1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm về một số các biện pháp khắc phục lỗi chính tả do phát âm sai

40 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 306,5 KB

Nội dung

Tìm hiểu chương trình và thực trạng dạy học ngữ văn địa phương ở các tiết rèn luyện chính tả ở khối lớp 7 trường TH THCS Cam Lập. Khảo sát những lỗi sai chính tả thường mắc phải, nguyên nhân sai chính tả. Đề xuất những phương pháp nhằm góp phần khắc phục lỗi chính tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 và nâng cao chất lượng dạy học ở trường TH THCS Cam Lập. Giúp các giáo viên văn trường TH THCS Cam Lập có nguồn tư liệu để tham khảo, tự tin dạy các tiết học chính tả từ địa phương.

Trang 1

từ toàn dân Nhằm để giúp học sinh có những định hướng đúng về chính âm,khắc phục các lỗi sai chính tả trong quá trình tạo lập văn bản và giao tiếp Với lí

do trên, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp khắc phục lỗi chính

tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH& THCS Cam Lập” với mong muốn được góp phần làm sáng tỏ những định hướng dạy

và để học sinh có thể khắc phục lỗi chính tả

1.2 Lí do chủ quan:

Nghiên cứu đề tài này tôi muốn gắn kết giữa lý luận và việc vận dụng chúngvào thực tiễn giảng dạy trong việc khắc phục lỗi chính tả trong chương trìnhNgữ văn địa phương ở trường THCS hiện nay Từ đó khẳng định vai trò của

việc rèn luyện và khắc phục lỗi chính tả trong chương trình Ngữ văn địa

phương cho học sinh THCS là một việc làm cần thiết và quan trọng Dựa trênnền tảng kế thừa những kết quả của các thế hệ đi trước, tôi mong muốn đượctiếp tục tìm hiểu về việc dạy và học nội dung này, đồng thời đề tài này sẽ làm tư

liệu thiết thực phục vụ cho công tác giảng dạy trong chương trình Ngữ văn địa

phương của tôi tại trường TH&THCS Cam Lập

Mặt khác, là một giáo viên đang tham gia giảng dạy với vốn kiến thức nhấtđịnh của mình trong quá trình học tập và rèn luyện, cùng với kinh nghiệm trảiqua trong quá trình công tác đứng lớp Tôi làm đề tài này chỉ mong muốn được

Trang 2

góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu tạođiều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy.

2 Mục đích nghiên cứu:

- Tìm hiểu chương trình và thực trạng dạy học ngữ văn địa phương ở các tiết rèn luyện chính tả ở khối lớp 7 trường TH& THCS Cam Lập

- Khảo sát những lỗi sai chính tả thường mắc phải, nguyên nhân sai chính tả

- Đề xuất những phương pháp nhằm góp phần khắc phục lỗi chính tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 và nâng cao chất lượng dạy học

ở trường TH& THCS Cam Lập

- Giúp các giáo viên văn trường TH& THCS Cam Lập có nguồn tư liệu để thamkhảo, tự tin dạy các tiết học chính tả từ địa phương

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng: Việc dạy học rèn lỗi chính tả trong chương trình Ngữ văn địa

phương THCS, học sinh THCS cụ thể là khối 7 trường TH&THCS Cam Lập

4 Giả thuyết khoa học:

- Việc học sinh khối lớp 7 ở trường TH&THCS Cam Lập viết sai lỗi chính

tả còn nhiều Nếu việc tìm hiểu nguyên nhân về các lỗi chính tả của học sinh thường mắc phải được chú trọng và vận dụng các nguyên tắc, biện pháp

nghiên cứu được áp dụng thì sẽ giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 và nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ Văn địa phương trường TH& THCS Cam Lập để từ đó kết quả học tập của các em sẽ đạt cao hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trong sách giáo

khoa, trong đó chú trọng đến vấn đề dạy học chính tả từ địa phương Từ đó bản thân và đồng nghiệp có được những kinh nghiệm trong giảng dạy

chương trình Ngữ văn địa phương để giúp học sinh khắc phục các lỗi chính

Trang 3

tả trong qúa trình giao tiếp và tạo lập văn bản.

- Đề xuất phương pháp dạy học chính tả từ địa phương

6 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp khắc phục lỗi chính

tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH& THCS Cam Lập

- Thời gian nghiên cứu: 7 tháng

- Thời gian bắt đầu: 23/09/2014

- Thời gian kết thúc: 17/03/2015

7 Phương pháp nghiên cứu:

Qua một thời gian công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở khối lớp 7, tôi nhậnthấy được những mặt tồn tại của học sinh khi viết chính tả là: chữ viết khôngcẩn thận, sai rất nhiều lỗi chính tả, những chữ rất đơn giản và gặp thường xuyên

mà có em vẫn viết sai các tiếng có âm đầu tr/ch; s/x;d/gi; th/kh; ng/ngh;g/gh.

Sở dĩ các em thường viết sai là do không nắm vững quy tắc viết chính tả hoặc

do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương Vậy muốn học sinh viết đúngchính tả, trước tiên giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu nghĩa các từ khó,phân tích kĩ những từ học sinh thường viết sai trên lớp, có như thế thì mới khắcphục lỗi chính tả cho các em

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề ra, tôi xây dựngnhóm phương pháp như sau:

- Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: để hoàn thành đề tài này tôi đãđọc lại những tài liệu liên quan, ghi lại những điều cần thiết phục vụ cho đề tài

Vì đây là là một vấn đề mới nên việc tìm các tài liệu tham khảo rất khó khăn vàhạn chế

Trang 4

- Phương pháp trò chuyện: đây là phương pháp tạo ra sự thân thiện, hiểu đượctâm lí của học sinh đối với các tiết học chính tả trong chương trình Ngữ văn địaphương.

- Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: mục đích của phương pháp này là cơ

sở để viết phần lí luận của vấn đề nghiên cứu, đưa ra những khái niệm có liênquan đến đề tài

- Một số phương pháp đặc thù môn học: ngoài những phương pháp trên thì đềtài còn sử dụng một số phương pháp đặc thù của môn học như: phương phápphân tích ngôn ngữ, phương pháp giao tiếp, phương pháp giảng bình nhằmxây dựng các giáo án phục vụ cho đề tài

- Phương pháp điều tra viết

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận về vấn đề giải pháp khắc phục lỗi chính tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH& THCS Cam Lập

1.1 Khái niệm Ngữ văn địa phương và chính tả.

1.1.1 Khái niệm Ngữ văn địa phương

Dựa vào toàn bộ SGK, người viết hiểu Chương trình NVĐP là khái niệmdùng để chỉ một chương trình, nội dung dạy học trong sách giáo khoa Ngữ vănhướng đến những kiến thức về địa phương mà học sinh đang sinh sống bao gồm cả

ba phân môn theo nguyên tắc tích hợp Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn Thông quachương trình Ngữ văn địa phương nhằm giúp các em khắc phục được những biến

Trang 5

thể ngữ âm địa phương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa, văn học của địa phương mà các em đang sinh sống.

Đối với tiếng Việt, chương trình Ngữ văn địa phương còn có những bài học rènluyện chính tả cho học sinh Từ đó, có những định hướng về chính âm- chính tả đểgiúp học sinh khắc phục các lỗi sai chính tả trong quá trình giao tiếp và tạo lập vănbản

và chữ viết tiếng việt tương đối thuận tiện và đơn giản Tuy vậy, cần lưu ý do phát

âm địa phương, “ nói thế nào viết thế ấy” nên cách phát âm thực tế của một vùngmiền nào đó sẽ ảnh hưởng đến việc viết đúng chính tả Nhất là đối với học sinhtrung học cơ sở, các em mắc nhiều lỗi chính tả do phát âm địa phương

2 Thực trạng việc dạy học rèn luyện lỗi chính tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH&THCS Cam Lập.

2.1 Khảo sát việc dạy học rèn luyện chính tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7.

Nội dung chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 được chia đều cả cả ba

phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn theo nguyên tắc tích hợp ngang và dọcvới các kiểu bài dạy cũng đa dạng và phong phú

Đa phần các tiết rèn luyện chính tả từ địa phương thường tập trung một số lỗichính tả mắc phải ở địa phương nơi học sinh, sinh sống Biết sửa được một số lỗichính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương và tránh sai chính tả trong khi nói

và viết

- Đối với phân môn tiếng Việt

Trang 6

Lớp 7: Nội dung chủ yếu là rèn luyện chính tả, giúp học sinh phát hiện và sửa

một số lỗi sai thường gặp trong khi nói và viết, lập sổ tay chính tả Chủ yếu cácdạng bài:

 Đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi: tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n; v/d…

 Đọc và viết đúng các vần: ac, at; ang, an; ươc, ươt; ương, ươn; uôc, uôt; i/iê; o/ô…

- Viết đúng một số phụ âm cuối dễ mắc lỗi: c/t; n/ng…

 Chú ý các thanh hỏi / ngã.

(Tập 2/148)

34 77 Tiếng Việt Rèn luyện chính tả

(phụ âm đầu, vần, thanh điệu; lập sổ tay chính

tả)Trong sách “hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn THCS –tập 1” ghi rõ tiến trình dạy học của những tiết này:

Tìm hiểu chung:

(Bài 17 - tiết 69, lớp 7)

 Tiến trình:

Dựa trên nền tảng từ các tiết NVĐP ở lớp 6, các tiết dạy ở lớp 7 sẽ đi sâu, củng

cố, rèn luyện các lỗi chính tả mà HS thướng mắc phải Trong các văn bản viết cóthể mắc một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương Đối vớingười các vùng miền khác nhau, lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địaphương cũng khác nhau

Trang 7

- Nhớ - viết một đoạn văn bản có độ dài 100 chữ, sau đó đối chiếu với vănbản gốc để nhận ra và sửa lỗi sai chính tả

- Nghe – viết một đoạn văn bản có độ dài 100 chữ, sau đó đối chiếu với vănbản gốc để nhận ra và sửa lỗi sai chính tả

- Điền chữ cái phù hợp vào chỗ trống

- Thêm dấu thanh vào các dấu cụ thể

- Đặt câu phân biệt các tiếng dễ nhầm lẫn

- Điền một tiếng hoặc một từ vào chỗ trống

- Học sinh đọc lại các bài tập làm văn của chính mình, phát hiện và sửa lỗichính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương

+ Ở những tiếng có phụ âm đầu: v/d

Trang 8

- Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống

- Nhìn chung các tiết dạy rèn luyện chính tả trong chương trình Ngữ văn địaphương đã đặt ra trược mục tiêu cần đạt , kiến thức kĩ năng và thái độ cụ thể chotừng tiết dạy và bài tập

- Thêm dấu thanh vào các tiếng cụ thể

- Đặt câu phân biệt các tiếng dễ nhầm lẫn

- Điền một tiếng hoặc một từ vào chỗ trống

cụ thể Chính vì thế tiết học ngữ văn địa phương nói chung và tiết học về chính tảđịa phương nói riêng cũng chỉ là hình thức cho phù hớp với phân phối chươngtrình của Bộ Giáo dục và đào tạo

Nếu đánh giá cụ thể việc rèn luyện chính tả cho học sinh đã được hình thànhngay từ cấp Tiểu học nhưng không phải học sinh nào cũng có thể viết đúng và hiểunhững từ đó Mặc khác, các bài tập của các nhà biên soạn đưa vào trong phầnluyện tập chính tả có tính thực tiễn nhưng vẫn chưa khai thác sâu vào những lỗi đó,vẫn còn rất nhiều từ sai liên quan đến các lỗi sai phụ âm đầu,âm đệm, âm chính,phụ âm cuối vần và thanh điệu Mục tiêu cần đạt có sự tăng cấp ở từng bài dạynhưng nhìn chung vẫn mang tính “hàn lâm” chưa đi sâu vào thực tế địa phương

Cụ thể trong phần các lỗi sai về âm chính (nguyên âm) thì sách giáo khoa chỉ đưa

ra hai lỗi cơ bản đó là i/ iê và o/ ô, nhưng thực tế vẫn có những từ sai không thuộc

về hai lỗi của nguyên âm này, Ví dụ: thân thế => thân thớ, quê hương => quơhương, mê man => mơ man hay chăm sóc => châm sóc, lắm lúc=> lấm lúc… Rõràng các từ trên đã bị nhầm lẫn hay nói cách khác là không phân biệt được âm

Trang 9

chính [ă]-[â], [ê]-[ơ]… và còn rất nhiều từ sai mà trong nội dung bài học trongsách giáo khoa vẫn chưa đề cập đến Điều này có thế được xem là một thiếu sótđang tồn tại trong những tiết học trong chương trình Ngữ văn địa phương hiện nay.

2.2 Khảo sát tài liệu, phương tiện giảng dạy các tiết học rèn luyện lỗi chính

tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH&THCS Cam Lập.

Hầu như các tiết dạy rèn luyện lỗi chính tả trong Ngữ văn địa phương thì các

giáo viên chỉ dựa vào kiến thức và kĩ năng đứng lớp để xây dựng giáo án chonhững tiết học này Một số ít giáo viên cũng đã tham khảo một số tài liệu trước khilên lớp , cụ thể như sau:

Tên sách/ tài liệu/ nguồn:

- Văn học dân gian Khánh Hoà – Trần Việt Kỉnh

- Tài liệu văn thơ viết về địa phương

- Tự sưu tầm, biên soạn

- Tài liều từ sách giáo khoa và sách giáo viên

- Công trình nghiên cứu của cô Trương Thu Hương - CĐSPNT

- Ca dao, dân ca Phú Khánh

- Tìm hiểu thông tin trên mạng

- Tìm tài liệu ở thư viện

- Tìm trong từ điển tiếng Việt

Nhìn lại toàn bộ các tài liệu tham khảo của giáo viên, ta đều nhìn thấy đượccác tài liệu này chỉ phục vụ cho những tiết dạy Ngữ văn địa phương (Văn – Tậplàm văn) Một lần nữa, sự thiếu thốn trong việc tìm kiếm và khai thác tài liệu giảngdạy Ngữ văn địa phương (tiếng Việt) lại được đề cập đến Bản thân các giáo viêntuy có những nỗ lực trong việc tìm kiếm và xử lí tài liệu nhưng do thời gian chuẩn

bị hạn chế, nên việc soạn giáo án chưa kĩ hoặc thiếu sự đầu tư thì hoàn toàn có thếxảy ra

Trang 10

Mặt khác, với những trang web chuyên cung cấp những giáo án trực tuyếncho giáo viên có thể kể đến như violet.com, bachkim.com ,… thì các giáo án vềnhững tiết dạy cũng chỉ mang tính chất đối phó chưa đi sâu vào lỗi chính tả docách phát âm của đặc trưng địa phương.

Một thiếu sót cũng cần phải nói đến đó là chương trình SGK chưa đề cập đến cáclỗi sai chính tả liên quan âm đệm /-w-/ được thể hiện qua hai con chữ “o” và “u”

Âm đệm /-w-/ là âm vị duy nhất Âm đệm khi là âm vi bậc 1 (bậc lớn) nó sẽ đứng

ở vị trí số 2 trong mô hình cấu trúc của âm tiết tiếng Việt Âm đệm khi là âm vịbậc 2 (bậc nhỏ) nó sẽ đứng ở vị trí đầu vần

- Trên chữ viết, âm đệm /-w-/ có hai sự thể hiện, phản ánh hai biến thể rộng và hẹpcủa nó:

- Nó được ghi bằng chữ “0” khi đứng trước các nguyên âm rộng và hơi rộng /a, ă,e/

- Nó được ghi bằng con chữ “u” khi đi sau /k/ và khi đi trước các nguyên âm cònlại

- Âm đệm /-w-/ không xuất hiện sau các phụ âm môi /f/; /m/; /b/; /v/ trừ một số ít

từ phiên âm Bởi vì các phụ âm này là những âm môi vốn mang sắc thái trầm (màchức năng chính của âm đệm là trầm hóa âm sắc các âm tiết)

- Âm đệm /-w-/ không xuất hiện trước các nguyên âm tròn môi như /u/; /o/; /ô/ màchỉ xuất hiện trước các nguyên âm hàng trước hẹp, không tròn môi Âm đệm zêroxuất hiện đều đặn sau các phụ âm trước tất cả các nguyên âm

- Khi đứng sau /k/, /-w-/ được thể hiện sâu hơn và chi phối của /k/ đối với âm đệmrất nhanh Vì vậy, âm đệm nhất loạt được ghi bằng con chữ “u” cho dù bất kì đứngsau nó là nguyên âm rộng hay hẹp

- Trong phương ngữ Nam trung bộ và Nam bộ, một số âm tiết có chứa âm đệmnhưng không có phụ âm đầu thì được phát ra thành có phụ âm đầu Một số âm tiết

có chứa âm đệm nhưng lại được phát âm thành ra không có âm đệm Ví dụ:

[tųiˬêŋ1 ʈųiˬêŋ2] tuyên truyền: tiêng triềng

Trang 11

[tˇųiˬên2] : [tˇiˬên2] thuyền: thiền

Cách phát âm đệm (bán âm) của phương ngữ Nam đã thủ tiêu rất nhiều cách đốilập hoặc thường bị lướt qua hoặc làm biến đổi âm tố nên đã bị chệch chuẩn so với

từ ngữ toàn dân Với đặc điểm này thì trong cách phát âm bình thường bản thângiáo viên và học sinh cũng dễ dàng mắc các lỗi liên quan đến âm đệm Thói quen

“đọc sao – viết nấy” đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc viết đúng chính tả của các emhọc sinh Tuy một số lỗi sai liên quan đến âm đệm không nhiều so với các lỗi saicòn lại nhưng chương trình sách giáo khoa THCS cần thiết phải đưa vào để giúphọc sinh nhận biết và sửa lỗi

Một thực thế khác, do thiếu và yếu trong qua trình tìm hiểu và xử lí tài liệu,nên các tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ thống nhất tất cả mục tiêu cần đạt; kiến thức;

kĩ năng; thái độ, các tiến trình lên lớp; hoạt động của giáo viên; nội dung ghi bảng;yêu cầu; đáp án bài tập; luyện tập; củng cố và hướng dẫn về nhà… Do đó, tất cảgiáo án các tiết đều giống nhau lẫn hình thức và nội dung, khiến cho sự sáng tạo vàlinh hoạt của giáo viên trong các tiết dạy này rất hạn chế hay thậm chí là không có

Từ đó, gây nhàm chán không khơi gợi được sự hứng thú, tìm tòi, tiếp thu kiến thứccủa học sinh trong các tiết học này

Các phương tiện dạy học cho những tiết dạy học chương trình NVĐP hầunhư không có Do sự nắm bắt các kiến thức về từ ngữ địa phương của các giáoviên THCS chưa kĩ, cộng thêm nguồn tư liệu biên soạn và giảng dạy lại thiếu thốn(ngoại trừ SGK của Bộ GD-ĐT) khiến cho nhiều GV lúng túng và chưa mạnh dạnđầu tư vào những tiết học này Cái khó trong những giờ dạy học chính tả chưađược GV giải quyết và tìm cách khắc phục, vì thế các đồ dùng dạy học vẫn chưađược đầu tư và thực hiện nghiêm túc

Thiếu các đồ dùng dạy học trực quan trong các tiết dạy này khiến cho người

GV chỉ dựa vào SGV, SGK và sách thiết kế bài giảng Kiến thức tương đối rộng vàkhó tiếp thu nên không sự hứng thú, tìm tòi, khám phá cho HS Vì thế các tiết rènluyện chính tả không có hiệu quả với người học và người dạy

2.3 Khảo sát lỗi chính tả:

Trang 12

Trong đề tài này, tôi tiến hành khảo sát những lỗi sai chính tả của học sinh trênphiếu điều tra và trong những bài tập làm văn của các em Đó cũng là cơ sở lý luận

và thực tiễn dạy học rèn chính tả cho học sinh

2.3.1.Khảo sát lỗi chính tả trên phiếu điều tra

Trong quá trình công tác đứng lớp, tôi đã có dịp được khảo sát những lỗi chính

tả cụ thể trên 32 phiếu điều tra dành cho đối tượng học sinh ở khối lớp 7 ở trườngTH& THCS Cam Lập Những con số thống kê thu được đã phản ánh thực trạngphát âm và viết sai những từ ngữ thông dụng mà nguyên nhân chủ yếu là do cáchđọc và ghi chính tả của học sinh Với yêu cầu của phiếu khảo sát – điền phụ âm

cuối vần c/t và n/ng vào chỗ trống và phân biệt dấu hỏi/ ngã thì qua 32 phiếu khảo

sát thu lại được, 100% phiếu đều có lỗi sai, cụ thể :

Nếu nhìn vào bảng thống kê, lỗi sai về phụ âm cuối vần và thanh điệu

đã chiếm 94,6% Mặt khác, trong lỗi sai về phụ âm cuối vần thì có 30,5% sai

về c/t và 20% sai về n/ng

Để giải thích cho những lỗi sai này, bản thân học sinh tự nhận xét là : do

tự mình phát âm sai, do không hiểu được nghĩa của các từ đó, do các từ cónhiều vần nên khó nhớ và một điều mà bản thân của học sinh cũng tự nhận thấy

đó là do cách phát âm từ địa phương nơi mình đang sinh sống Đồng quan

điểm trên, khi được hỏi “vì sao học sinh lại hay viết sai những lỗi chính tả đó”

thì 100% đều đưa ra câu trả lời : do cách phát âm tiếng Khánh Hòa từ đó hình

thành thói quen viết trong khi viết chính tả hay làm bài Tập làm văn

Trang 13

2.3.2 Khảo sát lỗi chính tả trong bài tập làm văn của học sinh

Cũng trong thời gian tôi tham gia công tác giảng dạy, tôi đã có dịp khảo sátnhững lỗi chính tả cụ thể trên các bài làm Tập làm văn của các em học sinhTiểu học và Trung học cơ sở Cam Lập, cụ thể là 64 bài kiểm tra chính tả củahọc sinh khối lớp 7 trường TH&THCS Cam Lập trong 2 bài tập làm văn số 5 và

số 6 Có hơn 90% các bài làm của học sinh bị mắc ít nhất một lỗi chính tả thuộc 5 lỗi cơ bảnsau:

Như vậy trong tổng số 388 lỗi sai chính tả mà học sinh thường gặp thì tổng

lỗi sai về âm chính và phụ âm cuối vần đã là 65,5% - một tỉ lệ sai rất lớn so với

các lỗi sai còn lại Những lỗi sai về phụ âm đầu mà học sinh thường hay mắc phải

là phụ âm d – gi; x – s; tr – ch; n – ng, r – x…, lỗi sai về âm chính có thể kể đếnnhư: â – a; iu – iêu; i – iê; a – e…, lỗi sai về phụ âm cuối vần mà học sinh hay sai

như: c – t (chiếm 25,7%); ng – nh(2%); n – ng (12%)…, còn về thanh điệu thì hầu như học sinh đều khó phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã [ û ] – [~] được

thể hiện bằng bảng biểu như sau :

Lỗi sai về phụ âm đầu

[tr]  [ch] 22

Trang 15

[n]  [ng] 87[c]  [ch] 11[n]  [nh] 18

Lỗi sai về thanh điệu

[ û ]  [ ~ ] 27Các lỗi khác 17

Để lý giải cho những lỗi sai này thì học sinh đưa ra những nguyên nhân như:

do phát âm của giáo viên (còn nhiều âm chệch chuẩn); bản thân học sinh chưa hiểunghĩa của từ; học sinh ít gặp những từ ngữ này; do những lỗi này khó sửa nên đãtrở thành thói quen…

Giáo viên ngữ văn cho rằng: do học sinh phát âm sai các từ ngữ đó; ảnhhưởng của từ địa phương nơi các em sinh sống; không phân biệt được những từđồng âm và đồng nghĩa…

Ví dụ :

Giặt [ t ] giũ – lũ giặc [ c ]

Xông [ ô ] hơi – xong [ o ] việc phố sá [ s ] – phố xá [ x ]

Cá chim[ i ] – lúa chiêm [ iê ] áo sắt [ t ] – áo sắc [ c ]

Trang 16

Tan [ n ] học – tang tóc [ ng ] con trâu [ tr ] – con châu [ ch ]

Có 98% giáo viên THCS khi được hỏi về tư liệu giảng dạy, soạn giảng giáo

án cho những tiết dạy NVĐP đều không có những tài liệu cụ thể hay giáo trìnhchuyên môn, nếu có thì cũng mang tính chung chung chưa đề cập sau đến nhữnglỗi sai chính tả cụ thể của từng địa phương Nhìn một cách tổng quát ta thấy các

em thường mắc sai một số lỗi chính tả như sau:

- Về âm đầu: Học sinh còn lẫn lộn giữa v/d (vào/ dào); v/qu (huệ/ quệ).

- Về âm chính: Các em mắc lỗi lẫn lộn giữa ươ/ ư (lười/ lừ), mắc các lỗi ê/ iê (âu yếm/ âu ím) và ngược lại iê/ i (muối tiêu/ muối tiu; nghiên cứu/ nghin cứu), lỗi o/ô (trầm bổng/ trầm bỏng), lỗi â/ ă (thâm đen/ thăm đen; ngày rằm/ ngày rầm), lỗi a/ â (xảy ra/ xẩy ra).

- Về âm đệm, học sinh không thể hiện các trường hợp âm tiết có âm đệm khiviết chữ Chảng hạn như : con thuyền/ con thiềng; tròn xoe/ tròn xe; trí tuệ/ trítệ; thoải mái/ thả mái )

- Các lỗi sai dấu ngã/ dấu hỏi khá phổ biến trong bài tập làm văn các em

2.4 Nguyên nhân mắc lỗi sai chính tả:

Có nhiều nguyên nhân mắc lỗi chính tả Trong đề tài này tôi chỉ có thể trình bày cácnguyên nhân sau:

+ Do phát âm địa phương

Trong quá trình điền dã ngữ âm tiếng Khánh Hòa, chúng tôi đối chiếu với ngữ âm củangôn ngữ toàn dân Có thể đưa ra các nhận xét sau:

- Trường hợp phát âm lẫn lộn phụ âm đầu như : v/d; v/qu; kh/ ph, các lỗi phụ

âm cuối như n/ng, t/c

- Trường hợp âm chính ươ lẫn với ư, mười phát âm thành mừ, dưới phát âm thành dứ, lưới phát âm thành lứ là hiện tượng khá phổ biến ở các huyện thị xã

Khánh Hòa và đây cũng là đăc trưng về ngữ âm của phương ngữ Nam

Trang 17

- Trường hợp lẫn lộn âm chính ê/ iê cũng khá phổ biến ở các vùng ở Khánh Hòa và chúng chiếm một tỷ lệ lớn trong các bảng thống kê Ví dụ: làm thêm/ làm thiêm; đêm/ điêm

- Âm chính ê lẫn lộn với ơ cũng chính một số lượng không nhỏ ở Khánh Hòa.

- Âm /k/ có 3 chữ c, k, q

- Âm /z/ có 2 chữ d và gi

Hoặc ngược lại, có âm vị không được biểu hiện bằng con chữ nào (âm vị tắc thanhhầu không có chữ cái tương ứng) Điều này dẫn đến sự phức tạp trong công việcngười học chuyển mã âm thanh sang chữ viết và ngược lại

Khi khảo sát lỗi chính tả chúng ta nhận thấy, học sinh mắc các lỗi do hạn chế của chữ

Tiếng việt nói trên như : nghe/ nge; (đôi) giày/ (đôi) dày

+ Do học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả

Rèn luyện chính tả là một nội dung dạy học trong chương trình Ngữ văn địa phươngcấp trung học cơ sở cụ thể là ở khối lớp 7 Qua các tiết học này, học sinh được rènluyện kỹ năng và giáo dục ý thức viết đúng chính tả Nếu không cẩn thận khi viết, các

em dễ mắc các lỗi chính tả, về cách sử dụng từ ngữ hoặc lỗi ngữ pháp Do vậy, giáo

Trang 18

viên luôn nhắc nhở các em phải đắn đo suy nghĩ trước khi viết Có thể chú ý về ngữnghĩa, về văn cảnh mà từ ngữ xuất hiện điều này rất quan trọng.

3 Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học kiểu bài rèn chính tả trong

chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH&THCS Cam Lập 3.1 Đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế giáo án dạy học chính tả trong chương trình Ngữ văn địa phương ở khối lớp 7 trường TH&THCS Cam Lập 3.1.1 Đổi mới tiến trình tổ chức dạy học

3.1.1.1 Xây dựng mục tiêu chương trình Ngữ Văn địa phương ở khối lớp 7 phù hợp với trường TH&THCS Cam Lập.

Để xây dựng được mục tiêu chương trình Ngữ Văn địa phương phù hợp cần

có khoảng thời gian nghiên cứu và tìm tòi lâu dài và tích cực để làm nổi bật đượcnét đặc trưng của của vùng phương ngữ cụ thể Từ đó, đề ra mục tiêu giúp học sinhtránh được những lỗi sai thường gặp

Tuy nhiên chương trình Ngữ Văn địa phương đổi mới vẫn phải kế thừanhững nền tảng kiến thức, kỹ năng, thái độ và kỹ năng sống đã có trước đó và thêmnhững phần chưa có Cụ thể:

Lớp 7: Nội dung chủ yếu là rèn luyện chính tả, giúp học sinh phát hiện

và sửa một số lỗi sai thường gặp trong khi nói và viết, lập sổ tay chính tả

Mức độ cần đạt đối với học sinh

+ Biết được một số lỗi chính tả thường mắc phải ở địa phương –nơi đang sinh sống

 Lỗi sai về phụ âm đầu: s/x; tr/ch; gi/d; kh/ph; v/d…

 Lỗi sai về âm đệm: o và u

 Lỗi sai về âm chính (nguyên âm): i/iê; o/ô; ă/â; ô/ơ; a/e…

 Lỗi sai về âm cuối: c/t; n/ng…

 Lỗi sai về thanh điệu: ngã/ hỏi

Trang 19

+ Sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địaphương.

+ Trong sai lỗi chính tả trong khi nói và viết

 Kiến thức: Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địaphương

 Kỹ năng: Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địaphương

 Thái độ: Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âmđúng chuẩn khi nói

3.1.1.2 Lựa chọn và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp

Những phương pháp đặc trung của những tiết dạy tiếng Việt có thể áp dụngnhư: phương pháp phân tích ngôn ngữ (phân tích – phát hiện; phân tích –chứngminh; phân tích – phán đoán; phân tích – tổng hợp); phương pháp giao tiếp;phương pháp rèn luyện theo mẫu; phương pháp làm việc nhóm; phương pháp tròchơi/ sân khấu hóa tiết học; phương pháp đàm thoại và phương pháp thuyết giảng Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viêntạo ra những tình huống sư phạm có chứa vấn đề, tổ chức, hướng dẫn cho HS pháthiện tình huống có vấn đề, thông qua đó HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng

và đạt được những mục đích độc lập Đây có thể được xem là phương pháp hiệuquả trong những giờ dạy học rèn luyện chính tả

Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học dựa trên sự tương tác giữa học sinh –học sinh và giữa giáo viên– học sinh Phương pháp này đòi hỏi sự tham gia và hợp táctích cực của các thành viên để tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề được đưa ra, nhằmđạt được mục tiêu học tập Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và định phướng, họcsinh suy nghĩ cùng hợp tác, tìm tòi và nghiên cứu, thảo luận, tranh luận, đưa ra giảipháp, đánh giá và kết luận khái quát lại vấn đề

Phương pháp giao tiếp dựa trên cơ sở đề xuất phương pháp dạy học theo địnhhướng giao tiếp dựa vào chức năng giao tiếp của ngôn ngữ và mục đích của việc

Trang 20

dạy tiếng Việt trong nhà trường: không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh một

số khái niện hay quy tắc ngôn ngữ mà mục đích cuối cùng là giúp cho học sinh cóđược những kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ

Để thực hiện tốt các phương pháp này, cần phải gắng các nội dung dạy họccác nhân tố giao tiếp như mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, nhân vật giao tiếp,cách thức và hoàng cảnh giao tiếp

Đối với phương pháp giao tiếp, giáo viên có thể thực hành các câu các từ ngữđịa phương nếu có thể thì học sinh cũng có thể tham gia vào các hoạt động giaotiếp này, chỉ khi đặt học sinh vào những tình huống giao tiếp cụ thể thì khả năngtìm tòi, phát hiện và khắc sâu kiền thức của học sinh mới phát huy tối đa tác dụng Thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều chủ yếu là bắt người học ghi nhớkiến thức để đối phó với thi cử sang lối dạy học tích cực có sự giúp đỡ, hướngdẫn, tổ chức của người dạy giúp người học phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềmvui, hứng thú trong học tập

Chuyển từ hình thức dạy học đồng loạt cả lớp đối diện với người dạy họcsang tổ chức dạy học theo các hình thức dạy học tương tác: học cá nhân, học theonhóm

Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống với

cá nhân của người học, tạo điều kiện cho người học có kĩ năng vận dụng kiến thức

đã học vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn đời sống Chú trọng vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn(các phương pháp dạy hoc theo định hướng giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, rènluyện theo mẫu trong các giờ học tiếng Việt, các phương pháp vấn đáp gợi tìm, dạyđọc sáng tạo)

Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện và phát triến kĩ năng: nghe, nói, đọc,viết, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống, tạođiều kiện cho học sinh tham gia hoạt động tìm tòi, phát hiện, vận dụng kiến thức để

Ngày đăng: 25/11/2015, 18:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Xuân Bình và Hà Thị Nguyệt, (2010) “ Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Ngữ văn địa phương Trường THCS và soạn giảng một số bài ở lớp 6”. Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường CĐSP Nha Trang, Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chương trình sách giáokhoa Ngữ văn địa phương Trường THCS và soạn giảng một số bài ở lớp 6
2. Hoàng Thị Châu (1989), “Tiếng Việt trên các miền đất nước”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt trên các miền đất nước
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: NXB Khoa họcxã hội
Năm: 1989
3. Hoàng Thị Châu, (2004). “Phương ngữ học Tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2004
4. Đỗ Hữu Châu, (2007), “Từ vựng – Ngữ nghĩa Tiếng Việt”, Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – Ngữ nghĩa Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đạihọc quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
5. Đinh Thị Chuc, (2009), “Phương pháp dạy - học Ngữ văn ở Trường trung học cơ sở”, năm học 2009 – 2010, trường CĐSP Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy - học Ngữ văn ở Trường trung họccơ sở
Tác giả: Đinh Thị Chuc
Năm: 2009
6. Đặng Thanh Hòa. (2005), “ Từ điển phương ngữ tiếng Việt”, trung tâm từ điển học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển phương ngữ tiếng Việt
Tác giả: Đặng Thanh Hòa
Năm: 2005
7. Ngô Thị Minh (2010), Tài liệu tham khảo “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở trường THCS”, Khoa Xã hội, trường CĐSP Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tiếng Việt ởtrường THCS
Tác giả: Ngô Thị Minh
Năm: 2010
8. Huỳnh Thị Nhung (2011), “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng một số giáo án điện tử chương trình Ngữ Văn địa phương”, đề tài nghiên cứu khoa học, trường CĐSP Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảngmột số giáo án điện tử chương trình Ngữ Văn địa phương
Tác giả: Huỳnh Thị Nhung
Năm: 2011
9. Hoàng Phê (chủ biên), (2010), “Từ điển tiếng Việt”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2010
10. Mai Thị Kiều Phượng (2008), “Ngữ âm tiếng Việt”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ âm tiếng Việt
Tác giả: Mai Thị Kiều Phượng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2008
11. Nguyễn Khắc Phi (tổng biên tập) (2002), “Sách giáo khoa Ngữ Văn THCS lớp 6,7,8,9”, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Ngữ Văn THCS lớp6,7,8,9
Tác giả: Nguyễn Khắc Phi (tổng biên tập)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
12. Nguyễn Khắc Phi (tổng biên tập) (2002), “Sách giáo viên Ngữ Văn THCS lớp 6,7,8,9”, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Ngữ Văn THCS lớp6,7,8,9
Tác giả: Nguyễn Khắc Phi (tổng biên tập)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w