Về đối tượng nộp thuế:

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2010 (Trang 25 - 30)

Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế, ở các địa phương trong cả nước, vừa làm thất thu cho Ngân sách nhà nước, vừa không bảo đảm công bằng xã hội.

Một số doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân kinh doanh cố ý, tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng từ ngân sách Nhà nước.

2.4.5 Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020

Ngày 17/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 732/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu của chiến lược cải cách thuế lần này là nhằm xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đồng thời xây dựng công tác quản lý thuế minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; Nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hoá cao.

Về chính sách thuế, mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt tỷ lệ huy động thu ngân sách Nhà nước khoảng 23 - 24% GDP, trong đó, tỷ lệ động viên từ thuế, phí, lệ phí khoảng 22 - 23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm từ 16% - 18%/năm. Ngoài ra, Thuế môn bài sẽ được chuyển thành lệ phí quản lý hoạt động kinh doanh hàng năm.

Giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%. Nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất GTGT (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu).

Đối với các mặt hàng thuộc diện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu, bia, ô tô…sẽ xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế nhằm điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc

tế. Đồng thời, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy; đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế.

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Ban hành mới luật phí, lệ phí thay cho Pháp lệnh phí, lệ phí hiện hành và thuế môn bài sẽ được chuyển thành lệ phí quản lý hoạt động kinh doanh hàng năm.

Về quản lý thuế, mục tiêu phấn đầu đến năm 2020 Việt Nam là một trong 4 nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á có mức độ thuận lợi về thuế (thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế). Trong đó, phấn đấu đạt 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số người nộp thuế hài long với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp…

Đẩy mạnh, thực hiện nghiêm các nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục hành chính thuế. Sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó, nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của người nộp thuế…

Những nội dung cải cách về cả quản lý lẫn chính sách thuế nói trên là rất cần thiết đối với sự phát triển của ngành thuế Việt Nam vốn còn đang gây ra nhiều khó khăn, bức xúc cho Doanh nghiệp và người dân. Trong tương lai, việc thực hiện thành công những nội dung cải cách sẽ góp phần đưa hệ thống thuế trở thành một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước.

2.6 Một số đánh giá và kiến nghị về công tác quản lý thuế tại Việt Nam2.6.1 Đánh giá: 2.6.1 Đánh giá:

Cải cách thuế giai đoạn 2001-2010 là một trong những lĩnh vực ưu tiên của cải cách tài chính công ở Việt Nam. Những biện pháp cải cách thuế nhìn chung đã được diễn ra một cách có hệ thống, mang tính tổng thể. Đồng thời, cải cách thuế ở Việt Nam vẫn đảm bảo tính kế thừa. Việc thực hiện cải cách đã không gây biến động lớn đối với kinh tế-xã hội. Hơn nữa, cải cách thuế ở Việt Nam đã được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của những quốc gia đi trước. Những kinh nghiệm quốc tế, nhất là cải cách thuế ở các nước đang phát triển được xem là những bài học quý giá cần thiết trong quá trình cải cách chính sách thuế và quản lý thuế ở Việt Nam thời gian qua.

- Về hệ thống chính sách thuế

Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống thuế khá hoàn chỉnh với đầy đủ các sắc thuế của một hệ thống thuế hiện đại, phù hợp với xu hướng cải cách chung về thuế của các nước trên thế giới.

Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống chính sách thuế ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập như gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp còn khá lớn, chưa thực sự khuyến khích đầu tư đối với lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu phát triển; phạm vi đối tượng chịu thuế TNCN còn hẹp và hiệu quả thu thuế chưa cao dẫn đến tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân so tổng thu ngân sách còn thấp; mức huy động từ thuế liên quan đến tài sản còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mục tiêu quản lý của Nhà nước; chính sách thuế GTGT vẫn còn phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý… Trong thời gian tới, chính sách thuế vẫn tiếp tục giữ vai trò rất quan trọng vì vậy cần tiếp tục được hoàn thiện để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, nâng cao tính công bằng, hiệu quả, ổn định của hệ thống thuế, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trung và dài hạn.

- Về công tác quản lý thuế

Thông qua cải cách thuế, công tác quản lý thuế từng bước được hiện đại hóa toàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy cơ quan thuế. Với việc ban hành và triển khai áp dụng Luật Quản lý thuế từ 1/7/2007, các thủ tục hành chính thuế, quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc thực thi pháp luật thuế đã được quy định rõ ràng, công khai, minh bạch hơn so với trước. Phương pháp quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan thuế thực hiện quản lý theo chức năng đã góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật thiế của người nộp thuế.

Tuy nhiên, do thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật và tính phức tạp trong các thủ tục hành chính nên công tác quản lý thuế vẫn còn nhiều thách thức. Hiện nay, các hành vi trốn thuế, gian lận thuế còn khá phổ biến. Các hình thức thanh toán tiền mặt vẫn nhiều (do cơ sở hạ tầng của hệ thống ngân hàng chưa phát triển đồng bộ và do thói quen của người dân) nên công tác quản lý thuế còn gặp nhiều khó khăn. Đây là những thách thức rất lớn đối với công cuộc cải cách công tác quản lý thu thuế trong thời gian tới.

2.6.2 Kiến nghị đối với công tác quản lý thuế:

Thực tế cho thấy, giai đoạn cải cách thuế bước 3 (2001 – 2010) mặc dù đã có những bước tiến và thành công đáng kể, tuy nhiên, với những hạn chế như đã nêu ở phần trên, các mục tiêu đề ra vẫn chưa được hoàn thành một cách triệt để. Hơn nữa, các định hướng cho các chiến lược cải cách thuế trong giai đoạn này vẫn còn nguyên giá trị và phù hợp

với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, trong giai đoạn từ 2010 – 2020, các chiến lược cải cách thuế trong giai đoạn trước vẫn nên được tiếp tục thực hiện nhằm có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra này. Cụ thể, các định hướng và những việc cần làm đối với chiến lược cải cách thuế cho giai đoạn này như sau:

Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện VN hội nhập vào khu vực và thế giới. Thực hiện cải cách thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, minh bạch, trung lập, không phân biệt các thành phần kinh tế đồng thời tháo dỡ dần chính sách bảo hộ bằng việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu. Chính sách thuế cần được điều chỉnh cho hợp lý hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tích tụ vốn và đầu tư thay đổi công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu nội địa cho NSNN .

Hệ thống thuế phải đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Các quy định của luật thuế cần đơn giản, rõ ràng phù hợp với trình độ của bộ máy quản lý thuế cũng như người nộp thuế, đảm bảo tính dễ hiểu, dễ chấp hành và dễ kiểm tra. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập, hệ thống thuế VN phải có sự tương đồng với quốc tế về một số loại thuế có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế.

Không ngừng hoàn thiện cơ chế hành thu, tạo ra sự chuyển biến về chất trong chính sách thuế và tương đồng với khu vực về trình độ quản lý. Từng bước hiện đại hóa công nghệ quản lý thuế, qua đó xác lập hệ thống dữ liệu về thuế liên tục, chính xác, kịp thời. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, đẩy mạnh khai thuế điện tử, tạo điều kiện tối đa cho đối tượng nộp thuế ứng dụng tin học vào công tác thuế.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thuế có phẩm chất chính trị tốt , có đạo đức nghề nghiệp cao, có kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp quản lý thuế hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách thuế hệ thống theo hướng hiện đại hóa , đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức. Tiêu chuẩn hóa cán bộ thuế gắn liền với chế thưởng phạt nghiêm minh. Cải cách hành chính Thuế: Yêu cầu quan trọng nhất của một nỗ lực cải cách là tính công khai thông tin và minh bạch trong giải quyết. Lúc đó, cả DN và cán bộ thừa hành sẽ giám sát lẫn nhau để không bên nào làm sai quy trình. Khắc phục những tồn tại của Luật thuế GTGT hiện hành, làm cho Luật thuế GTGT phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội và định hướng của Nhà nước về phát triển kinh tế trong thời kỳ tới

KẾT LUẬN

Quản lý thuế là một hoạt động quan trọng, đem lại phần lớn nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đây là một công việc phức tạp, yêu cầu trình độ chuyên môn và rủi ro đạo đức cao. Nghiên cứu quản lý thuế trong nền kinh tế Việt Nam giúp ta hiểu sâu hơn về hệ thống thuế, những điểm được và những điểm khó khăn cần tháo gỡ. Qua hơn 20 năm đổi mới cải cách, hệ thống thuế Việt Nam đã trở nên tương đối hoàn thiện với đầy đủ các sắc thuế hiện đại, bao quát được hầu hết các nguồn thu. Nhìn lại quá trình cải cách thuế ở Việt Nam có thể khẳng định rằng, cải cách chính sách thuế được thực hiện đồng bộ với quá trình cải cách quản lý thuế đã phát huy và góp phần quan trọng vào việc tăng cường vai trò cũng như hiệu lực quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước. Việc thực hiện cải cách hệ thống chính sách thuế gắn với cải cách công tác quản lý thuế được xem là một khâu đột phá trong cải cách quản lý hành chính ở Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên cùng với đó vẫn tồn tại bất cập trong công tác quản lý thuế về luật pháp, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính về thuế vẫn rườm rà gây khó khăn đối với người nộp thuế, hiện tượng gian lận thuế, trốn thuế vẫn phổ biến và ngày càng tinh vi. Để quản lý tốt hơn đòi hỏi ngành thuế cần tiếp tục nỗ lực hoàn thiện về luật thuế, bộ máy tổ chức và điều hành.

Hoạt động quản lý thuế vốn rất rộng và phức tạp, do thời gian tìm hiểu nghiên cứu và hiểu biết chưa sâu sắc, đề tài này mới chỉ dừng ở một số kiến thức ban đầu mà chưa tìm hiểu sâu về quản lý thuế, qua đó giới thiệu sơ bộ về công tác tổ chức, hoạt động vai trò của hệ thống quản lý thuế ở Việt Nam, về mặt thuận lợi và hạn chế của công tác quản lý thuế và đề xuất một số ý kiến tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu còn có thể nhiều sai sót, mong rằng có thể nhận được sự nhận xét góp ý và bổ sung của cô.

Em xin chân thành cám ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

biên), 2002, Nhà xuất bản Thống kê

2. Công trình “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương

3. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 do Quốc hội khoá XI ban hành ngày 29/11/22006

4. Nghị định số 85/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

5. Thông tư số 60/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 14/6/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

6. Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.

7. Quyết định số 732/2011/QĐ-TTg ngày 17/05/2011của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.

8. Quyết định số 108/QĐ- BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.

9. Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vu, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.

10.Trang web của Bộ Tài Chính www.mof.gov.vn 11.Trang web của Tổng cục Thuế www.gdt.gov.vn 12.Trang web của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Quản lý thuế trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2010 (Trang 25 - 30)