1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng chế độ cho ăn lên sinh trưởng của gà thịt giống ross 308

69 798 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Sự dư thừa protein làm cho nồng độ acid amin trong máu tăng, giảm tính thèm ăn của gia cầm, không cải thiện được tăng trọng mà còn làm giảm khối lượng và sự ngộ độc protein sẽ gây ra khi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

ẢNH HƯỞNG CHẾ ĐỘ CHO ĂN LÊN SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT GIỐNG ROSS 308

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGs.Ts Nguyễn Nhựt Xuân Dung

Nguyễn Thanh Phi Long

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, xin gửi đến ba mẹ lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của con Ba

mẹ đã nuôi dạy con trưởng thành, luôn ủng hộ con để hoàn thành tốt việc học tập

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến:

Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi, Bộ môn Thú Y và thầy cố vấn học tập Hồ Quãng Đồ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu Anh Nguyễn Thanh Phi Long, anh Võ Thanh Duy, anh Trần Ngọc Thông và anh em trại Tân Lập đã tạo điều kiện, bố trí thí nghiệm, luôn luôn theo sát hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài

Chị Ngô Thị Minh Sương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Trương Thanh Lể

Trang 5

có tất cả 9 đơn vị thí nghiệm Mỗi đơn vị thí nghiệm là 1 ô chuồng, có tổng cộng 9 ô chuồng Tổng số gà là 4500 con, mỗi ô chuồng nuôi 500 con gà Ross

308 Vào cuối kỳ thí nghiệm, gà nuôi NT TC có khối lượng là 2626g/con, NT TATT

là 2690g/con và NT TAVB là 2654g/con (P<0,01), gà nuôi NT TATT cao hơn so với

2 NT còn lại Tăng trọng của gà nuôi ở NT TC : 2583g/con, NT TATT : 2645g/con

và NT TAVB : 2610g/con (P<0,01), tăng trọng của gà ở NT TATT cao nhất so với

NT TC và NT TVB Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở 3 NT lần lượt là: NT TC : 1,70, NT TATT : 1,66 và NT TAVB : 1,70 (P<0,01) Gà được nuôi ở khẩu phần

NT TATT có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất so với 2 NT còn lại Tỷ lệ hao hụt (%) của NT TC là 2,1, NT TATT là 2,5 và NT TAVB là 2,9 Kết quả nghiên cứu trên cho thấy gà của NT TATT có khối lượng, tăng trọng và chuyển hóa thức ăn tốt hơn gà NT TC và NT TAVB

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Số liệu trong đề tài hoàn toàn trung thực Đề tài này không trùng với các đề tài trước

và chưa từng được công bố ở bất kỳ đề tài nào Nếu có bất cứ vấn đề sai sót nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Cần thơ, Ngày….Tháng….Năm…

Người thực hiện

Trương Thanh Lể

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i

TÓM LƯỢC ii

LỜI CAM ĐOAN iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH HÌNH vi

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ viii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

2.1 GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ THỊT TRÊN THỊ TRƯỜNG 2

2.1.1 Gà AA 2

2.1.2 Gà Plymouth Rock 2

2.1.3 Gà Cornish 2

2.1.4 Gà Hybro 2

2.1.5 Gà Isa – MPK 30 2

2.2 GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ ROSS 308 3

2.2.1 Khả năng sinh trưởng , phát triển của gà Ross 308 bố mẹ 3

2.2.2 Khả năng sinh sản của gà Ross 308 4

2.3 YÊU CẦU KỸ THUẬT 5

2.3.1 Vai trò và tác dụng của thức ăn trong chăn nuôi 5

2.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm 12

2.3.3 Tiêu chuẩn về điều kiện khí hậu 14

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 17

3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 17

3.1.1 Thời gian thí nghiệm 17

3.1.2 Địa điểm thí nghiệm 17

3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm 18

Trang 8

3.1.4 Động vật thí nghiệm 21

3.1.5 Thức ăn thí nghiệm 21

3.1.6 Dụng cụ thí nghiệm 23

3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 23

3.2.1 Bố trí thí nghiệm 23

3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 23

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 28

3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích 29

3.2.5 Hiệu quả kinh tế 29

3.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU 29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM 30

4.2 KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 30

4.2.1 Tiêu tốn thức ăn trung bình của các nghiệm thức 30

4.2.2 Khối lượng trung bình qua các tuần tuổi của các nghiệm thức 33

4.2.3 Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần tuổi của các nghiệm thức 35

4.2.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) qua các tuần tuổi của các nghiệm thức 38

4.2.5 Tỷ lệ hao hụt của gà thí nghiệm 40

4.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ 40

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42

5.1 KẾT LUẬN 42

5.2 ĐỀ NGHỊ 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 45

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Gà Ross 308 3

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 17

Hình 3.2 Trại gà thí nghiệm 18

Hình 3.3 Máy sưởi cung cấp nhiệt cho gà con 19

Hình 3.4 Máng ăn cho gà con 20

Hình 3.5 Máng ăn cho gà lớn 20

Hình 3.6 Máng uống tự động cho gà lớn 21

Hình 3.7 Máng gas sưởi ấm cho gà con 24

Hình 3.8 Gà con mới nhập về trại 24

Hình 3.9 Gà con lúc 2 ngày tuổi 25

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của gà thịt 8 Bảng 2.2 Nhu cầu các chất khoáng, mg/kg thức ăn 10 Bảng 3.1 Thành phần hóa học thức ăn của gà Ross 308 giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi 21 Bảng 3.2 Thành phần hóa học thức ăn của gà Ross 308 giai đoạn 22 – 35 ngày tuổi 22 Bảng 3.3 Thành phần hóa học thức ăn của gà Ross 308 giai đoạn 36 – 42 ngày tuổi 22 Bảng 3.4 Chương trình vaccine và thuốc cho gà thịt 27 Bảng 4.1 Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con/ngày) 32 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 34

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trọng của gà thí nghiệm qua

các tuần tuổi (g/con/tuần) 37 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên HSCHTA qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm (kg thức ăn/ kg tăng trọng) 39 Bảng 4.5 Tỷ lệ hao hụt gà thí nghiệm 40 Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế 41

Trang 11

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 32 Biểu đồ 4.2 Khối lƣợng bình quân của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 35 Biểu đồ 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 37 Biểu đồ 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 40

Trang 12

ME Năng lượng trao đổi

TTTA Tiêu tốn thức ăn

NT Nghiệm thức

NTTC Nghiệm thức tiêu chuẩn

NTTATT Nghiệm thức thức ăn tăng trưởng

NTTAVB Nghiệm thức thức ăn vỗ béo

Toàn kỳ TN Toàn kỳ thí nghiệm

Trang 13

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay chăn nuôi gia cầm đang có xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam Do có ưu điểm là khả năng quay vòng vốn nhanh hơn các loại gia súc khác, thêm vào đó là chi phí trên đầu gia cầm nhỏ hơn Các sản phẩm từ gia cầm như: thịt, trứng, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, axit amin cần thiết và các khoáng vi lượng,… vì vậy các nhà chăn nuôi đều chọn vật nuôi này làm vật nuôi chính trong cơ cấu chăn nuôi của mình

Để chăn nuôi gà đạt hiệu quả kinh tế cao thì không thể bỏ qua khâu chăm sóc – nuôi dưỡng Trong đó thì chế độ cho ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của đàn gà Trong quy trình nuôi gà thịt được chia làm 3 giai đoạn và 3 chế độ dinh dưỡng khác nhau

Giai đoạn khởi động (giai đoạn úm): từ 1 – 21 ngày tuổi, giai đoạn này

gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy thức ăn cho gà con phải đầy đủ về số lượng và chất lượng Các nguyên liệu để sản xuất thức ăn phải tốt (ưu tiên số 1) Trong 3 tuần đầu cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm, cần phải cung cấp cho gà lượng CP cao nhất trong 3 giai đoạn, vì vậy chi phí cho giai đoạn này cao nhất

Giai đoạn tăng trưởng: từ 22 – 35 ngày tuổi Đặc điểm gà giai đoạn này tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích lũy mỡ nhiều (chóng béo) Baghoyan (2006) báo cáo rằng gà thịt giai đoạn 22–35 ngày tuổi, cho ăn cùng mức năng lượng (ME) nhưng NT có CP cao thì tăng trọng cao hơn Kết luận tương tự,

cũng được Alster et al (1984) và Karmran et al (2008) báo cáo Aftab et al

(2006) cho rằng việc giảm TTTA khi khẩu phần thấp CP là một tác động tiêu cực, vì khi CP giảm mặc dù tăng trọng không bị ảnh hưởng là nhờ được năng lượng bù đắp, nhưng làm gà tích nhiều mỡ Vì vậy phải hạn chế số lượng, kể

cả chất lượng thức ăn Số lượng thức ăn giảm còn khoảng 50 – 70% so với mức ăn tự do ban đầu

Giai đoạn vỗ béo: từ 36 – 42 ngày tuổi: giai đoạn này cung cấp cho gà thức ăn có hàm lượng CP thấp nhất trong 3 giai đoạn, giai đoạn này gà tăng trưởng chậm, sử dụng thức ăn nhiều Vì vậy cần phải giảm thấp nhất chi phí thức ăn cho giai đoạn này để đạt được hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của chế

độ cho ăn lên sinh trưởng của gà thịt giống 308 ” Mục tiêu của đề tài nhằm :

thay đổi chế độ thức ăn lên sự phát triển, hiệu quả kinh tế của giống gà Ross

308 từ 1 đến 42 ngày tuổi

Trang 14

Long, 2004)

2.1.2 Gà Plymouth Rock

Giống gà có các dòng màu lông khác nhau, phổ biến là lông trắng và vằn (tráng đen xanh), màu đơn ít phát triển, mình to vừa phải, trống năng 4-4,5kg, mái nặng 2,8-3,5kg (Đào Đức Long, 2004)

Giống gà này nhập 3 dòng thuần chủng TĐ9, TĐ8, TĐ3 từ Cuba vào Việt Nam năm 1974, thích nghi tốt, 8 tuần tuổi đạt 1,8kg, thịt ngon, thơm (Đào Đức Long, 2004)

2.1.3 Gà Cornish

Là giống gà chuyên thịt, có màu lông trắng và thân hình lớn gà trưởng thành con trống nặng 4-5kg, mái nặng 3,5-3,8kg Gà có ngực rộng và sâu, đùi

to nhiều thịt, thịt thơm ngon (Đào Đức Long, 2004)

Gà sinh trưởng nhanh, có thể đạt 2,2-2,5kg lúc 7 tuần tuổi Gà giống cho năng suất trứng 150-160 trứng/năm, trọng lượng trứng 60-65g và trứng có màu nâu (Đào Đức Long, 2004)

tốn thức ăn 1,96-2kg/kg tăng trọng Thịt ngon, thơm (Đào Đức Long, 2004)

Trang 15

2.2 GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ ROSS 308

Gà Ross 308 là giống gà chuyên thịt có năng suất cao trên thế giới, thời gian nuôi ngắn, tăng trọng nhanh tiêu tốn thức ăn trên đơn vị sản phẩm thấp

mỏ có màu vàng nhạt, trong quá trình nuôi có thể phân biệt con trống, mái bằng tốc độ mọc lông Gà trưởng thành có màu lông trắng tuyền, màu cờ, tích tai phát triển có màu đỏ tươi, da và chân màu vàng nhạt (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

Hình 2.1: Gà Ross 308

2.2.1.2 Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị (sơ sinh đến 24 tuần tuổi)

Tỷ lệ nuôi sống của gà Ross 308 giai đoạn hậu bị đạt tỷ lệ nuôi sống cao,

ở 24 tuần tuổi gà mái đạt tỷ lệ 92,86%, gà trống đạt 93,50% (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

Ở giai đoạn 6 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà Ross 308 đạt 94% - 95% là tương đối cao và tương đương với các giống gà màu địa phương Đây là thời điểm rất quan trọng để đánh giá khả năng thích nghi của gà vì đây là giai đoạn

Trang 16

chuyển loại thức ăn, đồng thời cơ thể chưa có khả năng thích nghi cao, sức đề kháng thấp (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

2.2.1.3 Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối của gà tăng dần theo tuổi, từ tuần tuổi 1 – 8 và đạt đỉnh cao nhất từ tuần tuổi thứ 5 – 8, con trống đạt 25,7 g/con/ngày, con mái đạt 21 g/con/ngày Đây là giai đoạn phát triển mạnh của gà và cũng là giai đoạn nhạy cảm với các bệnh Nên lượng thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này tăng nhằm nâng cao sức đề kháng (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

2.2.1.4 Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng của gà Ross 308 bố mẹ từ sơ sinh đến 24 tuần tuổi tuân theo quy luật chung của gia súc gia cầm Sinh trưởng tương đối đạt cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 1 tuần tuổi với con trống là 90,91 %, con mái là 100 % sau

đó giảm mạnh qua các tuần tuổi Sinh trưởng tương đối của gà Ross 308 giảm dần cùng với sự tăng lên về tuổi (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

2.2.1.5 Tiêu thụ thức ăn qua các tuần tuổi

Lượng thức ăn của gà tiêu thụ tăng dần qua các tuần tuổi Gà mái ở tuần tuổi đầu tiêu thụ bình quân 26,80 g/con/ngày, đến tuần tuổi thứ 6 tiêu thụ 50 g/con/ngày Gà trống tuần tuổi đầu tiên tiêu thụ 37,50 g/con/ngày, tuần tuổi thứ 6 tiêu thụ 70 g/con/ngày Gà giai đoạn hậu bị thấp hơn, đối với gà trống tiêu tốn 13.969,9 g/con, con mái 11.186,98 g/con (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

2.2.1.6 Tình hình mắc bệnh và tỷ lệ loại thải của gà Ross 308 giai đoạn hậu bị

Gà chết do mắc bệnh thấp, với gà mái chết 6,07 %, gà trống 5,00 % Gà Ross 308 thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

Tỷ lệ loại thải giai đoạn hậu bị thấp, với gà trống 5,2 % gà mái 4,9 %, điều này cho thấy tỷ lệ đồng đều của đàn gà Ross 308 (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

2.2.2 Khả năng sinh sản của gà Ross 308

2.2.2.1 Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên

Gà Ross 308 có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 174 ngày (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

Trang 17

2.2.2.2 Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng loại 1 qua các tuần tuổi

Tỷ lệ đẻ của gà Ross 308 tăng dần theo tuổi và đạt cao nhất ở tuần tuổi

31 – 37 với tỷ lệ đẻ đạt 84,24 % (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

Tỷ lệ trứng loại 1 cũng tăng theo tuổi của gà và đạt tỷ lệ cao trên 90 %, cao nhất ở tuần tuổi 51 đạt 96,99% (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

2.2.2.3 Tỷ lệ ấp nở

Tỷ lệ trứng có phôi của gà thí nghiệm đạt cao 92 – 94 %

Tỷ lệ nở trung bình đạt 86 – 87 %/ tổng trứng (Tập đoàn AVIAGEN, 2007)

2.3 YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.3.1 Vai trò và tác dụng của thức ăn trong chăn nuôi

Thức ăn gia súc gồm 2 thành phần là phần nước và vật chất khô Phần vật chất khô có 2 loại là chất hữu cơ và tro (còn gọi là chất khoáng) Chất hữu

cơ gồm có protein, chất bột đường (carbohydrate), chất béo (lipid), chất xơ (cellulose) và vitamin Chất khoáng gồm các nguyên tố đa lượng có nhiều trong cơ thể như canxi, phospho và các nguyên tố vi lượng có rất ít trong cơ

thể như sắt, đồng, iod

Đối với cơ thể gia súc những chất dinh dưỡng trên có các nhiệm vụ khác nhau như nhiệm vụ cung cấp năng lượng do chất bột đường và chất béo đảm nhiệm được “đốt cháy” trong cơ thể sản sinh nhiệt, làm nóng cơ thể do đó cơ thể mới hoạt động được hay chất đạm và chất khoáng giữ nhiệm vụ kiến tạo nên cơ thể Trong đó thịt được cấu tạo chủ yếu từ chất đạm và bột xương được hình thành chủ yếu từ chất khoáng Bên cạnh đó những chất như vitamin, men đóng vai trò điều hòa mọi hoạt động sống (như tiêu hóa, hấp thu, bài tiết và vận động) của gia súc

Như vậy, con vật có khỏe mạnh, lớn lên, sinh đẻ và làm việc được thì thức ăn cần có đầy đủ các loại dưỡng chất nêu trên, chỉ cần thiếu một loại là gây ảnh hưởng đến loại chất khác làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia súc, thậm chí có thể gây chết cho gia súc

Trong chăn nuôi, người ta còn sử dụng một loại thức ăn gọi là thức ăn bổ sung Thức ăn bổ sung là những loại thức ăn chỉ dùng với số lượng nhỏ, nhưng

có tác dụng làm cho khẩu phần được cân đối Nó chỉ có tác dụng bổ sung chứ không giữ vai trò thay thế cho các loại thức ăn trên

Trang 18

Thức ăn vừa là nguyên liệu để duy trì sự sống hàng ngày vừa là nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể tạo ra sản phẩm tiêu biểu cho mỗi loài, mỗi giống

Do vai trò quan trọng như vậy nên về mặt kinh tế thì nó bao giờ cũng chiếm tỷ lệ 70 – 80% trong giá thành sản phẩm và là nhân tố quyết định lời lỗ của ngành chăn nuôi Thức ăn và dinh dưỡng là một vấn đề phức tạp mà mỗi người làm nghề nuôi gà cần phải hiểu biết càng sâu, càng có lợi (Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương, 1995)

2.3.1.1 Vai trò của năng lượng

Năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể như tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, sinh sản, bài tiết và trao đổi chất

Thức ăn năng lượng hay chất bột đường là thành phần dinh dưỡng chiếm

tỷ lệ lớn nhất hơn 50% so với các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn gia cầm

Nó là nguyên liệu ban đầu để chuyển hóa các chất béo, cung cấp bộ khung cacbon để tạo nên các acid amin và nhiều chất khác trong cơ thể

Khi nhiệt độ môi trường tăng cao gà có phản ứng tự nhiên để chống lại là điều tiết thân nhiệt bằng cách tăng tần số hô hấp, ăn ít, uống nhiều nước Khi

ấy việc tăng năng lượng và protein trong khẩu phần là rất cần thiết để bù đắp hao tổn nói trên nhưng khi tiếp tục tăng quá 270C cơ thể gà sẽ bị rối loạn Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng nữa thì cơ thể không bị mất năng lượng như trường hợp trên lúc này không nên tăng năng lượng trong thức ăn mà còn phải giảm xuống một cách hợp lý (Dương Thanh Liêm, 1997)

Ngoài ra hàm lượng năng lượng của thức ăn gia tăng thì gà mái sẽ ăn ít

đi Quy luật là sự tiêu tốn thức ăn sẽ giảm 4% cho mỗi 50 kcal gia tăng Nếu chỉ dựa trên sự gia tăng khối lượng của gà mái không thể biết được mức độ thức ăn Bởi lẽ một phần rất lớn năng lượng tiêu thụ được dùng vào việc tăng cường sản sinh nhiệt (Dương Thanh Liêm, 1999)

Yêu cầu năng lượng đối với gà con tương đối cao, nhất là gà thịt (broiler): 3000-3300 kcal/kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có protein, khoáng và vitamin thích hợp Năng lượng thấp gà gầy chậm lớn

2.3.1.2 Vai trò của chất đạm

Protein là cơ sở của sự sống, chúng thực hiện vai trò tạo hình và cấu tạo nên tế bào, hormone, kháng thể Protein là nguồn năng lượng duy trì trạng thái cân bằng acid – bazơ điều hòa và trao đổi chất trong cơ thể (Melekhin và Grindin, 1997)

Trang 19

Giá trị sinh học của protein trong thức ăn được đánh giá bằng sự hiện diện của các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được hoặc có tổng hợp được cũng không đáp ứng được yêu cầu của cơ thể Trong các acid amin thiết yếu những acid amin thường thiếu trong thức ăn là acid amin giới hạn và nó quyết định mức độ tổng hợp protein trong cơ thể Đối với gia cầm có các acid amin giới hạn là: lysine, methionine, tryptophan và threonine Nếu protein có chứa tất cả các acid amin thiết yếu đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì chúng là các protein có giá trị sinh học cao và ngược lại

Trong thức ăn chăn nuôi gia cầm cần chú ý các loại thực liệu có giá trị sinh học cao để cân đối các thực liệu có giá trị sinh học thấp Đồng thời bổ sung các acid amin tổng hợp để có một khẩu phần cân đối hoàn chỉnh Sản phẩm chăn nuôi gia cầm: thịt trứng là các sản phẩm có giá trị sinh học cao Để tạo ra các sản phẩm này và đạt năng suất cao, gia cầm phải có khẩu phần thức

ăn tốt, cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ về chất lượng cũng như số lượng Nếu cung cấp protein thừa trong thức ăn sẽ lãng phí làm tăng giá thành sản phẩm Mặt khác protein thừa không tiêu hóa sẽ gây lên men thối ở ruột già và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy Đồng thời sự dư thừa acid amin dẫn đến phản ứng về acid amin quá mạnh thải ra ure và acid uric có hại cho gan thận Sự dư thừa protein làm cho nồng độ acid amin trong máu tăng, giảm tính thèm ăn của gia cầm, không cải thiện được tăng trọng mà còn làm giảm khối lượng và

sự ngộ độc protein sẽ gây ra khi khẩu phần có chứa 30% protein

Ngược lại nếu không cung cấp đủ protein cơ thể sẽ thiếu nguyên liệu cho nhu cầu duy trì và tăng trưởng đồng thời sức đề kháng của gia cầm cũng giảm Thức ăn thiếu protein nhất là thiếu các acid amin giới hạn sẽ làm quá trình trao đổi chất bị phá hủy, giảm khả năng chịu nóng và lạnh của gà, giảm sự tạo lông

và thay lông không đúng quy luật và có thể xuất hiện hiện tượng cắn mổ nhau Ngoài ra sự thiếu protein trong thức ăn làm cho gà ăn nhiều hơn (Nguyễn Thị Đào, 1999)

2.3.1.3 Vai trò của chất béo

Chất béo cần thiết cho sự sống của động vật và thực vật Chúng thường được biết được biết đến như năng lượng từ thức ăn Rất nhiều cơ quan trọng

cơ thể dự trữ thức ăn dưới dạng chất béo Chất béo là dung môi để hòa tan các vitamin và sắc tố tan trong chất béo giúp cơ thể hấp thu dễ dàng Nếu thiếu chất béo thì sự hấp thu caroten, vitamin A, D, E, K sẽ giảm Chất béo làm tăng khẩu vị ăn cho gia cầm, làm giảm độ bụi của thức ăn Ngoài ra chất béo còn có tác dụng bôi trơn khi gia cầm nuốt thức ăn Chất béo cung cấp một số acid béo thiết yếu cần cho cơ thể động vật như acid linoleic và acid arachidonic

Trang 20

Tuy chất béo chứa nhiều năng lượng, nhưng nhiệt lượng tỏa nhiệt khi chuyển hóa chất béo ít hơn chuyển hóa chất bột đường và chất đạm nên trong mùa hè giải quyết năng lượng cho gà bằng chất béo tốt hơn, giúp gà chống lại stress nhiệt tốt hơn

Chất béo trong thức ăn cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nếu thức ăn có nhiều acid béo chưa no thì mỡ động vật sẽ nhão, ngược lại thiếu acid béo chưa no thì mỡ sẽ cứng Từ chất béo có thể chuyển hóa thành các chất khác và cũng tham gia tạo nên sản phẩm động vật (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)

Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của gà thịt

Thành phần dinh

dưỡng

Khởi động 0-2 tuần tuồi

Tăng trưởng 3- 5 tuần tuồi

Vỗ béo (giết thịt)

sau 6 tuần tuồi

ME, Kcal/kg 2.950-3.050 3.100-3.150 3.100- 3.150

CP, % 23-24 21 -22 18- 19 Béo, % 3,5-4 4-5 4-5

Xơ thô , % 4 4 4 Canxi, % 1,0-1,1 1,0-1,1 1,0- 1,1 Phospho hữu dụng, % 0,45 - 0,47 0,42 - 0,45 0,4 - 0,43 Lysine,% 1,1-1,25 1,0- 1,15 0,95- 1,0 Methionine, % 0,46 - 0,48 0,45 - 0,47 0,4 - 0,42 Tryptophan, % 0,22 - 0,24 0,20 -0,21 0,17-0,19 Xantophyl, % 18 18 18 Coccidiosat (kháng

sinh phòng cầu trùng),

%

0,05 0,05 0,05

(Nguồn: Lê Hồng Mận 2003)

Trang 21

2.3.1.4 Mối tương quan giữa năng lượng và protein

Việc tổng hợp protein trong cơ thể cần một năng lượng và khi năng lượng trong thức ăn thấp thì một phần protein trong thức ăn sẽ bị oxy hóa để tạo năng lượng Như vậy một phần protein không được sử dụng cho mục đích tạo ra sản phẩm mà sử dụng cho mục đích tạo ra năng lượng (Trần Thị Kim Oanh, 1998) Yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein và năng lượng của gia cầm: nhu cầu này phụ thuộc vào khối lượng của cơ thể và năng suất Khi gà ở giai đoạn tăng trưởng nhanh thì nhu cầu protein và năng lượng cao hơn so với giai đoạn tăng trưởng thấp

Bên cạnh đó nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng và protein của gà, hàm lượng protein trong công thức thức ăn được điều chỉnh theo lượng thức ăn tiêu thụ, khi nhiệt độ môi trường thấp gà cần năng lượng để tạo nhiệt gà ăn nhiều thức ăn hơn nên tỷ lệ protein phải thấp Khi nhiệt độ môi trường tăng cao gà ăn ít thì tỷ lệ protein trong thức ăn phải cao giúp cho gà nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu duy trì và sản xuất Lượng thức ăn tiêu thụ phụ thuộc vào giống, thể trạng, giai đoạn sản xuất, nhiệt độ, môi trường Nhiệt đô môi trường thuận lợi cho gà là 21-250C, ở giai đoạn này gà sử dụng chất dinh dưỡng trong thức ăn hiệu quả nhất (Trần Thị Kim Oanh, 1998)

2.3.1.5 Vai trò của chất khoáng

Người ta phát hiện trong cơ thể động vật có tới 70 nguyên tố của bảng hệ thống tuần hoàn Có 4% năng lượng cơ thể thuộc về tro chúng gồm các nguyên tố vi lượng, đa lượng tùy thuộc vào số lượng của chúng Trong cơ thể các nguyên tố đa lượng bao gồm: Ca, P, K, Cl, Mg, S (1,01%) Các nguyên tố

vi lượng: Fe, Co, Cu, Zn, Mn, I, Se và các nguyên tố khác (Melekhin và Gridin, 1997) Ca, P giữ vai trò dinh dưỡng khoáng quan trọng, trước hết nó là thành phần cấu trúc của xương, răng P là thành phần của acid Nucleic, phospholipid, tham gia vào những phản ứng phosphoryl hóa và những phản ứng chuyển hóa năng lượng Ca, Mg có vai trò quan trọng trong kích thích thần kinh hai nguyên tố này có tác dụng ức chế sự hưng phấn cho nên nếu thiếu chúng sẽ xuất hiện quá trình hưng phấn, nếu nghiêm trọng sẽ xuất hiện triệu chứng co giật (Vũ Duy Giảng, 1997) Do những vai trò như vậy nên khi thiếu Ca, P sẽ có những biểu hiện xấu đến khả năng sinh sản, tốc độ sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật nuôi

Đối với gà đẻ trứng Ca rõ ràng có ảnh hưởng quan trọng, một gà mái nặng 2kg có khoáng 135ml máu chứa 25mg Ca, trong 15 giờ calci hóa vỏ

Trang 22

lại đổi một lần do gà mái đẻ có tốc độ chuyển đổi calci rất mạnh Nếu không cung cấp đủ calci gà mái đẻ trứng có vỏ mỏng, dễ vỡ không đủ tiêu chuẩn trứng giống và thương phẩm Cần cung cấp đủ calci cho gà mái để phục hồi lại kho dự trữ xương Có thể dự trữ calci đưới dạng carbonate calci (40% Ca), bột

sò (30-25% Ca), bột xương (23% Ca) (Nguyễn Thị Đào, 1999) Muối ăn cần cho việc hình thành dịch tiêu hóa, duy trì pH ổn định, duy trì sự cân bằng các dịch thể, áp lực thẩm thấu bên trong cơ thể Mangan cần cho cấu tạo xương, chống bệnh Perosis, tăng tỷ lệ ấp nở, tránh tình trạng phôi dị dạng Iod cần cho tuyến giáp trạng tiết hoormone thyroxin, điều hòa trao đổi năng lượng, thiếu iod gà còi cọc giảm đẻ Selen có quan hệ chặt chẽ đến trao đổi chất của vitamin E, dùng phòng bệnh thoái hóa cơ, tích nước xoang bụng do thiếu vitamin E (Võ Bá Thọ, 1989)

Bảng 2.2 Nhu cầu các chất khoáng, mg/kg thức ăn

Thành phần dinh

dưỡng

Khởi động 0-2 tuần tuổi

Tăng trưởng 3-5 tuần tuổi

Kết thúc (giết thịt) sau 6 tuần tuổi

2.3.1.6 Vai trò của vitamin

Vai trò của vitamin trong cơ thể là xúc tác nên chỉ cần lượng vitamin rất

ít mà các chuyển hóa trong cơ thể cũng đạt tốc độ phản ứng nhanh và hiệu quả

sử dụng cao (Vũ Duy Giảng, 1997)

Vitamin A cần cho việc bảo vệ niêm mạc, nội mạc của cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh Thiếu vitamin A gà có biểu hiện khô lông, khô da, viêm kết mạc mắt, gà còi cọc, rối loạn thần kinh gà chết ồ ạt như bị dịch Gà mái đẻ giảm, trứng ấp nở kém Vitamin D cần thiết cho động vật hấp thụ và tích lũy calci, là tác nhân chống còi xương Thiếu vitamin D3 gà chậm lớn, xương bị biến dạng, gà giảm đẻ, vỏ trứng mềm, tỷ lệ ấp nở giảm Vitamin E cần cho khả năng sinh sản Thiếu vitamin E gà trống bị teo dịch hoàn, gà mái

bị thoái hóa buồng trứng khả năng thụ tinh ấp nở giảm hoặc mất hẳn

Trang 23

Thiamine là tác nhân chống phù thủng, viêm thần kinh đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất, chất bột đường là nhân tố quan trọng cho quá trình oxy hóa của tế bào, chống rối loạn thần kinh, đảm bảo tỷ lệ đẻ Thiếu Riboflavin

gà bị què chân chậm lớn Nếu bệnh nặng thì bị liệt, run rẫy và chết trong 3 tuần đầu tiên Niacin thiếu sẽ làm cho gia cầm có hiện tượng mọc lông rời rạc Axit pantothenic là một vitamin thiết yếu cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường Nếu thiếu nó thì sinh trưởng kém, bị phình khớp chân và què Pyridoxine cần cho quá trình trao đổi chất đạm, chất béo để phát triển cơ thể, chống viêm da Vitamin B12 rất quan trọng trong cấu tạo máu, tổng hợp các protid tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể, mọc lông, đảm bảo tỷ lệ ấp nở của trứng Vitamin K là nhân tố làm đông máu, chống chảy máu Vitamin C làm tăng sức đề kháng cho gia cầm đối với các yếu tố stress hoặc bị bệnh và tránh tình trạng vỏ trứng bị mỏng (Võ Bá Thọ, 1996)

2.3.1.7 Vai trò của nước

Nước là thành phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể động vật Tuy nó không cung cấp năng lượng nhưng có vai trò quan trọng trong đời sống động vật Gà nếu không được cung cấp đầy đủ nước sản lượng trứng sẽ giảm đi đáng kể Nước trong cơ thể động vật chiếm từ 60-70%, tùy theo tuổi mà tỷ lệ này giảm dần từ 80% lúc mới sinh và còn 45% lúc trưởng thành Tỷ lệ nước cũng biến động theo thể trạng và các mô khác nhau (Vũ Duy Giảng, 1997) Nếu không có nước gia cầm sẽ bị chết nhanh hơn là bị đói hoàn toàn Người ta biết rằng thiếu thức ăn gia cầm có thể sống được hơn 12 ngày, không

có nước gia cầm sẽ chết vào ngày thứ 3-4 Gia cầm càng non cơ thể càng chứa nhiều nước Như vậy, nước tỷ lệ với khối lượng của cơ thể (Bùi Thị Kim Dung, 1996)

Nước cần cho việc phân giải protein, lipid, glucid Nước tạo điều kiện để thấm hút các chất khoáng, các vitamin và các sản phẩm phân giải khác Nước

là môi trường cần thiết cho các quá trình lên men của trao đổi chất trong cơ thể cũng như đối với sự thẩm thấu và khuếch tán các chất Nó vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm của trao đổi chất trong cơ thể (Melkhin và Grindin, 1997)

Yêu cầu về nước uống là phải sạch và đầy đủ Tiêu chuẩn về nước uống cho gà có thể áp dụng tiêu chuẩn nước uống cho người Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống cung cấp nước Nước uống và thức ăn tiêu thụ sẽ nói lên tình trạng sức khỏe của con vật

Phương pháp cung cấp nước cho gà là cho chúng tiếp xúc trực tiếp với

Trang 24

những chỉ tiêu vệ sinh nước uống, nồng độ chất hòa tan không vượt quá 15g/1 lít Nước tốt chưa 2g chất hòa tan/1 lít Nacl không vượt quá 10g/1 lít, muối sulfat không quá 1g/1 lít Muối nitrat tối đa 50-100ppm Không cho vật nuôi uống nước bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhễm ký sinh trùng hoặc hóa chất độc hại (Vũ Duy Giảng, 1997)

2.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm

2.3.2.1 Nhu cầu năng lượng

Theo Bùi Xuân Mến (2007) thì nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất, trước hết phải nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không Một lượng đáng kể thức ăn tiêu tốn của gia cầm là sử dụng cho duy trì

sự sống Nhu cầu năng lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản và hoạt động bình thường Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự sinh nhiệt trong những điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt động chủ động bị loại ra Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi, nhìn chung thì độ lớn của vật nuôi tăng thì

sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể trọng giảm Sự sinh nhiệt cơ bản của

gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo trên một gam thể trọng trong một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần phân nữa số năng lượng này

Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước tính bằng khoảng 50% của sự trao đổi cơ bản Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi những điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi Sử dụng chuồng lồng làm giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ khoảng 30% của sự trao đổi cơ bản so với nuôi nền

Mặc dù thực tế những động vật lớn hơn yêu cầu năng lượng duy trì thấp hơn trên một đơn vị thể trọng, nhưng tổng năng lượng cần cho những động vật lớn hơn lại cao hơn nhiều so với vật nhỏ hơn Từ quan điểm thực tiễn cho thấy, một gà mái sản xuất trứng có độ lớn cơ thể nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống cao sẽ có khả năng chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm đạt hiệu quả nhất,

vì tiêu phí năng lượng duy trì thấp Chăn nuôi gà hoặc gà tây thịt đạt đến lúc bán trong một thời gian ngắn nhất sẽ đạt hiệu quả nhất về biến đổi thức ăn thành sản phẩm, vì nếu kéo dài thời gian nuôi sẽ phải chi phí duy trì lớn hơn Hầu hết gà đang đẻ trứng và gà thịt đang sinh trưởng đều được cho ăn tự do theo yêu cầu sản xuất Lượng thức ăn gia cầm tiêu thụ có liên quan trước hết đến nhu cầu năng lượng của gia cầm trong thời gian này Khi các chất dinh dưỡng khác có đủ lượng trong thức ăn thì khả năng tiêu thụ thức ăn được xác định trước tiên dựa trên mức năng lượng của khẩu phần Mức tiêu thụ năng

Trang 25

lượng của gia cầm hằng ngày có thể đo bằng kilocalo năng lượng trao đổi thì chắc chắn sẽ ổn định hơn là tổng lượng thức ăn tiêu thụ, nếu trong khẩu phần

có chứa các mức năng lượng khác nhau

2.3.2.2 Nhu cầu sinh trưởng

Trong hầu hết các trường hợp, nhu cầu năng lượng không được trình bày một cách chính xác như các nhu cầu về acid amin, vitamin và khoáng Tốc độ tăng trưởng tốt có thể đạt được với một biên độ rộng của các mức năng lượng, bởi vì gia cầm có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn và để duy trì một mức tiêu thụ năng lượng khá ổn định Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tối đa sẽ không đạt được với khẩu phần khởi động cho gà và gà tây con có mức năng lượng dưới 2640 kcal ME/kg Gà thịt thường được cho ăn mức năng lượng cao hơn gà hậu bị thay thế Trong sản xuất gà thịt, tốc độ tăng trọng tối đa là yêu cầu cần thiết gà đạt khối lượng bán trong thời gian ngắn nhất, nhưng với những gà hậu bị thay thế thì tốc độ tăng trưởng nhanh lại ít quan trọng hơn Thực tế sản xuất cho thấy, khẩu phần khởi động cho gà con làm gà hậu bị thay thế có từ 2750 đến 2970 kcal/kg, ngược lại khẩu phần khởi động của gà thịt lại chứa mức năng lượng cao hơn, trong phạm vi từ 3080 đến 3410 kcal/kg (Bùi Xuân Mến, 2007)

2.3.2.3 Nhu cầu protein

Theo Bùi Xuân Mến (2007) thì protein cần thiết cho duy trì tương đối thấp, vì thế yêu cầu protein trước hết tùy thuộc vào lượng cần thiết cho mục đích sản xuất Để đáp ứng nhu cầu protein thì các acid amin thiết yếu phải được cung cấp đủ lượng và tổng lượng nitơ trong khẩu phần phải đủ cao và ở dạng thích hợp để cho phép tổng lượng acid amin không thiết yếu Một khi lượng protein tối thiểu được yêu cầu cung cấp cho sinh trưởng hoặc sản xuất trứng tối đa thì protein cần cộng thêm do bị oxy hóa thành năng lượng cũng phải tính đến Protein cũng không được dữ trữ trong cơ thể theo số lượng có thể đánh giá được Thực tế sản xuất, protein luôn là thành phần thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không kinh tế nếu nuôi động vật quá mức protein

Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần cho vật nuôi luôn phải giữ gần mới mức nhu cầu tối thiểu hơn là các chất dinh dưỡng khác

Nhu cầu protein và acid amin của gia cầm non đang sinh trưởng là đặc biệt quan trọng Phần lớn nhất vật chất khô tăng lên với sự sinh trưởng là protein Sự thiếu hụt của protein tổng số hoặc là một acid amin thiết yếu nào

đó đều làm giảm tốc độ tăng trưởng Sự tổng hợp protein yêu cầu tất cả các acid amin cần thiết làm thành protein cần phải có mặt trong cơ thể gần như cùng một lúc Khi thiếu một acid amin thiết yếu thì không có sự tổng hợp

Trang 26

protein Những protein không hoàn chỉnh sẽ không bao giờ được tạo thành Các acid amin không được sử dụng cho tổng hợp protein sẽ chuyển đổi thành carbohydrate hoặc mỡ, đồng thời nó có thể dễ dàng bị oxy hóa cho nhu cầu năng lượng trực tiếp hay được dự trữ dưới dạng mô mỡ Thân thịt của những vật nuôi cho ăn khẩu phần thiếu protein hoặc các acid amin thường chứa nhiều

mỡ hơn những vật nuôi được ăn khẩu phần đủ và cân đối protein

Điều cân nhắc quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu các acid amin là lượng thức ăn tiêu thụ Một lượng ổn định protein tổng số và acid amin thiết yếu trong thức ăn được yêu cầu để giúp cho tốc độ tăng trưởng mô

cơ thể có thành phần không thay đổi Tuy nhiên khi nhu cầu protein được biểu thị theo phần trăm trong khẩu phần thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn Mức năng lượng trong khẩu phần có thể là sự xem xét quan trọng nhất trong việc đánh giá lượng thức ăn ăn vào Vì lý do này mà nhu cầu được biểu diễn như phần trăm của khẩu phần luôn có liên quan đến mức năng lượng của khẩu phần đó

2.3.2.4 Nhu cầu vitamin và muối khoáng

Ngày nay, hầu hết nhu cầu của gia cầm về vitamin và muối khoáng đã được biết chính xác, đặc biệt đối với các vitamin và khoáng chất biết chắc chắn là bị thiếu chính xác, đặc biệt đối với các vitamin và khoáng chất biết chắc chắn là bị thiếu trong các khẩu phần sản xuất Ngoại trừ một số ít các vitamin hoặc khoáng không biết chắc chắn là thiếu dưới những điều kiện sản xuất, các mức trong khẩu phần được khuyến cáo là sẽ cung cấp lượng đủ để cho phép gia cầm sản xuất có hiệu quả

Không như protein, các yếu tố vitamin và khoáng vi lượng luôn được cung cấp vượt qua mức nhu cầu tối thiểu trong khẩu phần Vì vậy, nhu cầu vitamin và khoáng vi lượng thường không được chỉ dẫn theo tỷ lệ thức ăn tiêu thụ hoặc mức năng lượng có trong thức ăn, từ đó số lượng đủ luôn trên mức nhu cầu tối thiểu được tính trong các khẩu phần cho gia cầm (Bùi Xuân Mến, 2007)

2.3.3 Tiêu chuẩn về điều kiện khí hậu

2.3.3.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ của chuồng nuôi là điều kiện tiểu khí hậu quan trọng nhất Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và năng suất của đàn gà Nhiệt độ nóng hay lạnh đều tác động trực tiếp đến cơ thể gà và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của chúng Nhiệt độ lý tưởng trong chuồng từ 20 – 250C (Võ Bá Thọ, 1996)

Trang 27

2.3.3.2 Ẩm độ

Khả năng chứa nước của không khí phụ thuộc vào nhiệt độ Nhiệt độ càng cao không khí càng hút ẩm và trái lại Không khí trong chuồng nuôi thường xuyên bão hòa hơi nước do gà thải nước ra ngoài trong khi thở, nước bốc hơi từ phân, từ bề mặt của thiết bị cung cấp nước, từ mặt nước rơi vãi và hơi ẩm từ ngoài vào do thông khí kém Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thải hơi nước đặc biệt là nhiệt độ của không khí, sức đẻ trứng, thành phần thức ăn, phương pháp thu dọn phân, sự cách li của tường và nền chuồng Do đó cần

có hệ thống thông khí Độ ẩm của không khí tốt nhất trong chuồng nuôi từ 65 – 70 %, ẩm độ không khí cao ảnh hưởng đến sự cân bằng nhiệt, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gà Độ ẩm thấp có hại cho gà vì bụi sinh ra nhiều làm hỏng màng nhầy, không khí khô làm khô da, gây ra bệnh ngứa, đây

là một trong những nguyên nhân gây mổ lông và ăn thịt lẫn nhau (Hattenhauer, 1978)

Ẩm độ tương đối của không khí chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi, phương pháp cho uống và thể thức lưu thông khí của chuồng nuôi Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết thân nhiệt Ẩm độ cao gây tác hại gián tiếp là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các mầm bệnh như vi khuẩn, nấm mốc đặc biệt là cầu trùng (Võ Bá Thọ, 1996)

Ẩm độ của chuồng nuôi gà sinh sản thích hợp là 60 – 70 % (Nguyễn Đức Hưng, 2006)

Ẩm độ thấp nhu cầu về nước uống của gà tăng lên đồng thời nhu cầu về thức ăn sẽ giảm, gà dễ bị mất nước, da khô, chuồng bụi, Giữa nhiệt độ và độ

ẩm tương đối có mối tương quan nghịch với nhau Theo Dương Thanh Liêm (1999) thì ẩm độ tương đối trong chuồng nuôi gà được coi là lý tưởng như sau: Giai đoạn gà con: 50 – 55%

Giai đoạn gà giò: 60 – 65%

Giai đoạn gà trưởng thành: 65 – 75%

2.3.3.3 Chế độ chiếu sáng

Chế độ chiếu sáng giúp cho gà thuần thục giới tính đúng ngày giờ, đẻ sai

và duy trì năng suất đẻ Thời gian chiếu sáng ở gà đẻ không dưới 14h/ngày đêm, tuần đẻ thứ 16 trở đi tăng dần và đạt tối đa là 17h/ngày đêm Cường độ chiếu sáng 3 – 4 W/m2 nền Ánh sáng màu đỏ có lợi cho gà đẻ (Nguyễn Đức Hưng, 2006)

Trang 28

2.3.3.4 Màu sắc ánh sáng

Màu sắc của ánh sáng đối với khả năng sản xuất của gà có ý nghĩa thứ yếu nhưng người ta đã thấy rằng màu đỏ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn màu đỏ vàng, xanh lục, xanh lam, da cam Gà thường được chiếu sáng thì làm cho sinh dục chín sớm hơn gà không được chiếu sáng và có ảnh hưởng tốt đến khả năng đẻ trứng (Hattenhauer, 1978)

2.3.3.5 Thông thoáng

Điều kiện thông thoáng phụ thuộc vào kết cấu và kiểu chuồng Nếu gà sống trong điều kiện thông thoáng kém dưới 0,9 m3 không khí/giờ/kg thể trọng thì đàn gà đó có nguy cơ mắc bệnh hô hấp và bệnh Newcastle cao hơn bình thường Nếu gà sống trong điều kiện có sự trao đổi không khí tốt trên 5m3

không khí/ giờ/kg thể trọng thì khả năng mắc bệnh rất thấp (Lã Thị Thu Minh, 1995)

Nhiệt độ của môi trường làm tăng tốc độ bài tiết ra khí cacbonic của gà

Sơ bộ có thể tính được là một gà mái đẻ thải ra khoảng 1,4 lít khí cacbonic/kg

cơ thể Hàm lượng cacbonic không thể là tiêu chuẩn để xét chất lượng không khí trong chuồng nuôi vì thiếu sự tương quan với các thành phần khác và các yếu tố của tiểu khí hậu (Hattenhauer, 1978)

2.3.3.6 Mật độ nuôi

Mật độ nuôi có liên quan đến sức khỏe và năng suất của gà Tùy vào phương thức nuôi, kiểu chuồng, tiểu khí hậu hoặc hệ thống điều hòa trong chuồng nuôi và tuổi của gà mà bố trí mật độ nuôi thích hợp (Bùi Xuân Mến, 2007)

Trang 29

Vị trí trại

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

3.1.1 Thời gian thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 07/2014 đến tháng 10/2014

3.1.2 Địa điểm thí nghiệm

Đề tài thí nghiệm được tiến hành tại trại Long, ấp Tân Lập 2, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Trảng Bom là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm về phía đông của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km

và cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 30 km Là một huyện trung du, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông giáp huyện Thống Nhất, phía tây giáp thành phố Biên Hòa, phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và hồ Trị An Trảng Bom có quốc lộ 1A chạy qua, có một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, với các khu công nghiệp như Hố Nai, Sông Mây, Bầu Xéo Gần đây nhất, chính phủ đã chấp thuận phê duyệt thành lập khu công nghiệp Giang Điền, cụm công nghiệp Thanh Bìnhvới vị trí

kế cận thành phố Biên Hòa, cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh, Trảng Bom có nhiều dự án lớn đi qua địa bàn như đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường Quốc lộ 1A tránh thành phố Biên Hòa Vì vậy trại được đặt một nơi rất thuận lợi vừa có giao thông thuận tiện vừa có thị trường tiêu thụ rông lớn

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Trang 30

3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm

Chuồng trại thí nghiệm thuộc kiểu chuồng nền kín, có hệ thống làm mát

tự động Chuồng được xây dựng theo hướng Đông – Tây, mái đôi, lợp bằng tole, lót la phong Kích thước chuồng 12m x 100m, một đầu chuồng sẽ được đặt các tấm làm mát được làm ướt bằng nước và đầu đối diện đặt 8 quạt hút loại lớn có đường kính 1,5m Khi không khí đi qua tấm làm mát sẽ xảy ra hiện tượng trao đổi nhiệt, nhiệt của không khí làm cho nước bốc hơi và không khí trở nên mát Khi không khí di chuyển từ đầu trại đến cuối trại tạo ra môi trường mát mẻ Khi quạt hút hoạt động, nó sẽ rút không khí ra ngoài, không khí mới lại tràn vào trại thông qua các tấm làm mát này Nền chuồng được tráng xi măng, hai bên vách xây tường bằng gạch cao 50cm sau đó lắp hệ thống bạt cơ động kéo lên tới trần và trải trấu dày 10 – 15 cm Chiều cao từ nền tới trần là 2,3m, mỗi chuồng có 25 gian, mỗi gian có kích thước 4m x 12m, có 4 dãy máng uống với núm uống tự động, có 2 dãy đèn chiếu sáng, có

5 dãy máng ăn bằng nhựa và mỗi gian có 16 máng ăn Đầu chuồng có bố trí một cửa ra vào và hai vách chuồng bố trí 2 cửa ra vào để tiện việc chăm sóc và xuất gà

Hình 3.2 Trại gà thí nghiệm Ánh sáng được sử dụng trong chuồng là ánh sáng nhân tạo, đèn chỉ được bật vào ban đêm, mỗi gian cách gian lắp 2 bóng đèn chữ U 18W Nhiệt độ trong chuồng luôn được giữ ổn định khoảng 24 – 27 0C được điều khiển bởi

bộ cảm ứng đặt bên trong chuồng Khi nhiệt độ trong chuồng tăng cao thì bộ cảm ứng khởi động công tắt máy bơm hoạt động bơm nước đặt ở đầu dãy

Trang 31

chuồng, đồng thời hệ thống quạt hút ở cuối chuồng cũng tăng tần số để làm hạ thấp nhiệt độ cho tới khi nhiệt độ hạ xuống tới mức yêu cầu thì bộ cảm ứng ngắt công tắt máy bơm tắt và hệ thống quạt hút cũng giảm tần số chạy

3.1.3.1 Chuẩn bị chuồng trại trước khi thả gà

Sau khi xuất hết gà, chuyển tất cả các dụng cụ khỏi chuồng như: máng ăn , bóng đèn, máng uống Chuyển hết chất độn chuồng ra ngoài

Làm vệ sinh sạch sẽ bên trong và bên ngoài cách chuồng 2m Vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ phân, lông gà của lứa trước còn sót lại Sau khi vệ sinh sạch

sẽ, ta tiến hành phun chuồng trại bằng dung dịch NAOH 2%, riêng dụng cụ chăn nuôi thì được ngâm formol 1% và đem phơi khô Sửa chữa lại dụng cụ và trang thiết bị trong chuồng Đợi khi nền chuồng thật khô thì ta phun formol 1% khắp chuồng, xung quanh trại và cả khu trại

Rải trấu khắp chuồng dày 10cm Chuyển dụng cụ chăn nuôi vào chuồng Mọi thứ phải chuẩn bị xong 7 ngày trước khi thả gà mới Phun thuốc sát trùng Benkocid trước khi nhập gà 2 ngày

3.1.3.2 Dụng cụ chăn nuôi

Máng gas và máy sưởi: sử dụng úm cho gà 1 – 16 ngày tuổi

Hình 3.3 Máy sưởi cung cấp nhiệt cho gà con

Máng uống 1 galon: sử dụng cho gà 1 – 4 ngày tuổi

Máng ăn cho gà con có đường kính 40cm: sử dụng cho gà 1 – 4 ngày tuổi

Trang 32

Hình 3.4 Máng ăn cho gà con Máng ăn cho gà lớn có đường kính 40 cm: sư dụng cho gà 2 ngày tuổi đến xuất chuồng

Hình 3.5 Máng ăn cho gà lớn

Trang 33

Máng uống cho gà lớn: sử dụng loại máng uống tự động

Trang 34

Bảng 3.2 Thành phần hóa học thức ăn của gà Ross 308 giai đoạn 22 – 35 ngày tuổi

Thành phần hóa học Trạng thái gần khô (%)

Công thức thức ăn thí nghiệm:

Nghiệm thức 1 (NTTC): cho ăn theo quy trình tiêu chuẩn

 Giai đoạn 1: 1 đến 21 ngày tuổi (thức ăn úm, TAU)

 Giai đoạn 2: 22 đến 35 ngày tuổi (thức ăn tăng trưởng, TATT)

 Giai đoạn 3: 36 đến 42 ngày tuổi (thức ăn vỗ béo, TAVB)

Nghiệm thức 2 (NTTATT): kéo dài thời gian nuôi thức ăn tăng trưởng từ 22-42 ngày tuổi

 Giai đoạn 1: 0 đến 21 ngày tuổi (TAU)

Ngày đăng: 25/11/2015, 17:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w