tả mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng được lấy làm cơ
sở để tạo ra hoán dụ từ vựng giữa các nhà Từ vựng học cũng có đôi chút khác
Trang 10nghĩa hoán dụ và giúp người học nhận thức được rằng: Trong thực tế khách quan, giữa các cặp đối tượng có bao nhiêu mối quan hệ gần gũi, sẽ có bấy nhiêu hoán dụ Từ đó, chúng ta nhận thấy khả năng sản sinh ra từ nhiều nghĩa theo phương thức hoán dụ là rất phong phú, đa dạng
Có thể thấy, các nhà từ vựng học đã xây dựng những cơ sở lí luận rất
cơ bản về phương thức chuyển nghĩa hoán dụ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt Đây được xem là một đóng góp rất quý báu
2.1.2 Việc nghiên cứu hoán dụ ở góc độ Phong cách học
Trong thời gian qua, biện pháp hoán dụ tu từ đã được nghiên cứu ở các giáo trình:
- Giáo trình “Việt ngữ tập III”, Đinh Trọng Lạc, Nhà xuất bản Giáo
dục
- “Phong cách học tiếng Việt”, Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn
Thái Hòa, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
- “99 Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, Đinh Trọng Lạc,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
- “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” Hữu Đạt, Nhà xuất bản Khoa
học Xã hội
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong giáo trình “Việt ngữ tập III”:
“Hoán dụ là hiện tượng chuyển hóa về tên gọi, tên của một đối tượng này được dùng để gọi đối tượng kia, dựa theo quy luật liên tưởng tương cận”
Ông chia hoán dụ làm bảy tiểu loại:
- Loại tương quan giữa toàn bộ và bộ phận, hoặc ngược lại
- Loại tương quan giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng
Trang 11- Loại tương quan giữa danh từ riêng và danh từ chung
- Loại tương quan giữa số lượng cụ thể và khái niệm số lượng
- Loại tương quan nguyên nhân
- Loại tương quan giữa người và sản phẩm, tên riêng của sản phẩm, tên của địa phương sản xuất ra sản phẩm
- Loại lấy cái trừu tượng thay cho cái cụ thể
Tác giả Hữu Đạt lại định nghĩa: “Hoán dụ tu từ là cách tạo tên gọi mới
cho đối tượng dựa trên mối quan hệ giữa toàn thể và nhằm diễn đạt sinh động nội dung thông báo mà bộ phận người nói muốn đề cập”
Theo ông có năm cơ chế chuyển nghĩa hoán dụ như sau:
- Lấy đặc điểm của sự vật gọi tên cho sự vật
- Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong
- Quan hệ nghề nghiệp chức vụ và tên người
- Quan hệ cái chứa đựng và cái được chứa đựng
- Quan hệ bộ phận và toàn thể, hoặc ngược lại
So sánh hai công trình nghên cứu trên ta thấy:
Các nhà khoa học đã đồng nhất khi xem xét hoán dụ là một biện pháp
tu từ ngữ nghĩa trong tiếng Việt, đều nhận xét hoán dụ là một biện pháp được
tổ chức theo cơ chế dùng tên gọi của đối tượng này để biểu thị tên gọi của đối tượng khác
Tuy nhiên ngoài những điểm chung đó, giữa các nhà phong cách học còn có những điểm chưa thống nhất trong cách định nghĩa hoán dụ Do sự khác nhau của họ khi xem xét khái niệm ở phạm vi rộng, hẹp của nó Cụ thể,
ở định nghĩa của tác giả Hữu Đạt chỉ thu hẹp trong một tiểu loại chuyển nghĩa
Trang 12Các nhà nghiên cứu cũng chưa có sự thống nhất trong cách phân loại hoán dụ tu từ Có thể nhận thấy, vấn đề phân loại hoán dụ tu từ vẫn còn là vấn
đề mở Bởi mỗi công trình nghiên cứu của các nhà phong cách học đều đưa ra cách phân loại khác nhau
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt” mặc dù vẫn giới thiệu bảy kiểu loại hoán dụ tu từ nhưng so với kiểu
hoán dụ mà ông đã trình bày trong giáo trình “Việt ngữ tập III” chúng ta thấy:
- Ông chỉ giữ lại những kiểu hoán dụ được tạo ra theo tương quan giữa danh từ riêng và danh từ chung; giữa số lượng cụ thể và khái niệm về số lượng; giữa toàn thể và bộ phận
- Ông tách hoán dụ được tạo ra theo tương quan giữa chủ thể và vật sở thuộc là một kiểu riêng
Tất cả giúp chúng ta nhận thấy những điểm chưa thống nhất trong trình bày lí thuyết của các nhà phong cách học về biện pháp tu từ hoán dụ
Ngoài những đóng góp cơ bản trong việc giới thiệu hoán dụ tu từ ngữ nghĩa, phân loại, các giáo trình còn chú ý phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ:
- Làm nổi bật, khắc họa một chi tiết, đặc điểm tiêu biểu của đối tượng, giúp người đọc, người nghe nhận thức sâu sắc toàn diện về đối tượng và tạo những bất ngờ
- Bằng kết hợp, biện pháp hoán dụ tạo cho ngôn ngữ sự mạch lạc giữa các ý tưởng
- Rút gọn lời nói và tạo hình, làm giàu vốn ngôn ngữ sự mạch lạc giữa các ý tưởng
- Thể hiện rõ dấu ấn, tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ
Trang 13Như vậy, chúng ta thấy, hoán dụ đã được rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu Điều này khẳng định vai trò, vị trí của biện pháp hoán dụ trong hệ thống các phương tiện tu từ ngữ nghĩa
Nhìn chung, các tác giả mới chỉ nghiên cứu, xem xét biện pháp hoán dụ
ở những nhận xét khái quát chung nhất, còn đặt biện pháp nghệ thuật này vào một phạm vi cụ thể để đánh giá tác dụng, chức năng của nó còn ít được quan tâm
2.2 Nghiên cứu hoán dụ trong các khóa luận của sinh viên
Việc nghiên cứu hoán dụ cũng đã được thực hiện trong một số khóa luận:
- Khóa luận tốt nghiệp của Hoàng Thị Thúy – K29C Ngữ văn với đề
tài: “Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ tu từ trong văn
xuôi Nguyễn Tuân”
- Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Hương – K31C Ngữ văn với đề
tài: “Hiệu quả nghệ thuật của hoán dụ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng”
- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Ngọc Ly – K32B Ngữ văn với đề
tài: “Hiệu quả nghệ thuật biện pháp hoán dụ trong thơ Tố Hữu”
- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Gái – K33B Ngữ văn với đề
tài: “Hiệu quả nghệ thuật của phương thức hoán dụ trong ca dao Việt Nam”
Nhận xét: Hoán dụ là biện pháp tu từ quan trọng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Việc nghiên cứu hoán dụ cũng đa dạng ở các thể loại như thơ, ca dao, truyện ngắn, nhưng chưa có khóa luận nào nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống tác dụng của biện pháp tu từ này trong tác phẩm văn chương của Duy Khán Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc khẳng
Trang 14tài: “Hiệu quả nghệ thuật phương thức hoán dụ trong hồi kí “Tuổi thơ im
lặng” của nhà văn Duy Khán”
3 Mục đích nghiên cứu:
Đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả nghệ thuật phương thức hoán dụ
trong hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán, chúng tôi nhằm mục
đích sau:
- Khẳng định, cụ thể hóa một vấn đề lí thuyết thuộc từ vựng học và phong cách học Đó là vấn đề về phương thức chuyển nghĩa hoán dụ và việc
sử dụng nó trong các tác phẩm văn xuôi
- Góp thêm tiếng nói và khẳng định tài năng và phong cách độc đáo của nhà văn Duy Khán
- Chuẩn bị những tư liệu cần thiết cho việc học tập hiện nay cũng như việc giảng dạy trong nhà trường Tiểu học sau này của bản thân
4 Nhiệm vụ của đề tài:
- Tập hợp những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài
- Khảo sát, thống kê và phân loại hoán dụ trong hồi kí “Tuổi thơ im
lặng” của nhà văn Duy Khán thông qua phiếu thống kê
- Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học để phân tích giá trị
biểu hiện của hoán dụ trong hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả nghệ thuật phương thức hoán dụ trong hồi kí Tuổi thơ im lặng
của nhà văn Duy Khán
5.2 Phạm vi khảo sát:
Khảo sát 28 truyện trong hồi kí Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy
Khán
Trang 156 Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Khảo sát, thống kê, phân loại hoán dụ trong hồi kí “Tuổi thơ im
lặng” của nhà văn Duy Khán
- Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học để phân tích hiệu
quả sử dụng của biện pháp hoán dụ trong tập hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của
nhà văn Duy Khán
7 Đóng góp của khóa luận:
- Về mặt lí luận: Góp phần thấy được sự chi phối của phương thức
hoán dụ đối với ngôn ngữ trong hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy
Khán
- Về mặt thực tiễn: Cung cấp, bổ sung những tư liệu cần thiết trong việc giảng dạy các tác phẩm của Duy Khán
8 Bố cục của khóa luận:
Khóa luận được bố cục gồm các phần sau:
- Mở đầu
- Nội dung:
+ Chương 1: Cơ sở lí luận
+ Chương 2: Hiệu quả nghệ thuật của phương thức hoán dụ
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
Trang 16NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Những vấn đề về lí luận về phương thức hoán dụ
1.1.1 Khái niệm
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt” và tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” đều thống nhất định nghĩa: Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một
đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó (Lấy tên gọi A của x để gọi y và đi đôi với nhau trong thực tế) 1.1.2 Cơ chế
Mô hình cấu tạo chung của môt biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ… thường là:
A: Sự vật vốn có
B: Sự vật được liên tưởng
Theo mô hình trên, biện pháp hoán dụ xét cụ thể ta thấy chỉ xuất hiện một vế là B, nhờ sự liên tưởng mà người đọc tìm ra vế A
Cơ sở của sự liên tưởng để tìm ra vế A là dựa trên mối quan hệ tương cận giữa các sự vật Quan hệ tương cận ấy có thể là quan hệ gần gũi, đi đôi với nhau trong thực tế khách quan của hai đối tượng
1.1.3 Phân loại
Về mặt cấu tạo nội dung thì cơ sở để hình thành nên hoán dụ tu từ là sự liên tưởng, phát hiện ra mối quan hệ logic khách quan giữa hai đối tượng được biểu hiện và đối tượng biểu hiện Theo nguyên tắc lí thuyết thì có bao nhiêu mối quan hệ logic khách quan, chúng ta có thể cấu tạo nên bấy nhiêu kiểu hoán dụ tu từ
Trang 17Các giáo trình “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” của các tác giả Cù Đình Tú và “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” của tác giả Đỗ Hữu
Châu thống nhất một số dạng biểu hiện của hoán dụ như sau:
- Hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa
- Hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể
- Hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa số lượng xác định và số lượng không xác định
- Hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ dấu hiêu – vật có dấu hiệu
- Hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa hiện tượng tiêu biểu và nguyên nhân của hiện tượng
- Hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
- Hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa hành động và chủ thể
- Hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm tạo
từ mang tính chân thực khách quan, nó có khả năng khắc họa, nhấn mạnh một đặc điểm có thực nào đó của đối tượng định miêu tả Những hoán dụ tốt gây
Trang 18cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về đối tượng, từ đó hiểu đúng nội dung
tư tưởng của tác giả
Phương thức hoán dụ được các nhà văn, nhà thơ sử dụng rất nhiều bởi
vì sức mạnh của nó là khắc họa đặc điểm có thực của đối tượng định miêu tả Qua hoán dụ, tác giả có điều kiện thể hiện tài năng quan sát, phát hiện riêng của mình từ đó khẳng định dấu ấn cá nhân, phong cách người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật
Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức, nó khắc sâu đặc điểm là tiêu biểu cho đối tượng được miêu tả Bởi vậy hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ chính luận…
1.2 Những vấn đề lí luận về thể loại hồi kí
1.2.1 Định nghĩa
Theo Từ điển văn học- Nhà xuất bản văn học thế giới: “Hồi kí là một thiên
trần thuật từ ngôi tác giả “tôi”, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham gia hoặc chứng kiến.”
1.2.2 Khái quát về thể hồi kí trong Văn học hiện đại Việt Nam:
Nhắc đến các thể kí, người ta nhắc đến bút kí, tùy bút với giọng văn trữ tình, sâu lắng; đến kí sự, phóng sự với chất liệu hiện thực đa dạng, cực kì phong phú và người ta cũng không quên nhắc đến hồi kí như một thể văn có đặc điểm giao thoa với các tiểu loại trên nhưng cũng rất đặc trưng riêng biệt Trong cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học, các tác giả cuốn sách đã đưa ra một
thông tin hết sức cần thiết, đó là sự ra đời của hồi kí: “Hồi ức của Kxenophon
và Xcrat và những ghi chép của các ông về các cuộc hành quân của người Hi
Trang 19Lạp là những tác phẩm cổ xưa nhất [ 6, 152 ] Từ đó tới nay, bao biến cố,
thăng trầm xảy ra trong xã hội mỗi thời kì được ghi lại bằng hồi ức của con người Hồi kí đa dạng trong nội dung và đối tượng phản ánh, từ tâm tình cá nhân đối với những sự việc mang tầm chính trị, xã hội sâu sắc; từ hồi kí của những người nổi tiếng, những nhà hoạt động chính trị, nhà văn, nhà báo…
Ta thấy có rất nhiều tập hồi kí tiêu biểu như: bốn tập hồi kí của nhà văn
Nguyên Hồng: Những ngày thơ ấu, Bước đường viết văn, Những nhân vật ấy
đã sống với tôi, Một tuổi thơ văn; Nhớ lại một thời của Tố Hữu; Hồi kí Đặng
Thai Mai; Song đôi của Huy Cận; Đời viết văn của tôi của Nguyễn Công Hoan; Từ bến sông Thương của Anh Thơ; Cỏ dại, Cát bụi chân ai,Chiều
chiều… của Tô Hoài…và đặc biệt là Tuổi thơ im lặng của Duy Khán
Các nhà văn từ những nhu cầu khác nhau mà viết hồi kí, nhưng về cơ bản hồi
kí nhà văn cho ta hiểu hơn về con người, hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm,
sự nghiệp văn chương cũng như quá trình sáng tác của mỗi nhà văn… So với tiểu thuyết, thơ hay truyện ngắn thì hồi kí không có bề dày lịch sử tồn tại lâu dài và khối lượng tác phẩm đồ sộ, nhưng trong văn học Việt Nam nói chung
và văn học hiên đại nói riêng thì hồi kí vẫn khẳng định được vị trí của mình
Xã hội ngày càng phát triển, cùng với những thay đổi của kinh tế, văn học nghệ thuật cũng có nhiều biến chuyển để phù hợp, để tìm ra những giá trị mới Khi những giá trị cũ được nhìn nhận lại thì vai trò của mỗi con người và
của mỗi cái “tôi” sẽ được đặt đúng vị trí của nó Chính vì vậy, hồi kí ngày
càng được đánh giá cao và ngày càng có nhiều người tìm đến hồi kí như một phương tiện để bộc lộ, chia sẻ Khẳng định hồi kí như một thể loại có giá trị
và ngày càng phát triển trong xã hội hiện đại có lẽ cũng không thái quá
Trang 201.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp
Duy Khán, tên khai sinh là Nguyễn Duy Khán, sinh ngày 06/08/1934 Ông là nhà văn có những đóng góp to lớn đối với nền văn học nước nhà Những tác
phẩm của ông đã xuất bản: Trận mới (Thơ, 1972), Tâm sự người đi (Thơ, 1984), Tuổi thơ im lặng (hồi ký 1986) Năm 1987 ông được trao tặng giải
thưởng Hội nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Tuổi thơ im lặng Năm 2007 ông được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho những đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà
“Tuổi thơ im lặng” là cuốn hồi kí đầy xúc động và chân thực của nhà văn
Duy Khán viết về những kỉ niệm tuổi thơ Tác phẩm được xem là bước ngoặt lớn thay đổi cuộc đời cầm bút của tác giả, là bước đột biến trong sự nghiệp sáng tác của ông Tập hồi ký xuất hiện năm 1986 đã khiến cho Duy Khán
“Đang từ một người làm thơ, chuyển sang văn xuôi Đang từ một người dễ dãi chạy theo các đề tài thời sự, Duy Khán trở lại với cái phần ký ức tuổi thơ nằm sâu và trở nên bền chặt trong tâm tư” (Vương Trí Nhàn – Nhớ lại một
cuộc phiêu lưu có hậu- Thể thao và Văn hóa, số 59, ngày 25/05/1998)
1.3.2 Một vài nét về tập hồi kí Tuổi thơ im lặng
Hồi kí Tuổi thơ im lặng được sáng tác năm 1986, là tác phẩm đánh dấu bước
ngoặt trong con đường sự nghiệp sáng tác của ông, đang từ một người làm thơ, chuyển sang văn xuôi Đang từ một người dễ dãi chạy theo các đề tài thời
sự, ông lại trở lại với kí ức của mình Trong toàn bộ cuốn hồi kí, Duy Khán viết về đời sống riêng, với những ấn tượng, những nỗi niềm riêng của cậu bé Khán Đó là những kỉ niệm gắn liền với cảnh vật quê hương, xứ sở nơi cậu bé Khán sinh ra và lớn lên Tập hồi kí Tuổi thơ im lặng của tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc giúp đọc giả thấy được tình yêu quê hương tha thiết của
Trang 21mình Đây là tập hồi kí đã tái hiện lại cuộc sống làng quê xưa mà nhân vật chính lại là tác giả Duy Khán
Có thể nói “Tuổi thơ im lặng” là tinh hoa một đời văn của Duy Khán “Cuốn
sách mỏng chưa đầy hai trăm trang giấy nhưng có tới mấy chục mẫu chuyện ngắn, có chuyện chưa đầy một trang sách nhưng chuyện nào cũng cảm động, cũng như chắt ra từ máu thịt của ông” (Trần Bảo Hưng – Nhà thơ Duy Khán mãi mãi thơ trẻ - Tạp chí hội nhà văn Việt nam, ra ngày 25/05/2009)
Đối với các tập hồi kí khác đều được cấu trúc theo từng chương, hồi, ví dụ
như cuốn hồi kí “Tôi đi học” của nhà văn Nguyên Hồng được cấu trúc theo từng chương, hồi Nhưng với tập hồi kí Tuổi thơ im lặng của Duy Khán lại
được cấu trúc thành các truyện ngắn (tổng là 28 truyện) Mỗi truyện ngắn là từng câu chuyện, từng kỉ niệm đẹp của tác giả Nó làm cho người đọc cảm nhận được về tuổi thơ và từng kỉ niệm của tác giả, vui có, buồn có Người đọc còn cảm nhận được tính văn học, tính chân thực ẩn chứa trong đó
Vì vậy, hồi kí của Duy Khán vừa mang đặc điểm của hồi kí (kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham gia, chứng kiến), lại vừa mang đặc điểm của truyện ngắn Đó là một câu chuyện được kể dựa theo cốt truyện; cốt truyện thông qua các hành động của nhân vật mà diễn ra; nhân vật thông qua các hành động của mình mà bộc lộ tính cách; xung đột giữa các tính cách và hoàn cảnh tạo ra vấn đề của truyện ngắn
Trang 22CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA
PHƯƠNG THỨC HOÁN DỤ
2.1 Bảng thống kê phân loại và nhận xét
Chúng tôi đã tiến hành thống kê 28 truyện trong hồi kí “Tuổi thơ im
lặng” của nhà văn Duy Khán
12 Cái cò, cái vạc, cái nông
13 Lơn giời kêu
Trang 231 Hoándụ xây dựng trên mối
quan hệ giữa vật chứa và
vật bị chứa
Vật chứa là địa điểm, vị trí địa lí 60 20,4 Vật chứa là một đồ vật 62 21,1
2 Hoán dụ xây dựng trên
mối quan hệ dấu hiệu – vật
có dấu hiệu
Dùng y phục để chỉ chủ thể 3 1.0 Dùng tư thế để chỉ nguyên nhân
của tư thế
41 13,9
Hoán dụ xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa động tác và kết quả của động tác
12 4,1
3 Hoán dụ xây dựng trên
mối quan hệ giữa bộ phận
2 0,7
4 Hoán dụ xây dựng trên
mối quan hệ giữa số lượng
xác định và số lượng
không xác định
Số lượng xác định là số nhiều 46 15,6
Số lượng xác định là số ít 13 4,4
5 Hoán dụ xây dựng trên
mối quan hệ giữa tên
riêng, tên nhân vật và tính
cách, số phận con người
Dùng nghề nghiệp và chức vụ xã hội để gọi tên
17 5,8
Dùng thứ bậc trong gia đình để gọi tên
20 5,1
Dùng đặc điểm hình dáng, y phục
để gọi tên
1 0,3 Dùng địa phương sản xuất để gọi 2 0,7
Trang 24Tổng 294 294 100
Nhận xét:
- Kết quả thống kê thu được cho thấy phương thức hoán dụ được tác
giả sử dụng rất phổ biến chỉ trong hồi kí “Tuổi thơ im lặng” Bởi vậy có thể
khẳng định rằng hoán dụ tu từ có vai trò rất lớn làm nên thành công cả về nội dung và nghệ thuật của tập hồi kí này
- Tuy nhiên khi phân chia thành các tiểu loại thì số phiếu thu được có
sự chênh lệch Loại hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ vật chứa và vật bị chứa chiếm số phiếu nhiều nhất (122 phiếu); loại hoán dụ xây dựng trên mới quan hệ giữa bộ phận và toàn bộ có số phiếu ít nhất (17 phiếu) Có sự chênh lệch này là do cách sử dụng, mục đích, ý đồ của tác giả và giá trị biểu đạt khác nhau của từng loại hoán dụ
- Tập hồi kí của nhà văn Duy Khán viết về đời sống riêng, với những nỗi niềm riêng của cậu bé Khán Đó là những kỉ niệm gắn với cảnh vật quê hương Hoán dụ xây dựng trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa góp phần cho người đọc thấy được toàn cảnh của bức tranh làng quê ngày xưa Bên cạnh đó, các loại hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa bô phận và toàn bộ, giữa dấu hiệu và vật có dấu hiệu cũng được sử dụng khá nhiều đã cụ thể hóa cho bức tranh toàn cảnh đó
- Trong mỗi ngữ cảnh khác nhau việc vận dụng linh hoạt các yếu tố nghệ thuật sao cho thể hiện được hiệu quả nhất tư tưởng của tác giả chính là cái tài của người viết Với Duy Khán, phong cách viết văn chân thực đã tạo nên những giá trị vô cùng quý giá trong văn chương của ông Với việc sử dụng hoán dụ một cách dày đặc trong các câu chuyện của mình có thể nói biện pháp tu từ này đã góp phần không nhỏ với tác dụng miêu tả một cảnh
Trang 25chân thực những suy nghĩ, tình cảm đối với quê hương đất nước, với con người của tác giả Duy Khán
- Các loại hoán dụ khác nhau được vận dụng phù hợp tạo ra giá trị biểu đạt cao của ngôn ngữ Đây cũng là đóng góp quan trọng của nhà văn đối với văn học Việt Nam
2.2 Hiệu quả của phương thức hoán dụ
Qua bảng thống kê và một số nhận xét khái quát trên, chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể để thấy được hiệu quả của biện pháp hoán dụ với tác dụng cho người đọc thấy được tình yêu làng quê của mình
2.2.1 Hoán dụ xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa
Loại hoán dụ này được sử dụng khá nhiều (122 phiếu, chiếm 41,5 %), gồm hai tiểu loại nhỏ: Vật chứa là địa điểm, vị trí địa lí và vật chứa là một đồ vật
2.2.1.1 Vật chứa là địa điểm, vị trí địa lí
Loại này người nghiên cứu thống kê được 60 phiếu, chiếm 20,4 % Hoán dụ xây dựng trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa mà vật chứa là địa điểm, vị trí địa lí là cơ chế rất phổ biến trong tiếng Việt và trong nhiều ngôn ngữ: tên gọi của vật chứa được dùng để chỉ những cái bao chứa trong
nó
Ví dụ 1:
“ Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều ao vút của
Trang 26Chúng tôi no nê, rủ nhau giải chiếu ở hiên nhà ngủ cho mát
Ôi cái mùa hè hiếm hoi Ngày lao xao, đêm cũng lao xao Cả làng, cả xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất Tôi khát khao thầm ước: mùa hè nào cũng được như mùa hè này!”
(Lao xao) Trong đoạn văn ngắn, tác giả sử dụng liên tiếp hai hình ảnh hoán dụ
đều dựa trên cơ sở vật chứa và vật bị chứa Vật chứa ở đây là “nhà”, “làng”
được dùng để chỉ cho những con người đang sinh sống ở đó
Như chúng ta đã biết, những kỉ niệm của tác giả gắn liền với cảnh vật quê hương, xứ sở, nơi cậu bé Khán sinh ra và lớn lên Trong đoạn văn tác giả
tả lại khung cảnh cả nhà ăn tối trong hương lúa đầu mùa, phảng phất mùi thơm, trong dàn nhạc ve, tiếng chó thủng thẳng sủa Tất cả những hình ảnh đó đều rất đỗi quen thuộc với con người, với làng quê Việt Nam và đặc biệt với cậu bé Khán Rồi những hoạt động cũng rất quen thuộc đã được tác giả cho vào trong câu chuyện của mình Ở nông thôn, khi ăn cơm xong thì gia đình thường ngồi quay quần bên nhau để nói chuyện Dường như đã có một hương
vị nào đó đã thấm vào trong từng làng quê Việt Nam, thấm cả vào từng con người Việt Nam Chính vì thế mà cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất Tất cả như cùng thức để cảm nhận hương vị của mùa
hè Cùng thức với vạn vật Phải nói rằng, Duy Khán rất thành công trong việc miêu tả cảnh vật chân thật, gần gũi Đối với cậu bé Khán, đây là một mùa hè hiếm hoi, ngày lao xao, đêm cũng lao xao…
Trang 27( Hội làng) Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho tập hồi kí thành công đó là hình ảnh làng quê Việt Nam được khắc họa rõ nét Làng quê trong kí ức của nhà văn còn gắn liền với hội làng, với những ngày tết rộn ràng, trên mỗi ngôi nhà, mỗi ngã đường , mỗi khuôn mặt rạng ngời của người dân quê Những
câu văn như những tiếng reo vui “Tết thật rồi Tiếng pháo ran xóm Đông, mùi
thơm nhập vào mùi pháo thuốc xóm Tây, phả sang xóm Trại, ngây ngất…”
Đối với những đứa trẻ không gì vui bằng tết Đối với trẻ con nhà nghèo, tết là
cả niềm háo hức, mong chờ Nhiều khi chỉ là mong muốn giản đơn đến tội
nghiệp “chúng tôi no thật là no Cứ thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng mà đả”
Không khí ngày tết tỏa ra khắp muôn nơi “Đường cát trắng tinh Kẻ đi giày, người đi guốc, người đi dép da trâu, người đi đất Áo cánh gián.Áo trắng Áo
nâu non Nhưng vui nhất là hội làng “Ngày đình đám ập đến như một giấc
mơ Cờ thần cờ thánh óng a óng ánh, tua múa quanh cờ, rợp sân đình.” Chỉ
dùng cách hoán dụ “cả làng” gần xa nghe tiếng - địa điểm thay cho tất cả
những người sống ở đây cũng đủ cho ta thấy không chỉ trẻ con, mà người lớn đều háo hức chào mừng ngày hội làng, tất tưởi chạy về đình Bởi vì hội làng
mở ra có biết bao điều thú vị: nào là cảnh mọi người tế lễ, nào là hội thi đấu vật, nào là trò chơi đánh đu… Chỉ bằng những câu văn ngắn gọn và lối dùng hoán dụ, mà chúng ta thấy được tâm trạng háo hức mong chờ của tất cả những con người sống ở làng - nơi cậu bé Khán sinh ra và lớn lên Qua đó ta thấy được tình cảm của tác giả đối với làng quê!
Trong các phiếu thu được, chúng tôi nhận thấy hình ảnh “cái làng”
dùng làm vật chứa được tác giả sử dụng không dưới hai mươi lần Như thế
chúng ta thấy rõ được hình ảnh “cái làng” gần gũi như thế nào đối với tác
Trang 28Như vậy, thông qua việc dùng hoán dụ lấy vật chứa để chỉ vật bị chứa
mà cụ thể vật chứa là địa điểm, vị trí địa lí, Duy Khán đã thể hiện được giọng văn của mình, đó là một phong cách chân quê, mộc mạc, giản dị, và dễ gần
( Thế đất ) Trong thực tế giao tiếp hàng ngày, hoán dụ dùng vật chứa là một đồ vật được sử dụng rất phổ biến, trở nên quen thuộc
Duy Khán đã khai thác rất hiệu quả loại hoán dụ này khiến những đoạn văn miêu tả của nhà văn đơn giản, đời thường mà lại sinh động, hấp dẫn Với những phong tục, nghi lễ rất Việt Nam, tác giả đã sử dụng một
hoán dụ trong đoạn văn trên, “Mâm gỗ” tưởng chừng rất đơn giản nhưng nó lại tạo cho người đọc một cảm xúc rất riêng “Mâm” là vật chứa, còn vật bị chứa ở đây chính là “đĩa trầu cau, đĩa xôi, nải chuối”…đã được tác giả cụ thể hóa Ở đây người đọc còn thấy được hình ảnh cái “mâm” lễ còn gợi lên ý
nghĩa thiêng liêng hơn Đó chính là phong tục tập quán của người dân Việt
Trang 29Nam Và đặc biệt là cảm xúc của cậu bé Khán khi đi theo bố cúng đèn để cầu phúc cho mọi người trong gia đình, cầu cho mùa màng được đầy đủ, ấm no.Đó là những nghi lễ rất quen thuộc của những người con Việt Nam, sau lũy tre làng Đọc đoạn văn miêu tả về hành động cả hai bố con cậu bé Khán, người đọc hình dung ra đôi mắt trẻ thơ trong veo đang háo hức, mê say khám phá cảnh sắc làng quê Việt Nam Trong đôi mắt trẻ thơ ấy, mỗi ngọn núi, mỗi mâm cỗ, khung cảnh xung quanh đều mang trong mình câu chuyện cổ tích mà cậu bé Khán đã thuộc làu từ thuở bé
Ví dụ 2:
“Bố đi đâu về không một lần nào là chúng tôi không có quà
Mở thùng câu ra là một thế gian dưới nước: Cà cuống, niềng niễng dduwjxc, niềng niễng cái bò nhộn nhạo Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa xanh thơm lừng Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo Mai mẹ lại có tiền đong gạo rồi
…
Bố đi cắt tóc về không một lần nào là chúng tôi không có quà
Mở hòm dụng cụ ra là cả thế gian trên đất: Con sập sành, con muỗm, con bọ bầu to xụ, mốc thếch, ngó ngoáy Hấp dẫn nhất là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm: toàn dế đực, cánh xoăn, chọi nhau phải biết và gáy vang nhà Bố gọi chung các thẻ loại dế biết gáy là “tắc tẩu”…”
(Người nhà) Đây là một đoạn trích được đưa vào trong chương trình Tiểu học, được
đặt tên là “Quà của bố” Ở câu chuyện này tác giả cho người đọc biết được
Trang 30Đó là những ngón chân khum khum của bố, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã Đôi bàn chân của bố đi ngang, đi dọc; bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây, ngọn cỏ Đó là đôi vai của mẹ đã thành chai từ bao giờ
Đó là bàn chân của anh Thả xòe ra từng ngón: “cứ nhìn dấu chân ở ngõ ở bãi
sắn, tôi đoán được là chân anh”… Tất cả đều hằn sâu trong trí nhớ của tác
giả Nhưng có lẽ đặc biệt hơn nữa và đáng nhớ hơn nữa chính là những món quà của bố, mỗi lần bố đi đâu về là anh em cậu bé Khán đều có quà Đó là
những món quà ở thế giới mặt nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng
cái bò nhộn nhạo Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm lừng, cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước… Với những đứa trẻ, điều thú vị nhất là được mở những
thùng quà của người thân khi đi đâu về, đó là một niềm háo hức, chờ đợi Mặc
dù đôi khi chỉ là dăm tấm mía, vài cái bánh đa vừng… Đối với anh em cậu bé Khán, quà của bố không chỉ ở dưới nước mà còn có cả ở trên mặt đất nữa Mở hòm dụng cụ, đồ nghề cắt tóc của bố ra, anh em Khán còn được nhận những
món quà thú vị hơn Đó là con sập sành, con muỗm, con bọ bầu to xụ, mốc
thếch, con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm… Đây là những con vật rất tự
nhiên mà chỉ làng quê mới có, chúng rất quen thuộc với các em nhưng sao các
em vẫn cảm thấy vui đến như thế! Nói đến đây người đọc cũng có thể hiểu được tình cảm của thầy con cậu bé Khán thấm đượm như thế nào Chỉ với
một đoạn văn ngắn mà tác giả dùng hai hoán dụ “thúng câu, hòm dụng cụ”
chúng ta thấy được sức biểu cảm, sức chứa tình cảm lớn lao trong đó, nó làm cho chúng ta càng tôn trọng tình phụ tử thật thiêng liêng!
Tiểu kết:
Ở loại hoán dụ xây dựng trên mối quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa
tác giả đã dùng rất nhiều hình ảnh như: “cái làng, cái nhà, rừng” hay đó là cái “mâm gỗ, hòm dụng cụ, thúng câu…” Tất cả đều gợi lên cho người đọc