Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) qua các tuần tuổi của các nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng chế độ cho ăn lên sinh trưởng của gà thịt giống ross 308 (Trang 50 - 52)

các nghiệm thức

Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) qua các tuần tuổi đƣợc trình bày qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4

Giai đoạn gà 1–7 ngày tuổi, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở NTTC là 1,083, NTTATT là 1,097 và NTTAVB là 1,077. HSCHTA của gà cả 3 nghiệm thức không có sự khác biệt (P=0,31) là do tiêu tốn thức ăn và tăng trọng tuyệt đối trong giai đoạn này không có sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức.

Giai đoạn gà 7–14 ngày tuổi, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở NTTC là 1,17, NTTATT là 1,16 và NTTAVB là 1,19. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,04). HSCHTA của gà NTTATT nhỏ nhất vì tiêu tốn thức ăn của gà NTTATT trong giai đoạn này là thấp nhất so với 2 nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên HSCHTA của gà trong giai đoạn này của 3 nghiệm thức lớn hơn HSCHTA chuẩn của gà Ross 308 là 1,05 do tập đoàn Aviagen công bố năm 2007 và lớn hơn chuẩn của gà Cobb 500 là 0,94.

Giai đoạn gà 14–21 ngày tuổi, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở NTTC là 1,353, NTTATT là 1,333 và NTTAVB là 1,35. Giai đoạn này không có sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức.

Giai đoạn gà 1–21 ngày tuổi, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở NTTC là 1,25, NTTATT là 1,243 và NTTAVB là 1,257. Nhìn chung trong giai đoạn úm HSCHTA của gà ở 3 nghiệm thức không có sự khác biệt, vì tiêu tốn thức ăn và tăng trọng tuyệt đối của gà ở cả 3 nghiệm thức không có sự khác biệt lớn.

Giai đoạn gà 21–28 ngày tuổi, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở NTTC

là 1,45, NTTATT là 1,45 và NTTAVB là 1,42. Mặt dù không có sự khác biệt về HSCHTA gà thí nghiệm của 3 nghiệm thức nhƣng HSCHTA của gà ở cả 3 nghiệm thức lại cao hơn HSCHTA của gà do tập đoàn Aviagen công bố năm 2007 là 1,4.

Giai đoạn gà 28–35 ngày tuổi, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở NTTC là 2,15, NTTATT là 1,96 và NTTAVB là 2,23. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P=0,01). HSCHTA của NTTATT nhỏ nhất so với 2 nghiệm thức còn lại là vì tăng trọng của gà NTTATT trong giai đoạn này là lớn nhất và tiêu tốn thức ăn nhỏ hơn so với NTTC, NTTATT.

Giai đoạn gà 21–35 ngày tuổi, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở NTTC là 1,77, NTTATT là 1,70 và NTTAVB là 1,79.

Giai đoạn gà 35–42 ngày tuổi, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở NTTC là 2,107, NTTATT là 2,077 và NTTAVB là 2,077. Ở giai đoạn vỗ béo thì HSCHTA

39

của gà ở cả 3 nghiệm thức không khác biệt nhƣng vẫn cao hơn so với HSCHTA chuẩn cho gà Ross 308 do tập đoàn Aviagen công bố năm 2007 là 1,69 và của gà Cobb 500 là 1,65.

Toàn kì thí nghiệm: 1–42 ngày tuổi, hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở NTTC là 1,70, NTTATT là 1,66 và NTTAVB là 1,70. Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01). Ở các giai đoạn thì hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở 3 nghiệm thức vẫn có sự giống nhau, nhƣng nhìn chung HSCHTA của gà toàn kỳ thí nghiệm của 3 nghiệm thức vẫn có sự khác biệt rất lớn. HSCHTA của gà ở NTTATT là nhỏ nhất là vì tiêu tốn toàn kỳ thí nghiệm của gà NTTATT là nhỏ nhất và tăng trọng toàn kỳ của gà ở NTTATT là lớn nhất. Vì vậy cho gà ăn khẩu phần của NTTATT là tốt nhất.

Bảng 4.4 Ảnh hƣởng của chế độ cho ăn lên HSCHTA qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm (kg thức ăn/ kg tăng trọng).

Ngày tuổi NTTC NTTATT NTTAVB SEM P 1-7 1,083 1,097 1,077 0,01 0,31 8-14 1,17ab 1,16b 1,19a 0,01 0,04 15-21 1,353 1,333 1,35 0,01 0,11 1-21 1,25 1,243 1,257 0,01 0,33 22-28 1,45 1,45 1,42 0,01 0,3 29-35 2,15ab 1,96b 2,23a 0,04 0,01 21-35 1,77 1,70 1,79 0,02 0,05 36-42 2,107 2,077 2,077 0,03 0,7 1-42 1,70a 1,66b 1,70a 0,01 <0,01

Ghi chú: các số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05) theo phép thử Tukey.

40 0 0,5 1 1,5 2 2,5 1-7 8-14 15-21 1-21 22-28 29-35 21-35 35-42 1-42 Ngày tuổi g/con NTTC NTTATT NTTAVB

Biểu đồ 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng chế độ cho ăn lên sinh trưởng của gà thịt giống ross 308 (Trang 50 - 52)