Khái niệm mô hình tăng trưởng kinh tế Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chún
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN 1:
MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2001-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2011-2020
NHÓM 5
Nguyễn Thị Hoa Vũ Đắc Cường
Nông Thị Phương Trần Quốc Hưng
Nguyễn Khánh Ly Chu Hoài Sơn
Trang 2Chương 1: Tổng quan về mô hình tăng trưởng kinh tế.
1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế, xét
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)
1.1.1 Bản chất của tăng trưởng kinh tế
Bản chất của tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về lượng của nền
kinh tế Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vữnghay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao Theo khía cạnh này,điều được nhấn mạng nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêuquy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người Hơn thế nữa, quá trình ấyphải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ vàvốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý
1.1.2 Thước đo tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối,tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trongmột giai đoạn
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳcần so sánh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy
mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế
kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
Trang 31.2 Một số Khái niệm và định nghĩa
1.2.1 Khái niệm mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất
về tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng.Mục đích của các mô hình này là mô tả phương thức vận động của nền kinh tếthong qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình tăngtrưởng sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết Những diễn đạt này cóthể dưới dạng lời văn, sơ đồ hoặc toán học
Ngay từ khi mới ra đời, các mô hình tăng trưởng kinh tế đã trở thànhcông cụ hữu ích, giúp các nhà kinh tế mô tả và lượng hoá tăng trưởng của nềnkinh tế một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn Cho đến nay, cùng với sự phát triểncủa lịch sử kinh tế học, các mô hình tăng trưởng đã chiếm một vị trí quan trọngtrong các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về tăng trưởng kinh tế ở mỗiquốc gia Theo dòng thời gian, các lý thuyết và mô hình tăng trưởng được sắpxếp thành:
1 Lý thuyết tăng trưởng cổ điển (thế kỷ XVIII)
2 Lý thuyết tăng trưởng của Karl Marx (thế kỷ XIX)
3 Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes (đầu thế kỷ XX)
4 Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển (giữa thế kỷ XX)
5 Mô hình tăng trưởng nội sinh (cuối thế kỷ XX)
Một cách tóm lược, có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế đã từng là trungtâm chú ý của các nhà kinh tế chính trị cổ điển từ Adam Smith tới DavidRicardo và Karl Marx, nhưng rồi rơi vào quên lãng trong suốt thời kỳ “cáchmạng cận biên” (marginal revolution)
Với nỗ lực tổng quát hoá nguyên lý của Keynes về cầu hiệu quả trongngắn hạn, Roy Harrod và Evsey Domar đã tái tạo lại mối quan tâm về lý thuyếttăng trưởng Sau những nghiên cứu của Robert Solow và Trevor Swan vào giữanhững năm 1950, lý thuyết tăng trưởng đã thực sự trở thành một trong nhữngchủ đề trọng tâm của giới kinh tế học cho đến đầu những năm 1970 Và vàocuối những năm 1980, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã làm tái sinh lĩnh vựcnày sau một thập kỷ ngủ quên
Trang 41.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế.
1.2.2.1 Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Điểm xuất phát của mô hình
Adam Smith được coi là người khai sinh của khoa học kinh tế, với tác phẩm
“Của cải của các nước” Ông trình bày nhửng nội dung cơ bản:Học thuyết về “giá trị lao động”: Lao động chứ không phải đất đai, tiền bạc lànguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước
Học thuyết “Bàn tay vô hình” của thị trường sẽ đưa mọi người đến những cáitốt đẹp
Về vai trò của chính phủ ông viết: “Hãy để mặc tất cả, hãy để mọi sự việcxảy ra Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt độngmột cách gần như kỳ diệu Không ai cần kế hoach, không cần quy tắc, thịtrường sẽ giải quyết tất cả…”
Các yếu tố tăng trưởng kinh tế
+ Đất đai (R)
+ Vốn ( K-Capital)
+ Lao động (L-Labor)
Y = f (R, K, L)Đất đai là yếu tố quan trọng nhất đồng thời là yếu tố giới hạn của sự tăng trưởng
Phân chia xã hội thành 3 nhóm người: địa chủ, tư bản và công nhân Sựphân phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đốivới các yếu tố sản xuất Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhậnlợi nhuận, công nhân có sức lao động thì nhận tiền công Cách phân phối nàyđược họ cho là hợp lý
Vậy, thu nhập xã hội=địa tô+lợi nhuận+tiền công
Trong 3 nhóm người này, thì nhà tư bản giữ vai trò quan trọng trong cảsản xuất, tích luỹ và phân phối Họ đứng ra tổ chức sản xuất, giành lại một phầnlợi nhuận để tích luỹ và chủ động trong quá trình phân phối
Trang 5Các nhà kinh tế học cổ điển còn cho rằng, hoạt động của các chủ thể kinh
tế bị chi phối bởi bàn tay vô hình-cơ chế thị trường, phủ nhận vai trò của nhànước, cho rằng đây là cản trở cho phát triển kinh tế
1.2.2.2 Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế
Nhấn mạnh vai trò của tổng cầu trong xác định sản lượng của nền kinh tế:sau khi phân tích các xu hướng biến đổi của tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, và ảnhhưởng của chúng đến tổng cầu , khẳng định cần thực hiện nhiều biện pháp đểnâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội
Nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh
tế Những chính sách làm tăng tiêu dùng: tác động vào tổng cầu nhưu: sử dụngngân sách nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhànước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp, giảm lãi suất ngân hàng để khuyếnkhích đầu tư, đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế, công trái nhà nước để bổsung ngân sách, tăng đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng và một
số biện pháp hỗ trợ khác khi đầu tư tư nhân giảm sút
Phát triển tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 của thế kỉ 20, hai nhàkinh tế học là Harod nguời Anh và Domar người Mĩ đưa ra mô hình xem xétmối quan hệ tăng trưởng với các nhu cầu về vốn g=s/k=i/k
Trong đó:
G: tốc độ tăng trưởng
S: tỉ lệ tiết kiệm
I: tỉ lệ đầu tư
k: hệ số ICOR: hệ số gia tăng tư bản - đầu ra
Hệ số ICOR phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản
xuất của đầu tư (để tăng 1 đồng tổng sản phẩm cần k đồng vốn)
1.2.2.3 Mô hình tăng trưởng nội sinh
Xuất phát điểm
+ Chia vốn thành hai loại: vốn vật chất và vốn tinh thần
+ Khẳng định vai trò của chính phủ trong tăng trưởng dài hạn
Trang 6 Sản xuất 2 khu vực: Hàng hóa và kiến thức
Y= F(K,L,E)
Vốn nhân lực quyết định tới tăng trưởng kinh tế.
Tăng cường vai trò nhà nước thông qua các chính sách tác động trực tiếp đếnyếu tố năng suất tổng hợp
Đánh giá quá cao vai trò của vốn con người, theo nghĩa nó chính là nguồngốc về sự chênh lệch thu nhập của các quốc gia, cả trong ngắn hạn và dài hạn.Một số đề xuất chính sách của mô hình vốn nhân lực còn tỏ ra mang nặngtính chủ quan
1.3 Mô hình tăng trưởng của một số nước và bài học kinh nghiệm cho ViệtNam
1.3.1 Mô hình tăng trưởng của Hàn Quốc
Hướng tới xuất khẩu để tăng năng suất
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, các nước công nghiệp mới (NICs)nổi lên như “những con rồng châu Á”, mà Hàn Quốc là điển hình của hiệntượng này
Sau gần một thập kỷ khắc phục hậu quả chiến tranh, kinh tế Hàn Quốcbắt đầu hồi phục và cất cánh trong những năm 1962-1971 Nhưng phải từ thập
kỷ tiếp theo, Hàn Quốc mới thực sự bứt lên với chính sách đẩy mạnh đầu tư,phát triển công nghiệp Chính sách tự do hóa nền kinh tế, xây dựng quy hoạchphát triển, hỗ trợ đầu tư có chọn lọc doanh nghiệp lớn làm đầu tàu cho phát triển
đã phát huy hiệu quả tích cực
Kết quả là, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc trong thập kỷ 70, 80 đã đạt8%/năm Ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính khu vực cuối thập kỷ 90,đất nước này vẫn giữ được đà tăng trưởng
Để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất laođộng, phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, Chính phủ Hàn Quốc đặcbiệt quan tâm đến đầu tư cho vốn con người Khoa học - công nghệ và nguồnnhân lực chất lượng cao được coi là động lực và chìa khóa của sự phát triển
Trang 7Mô hình tăng trưởng của Hàn Quốc được coi là thành công, nhưng cũng không tránh khỏi một số hạn chế:
Việc duy trì đầu tư cao, kéo dài dẫn đến nguy cơ nợ nần Chính sách quátập trung vào các tổ hợp tập đoàn kinh tế (chaebol), mặc dù phát huy hiệu quảtích cực cho tăng trưởng, nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ cho độc quyền, thamnhũng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những giai đoạn nhất định tạo ra sự cáchbiệt nông thôn - thành thị, nếu thiếu sự quan tâm đối với phát triển nông nghiệp,nông thôn Mất cân đối ở một số chỉ tiêu vĩ mô trong giai đoạn khủng hoảngcũng là vấn đề mà Chính phủ Hàn Quốc đã phải giải quyết
Năm 2011, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệplớn, chú trọng phát triển kinh tế tri thức và đặc biệt là lựa chọn 17 ngành côngnghiệp làm động lực tăng trưởng cho tương lai
1.3.2 Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc
Tập trung cho các cực phát triển
Trung Quốc là đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam khichuyển đổi mô hình tăng trưởng
Với chiến lược cải cách, mở cửa được thông qua vào cuối năm 1978,Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển cao và ổn định Trong 30 năm, TrungQuốc đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao ấn tượng với mức tăng bình quân9,8%/năm Quá trình “đuổi, kịp, vượt” đã biến Trung Quốc thành “công xưởngcủa thế giới”, đưa nền kinh tế Trung Quốc từ hàng thứ 19 vào năm 1978 lên quy
mô thuộc tốp 3 thế giới hiện nay
Trong quá trình phát triển nhanh, Trung Quốc cũng gặp phải những vấn
đề của tăng trưởng nóng Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP cao và kéo dài trong nhiều năm
là nguyên nhân của lạm phát cao, mức tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượnglớn, tài nguyên bị khai thác, môi trường bị hủy hoại
Để khắc phục, ngay từ năm 1996, khống chế tăng trưởng quá nóng đượcđặt ra Yêu cầu về chia sẻ lợi ích tăng trưởng cho đại bộ phận người dân và bảo
vệ môi trường càng trở nên cấp thiết để phát triển bền vững Chương trình xâydựng nông thôn mới, được thông qua năm 2006, với quan điểm tập trung nguồnlực cho nông thôn; đồng thời, phương châm xây dựng xã hội hài hòa đã đượcthể hiện rõ trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, là những điều chỉnh thích hợptrong chính sách phát triển của Trung Quốc
Trang 81.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, các nước chuyển đổi thành công đều nhận thức đúng về sự cần
thiết chuyển đổi và có cách tiếp cận hợp lý về cải cách và mở cửa, đặc biệt làvai trò của Chính phủ trong các quyết sách này
Với Trung Quốc, đó là khung thể chế thị trường được thiết lập và việc thí điểm,tổng kết, nhân rộng mô hình các đặc khu kinh tế là kinh nghiệm quý mà ViệtNam có thể học tập
Thứ hai, áp dụng chính sách phát triển có lựa chọn có vai trò quan trọng
giúp các nước vượt qua khó khăn và phát triển lên mức cao hơn
Ở Hàn Quốc, đó là chính sách tập trung phát triển các tổ hợp công nghiệp, cácngành đầu tàu, mũi nhọn, kỹ thuật cao Ở Trung Quốc, là chiến lược đối với cáccực phát triển, áp dụng mô hình đặc khu kinh tế
Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ việc tập trung cho chaebol của Hàn Quốc, đối vớitập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, cơ chế xác lập đại diện chủ sở hữu, năng lựcquản trị, kiểm tra, giám sát cần được đặc biệt lưu ý để tránh độc quyền, thamnhũng, lãng phí, để tập đoàn thực hiện được vai trò chủ đạo
Thứ ba, việc điều chỉnh chính sách để đầu tư nhiều hơn vào con người,
phát triển khoa học - công nghệ, đầu tư tăng thêm cho bảo vệ môi trường, xử lýhài hòa mối quan hệ giữa các khu vực là những điều kiện cần cho phát triển bềnvững
Thứ tư, các nước thành công trong hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư
nước ngoài đều chú trọng vấn đề tận dụng cơ hội này để nâng cao hiệu quả đầu
tư, chuyển giao công nghệ và kỹ năng của người lao động
Thứ năm, tăng trưởng cần đi đôi với giải quyết các vấn đề về xã hội và
môi trường
Thứ sáu, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp là
điều kiện cần để chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng Ở đâu Chính phủkiên quyết thực hiện cải cách hành chính, tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu lựcthực thi pháp luật, bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, thì ở đó,công cuộc cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế mới có hiệu quả
Trang 9Chương 2: Thực trạng về mô hình tăng trưởng kinh tế của VN
giai đoạn 2001-2010
2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam giai đoạn 2001 –2010
2.1.1 Quy mô, tốc độ
Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao và ổn định trong nhiều năm
Nếu không kể 3 năm cuối do ảnh hưởng đáng kể của khủng hoảng kinh tếtoàn cầu, nhìn chung, chúng ta đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh (từ 7%trở lên) Việt Nam đã nằm trong danh sách các nước châu Á tăng trưởng nhanhnhất
Trong mười năm 2001-2010, hàng năm nền kinh tế nước ta đều đạt tốc độtăng trưởng tương đối khá (Năm 2001 tăng 6,89%; 2002 tăng 7,08%; 2003 tăng7,34%; 2004 tăng 7,79%; 2005 tăng 8,44%; 2006 tăng 8,23%; 2007 tăng 8,46%;
2008 tăng 6,31%; 2009 tăng 5,32% và năm 2010 tăng 6,78%)
Trang 10Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng như trên nên tổng sản phẩm trong nước(tính theo giá so sánh năm 1994) năm 2010 đã gấp gần 2,02 lần năm 2000 Nếutính bằng đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân hàng năm thì tổng sảnphẩm trong nước (GDP) đã tăng từ gần 31,2 tỷ USD năm 2000 lên trên 100,8 tỷUSD năm 2010, tức là gấp 3,23 lần Tổng thu nhập quốc gia (GNI) của nước tanăm 2000 mới đạt 30,8 tỷ USD với mức bình quân đầu người 396 USD; năm
2007 đạt 68,8 tỷ USD với 817 USD/người, nhưng đến năm 2008 đã tăng lên,đạt 86,7 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1018 USD; năm 2009 đạt 88,3 tỷUSD, bình quân đầu người đạt 1026,8 USD và ước tính năm 2010 đạt 96,8 tỷUSD, bình quân đầu người đạt 1113,6 USD
Theo phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới về thu nhập tính theo tổngthu nhập quốc gia (GNI), từ năm 2008 nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùnglãnh thổ thu nhập thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trungbình thấp Trong số những nước kém phát triển (LDCs) Liên hợp quốc công bốnhững năm gần đây, nước ta cũng không có tên trong danh sách nhóm này
Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước ta
hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới
Những năm 2001-2010 chúng ta đã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tế đốingoại trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: hợp tác song phương và đa phương; mởrộng quan hệ thương mại, thu hút vốn đầu tư, xuất khẩu lao động, tiếp nhận Ngày 04/01/1995 tổ chức Thương mại quốc tế chấp nhận đơn xin gia nhậpcủa nước ta; sau nhiều năm kiên trì đàm phán, tiến hành các thủ tục và xúc tiếncác hoạt động song phương và đa phương, ngày 01/11/2007 nước ta đã trởthành thành viên thứ 150 của WTO Việc chính thức gia nhập WTOnói riêng và những kết quả đạt được trong các hoạt động kinh tế đối ngoạinhững năm 2001-2010 nói chung đã đưa nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càngđầy đủ với nền kinh tế khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế của ViệtNam trên trường quốc tế; đồng thời tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnhhợp tác kinh tế và thu hút các nguồn lực bên ngoài phát triển kinh tế-xã hội đấtnước
Kết quả cụ thể của việc tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại trong nhữngnăm 2001-2010 được thể hiện trước hết ở hoạt động xuất nhập khẩu Tổng mứclưu chuyển hàng hóa ngoại thương năm 2010 ước tính đạt gần 157 tỷ USD, gấptrên 5,2 lần năm 2000, trong đó xuất khẩu đạt 72,2 tỷ USD, gấp trên 5 lần; nhậpkhẩu 84,8 tỷ USD, gấp gần 5,4 lần, trong những năm 2001-2010, bình quân
Trang 11mỗi năm tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương tăng 18%, trong đó xuấtkhẩu tăng 17,4%; nhập khẩu tăng 18,4%
Tính chung, tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương thực hiện trongmười năm 2001-2010 đạt 864,2 tỷ USD, gấp gần 5,7 lần mười năm 1991-2000,trong đó xuất khẩu 391, 1 tỷ USD, gấp 5,7 lần; nhập khẩu 473,1 tỷ USD,gấp trên 5,6 lần Tỷ lệ tổng kim ngạch hàng hóa ngoại thương so với GDPkhông ngừng tăng lên qua các năm, từ 96,6% năm 2000 tăng lên đạt 130,8%năm 2005 và 154,5% năm 2010, phản ánh nền kinh tế nước ta có độ mở ngàycàng cao
Kết quả quan trọng khác trong hoạt động kinh tế đối ngoại là thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) Trong mười năm 2001-2010 nước ta đã cấp 10468 giấp phép cho cácnhà đầu tư nước ngoài, gấp gần 3,3 lần số giấy phép đầu tư cấp trong mười năm1991-2000 Tổng số vốn đăng ký trong các giấp phép đầu tư được cấp và số vốn
bổ sung cho các giấy phép đã cấp trước đạt trên 168,8 tỷ USD, gấp trên 3,8 lần
số vốn đăng ký những năm 1991-2000 Tổng số vốn thực hiện mười năm
2001-2010 đạt gần 58,5 tỷ USD, gấp 3 lần, mười năm trước đó
2.1.2 Tăng trưởng từng nhóm ngành
- Ngành CN luôn đóng góp vào tăng trưởng nhiều nhất Trừ 2 năm chịuảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành CN luôn đạt tốc độ tăngtrưởng hai con số và đóng góp vào tăng trưởng toàn nền kinh tế xấp xỉ 50%
- Đóng góp vào tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ đang có xuhướng tăng lên So với thời điểm xuất phát (2001) thì tăng trưởng ngành thươngmại – dịch vụ, tốc độ tăng trưởng thương mại – dịch vụ có xu hướng tăng, từchỗ thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân (giai đoạn 2001-2005), đến duy trìđược tốc độ tăng trưởng cao hơn ở giai đoạn sau, kể cả thời điểm suy giảm tăngtrưởng Kết quả là đóng góp của ngành thương mại – dịch vụ vào tăng trưởng
có xu hưởng tích cực hơn Nếu không kể 2 năm do ảnh hưởng của suy thoáikinh tế toàn cầu, ngành CN bị suy giảm tăng trưởng nặng thì ngành thương mại– dịch vụ cũng đã đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng kinh tế chung
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản những năm 2001-2010 tiếptục tăng trưởng ổn định, cung cấp nhiều sản phẩm với chất lượng được nângcao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng trong nước vàxuất khẩu Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh
Trang 121994) năm 2010 ước tính đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 66,4% so với năm
2000 Tính ra, trong mười năm 2001- 2010, bình quân mỗi năm giá trị sảnxuất khu vực này tăng 5,2%
2.2 Phân tích tăng trưởng kinh tế gắn với yếu tố chất lượng
2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu nhóm ngành kinh tế
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chậm dần và nhìn chung chỉ diễn ra ở 5năm đầu (2001-2005) Do vậy, tính chung mười năm 2001-2010, cơ cấu kinh tếngành không duy trì được xu hướng chuyển dịch của những năm 1991-2000.Năm 2001 là năm đầu thực hiện Chiến lược kinh tế - xã hội mười năm 2001-
2010, cơ cấu ba khu vực kinh tế chiếm trong GDP lần lượt là: 23,3%; 38,1%
và 38,6%, nhưng sau 10 năm triển khai Chiến lược, đến năm 2010, khuvực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm tỷ trọng 20,6% GDP (chỉgiảm 2,7% so với tỷ trọng 23,3% năm 2001); khu vực công nghiệp và xây dựngchiếm 41,1% GDP (chỉ tăng 3,0% so với tỷ trọng 38,1% năm 2001; nếu loại trừngành khai thác mỏ ra khỏi khu vực công nghiệp và xây dựng theo cách phânchia đang được nhiều nước áp dụng thì đến nay tỷ trọng khu vực côngnghiệp và xây dựng của nước ta còn thấp hơn nhiều, mới chiếm trên dưới30%); khu vực dịch vụ gần như giữ nguyên với mức 38,3% so với tỷ trọng38,6% năm 2001
Có thể nói, cho tới nay cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế nước ta vẫn lạchậu, chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với đặc trưng tỷ trọng cao của khuvực sản xuất vật chất nói chung và của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sảnnói riêng Cơ cấu ngành của nền kinh tế nước ta hiện chỉ tương ứng với cơ cấungành của một số nước trong khu vực những năm 80 của thế kỷ trước
Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 (Đổi Mới) gồm 3 thànhphần chính là thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế ngoài nhà nước
và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó thành phần kinh tế nhànước đóng vai trò chủ đạo
Trong những năm vừa qua, cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển biến tíchcực hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn đổimới: giảm tỷ trọng thành phần kinh tế nhà nước, tăng tỷ trọng thành phần kinh