1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thuế trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2010

33 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 315,5 KB

Nội dung

1.3 Nguyên tắc cơ bản của quản lý thuếĐể đạt được những mục tiêu trên, việc quản lý thuế cần tuân thủ theo một số nguyêntắc cơ bản sau: - Nguyên tắc tập trung dân chủ Tổ chức bộ máy quản

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Lời mở đầu 3

Chương 1 : Tổng quan về hoạt động quản lý thuế 4

1.1 Khái niệm quản lý thuế 4

1.2 Mục tiêu của quản lý thuế 4

1.3 Nguyên tắc cơ bản của quản lý thuế 5

1.4 Nội dung cơ bản của quản lý thuế 5

1.5 Lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế 6

1.5.1 Căn cứ để lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế 6

1.5.2 Yêu cầu cơ bản của hệ thống các luật thuế 7

1.6 Tổ chức quản lý thu thuế 8

1.6.1 Quản lý đối tượng nộp thuế 8

1.6.2 Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế 8

1.6.3 Tính thuế 9

1.6.4 Tổ chức thu nộp thuế 9

1.7 Thanh tra thuế 10

1.7.1 Mục đích và yêu cầu của thanh tra thuế 10

a, Mục đích của thanh tra thuế 10

b, Yêu cầu cơ bản của việc thanh tra thuế 10

1.7.2 Nội dung của thanh tra thuế 10

a, Đối với các tổ chức và cá nhân là đối tượng nộp thuế 10

b, Đối với các đơn vị trong nội bộ ngành thuế 11

2.1 Cơ sở pháp lý 12

2.2 Hệ thống bộ máy quản lý thuế 12

2.2.1 Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý thuế 12

2.2.2 Tổ chức bộ máy Quản lý thuế 13

2.2.3 Phân cấp quản lý thuế 14

2.2.3.1 Ðối với cơ quan quản lý thuế nội địa 14

a, Tổng cục Thuế .14

b, Các cục thuế địa phương .15

c, Các Chi cục thuế .15

2.1.3.2 Ðối với cơ quan quản lý thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu: 16

a, Cơ cấu tổ chức: 16

b, Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan: 16

2.3 Vai trò và thách thức của cơ quan quản lý thuế tại Việt Nam 17

2.3.1 Vai trò của cơ quan quản lý thuế tại Việt Nam 17

2.3.2 Thách thức, hạn chế trong công tác quản lý thuế 18

2.4 Những nỗ lực cải cách quản lý thuế 19

2.4.1 Thực hiện cải cách thuế bước một ( 1990 – 1995) 19

2.4.2 Thực hiện cải cách thuế bước hai ( 1996 – 2004) 21

2.4.3 Thực hiện cải cách thuế bước 3 ( từ 2005 đến 2010) 22

a, Mục tiêu yêu cầu cụ thể: 22

b, Nội dung cải cách hệ thống thuế 23

Trang 2

2.4.4 Những kết quả đạt được và hạn chế sau cải cách chính sách thuế 24

2.4.4.1 Kết quả đạt được 24

a, Về tính pháp lý 24

b, Về đảm bảo thể hiện đầy đủ vai trò của thuế 25

c, Về quản lý thuế 26

d, Về tính quốc tế 26

2.4.4.2 Hạn chế sau khi cải cách thuế 26

a, Về chính sách thuế 26

b, Về quản lý thuế 27

c, Về đối tượng nộp thuế: 28

2.4.5 Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020 28

2.6 Một số đánh giá và kiến nghị về công tác quản lý thuế tại Việt Nam 29

2.6.1 Đánh giá: 29

2.6.2 Kiến nghị đối với công tác quản lý thuế: 31

KẾT LUẬN 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 3

tế ngày một phát triển, hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới thì hoạt động quản lý thuếcàng trở nên khó khăn, phức tạp hơn do nảy sinh nhiều vấn đề mới như đánh trùng thuế,cạnh tranh thuế thu hút đầu tư, giảm nguồn thu thuế từ xuất khẩu, tình trạng vi phạm thuếngày một tinh vi như trốn thuế, chuyển giá Là một sinh viên kinh tế, những hiểu biết vềquản lý thuế là rất cần thiết khi ngồi trên ghế nhà trường và cả khi ra trường Chính vì

vậy, trong môn học đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ, em xin chọn đề tài “Quản lý thuế trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2010” để nghiên cứu

Bài viết của em đưa ra một cái nhìn sơ bộ về quản lý thuế tại Việt Nam và tình hình cảicách thuế kèm theo một số kiến nghị được thực hiện theo 2 phần:

Chương I: Tổng quan về hoạt động quản lý thuế

Chương II: Công tác quản lý thuế tại Việt Nam

Trang 4

Chương 1 : Tổng quan về hoạt động quản lý thuế

1.1 Khái niệm quản lý thuế

Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu ngân sáchnhà nước thực hiện Đó là những hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quanthu hướng tới đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo đối tượng nộp thuế chấp hành nghĩa vụnộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật

1.2 Mục tiêu của quản lý thuế

Quản lý thuế là nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài chính nhà nước, do

đó không thể tách rời với công tác quản lý nhà nước Công tác quản lý thuế phải đáp ứngđược 3 mục tiêu cơ bản sau:

- Một là, tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước đối với hầu hết các quốc gia trênthế giới Nguồn thu từ thuế tài trợ cho các hoạt động cơ bản của chính phủ Vì vậy, quản

lý thuế phải hướng đến việc khai thác tối đa nguồn thu này Tuy nhiên, khai tác tối đanguồn thu không đồng nghĩa với việc tận thu thuế Để số thuế thu được tăng trưởng và ổnđịnh trong tương lai, công tác quản lý thuế cũng cần chú ý duy trì và phát triển các cơ sởtạo ra nguồn thu thuế Không nên thu thuế với thuế suất quá cao, thu thuế bằng mọi giá.Xây dựng một chính sách thuế phải phối hợp với việc hoạch định các chính sách kinh tế

vĩ mô khác

- Phát huy tốt vai trò của thuế trong nền kinh tế

Thuế có vai trò toàn diện trên nhiều lĩnh vực Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngânsách nhà nước, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, điều tiết thu nhập, giảm bớt chênh lệchgiàu nghèo, là cơ sở để kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiênnhững vai trò trên của thuế chịu tác động từ phía cơ quan quản lý Việc sử dụng công cụthuế như thế nào có ảnh hưởng lớn tới việc phát huy từng vai trò của thuế

- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư

Quản lý thuế cũng cần phải thông qua công cụ luật pháp, chính sách để điều chỉnhhành vi của các cá nhân tổ chức kinh tế Trong quá trình thực hiện quản lý thuế, bằngcông tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế mà ý thức chấp hành pháp luật của ngườinộp thuế dần được nâng cao

Trang 5

1.3 Nguyên tắc cơ bản của quản lý thuế

Để đạt được những mục tiêu trên, việc quản lý thuế cần tuân thủ theo một số nguyêntắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế nhà nước được thống nhất từ trung ương đến địaphương, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Luật thuế trong cả nước Hệthống thu thuế nhà nước thực hiện chức năng quản lý thống nhất trong cả nước về côngtác thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước đối với tát cả các thành phầnkinh tế, không một tổ chức hay cá nhân nào được đứng ra tổ chức thu thuế nếu không có

sự uỷ quyền của cơ quan thuế

Các nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu khác đối với các đối tượng nộp thuế đượcchỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế nhằm đảm bảo chấp hànhnghiêm chỉnh pháp luật thuế và các chế độ thu khác

Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mô hình thống nhất Việc quản lý biênchế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện chính sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩnnghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành

- Nguyên tắc công khai

Việc quản lý thuế cần phải công khai Cơ quan quản lý có trách nhiệm cung cấp cácthông tin về chính sách thuế, số thuế thu được và cách quản lý thu thuế tới công chúngmột cách rõ ràng và minh bạch Điều này có tác động rất lớn tới người nộp thuế, giúp họhiểu được nghĩa vụ thuế của mình và giảm những tác động tiêu cực của việc trốn thuế,gian lận thuế

- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Chi phí cho việc quản lý thuế trước hết là những chi phí của chính phủ liên quan đếnquản lý thuế bao gồm chi phí trả lương cho đội ngũ cán bộ của ngành thuế, chi phí in ấntài liệu, lưu giữ sổ sách hoa đơn chứng từ, chi xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị máymóc… Chi phí cho việc quản lý thuế là khá lớn, cần tinh gọn bộ máy, thủ tục để tiết kiệmđem lại hiệu quả Tiếp đến là chi phí tuân thủ của người nộp thuế Nếu chi phí tuân thủcao, quy trình nộp thuế rườm rà sách nhiễu có thể khiến người nộp thuế tìm cách trốnthuế, gây thất thu cho nhà nước

1.4 Nội dung cơ bản của quản lý thuế

Quản lý thuế là hoạt động quản lý tài chính nhà nước trên lĩnh vực thuế nên nộidung của hoạt động quản lý thuế rất đa dạng, phong phú Việc quản lý thuế còn phụ thuộc

Trang 6

vào thể chế và sự tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước, do đó có sự khác biệt ở từngquốc gia Tuy nhiên, nó vẫn phải bao gồm những công việc thuộc các lĩnh vực lập pháp,hành pháp và tư pháp về thuế, tức là bao gồm các công việc

- Lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế

- Tổ chức thực hiện các luật thuế

- Thanh tra thuế

Điều 3 Luật Quản lý thuế 78/2006/QH11 do Quốc hội khoá XI ban hành quy định 8nội dung quản lý thuế, được phân thành 3 nhóm như sau:

Nhóm 1- Các thủ tục hành chính thuế, bảo đảm các điều kiện cho người nộp thuếthực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, bao gồm các nội dung: Đăng kýthuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợtiền thuế, tiền phạt

Nhóm 2 - Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối vớingười nộp thuế, bao gồm các nội dung: Quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm trathuế, thanh tra thuế

Nhóm 3 - Các chế tài bảo đảm các chính sách thuế được thực thi có hiệu lực, hiệuquả, bao gồm các nội dung: Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý viphạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

1.5 Lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế

1.5.1 Căn cứ để lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế

Thực tế các nước trên thế giới cho thấy, trong hệ thống luật thuế của từng nước baogiờ cũng có rất nhiều sắc thuế khác nhau hướng tới nhiều đối tượng trong xã hội với từngmục tiêu cụ thể Việc lựa chọn ban hành áp dụng và thực thi từng sắc thuế dựa theo haicăn cứ:

- Tình hình kinh tế quốc gia trong từng thời kì

Tuỳ tình hình của quốc gia mà các nhà làm luật đưa ra những sắc thuế phù hợp vớiđiều kiện và hoàn cảnh của quốc gia đó Việc ban hành áp dụng và thực thi từng sắc thuế

cụ thể dựa vào nhiều yếu tố như tình hình kinh tế của quốc gia đó (kinh tế tăng trưởng tốt

có thể áp dụng những chính sách thuế tác động lên thu nhập của cá nhân và tổ chức kinh

tế, kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy thoái thì cần có những biện pháp miễn giảm số thuếphải nộp đối với người nộp thuế); thu nhập bình quân đầu người (thu nhập cao thì có thể

áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân); cơ cấu kinh tế (áp dụng luật thuế để khuyến khích

Trang 7

hoặc không khuyến khích phát triển đối với một hoặc một số ngành kinh tế…); chủtrương, chính sách về quản lý kinh tế của nhà nước.

- Các vấn đề xã hội của cộng đồng dân cư ở quốc gia đó

Mỗi quốc gia có những vấn đề xã hội khác biệt với nhau về phong tục, tập quán; vềkết cấu giai cấp, đời sống vật chất văn hoá tinh thần của cộng đồng dân cư ở quốc gia đó.Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các nhà lập pháp nghiên cứu và đưa ra những luật thuếphù hợp Đối với một quốc gia có sự chênh lệch giàu nghèo lớn, có thể đưa ra những luậtthuế thu nhập nhằm điều tiết chênh lệch giữa các giai cấp

1.5.2 Yêu cầu cơ bản của hệ thống các luật thuế

Để đảm bảo phát huy tốt nhất vai trò của công cụ thuế trong nền kinh tế, hệ thốngthuế phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:

- Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu phát sinh trong nền kinh tế.

Việc bao quát các nguồn thu của thuế được thể hiện trước hết là bao quát về sốlượng các cơ sở, các loại hoạt động, số người trong diện điều tiết thuế Tiếp đến thuế phảibao quát được nội dung và quy mô của các khoản thu nhập cần điều tiết Thực hiện đượcyêu cầu này tức là đảm bảo tập tập trung tối đa nguồn thu có thể được vào ngân sách nhànước mặt khác đảm bảo bình đẳng nghĩa vụ thuế giữa các đối tượng nộp thuế

- Hệ thống thuế nói chung và từng sắc thuế nói riêng phải đảm bảo tính công bằng.

Hệ thống luật thuế cần phải được xem xét tính công bằng theo chiều ngang lẫn chiềudọc Tính công bằng theo chiều ngang là những người có cùng điều kiện như nhau phảiđược đối xử nhu nhau trên lĩnh vực thuế, không phân biệt Tính công bằng theo chiều dọc

là những người có điều kiện kinh tế và thu nhập cao phải nộp nhiều thuế hơn so vớinhững người thu nhập thấp Mức thu nhập càng tăng thì tỷ lệ thuế phải nộp càng nhiều

- Nội dung của từng sắc thuế phải đảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.

Việc nộp thuế là quyền và nghĩa vụ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân Song đểnâng cao tính tự giác nộp thuế của họ thì bản thân họ phải hiểu rõ ràng về luật thuế vàmức thuế phải nộp của họ Bởi vậy luật thuế ban hành phải đảm bảo tính đơn giản, dễhiểu, mang tính phổ thông phù hợp với cả người nộp thuế và người quản lý thuế Việc nàycòn giúp giảm bớt sự rườm rà chồng chéo, tiết giảm chi phí với cơ quan quản lý thuế

1.6 Tổ chức quản lý thu thuế

1.6.1 Quản lý đối tượng nộp thuế

Trang 8

Trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế tiến hànhđăng ký đối tượng nộp thuế, và trên cơ sở đó sẽ quản lý và thu thuế đối với những đốitượng này Cơ quan thuế thường áp dụng hai phương pháp đăng ký đối tượng nộp thuế làphương thức thủ công và phương thức quản lý bằng mạng máy tính Trong đó phươngthức thủ công áp dụng đối với trường hợp số lượng đối tượng nộp thuế ít, khá tập trung,thường dùng khi chưa có điều kiện về cơ sở vật chất Phương pháp quản lý bằng mạngmáy tính là phương pháp hiện đại hơn, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, do

đó có thể quản lý thống nhất toàn bộ cơ sở dữ liệu người nộp thuế của một quốc gia mộtcách tiện lợi và chính xác

1.6.2 Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế

Quy trình thu thuế phản ánh trình tự các bước công việc phải làm nhằm tập trungđầy đủ kịp thời số thu thuế và ngân sách nhà nước Có hai cách để quản lý thu thuế:

- Cách 1: Cơ quan thuế tính thuế và thông báo số thuế phải nộp

Theo định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, trên cơ sở quy định của luậtthuế và hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế, các đối tượng nộp thuếphải kê khai thuế và nộp lại tờ khai cho cơ quan thuế Cơ quan thuế nhận tờ khai, kiểm tra

tờ khai và tính số thuế phải nộp, sau đó thông báo lại cho đối tượng nộp thuế Trong mộtkhoảng thời gian theo quy định, đối tượng nộp thuế có trách nhiệm đầy đủ số thuế trênvào Kho bạc Nhà nước

Với phương thức này sẽ tính toán được chính xác số thuế phải nộp của các đốitượng Tuy nhiên khối lượng công việc của cơ quan thuế sẽ rất lớn, tạo áp lực lên cán bộthuế và khó giảm được quy mô nhân sự của ngành thuế

- Cách 2: Đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế

Đối với phương pháp này, theo định kỳ thời gian, các đối tượng nộp thuế tự kê khai,

tự tính toán số thuế phải nộp và nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước Phương pháp này làmnhiệm vụ cơ quan thuế trở nên đơn giản hơn nhưng nó chỉ mang lại kết quả tốt ối vớinhững đối tượng đã nắm vững và tự giác chấp hành luật thuế, và khi công tác thanh kiểmtra thuế được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả

1.6.3 Tính thuế

Tuỳ thuộc vào từng loại thuế và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của đốitượng nộp thuế, việc tính số thuế phải nộp được thực hiên theo 3 phương pháp sau:

- Phương pháp đánh giá hành chính

Trang 9

Số thuế phải nộp theo phương pháp này được tính dựa trên căn cứ khách quan, rõràng, không cần điều tra Những căn cứ này là kết quả của sự đánh giá hành chính Dựavào sự đánh giá đó, cán bộ thuế đưa ra biểu thuế tương ứng với những căn cứ này.

- Phương pháp tính thuế theo thuế khoán

Dựa trên cơ sở các yếu tố khách quan do cơ sở sản xuất kinh doanh cung cấp kếthợp với tình hình kiểm tra thực tế của cán bộ thuế, cơ quan thuế ấn định một mức doanhthu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định Cơ quan thuế sẽ tính thuế dựa theo mứcdoanh thu ấn định sẵn này mặc dù thực tế có thể có biến động sai lệch Phương pháp nàyphù hợp với đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ chưa có điều kiện thực hiện chế độ kế toán Tuynhiên phương pháp này có thể khiến thất thoát thuế, dễ nảy sinh tiêu cực trong quá trìnhkhoán thuế

- Phương pháp tính thuế theo kê khai thực tế

Theo phương pháp này, việc tính thuế dựa trên tờ khai quản lý và theo dõi nhưng lạiđảm bảo tập trung được đầy đủ số thu vào Ngân sách Nhà nước Để đạt được kết quả đó,

cơ quan thuế cần kiểm tra các tờ khai, đối chiếu tờ khai với sổ sách kế toán và chứng từgốc, với thực tế sản xuất kinh doanh của cơ sở để kịp thời phát hiện và xử lý nhữngtrường hợp gian lận trong kê khai thuế Cần có những quy đinh rõ ràng về việc quản lý và

sử dụng chứng từ hoá đơn, sổ sách kế toán theo hệ thống tài chính hoàn chỉnh, hiện đạihoá công tác quản lý thuế

1.6.4 Tổ chức thu nộp thuế

Đối tượng nộp thuế cho Nhà nước qua 2 hình thức nộp trực tiếp lên Kho bạc Nhànước hoặc nộp bằng tiền mặt qua cơ quan thuế.Hình thức nộp thuế tại Kho bạc Nhà nướcđược áp dụng phổ biến hiện nay Người nộp thuế trực tiếp lên Kho bạc bằng tiền mặt hoặcchuyển khoản quan ngân hàng, khắc phục được tình trạng chiếm dụng, xâm tiêu tiền thuếcủa Nhà nước tuy nhiên cần có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa kho bạc, ngânhàng và cơ quan thuế vụ trong việc kiểm soát thu ngân sách Đối với hộ kinh doanh nhỏ

lẻ, số tiền nộp ít, phân tán hoặc không có điều kiện nộp tại kho bạc thì cán bộ thuế thutrực tiếp rồi chuyển đến kho bạc sau Hình thức này có nhược điểm khiến bộ máy thu thuếcồng kềnh, dễ xảy ra tình trạng tham ô, chiếm dụng tiền nhà nước

1.7 Thanh tra thuế

1.7.1 Mục đích và yêu cầu của thanh tra thuế

a, Mục đích của thanh tra thuế

Trang 10

Thanh tra thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế Việc thanh tra thuế cóthể được thực hiện bởi cơ quan thanh tra chuyên ngành về thuế hoặc có sự phối hợp giữacác ngành chức năng hữu quan Thanh tra thuế thường nhằm vào các mục đích chủ yếu:

- Phát hiện các trường hợp vi phạm luật thuế như: khai man, trốn thuế, nợ đọng thuế,chiếm dụng tiền thuế … để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp viphạm, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế cho nhà nước

- Đảm bảo nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế đối với các đối tượng nộp thuế

và cán bộ ngành thuế

- Phát hiện những điểm bất hợp lý, lổ hổng trong luật thuế, trong công tác tổ chức bộmáy ngành thuế để từ đó đề xuất phương án kiến nghị cơ quan chức năng thay thế, bổsung và chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống thuế

b, Yêu cầu cơ bản của việc thanh tra thuế

- Phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong việc xem xét các sự việc và đưa racác kết luận sau khi thanh tra Người làm công tác thanh tra phải công tư phân minh,không được lồng tư tưởng cá nhân phiến diện, không bị sức ép quyền lực khi xem xét giảiquyết các sự vụ trong khi tiền hành thanh tra

- Thanh tra thuế nhất thiết phải dựa trên tư tưởng pháp trị, tức là mọi cuộc thanh trađều phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước, coi đó là chuẩn mực để đánhgiá, xem xét điều tra các sự kiện, vụ việc khi thanh tra

- Kết luận của cơ quan thanh tra phải chính xác, rõ ràng và minh bạch

1.7.2 Nội dung của thanh tra thuế :

a, Đối với các tổ chức và cá nhân là đối tượng nộp thuế

Nội dung thanh tra đối với đối tượng nộp thuế tập trung vào 3 vấn đề cơ bản

- Thanh tra việc chấp hành những quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế

- Thanh tra việc chấp hành chế độ thống kê – kế toán, hoá đơn – chứng từ của cơ sởsản xuất kinh doanh

- Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước

b, Đối với các đơn vị trong nội bộ ngành thuế

- Thanh tra việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn chấp hành các luật thuế

- Thanh tra việc thực hiện quy trình và các nghiệp vụ trong quản lý thu thuế

- Thanh tra việc giải quyết các khiếu kiện và xử lý các vi phạm về thu

Trang 12

Chương 2: Công tác quản lý thuế ở Việt Nam2.1 Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý của công tác quản lý thuế ở Việt Nam là Luật quản lý thuế số78/2006/QH11 do Quốc hội khoá XI ban hành tại kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm

2006 Luật quản lý thuế ra đời cũng đã dựa trên nguyên tắc đối xử công bằng với tất cảcác đối tượng nộp thuế, đã bao quát được hết các nội dung, các đối tượng của quản lýthuế Sự ra đời của Luật Quản lý thuế khắc phục tình trạng chia cắt, tách biệt về phươngthức quản lý giữa các loại thuế, từ đó tạo nền tảng cho việc áp dụng một số cơ chế quản lýthuế tiên tiến – tự tính tự khai và tự nộp thuế Luật cũng đề cao quyền và trách nhiệm củacác chủ thể chấp hành pháp luật thuế gồm người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và tổchức cá nhân có liên quan

Kèm theo Luật quản lý thuế là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuếgồm:

- Nghị định số 85/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

- Thông tư số 60/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 14/6/2007 hướng dẫn thihành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành nghị định số 85/2007/NĐ-

CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế

- Thông tư số 85/2007/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 18/7/2007 hướng dẫn thihành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế

2.2 Hệ thống bộ máy quản lý thuế

Bộ máy quản lý thuế đóng vai trò quyết định cho hiệu quả của hoạt động quản lýthuế Bộ máy này tham gia từ đầu đến cuối trong quy trình quản lý thuế Để bộ máy hoạtđộng hiệu quả, cần vận hành theo một cơ chế quản lý thuế phù hợp, các thủ tục hànhchính phải đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng Đội ngũ cán bộ thuế phải tinh giản, cótrình độ năng lực và phẩm chất đạo đức tốt

2.2.1 Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý thuế

Bộ máy quản lí thuế được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ và được tổchức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện cácLuật thuế trong cả nước Hệ thống thu thuế Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thốngnhất trong cả nước về công tác thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nướcđối với tất cả các thành phần kinh tế; không một tổ chức hay cá nhân nào được đứng ra tổ

Trang 13

chức thu thuế nếu không được sự ủy quyền của cơ quan thuế Các nghiệp vụ thu thuế vàcác khoản thu khác đối với các đối tượng nộp thuế được chỉ đạo và tổ chức thực hiệnthống nhất trong toàn ngành thuế nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế

và các chế độ thu khác

Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mô hình thống nhất Việc quản lý biênchế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như tiêuchuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế

Cơ quan thuế địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của Bộ trưởng Bộ tài chính vàChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nằmtrong hệ thống các cơ quan Nhà nước, có tư cách pháp nhân

2.2.2 Tổ chức bộ máy Quản lý thuế

Bộ máy quản lý thu thuế hiện hành bao gồm hệ thống thu thuế nội địa và hệ thốngthuế thu từ xuất nhập khẩu Việc thu thuế nội địa do tổng cục thuế tiến hành và thu thuếxuất nhập khẩu do tổng cục hải quan phụ trách Cả hai cơ quan này đều đặt dưới sự chủquản của Bộ Tài chính

Hình 1: Tổ chức bộ máy quản lý thuế

Bộ Tài chính

Chính phủ

Trang 14

2.2.3 Phân cấp quản lý thuế

2.2.3.1 Ðối với cơ quan quản lý thuế nội địa:

Tổng cục Thuế được tổ chức quản lý tập trung, thống nhất thành hệ thống ngành dọc

từ TW đến địa phương, theo đơn vị hành chính Ở Trung ương có tổng cục Thuế; ở tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thuế trực thuộc tổng cục Thuế; ở quận, huyện,thị xã có Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế

Trách nhiệm và quyền hạn:

- Trình Bộ Tài chính xây dựng chiến lược, tham gia xây dựng văn bản pháp quy, dựtoán thu thuế hàng năm;

-Quản lý thuế, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế;

-Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, hỗ trợ người nộp thuế;

-Tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký, cấp mã số thuế, kê khai, tínhnộp, hoàn, miễn, giảm, xoá nợ tiền thuế;

- Thanh tra kiểm tra người nộp thuế cũng như việc chấp hành công vụ của cơquan,công chức thuế;

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; -Ấn định, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu, cưỡng chế thuế

-Đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo trên cácphương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm;

-Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức, viên chức thuế theo quy định

b, Các cục thuế địa phương.

Trang 15

Cục thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế được tổ chức tại tất cả các tỉnh, thànhphố, đặc khu trực thuộc Trung ương Cơ cấu bộ máy Của cục thuế bao gồm một số phòngchức năng và một số phòng nghiệp vụ, phòng thu thuế được tổ chức theo đối tượng thuthuế.

Cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau: Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổchức thi hành các Luật thuế; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu trong toàn địabàn và từng Chi cục thuế trực thuộc; hướng dẫn kiểm tra các Chi cục thực hiện các nghiệp

vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu khácđối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế;

- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảmthuế, nộp thuế, quyết toán thuế;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan;

- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửađổi, bổ sung;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp trên miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khaithuế, thời hạn nộp thuế, truy thu thuế, xoá nợ thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quyđịnh…

c, Các Chi cục thuế.

Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế, được tổ chức tại tất cả các quận, huyện

Cơ cấu bộ máy Chi cục thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trựctiếp quản lý việc thu thuế

Chi cục thuế có nhiệm vu, quyền hạn sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạchthu chi tiết đối với từng Luật thuế phát sinh trên địa bàn Huyện; tổ chức thực hiện cácnghiệp vụ quản lý các đối tượng nộp thuế; đôn đốc, kiểm tra các đối tượng nộp thuế trongviệc chấp hành Luật thuế

Trang 16

Từng cơ quan thuế thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình sẽ tạo nên sự phối hợp đồng

bộ trong việc thực hiện mục tiêu hoàn thành kế hoạch thu của Nhà nước Nhưng để thựchiện nhiệm vụ được giao, pháp luật thuế có quy định cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ thuthuế có một số quyền hạn nhất định

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của LuậtQuản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể liên quan đến tổ chức thực hiện quản lý và thu thuế trên địa bàn quận,huyện

2.1.3.2 Ðối với cơ quan quản lý thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu:

Cơ quan Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đốivới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, qúa cảnh, mượn đường ViệtNam; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền ViệtNam qua biên giới Các hàng hóa, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam, bưu kiện, bưu phẩm,các đồ vật và tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam đều chịu sự quản

lý Nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật

- Các chi cục Hải quan: Hải quan cửa khẩu, Ðội kiểm soát hải quan

b, Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan:

- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan theoquy định của pháp luật

- Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm quy định thủ tục khai báo, kiểm hóa, tính thuế,nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức thực hiện việc thu thuế thốngnhất trong toàn ngành Hải quan Hải quan tỉnh, thành phố và hải quan cửa khẩu có tráchnhiệm thực hiện đúng quy định về thủ tục đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩucung cấp đủ các chứng từ hợp lệ để tính thuế, tính đúng số thuế mà tổ chức, cá nhân phảinộp thuế, đảm bảo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

Ngày đăng: 26/11/2015, 00:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w