b Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho ngư
Trang 1KHOA NGÂN HÀNG
NH khối 2 - K33
TIỂU LUẬN MÔN NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH BẢO HIỂM:
SO SÁNH BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI – BẢO
HIỂM XÃ HỘI – BẢO HIỂM Y TẾ
Giảng viên: Nguyễn Tấn Hoàng
Trang 3-MỤC LỤC
A.CÁC HÌNH THỨC BẢO HIỂM 4
1.Bảo hiểm thương mại 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc điểm 4
1.3 Nguyên tắc 4
1.4 Phân loại 4
1.5 Cơ chế, phân phối và sử dụng quỹ 5
2 Bảo hiểm xã hội 5
2.1 Khái niệm 5
2.2 Đặc điểm 6
2.3 Nguyên tắc 6
2.4 Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội 6
2.5 Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ 7
3 Bảo hiểm y tế 7
3.1 Khái niệm 7
3.2 Đặc điểm 7
3.3 Nguyên tắc hoạt động 7
3.4 Đối tượng 7
3.5 Phân loại 8
3.6 Phạm vi của bảo hiểm y tế 8
3.7 Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ 8
B PHÂN BIỆT BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI, BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ 9
1 Giống nhau 9
2 Khác nhau 9
C THỰC TRẠNG BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI, BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY 14
1.Thực trạng bảo hiểm thương mại 14
1.1.Thành tựu bảo hiểm thương mại 6 tháng đầu 2010 14
1.2.Hạn chế 15
1.3 Giải pháp 15
2.Thực trạng bảo hiểm xã và hội bảo hiểm y tế 17
Trang 42.1.Thành tựu 17
2.1.1 Bảo hiểm y tế 17
2.1.2 Bảo hiểm xã hội 19
2.2.Những bất cập trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 21
2.2.1 Khó khăn trong việc phát triển đối tượng 21
2.2.2 Việc quản lý quỹ BHYT còn bất cập 21
2.2.3 Quy định quyền lợi của người tham gia BHYT chưa rõ ràng 22
2.2.4 Chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền 22
2.2.5 Những bất cập trong quy định của BHXH 23
2.3.Giải pháp khắc phục những bất cập trên 23
Trang 5A.CÁC HÌNH THỨC BẢO HIỂM
1.Bảo hiểm thương mại
1.1 Khái niệm:
Trên góc độ tài chính, bảo hiểm thương mại là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra Trên góc độ pháp lý, bảo hiểm thương mại thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho
bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm Do đó, bảo hiểm thương mại
là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
1.2 Đặc điểm:
• Người tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm
• Là một biện pháp hiệu quả nhất cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và an toàn với đời sống cộng đồng
1.3 Nguyên tắc:
• Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm cũng như doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
• Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh
• Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tuân theo luật pháp quy định cho doanh nghiệp nói chung, và cho doanh nghiệp bảo hiểm nói chung
• Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít
• Doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc an toàn tài chính
1.4 Phân loại:
1.4.1 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
a) Bảo hiểm tài sản: Là loại bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảo hiểm Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng Ví dụ:
o Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
o Bảo hiểm thân tàu, thuyền, ô tô
o Bảo hiểm hỏa hoạn
b) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh
do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chính
Trang 6mình Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng.
c) Bảo hiểm con người: Đối tượng của các loại hình này chính là tính mạng,
thân thể, sức khỏe của con người Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do người bảo hiểm trả
o Bảo hiểm nhân thọ
o Bảo hiểm phi nhân thọ
1.4.2 Căn cứ theo phương thức bảo hiểm
a) Bảo hiểm tự nguyện: Là những loại bảo hiểm mà hợp đồng được kết lập dựa
hoàn toàn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm Đây là tính chất vốn có của bảo hiểm thương mại khi nó có vai trò như là một hoạt động dịch vụ cho sản xuất và sinh hoạt con người
b) Bảo hiểm bắt buộc: Được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi
ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế
- xã hội Các hoạt động nguy hiểm có thể dẫn đến tổn thất con người và tài chính trầm trọng gắn liền với trách nhiệm dân sự nghề nghiệp thường là đối tượng của sự bắt buộc này Ví dụ: bảo hiểm trách nhiện dân sự chủ xe cơ giới, trách nhiệm dân sự của thợ săn Tuy nhiên, sự bắt buộc chỉ là bắt buộc người
có đối tượng mua bảo hiểm chứ không bắt buộc mua bảo hiểm ở đâu Tính chất tương thuận của hợp đồng bảo hiểm được ký kết vẫn còn nguyên vì người được bảo hiểm vẫn tự do lựa chọn nhà bảo hiểm cho mình
1.5 Cơ chế, phân phối và sử dụng quỹ:
1.5.1 Cơ chế hình thành quỹ
• Vốn kinh doanh
• Doanh thu và thu nhập (phí bảo hiểm)
1.5.2 Phân phối và sử dụng quỹ
• Quỹ dự trữ bắt buộc
• Bồi thường tổn thất và trả tiền bảo hiểm
• Dự phòng nghiệp vụ
• Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước
• Chế độ phân phối lợi nhuận
2 Bảo hiểm xã hội
2.1 Khái niệm:
Trang 7Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình
họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động.
2.2 Đặc điểm:
BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao
động do vậy BHXH có những đặc trưng cơ bản sau:
• BHXH đảm bảo cho người lao động trong và sau quá trình lao động
• Các rủi ro của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như : ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết…Do những rủi ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập, họ cần phải có khoản thu khác bù vào để ổn định cuộc sống, thông qua BHXH nguồn thu nhập này được đảm bảo
• Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH: Người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp BHXH phải có nghĩa vụ đóng BHXH; người sử dụng lao động cũng phải có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp khi có nhu cầu phát sinh về BHXH
• Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ
BHXH cũng do luật định, Nhà nước bảo hộ các hoạt động của BHXH
• Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành
Trang 8phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
• Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội
2.4 Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội:
Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO tại Công ước Giơnevơ năm 1952
• Trợ cấp cho người bị mất người nuôi dưỡng
Ở Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện 5 chế độ
2.5.2 Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Chi các khoản trợ cấp và chi phí cho người tham gia bảo hiểm xã hội trong các trường hợp:
• Gặp phải các biến cố đã quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội
• Người được bảo hiểm là thành viên của bảo hiểm xã hội
Trang 9• Đóng bảo hiểm xã hội đều đặn
• Chi khác: chi quản lý, nộp bảo hiểm y tế theo quy định, chi hoa hồng đại lý, v.v
3 Bảo hiểm y tế
3.1 Khái niệm:
Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau.
3.2 Đặc điểm:
• Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn
• Quá trình phân phối quỹ bảo hiểm y tế gắn chặt với chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ
• Bảo hiểm y tế bắt buộc
• Bảo hiểm y tế tự nguyện
3.6 Phạm vi của bảo hiểm y tế:
• Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do chính phủ tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp trong
xã hội để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm
• Người tham gia bảo hiểm y tế khi gặp rủi ro về sức khỏe được thanh toán chi phí khám chữa bệnh với nhiều mức khác nhau tại các cơ sở y tế
• Một số loại bệnh mà người đến khám bệnh được ngân sách nhà nước đài thọ theo quy định; cơ quan bảo hiểm y tế không phải chi trả trong trường hợp này
Trang 103.7 Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế:
3.7.1 Cơ chế hình thành quỹ
• Ngân sách nhà nước cấp
• Tài trợ của các tổ chức xã hội, từ thiện
• Phí bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm, đối với người nghỉ hưu, mất sức: do bảo hiểm xã hội đóng góp
• Phí bảo hiểm của tổ chức sử dụng người lao động
Trang 11B PHÂN BIỆT BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI, BẢO HIỂM
XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ
1 Giống nha u :
- Về sự hình thành và sử dụng quỹ của các loại bảo hiểm này được thực hiện trên cùng một nguyên tắc là: có tham gia tạo lập hay đóng góp vào quỹ thì mới được hưởng quyền lợi
- Mục đích hoạt động cũng nhằm để hỗ trợ cho các đối tượng tham gia bảo hiểm một khoản kinh phí nhất định theo quy định khi họ gặp những khó khăn về tài chính do một nguyên nhân nào đó đối với họ
- Hoạt động của các loại bảo hiểm này đều mang tính cộng đồng, lấy số đông bù số ít tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người tham gia để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người gặp phải biến cố rủi ro gây ra tổn thất
2 Khác nhau:
Trang 12Lớp NH5-K33 Môn: Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Hoạt động bảo hiểm thương mại có
phạm vi rộng rãi, không chỉ diễn ra
trong từng quốc gia mà còn trải rộng
xuyên quốc gia, có mặt ở tất cả các lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội bao
gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm
phi nhân thọ
Phạm vi hoạt động của bảo hiểm xã hội liên quan trực tiếp đến người lao động và các thành viên trong gia đình
họ và chỉ diễn ra trong từng quốc gia
Bảo hiểm y tế là một chính sách
xã hội của mọi quốc gia trên thế giới do chính phủ
tổ chức thực hiện, nhằm huy động
sự đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội để thanh toán chi phí
y tế cho người tham gia bảo hiểm
Mục đích
Đảm bảo cho các
rủi ro có tính chất
ổn định (tương đối) theo thời gian và thường độc lập với tuổi thọ con người
Hợp đồng bảo hiểm loại này thường là ngắn hạn (một năm)
Đảm bảo cho các rủi
ro có tính chất thay đổi (rõ rệt) theo thời gian và đối tượng, thường gắn liền với tuổi thọ con người
Hợp đồng loại này thường là trung và dài hạn (10 năm, 20 năm, trọn đời )
Bồi thường cho các tổn thất, thiệt hại mà các rủi ro,
sự kiện bất ngờ, tuổi già liên quan đến người lao động
Sử dụng để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi
Người lao động,
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội,
Tính mạng, tình
trạng sức khỏe
của con người,
tài sản, trách
nhiệm dân sự
Tính mạng, tình trạng sức khỏe con người
Thu nhập của người lao động
Sức khỏe của người được bảo hiểm
Trang 13C THỰC TRẠNG BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI, BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI NƯỚC TA HIỆN
NAY
1 Thực trạng bảo hiểm thương mại
1.1 Thành tựu bảo hiểm thương mại 6 tháng đầu 2010
Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được tăng cường bằng việc ban hành Thông tư 03 hướng dẫn thi hành NĐ 41 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Cục quản lý giám sát bảo hiểm quản lý chặt chữ khâu đào tạo đại lý cấp chứng chỉ cho 47.888 với trên 50.274 học viên tham dự Cục quản lý giám sát bảo hiểm đã chấp nhận về nguyên tắc cấp phép hoạt động cho công ty bảo hiểm phi nhân thọ Cathay và công ty bảo hiểm nhân thọ Fubon Cục quản lý giám sát bảo hiểm đang tiến hành thanh tra và kiểm tra một số doanh nghiệp bảo hiểm theo kế hoạch năm 2010
Đến nay tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đều đóng đủ vốn pháp định theo đúng lộ trình 3 năm sau ngày ban hành NĐ 46/2007/NĐ-CP, hầu hết các DNBH đã sửa đổi bổ sung quy trình và thủ tục khai thác bảo hiểm, giám định tổn thất và giải quyết bồi thường Nhiều DNBH đã đưa dữ liệu trên vào phần mềm quản lý phát huy được hiệu quả nhanh chóng, kịp thời chính xác Các DNBH đã tích cực phát triển sản phẩm bảo hiểm mới, mở rộng kênh phân phối sản phẩm, tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng, xây dựng uy tín thương hiệu
Trong 6 tháng đầu 2010, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 8.241 tỉ đồng tăng trưởng 28%, nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài 176 tỉ đồng, tái bảo hiểm ra nước ngoài 1.954 tỉ đồng Nhìn chung các nghiệp vụ đều tăng trưởng trong đó bảo hiểm cháy tăng 125%, nông nghiệp 109%, xây dựng lắp đặt 68%, hàng hóa vận chuyển 38,5%, gián đoạn kinh doanh 39%, trách nhiệm chung 33%, sức khỏe và tai nạn con người 30,5%, những thị trường mới, thị trường có nhiều tiềm năng nói trên đã được các DNBH chú ý khai thác để tăng trưởng
.Về thị trường bảo hiểm nhân thọ, cơ cấu số lượng hợp đồng khai thác mới sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong 6 tháng đầu năm 2010 như sau: hỗn hợp chiếm 44,1%; tử kỳ chiếm 32.4%; đầu tư chiếm 22,9%; sản phẩm trọn đời, sản phẩm sinh
kỳ và sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm 0.6% Sản phẩm mới bán được nhiều nhất trong 6 tháng 2010 là nhóm sản phẩm tử kỳ (tăng gấp 2 lần so với cùng
kỳ năm ngoái), sản phẩm đầu tư (tăng 54%) Điểm đặc biệt là cơ cấu của sản phẩm
Trang 14hỗn hợp không còn chiếm tỉ trọng khai thác mới như vài năm trước kia mà thay vào đó là sự vươn lên mạnh mẽ của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ Lý do của sự dịch chuyển về cơ cấu khai thác mới chủ yếu là do những biến động về kinh tế ảnh hưởng tới thu nhập trong giai đoạn vừa qua khiến cho nhu cầu về bảo hiểm dịch chuyển sang các sản phẩm bảo vệ thuần túy với mức phí thấp (sản phẩm tử kỳ) hoặc các sản phẩm có cam kết một tỉ lệ cổ tức lâu dài (sản phẩm liên kết chung) Ngoài ra, cũng phải kể tới việc đẩy mạnh kênh bán hàng qua ngân hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng góp phần thúc đẩy sự đi lên của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ.
Số lượng đại lý bảo hiểm ngày càng gia tăng Tính đến hết tháng 6 tháng năm 2010, tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường là 146.946 người tăng 48,8%
so với cùng kỳ năm trước Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 76.195 người, Bảo Việt Nhân thọ là 19.609 người, Dai-ichi 14.480 người
1.2 Hạn chế:
Nhìn chung thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn tiếp tục cạnh tranh gay gắt Cạnh tranh bằng hạ phí mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm để giành giật khách không tương xứng với rủi ro chấp nhận bảo hiểm đã làm cho nhiều DNBH năm 2008, 2009 thua lỗ về kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm
Cạnh tranh về nhân lực giữa các công ty bảo hiểm diễn ra sôi động do các công ty bảo hiểm nước ngoài mới tham gia thị trường tìm mọi cách lôi kéo các nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước
Đa số các doanh nghiệp bảo hiểm chưa chú trọng phát triển sản phẩm bảo hiểm của mình Nhìn chung các sản phẩm của các doanh nghiệp vẫn còn giống nhau, không đa dạng, không mới lạ
Năng lực công nghệ, quản lý của các DNBH còn yếu kém, do đó khả năng cạnh tranh yếu kém, dễ bị đào thải
1.3 Giải pháp:
Các DNBH nên nghiên cứu triển khai các sản phẩm bảo hiểm mới, đặc biệt
là các sản phẩm bảo hiểm phục vụ chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp Phấn đấu trong tương lai gần mỗi hộ gia đình trong cả nước ít nhất phải tham gia một loại sản phẩm bảo hiểm Tiến đến mỗi cá nhân ở các thành phố lớn ít nhất phải chọn được cho mình một loại sản phẩm bảo hiểm Còn các tổ chức, các doanh