1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệu quả phòng trị bệnh đốm vằn hại lúa do nấm rhizoctonia solani kuhn của vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện nhà lưới

61 674 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG  ÂU THÁI XUÂN HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA DO NẤM Rhizoctonia solani KUHN CỦA VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG ĐIỀU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG



ÂU THÁI XUÂN

HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA

DO NẤM Rhizoctonia solani KUHN CỦA

VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ – 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG



Đề tài:

HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA

DO NẤM Rhizoctonia solani KUHN CỦA

VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cán bộ hướng dẫn

TS TRẦN VŨ PHẾN

Sinh viên thực hiện

ÂU THÁI XUÂN MSSV: 3113520

Cần Thơ - 2015

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ thực vật với tên đề tài:

HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA

DO NẤM Rhizoctonia solani KUHN CỦA

VI KHUẨN VÙNG RỄ TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

Do sinh viên Âu Thái Xuân thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày tháng …năm 2015 Cán bộ hướng dẫn

TS Trần Vũ Phến

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư

chuyên ngành Bảo vệ thực vật với tên đề tài:

HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM VẰN HẠI LÚA

DO NẤM Rhizoctonia solani KUHN CỦA VI KHUẨN

VÙNG RỄ TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ………

Cần Thơ, ngày …tháng …năm 2015

Chủ tịch Hội đồng

Trang 5

TÓM TẮT LÝ LỊCH CÁ NHÂN

I SƠ YẾU LÝ LỊCH

 Họ và tên: Âu Thái Xuân Giới tính: Nữ

 Ngày sinh: 18/10/1993 Dân tộc: Kinh

 Nơi sinh: Cai Lậy – Tiền Giang

 Họ và tên cha: Âu Văn Chói

 Từ 2008-2011: Trường THPT Đốc Binh Kiều

 Từ 2011 đến nay: Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 37

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và cán bộ hướng dẫn Số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây

Tác giả

Âu Thái Xuân

Trang 7

LỜI CẢM TẠ

Thành kính biết ơn:

Cha mẹ là người đã sinh ra và nuôi nấng tôi nên người

Thầy Trần Vũ Phến, chị Đinh Ngọc Trúc, anh Huỳnh Văn Nghi đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn

Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cố vấn học tập và các thầy cô của khoa NN&SHƯD đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường

Chân thành cám ơn:

Các thầy cô và toàn thể các anh chị thuộc Phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành luận văn Các anh chị: Huỳnh Thanh Toàn, Danh Tuấn, Võ Huỳnh Phong, Nguyễn Thị Tuyết Loan, Trần Thị Liên Hương và các bạn Huỳnh Thị Kim Phụng, Néang Kim Ni Tha, Huỳnh Hải Đăng (lớp BVTV K37) và Võ Thành Tâm (lớp KHĐ K37) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện thí nghiệm

Các bạn trong lớp Bảo Vệ Thực Vật K37 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là các bạn trong nhóm của tôi

Xin gửi đến tất cả mọi người lời chúc tốt đẹp nhất, chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc và thành công

Âu Thái Xuân

Trang 8

MỤC LỤC

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN i

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ii

TÓM TẮT LÝ LỊCH CÁ NHÂN iii

LỜI CAM ĐOAN iv

LỜI CẢM TẠ v

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH SÁCH BẢNG x

DANH SÁCH HÌNH xi

Error! Bookmark not defined.TÓM LƯỢC 1

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

1.1 Đặc tính bệnh đốm vằn 3

1.1.1 Lịch sử và phân bố bệnh đốm vằn 3

1.1.2 Triệu chứng và thiệt hại 3

1.1.3 Tác nhân gây bệnh 4

1.1.4 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển 4

1.1.4.1 Nhiệt độ 4

1.1.4.2 pH 5

1.1.4.3 Ẩm độ 5

1.1.4.4 Phân bón 5

1.1.5 Sự lưu tồn, lan truyền và xâm nhiễm của nấm 5

Trang 9

1.1.5.1 Sự lưu tồn 5

1.1.5.2 Sự lan truyền 5

1.1.5.3 Sự xâm nhiễm 6

1.1.6 Quản lý bệnh đốm vằn 6

1.1.6.1 Biện pháp canh tác 6

1.1.6.2 Biện pháp sinh học 6

1.1.6.3 Biện pháp hóa học 7

1.2 Vai trò của vi sinh vật trong phòng trừ sinh học bệnh cây 7

1.3 Vi khuẩn vùng rễ 7

1.3.1 Vi khuẩn vùng rễ 7

1.3.2 Vi khuẩn nội sinh rễ 7

1.3.3 Vai trò của vi khuẩn vùng rễ trong phòng trừ sinh học cây trồng 8

1.3.4 Cơ chế tác động của vi khuẩn vùng rễ trong phòng trừ sinh học 8

1.3.4.1 Tiết kháng sinh 8

1.3.4.2 Tiết enzyme phân hủy vách tế bào 8

1.3.4.3 Cơ chế kích kháng và cơ chế cạnh tranh 9

1.4 Một số đặc điểm của vi khuẩn thuộc chi Bacillus 9

1.4.1 Phân loại 9

1.4.2 Đặc điểm sinh học 10

1.4.3 Đặc điểm sinh thái 10

1.4.4 Đặc điểm sinh sản và khả năng lưu tồn 10

1.4.5 Đặc điểm của vi khuẩn Brevibacillus brevis 11

1.4.6 Đặc tính của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens 11

1.4.7 Một số nghiên cứu về sử dụng vi khuẩn vùng rễ trong phòng trừ 12

1.5 Thuốc Anvil 5SC 13

1.6 Thuốc Trizole 20WP 14

1.7 Giống lúa OMCS2000 15

Trang 10

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 16

2.1 Phương tiện 16

2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm 16

2.1.2 Giống lúa, nguồn nấm gây bệnh 16

2.1.3 Các tác nhân phòng trừ sinh học và thuốc hóa học trừ nấm 16

2.1.4 Trang thiết bị dùng trong thí nghiệm 16

2.2 Phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1 Bố trí thí nghiệm 18

2.2.2 Chuẩn bị thí nghiệm 18

2.2.3 Tiến hành thực hiện 20

2.2.4 Chỉ tiêu theo dõi 21

2.3 Phân tích số liệu 22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

3.1 Tổng quan 23

3.2 Kết quả thí nghiệm 23

3.2.1 Tỉ lệ chiều dài vết bệnh 23

3.2.2 Hiệu quả giảm bệnh 24

3.2.3 Chiều cao cây 30

3.2.4 Các thành phần năng suất 32

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36

4.1 Kết luận 36

4.2 Đề nghị 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

PHỤ LỤC 44

Trang 11

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

NSCB Ngày sau chủng bệnh

NSKG Ngày sau khi gieo

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

TLCDVB Tỉ lệ chiều dài vết bệnh

CDVB Chiều dài vết bệnh

Ba-1 Bacillus amyloliquefaciens

Bre-1 Brevibacillus brevis

Trang 12

DANH SÁCH BẢNG

1.1 Sự tương quan giữa tỉ lệ buội nhiễm và năng suất thiệt hại 4

2.1 Các nghiệm thức trong thí nghiệm và thời điểm xử lý 18 3.1 Tỉ lệ (%) chiều dài vết bệnh đốm vằn ở các thời điểm sau khi chủng

3.2 Hiệu quả giảm bệnh (%) vết bệnh đốm vằn ở các thời điểm sau khi

3.3 Chiều cao cây (cm) ở các thời điểm khác nhau 31

3.4 Chỉ tiêu các thành phần năng suất lúa của các nghiệm thức 33

Trang 13

DANH SÁCH HÌNH

2.2 Phương pháp đặt hạch nấm trên bẹ lúa ở giai đoạn 40 ngày sau khi gieo 20 3.1 Biểu hiện vết bệnh đốm vằn trên lúa ở thời điểm 7 NSCB 27 3.2 Biểu hiện vết bệnh đốm vằn trên lúa ở thời điểm 7 NSCB 28 3.3 Biểu hiện vết bệnh đốm vằn trên lúa ở thời điểm 21 NSCB 29 3.4 Biểu hiện vết bệnh đốm vằn trên lúa ở thời điểm 21 NSCB 30

Trang 14

Âu Thái Xuân, 2015 Hiệu quả phòng trị bệnh đốm vằn hại lúa do nấm

Rhizoctonia solani Kuhn của vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện nhà lưới Luận văn

tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn TS Trần Vũ Phến

TÓM LƯỢC

Đề tài “Hiệu quả phòng trị bệnh đốm vằn hại lúa do nấm Rhizoctonia solani

Kuhn của vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện nhà lưới” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh đốm vằn trên lúa của một số chủng vi khuẩn vùng rễ Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2013 tại nhà lưới

Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 1 nhân tố, 5 lần lặp lại, 12 nghiệm thức Kết quả khảo sát cho thấy có 2 chủng vi khuẩn vùng rễ

LM1.6t, LM1.6t có khả năng kháng bệnh với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn Hiệu quả giảm bệnh của chủng vi khuẩn vùng rễ Brevibacillus brevis kết hợp với Bacillus amyloliquefaciens là 50,07% tương đương thuốc trừ bệnh

Anvil 5SC (74,90%) trong giai đoạn 14 ngày sau chủng bệnh Chủng vi khuẩn vùng rễ LM1.6t hoặc LM1.6t nuôi trong môi trường có chitin cho hiệu quả kiểm soát bệnh tốt (79,00% và 73,60%) tương đương thuốc trừ bệnh Anvil (83,40%), kéo dài đến 21 ngày sau chủng bệnh, đồng thời cho chỉ tiêu nông học cao hơn so với các chủng vi khuẩn vùng rễ khác

Trang 15

MỞ ĐẦU

Bệnh đốm vằn là bệnh quan trọng và phổ biến ở nhiều vùng trồng lúa trên thế giới Trong vài thập niên gần đây, nông dân của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã sử dụng các giống lúa cao sản, thâm canh tăng vụ nên cây lúa hiện diện quanh năm trên đồng ruộng (Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm,

1993) Trong đó, bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại trên lúa được xem là bệnh quan trọng đứng hàng thứ hai sau bệnh đạo ôn (Pyricularia

oryzae) trong việc giảm cả năng suất và phẩm chất Tuy nhiên, hiện nay chưa có

giống lúa để kháng hoàn toàn bệnh này (Park et al., 2008) Nấm Rhizoctonia

solani gây bệnh đốm vằn, có phổ kí chủ rộng, ngoài cây lúa nấm còn gây hại trên

nhiều loại cây trồng khác, cũng như trên rất nhiều loài cỏ dại Thêm vào đó, điều kiện thời tiết ở ĐBSCL nóng ẩm quanh năm thuận lợi cho sự lưu tồn, phát triển

và gây hại của nấm

Hiện nay, để phòng trị bệnh này thì biện pháp hóa học vẫn là biện pháp phổ biến nhất Tuy nhiên, dùng thuốc hóa học quá liều sẽ làm gây ô nhiễm môi trường sống và sức khỏe con người Do đó, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu các biện pháp mang tính sinh học có hiệu quả để đưa ra ứng dụng Ngày nay nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhóm vi khuẩn vùng rễ có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều mầm bệnh thông qua khả năng tiết kháng sinh, tiết enzym phân hủy vách tế bào, cạnh tranh dinh dưỡng và chỗ ở với vi sinh vật gây hại hay kích thích tính kháng bệnh cây trồng Một số nghiên cứu sử dụng vi khuẩn đối kháng trong phòng trị bệnh đốm vằn trên lúa ở ĐBSCL cho thấy hiệu quả phòng trị bệnh cao Bộ môn Bảo vệ thực vật trường Đại học Cần Thơ đã phân lập và

nghiên cứu thành công khả năng đối kháng của vi khuẩn Burkholderia cepacia dòng TG17 đối với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn trên lúa Sử dụng

vi khuẩn B cepacia dòng TG17 sẽ quản lý được bệnh đốm vằn trên lúa 1 cách

bền vững (Phạm Văn Kim và ctv, 2000) Bên cạnh đó, khi được ứng dụng trong

điều kiện sản xuất, chế phẩm dạng thử nghiệm từ vi khuẩn Pseudomonas cepacia

đã giúp quản lý bệnh đốm vằn thành công ở xã Mỹ Thành Nam (Phạm Văn Kim, 2004) Tuy nhiên, do sản phẩm chứa đáp ứng được thời gian tồn trữ, nên việc ứng dụng trên diện rộng chưa triển khai được

Trên cơ sở đó đề tài Hiệu quả phòng trị bệnh đốm vằn hại lúa do nấm

Rhizoctonia solani Kuhn của vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện nhà lưới được

thực hiện nhằm tuyển chọn được một số chủng vi khuẩn vùng rễ thuộc chi

Bacillus có khả năng quản lý bệnh đốm vằn trên lúa

Trang 16

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Đặc tính bệnh đốm vằn

1.1.1 Lịch sử và phân bố bệnh đốm vằn

Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn trên lúa được ghi nhận lần đầu

tiên tại Nhật Bản vào năm 1910 Năm 1917, bệnh xuất hiện ở Philippines, ở Ấn

Độ năm 1920 và ở nhiều nước Châu Á khác, sau đó là ở Brazil, Mỹ (Nguyễn Minh Trí, 2006) Ở Việt Nam bệnh đã trở thành một trong những bệnh quan trọng trên cây lúa ở ĐBSCL (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996)

Nấm R solani gây bệnh đốm vằn trên lúa còn gây hại cho hầu hết các loại

cây trồng khác, kể cả các loại cây rừng Các bệnh héo cây con trên đậu nành, đậu xanh, thuốc lá, bạch đàn con,…bệnh đốm vằn trên bắp, mía … đều do nấm này

gây ra Nấm R solani còn tấn công và ẩn náu trên tất cả các loài cỏ dại trong

ruộng hoặc ven bờ ruộng (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993)

Tại Việt Nam, diện tích nhiễm bệnh tăng lên 10 lần trong 5 năm (từ 21.000

ha của năm 1985 tăng lên 200.000 ha trong năm 1990 và 1991) (Lê Hữu Hải, 2008) Bệnh gây hại nặng ở vùng có mức thâm canh cao như ở các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ (trích dẫn bởi Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993)

1.1.2 Triệu chứng và thiệt hại

Bệnh đốm vằn gây hại chủ yếu ở một số bộ phận của cây lúa như bẹ lá, phiến lá và cổ bông Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1999)

Theo Sharma (2006), vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở bẹ lá, ngang hoặc trên mực nước ruộng khoảng 0,3-0,5 cm Đốm hình bầu dục, dài 1-3 cm, có màu xám trắng hoặc các màu sắc khác nhau, vằn vện và rìa của vết bệnh có màu nâu,

do đó bệnh có tên là đốm vằn hoặc khô vằn Trong điều kiện ẩm ướt, sợi nấm có thể mọc kín bề mặt bẹ lá và có thể lan truyền với khoảng cách đáng kể (vài cm) trong 24 giờ (Ou, 1983)

Khi bệnh phát triển đến lá cờ, năng suất có thể giảm từ 20 đến 25%, tỉ lệ buội nhiễm bệnh có tương quan đến thất thu năng suất Hiện nay tầm kinh tế của

Trang 17

bệnh có xu thế tăng lên do bón phân nhiều và sử dụng các giống lúa mới có năng suất cao và đẻ nhánh nhiều làm tăng độ ẩm trong tầng cây (Ou, 1983)

Bảng 1.1 Sự tương quan giữa tỉ lệ bụi nhiễm và năng suất thiệt hại (Ou, 1983)

% Bụi nhiễm bệnh % Năng suất thất thu

1.1.3 Tác nhân gây bệnh

Do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra Rhizoctonia solani thuộc lớp nấm

bất toàn (Deuteromycetes) ở giai đoạn sinh sản hữu tính loại này có tên gọi là

Thanatephorus cucumeris (Frank) Donk thuộc lớp nấm đảm (Basidiomycetes)

(Agrios, 2005)

Rhizoctonia solani sinh trưởng dễ dàng trên các loại môi trường phổ biến,

sợi nấm khi còn non không màu, khi trưởng thành có màu nâu nhạt, đường kính 8-12 m với những vách ngăn không liên tục, phát triển nhanh, phân nhánh tại điểm gần vách ngăn giữa 2 tế bào và vuông góc với sợi nấm chính (Ou, 1983) Hạch nấm là cấu trúc phức tạp được tạo ra do sợi nấm cuộn lại, chúng có khả năng duy trì sức sống trong điều kiện môi trường bất lợi như khô hạn, thiếu thức

ăn, hóa chất độc hại (Graffer, 1993; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Nga, 2003) Hạch nấm mất sức sống trong đất khô sau 21 tháng, ở nhiệt độ phòng trên đất khô

và ấm chúng sống được ít nhất 130 ngày và khi ngâm sâu 3 inch trong nước máy sống được 224 ngày (Ou, 1983)

1.1.4 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển bệnh đốm vằn

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng điều kiện thích hợp cho nấm

Rhizoctonia solani phát triển là ẩm độ không khí cao và nhiệt độ cao Trong khi

nhiệt độ thay đổi theo mùa vụ, còn ẩm độ trong quần thể cây trồng cao hay thấp phụ thuộc vào mật số của cây và kỹ thuật chăm sóc Do đó, gieo trồng với mật số cao và bón nhiều phân hóa học thì cây trồng sẽ phát triển nhiều lá, chồi, tạo nên

ẩm độ rất cao trong quần thể cây trồng Vì vậy, điều kiện thích hợp cho nấm R

Trang 18

solani phát triển là gieo trồng với mật độ dày, bón nhiều phân hóa học, nhất là

phân đạm, nhiệt độ và ẩm độ không khí cao (Ou, 1983)

1.1.4.1 Nhiệt độ

Nấm R solani phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 30oC, nhiệt độ cao nhất là

40-42oC, ở nhiệt độ 10oC sợi nấm phát triển rất ít hoặc không phát triển Hạch nấm hình thành ở 30-32oC, nhiệt độ nhỏ hơn 12oC hoặc lớn hơn 40oC hạch nấm không hình thành (Ou, 1983)

1.1.5 Sự lưu tồn, lan truyền và xâm nhiễm của nấm

1.1.5.1 Sự lưu tồn

Nấm Rhizoctonia solani có khả năng tồn tại trong điều kiện tự nhiên khá lâu

khi không có sự hiện diện của cây kí chủ Chúng thường tồn tại trong tự nhiên dưới hai hình thức chính: một là dạng hạch nấm, khuẩn ty nấm phát triển một thời gian dài hoặc khi gặp điều kiện bất lợi cuộn lại thành một khối cứng gọi là hạch nấm, hạch nấm có kích thước to hoặc nhỏ tùy theo nhóm và rơi xuống đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng lại nảy mầm và bắt đầu một chu trình sống mới Hình thức thứ hai là dạng khuẩn ty sống trên những vết bệnh của cây đã bị nhiễm còn sót lại sau khi thu hoạch (Lại Văn Ê, 2003)

1.1.5.2 Sự lan truyền

Trang 19

Nấm R solani sinh sản bằng hạch nấm tạo ra nơi vết bệnh Hạch nấm này

được lan truyền chủ yếu nhờ dòng nước (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993) Hạch nấm nổi trên bề mặt nước trong thời gian sục bùn, san bằng, làm cỏ và các biện pháp canh tác khác Chúng có thể bị nước cuốn đi hoặc trôi giạt và cuối cùng

có thể tiếp xúc với cây lúa và gây bệnh (Ou, 1983)

1.1.5.3 Sự xâm nhiễm

Khi hạch nấm bám vào bẹ lá (hay gốc của buội lúa), nảy mầm thành sợi nấm rất nhỏ Sợi nấm len vào mặt trong của bẹ lá và xâm nhập từ trong bẹ lá ra ngoài, còn xâm nhập vào phiến lá qua khí khổng hay cutin Sự lây bệnh có thể xảy ra trong phạm vi nhiệt độ 23-25oC, nhiệt độ tối thích là 30-32oC, ẩm độ tương đối 96-97% Ở 32oC nấm gây được bệnh trong 18 giờ và ở 28oC trong 24 giờ với điều kiện giữ ẩm liên tục (Ou, 1983)

1.1.6 Quản lý bệnh đốm vằn

1.1.6.1 Biện pháp canh tác

Nhiều chương trình nghiên cứu về giống kháng đối với bệnh khô vằn ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy chưa có giống lúa nào thể hiện tính kháng bệnh cao Phản ứng của các giống lúa đều nằm trong phạm vi từ nhiễm nặng tới tương đối chống chịu (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1999)

Phòng bệnh đốm vằn một cách hợp lý nhất là phải tiêu hủy nguồn bệnh sau thu hoạch góp phần làm giảm bớt khả năng bộc phát của dịch bệnh Thu gom xác

bả rơm rạ lúa bệnh đem tiêu hủy, vệ sinh cỏ trong ruộng và quanh bờ, đặc biệt là thành phần lúa chét trong ruộng và bờ bao và chọn thời điểm thích hợp để gieo trồng (Phạm Văn Kim và ctv, 2003) Không gieo sạ mật độ dày và phải điều chỉnh lượng phân NPK hợp lý (Sharma, 2006)

Chủ động vớt lục bình trên kênh, ruộng Vì nấm bệnh đốm vằn sống rất tốt trên lá lục bình và tạo rất nhiều hạch nấm ở mặt dưới lá, những hạch nấm này gây hại nặng hơn cả hạch nấm trên lúa bệnh Ngoài ra cũng còn nhiều loại cỏ là kí chủ

của Rhizoctonia solani (Phạm Văn Kim, 2002)

1.1.6.2 Biện pháp sinh học

Một số vi sinh vật đối kháng cũng đã được dùng trong phòng trị bệnh đốm

vằn như Trichoderma spp., Gliocladium virens, Pseudomonas spp., và Bacillus

subtilis (Sharma, 2006) Vi khuẩn Burkholderia cepacia có khả năng làm giảm

hoạt động, sức sống và mật độ nguồn bệnh bằng cách tác động tiết ra kháng sinh

Trang 20

hay enzyme phân hủy vách tế bào của tác nhân gây bệnh hoặc cạnh tranh dinh dưỡng và chỗ ở (Graffer, 1993; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Nga, 2003)

Theo Phạm Văn Kim (2002) phun vi khuẩn đối kháng 3 lần có phối hợp với

½ liều Validamycin ở lần phun đầu tiên có thể ức chế bệnh đốm vằn ở vụ thứ hai Sau nhiều năm áp dụng, chúng ta có thể ngưng sử dụng Validamycin đến một lúc nào đó việc phun vi khuẩn cũng không cần thiết nữa vì vi khuẩn đã xác lập được quần thể của mình một cách ổn định

1.1.6.3 Biện pháp hóa học

Theo Sharma (2006) có thể trị bệnh đốm vằn bằng các gốc thuốc như Iprodione, Triazole, Mancozeb + Thiobencard, Iprodione + Carbendazim và các gốc thuốc vi sinh như Validamycin, Polyxin

1.2 Vai trò của vi sinh vật trong phòng trừ sinh học bệnh cây

Theo Phạm Văn Kim (2006), trong đất có rất nhiều vi sinh vật sống được xếp vào 5 nhóm chính là nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn, tảo và nguyên sinh động vật Trong đó nhóm vi khuẩn rất đa dạng và giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong đất Có khoảng 2-5% vi khuẩn vùng rễ khi được chủng vào đất có hệ vi sinh vật cạnh tranh, biểu hiện có lợi cho sự tăng trưởng của cây gọi là vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây trồng (Siddiqui, 2006) Kết quả

nghiên cứu của Chang et al., (2010) cho thấy vi khuẩn Bacillus cereus QQ308 ngăn chặn sự kéo dài của ống mầm của nấm Fusarium oxysporum, Fusarium

solani, Fusarium ultimum

1.3 Vi khuẩn vùng rễ

1.3.1 Vi khuẩn vùng rễ

Nhiều vùng rễ non được định vị bởi vi khuẩn, nơi có nhiều hốc sinh thái

thích hợp mà những vi khuẩn thuộc các loài như Arthrobacter, Azotobacter,

Bacillus và Pseudomonas có thể phát triển Nhiều báo cáo ghi nhận vai trò của vi

khuẩn vùng rễ cho thấy ảnh hưởng có lợi của vi khuẩn vùng rễ lên sự tăng trưởng

của cây thông qua khả năng kiềm chế hay chiếm chỗ của mầm bệnh (Cavaglier et

al., 2004; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Tấm, 2012)

1.3.2 Vi khuẩn nội sinh rễ

Vi khuẩn nội sinh rễ thường là những vi khuẩn được tách ra từ mô cây đã khử trùng bề mặt hoặc được trích ra từ phía trong của cây Các vi khuẩn nội sinh thuộc nhiều chi khác nhau có hoặc có thể có tiềm năng cho phòng trừ sinh học

Trang 21

bao gồm: Agrobacterium, Arthrobacter, Bacillus, Pseudomonas, Streptomyces,

Serratia, (Weller, 1988; Kawase et al., 2004)

1.3.3 Vai trò của vi khuẩn vùng rễ trong phòng trừ sinh học cây trồng

Trong mối tương tác giữa vi sinh vật và cây trồng, có nhiều loài có thể có hại, có lợi, hoặc trung tính đối với cây trồng Các nhóm vi sinh vật vùng rễ có lợi giữ vai trò quan trọng trong kích thích cây trồng tăng trưởng Sự hiện diện một cách dồi dào của các sinh vật đối kháng có thể kiềm giữ sự phát triển của mầm bệnh và làm cho dịch bệnh không thể xảy ra, nhất là các bệnh trong đất (Phạm Văn Kim, 2006)

Phạm Văn Kim (2006) cho rằng vi sinh vật xung quanh vùng rễ cây giữ vai trò khá quan trọng Vi sinh vật tiết ra CO2, các axit hữu cơ và axit vô cơ trong quá trình hoạt động của chúng, có tác dụng làm cho các chất khoáng hoặc các chất như lân dưới dạng không tan sẽ chuyển thành dạng đơn giản, dễ tan và cây dễ hấp thụ hơn Vi sinh vật còn có khả năng tiết ra các chất kích thích tố sinh trưởng thực vật giúp rễ thực vật phát triển được tốt

Vi khuẩn vùng rễ kích thích cây trồng tăng trưởng gián tiếp thông qua ức chế sự phát triển mầm bệnh bằng cách tiết ra các kháng sinh ức chế sự phát triển của mầm bệnh, enzym phân hủy vách tế bào nấm và cạnh tranh dinh dưỡng, chỗ

ở với sinh vật gây hại, hay kích kháng trên cây trồng chống chịu lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh, từ đó gián tiếp giúp cây trồng khỏe mạnh và tăng trưởng tốt hơn

(Lucy et al., 2004)

1.3.4 Cơ chế tác động của vi khuẩn vùng rễ trong phòng trừ sinh học

1.3.4.1 Tiết kháng sinh

Kháng sinh do vi khuẩn vùng rễ tiết ra có phổ tác dụng rộng với các tác

nhân gây bệnh Hai chi vi khuẩn vùng rễ Pseudomonas và Bacillus được ghi nhận tiết ra nhiều chất kháng sinh chống lại mầm bệnh Chi vi khuẩn Pseudomonas có

khả năng tiết ra nhiều loại kháng sinh như pyoluteorin, pyrrolnitrin, DAPG (2,4 – diacetyphloroglicinol), PCA (phenazi – 1 – carboxylate acid), hydrogen cyanide

Chi vi khuẩn Bacillus đã được phát hiện có thể tiết ra một số loại kháng sinh

chống lại mầm bệnh như kanosamin, zwittermicin A, iturin A, bacillomycin

(Fernando et al., 2006)

Trang 22

1.3.4.2 Tiết enzyme phân hủy vách tế bào

Vi khuẩn đối kháng có khả năng tiết ra các enzyme có thể phân hủy các thành phần như glucan, chitin, protein của vách tế bào nấm gây bệnh (Nguyễn Thị Thu Nga, 2003)

Vi khuẩn thuộc chi Bacillus có tiềm năng lớn về khả năng tiết các enzyme

ngoại bào, trong đó có nhiều enzyme có khả năng thủy phân các phân tử hữu cơ,

chính vì thế Bacillus có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau (Gupta et

al., 2002)

Các dòng vi khuẩn Paenibacillus, Polymyxa, Bacillus pumilus, Bacillus spp

có khả năng tiết ra enzyme thuộc nhóm glucan như cellulose, mannose và

xylanase và enzyme phân hủy protein của vách tế bào nấm Aphamyces cochliodes

gây bệnh thối rễ trên cây củ cải đường (Nielsen and Sorensen, 1997) Vi khuẩn

P.fluorescens cũng được ghi nhận tiết ra enzyme chitinase và β-1,3-glucanes ức

chế sự phát triển của nấm Phytophthora capsici và Rhizoctonia solani trong điều kiện in-vitro (Arora et al., 2007)

1.3.4.3 Cơ chế kích kháng và cơ chế cạnh tranh

Cơ chế kích kháng cây trồng chống chịu với bệnh bao gồm: các phản ứng siêu nhạy cảm có liên quan đến ức chế sự xâm nhiễm và phát triển của mầm bệnh; tổng hợp kháng sinh thực vật phytolexin (Agrios, 2005); sự tích tụ H2O2, hình thành cấu trúc papillae tại vị trí mầm bệnh xâm nhiễm; tổng hợp các chất phenol, lignin, callose (Nguyen Thi Thu Nga, 2007)

Lăng Cảnh Phú (2001) đã kết luận rằng vi khuẩn Flavimonas oryzihabitans

ở mật số 106 cfu/ml có khả năng kích kháng lưu dẫn chống lại bệnh cháy lá lúa do

nấm Pyricularia oryzae gây ra

Việc đồng chủng vi khuẩn vùng rễ Pseudomonas aureofaciens 63-28 với nấm Rhizoctonia solani AG-4 làm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nấm

R.solani AG-4 trong rễ đậu nành Nguyên nhân do việc xử lý vi khuẩn P aureofaciens giúp bảo vệ cây chống lại phổ rộng mầm bệnh hại cây trồng (Jung et al., 2007)

1.4 Một số đặc điểm của vi khuẩn thuộc chi Bacillus

1.4.1 Phân loại

Ngành: Firmicutes

Trang 23

1.4.3 Đặc điểm sinh thái

Bacillus có những đặc trưng riêng biệt, phân bố rộng rãi trong đất, có khả

năng chịu đựng ở nhiệt độ cao, có thể phát triển nhanh trong môi trường lỏng và hình thành nội bào tử trong điều kiện khắc nghiệt Vi khuẩn này được đánh giá hội tụ những tính năng căn bản trong việc ức chế bệnh cây trồng Chúng được xem là những tác nhân sinh học an toàn và có tiềm năng cao trong phòng trừ sinh

học (Silo-suh et al., 1994)

Cả hai loại vi khuẩn Bre brevis và B amyloliquefaciens đều có khả năng

tiết siderophore dạng hydroxymate Ngoài ra, cả hai loài vi khuẩn này đều có hiệu

quả kiểm soát bệnh đốm vằn hại lúa (Yu et al., 2002)

1.4.4 Đặc điểm sinh sản và khả năng lưu tồn

Bacillus có khả năng hình thành nội bào tử để sống sót khi gặp điều kiện

môi trường bất lợi như nhiệt độ cao, khô, hóa chất độc hại (chất khử trùng, kháng sinh), và bức xạ tia cực tím Ở nhiệt độ 100oC nội bào tử của một loài Bacillus có

thể chịu được từ 2,5-1200 phút (20 giờ) Những bào tử này rất bền vững với những chất sát trùng hoặc trạng thái khô Nội bào tử có thể tồn tại trong một thời gian dài cho đến khi điều kiện môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng (Phạm Văn Kim, 2000)

Sự hình thành nội bào tử bắt đầu từ sự phân chia bất đối xứng tế bào thành hai phần không bằng nhau (phần nhỏ hơn được gọi là prespore và phần lớn được gọi là tế bào mẹ) Tiếp đó tế bào mẹ sử dụng tất cả nguồn chất dinh dưỡng và thành phần của tế bào mẹ để hình thành lớp vỏ rắn chắc có thể bảo vệ prespore,

Trang 24

do đó tối đa hóa cơ hội sống sót cho các nội bào tử trưởng thành Nội bào tử có thể tồn tại dưới tác động của các tác nhân diệt khuẩn như nhiệt độ cao (thậm chí

100oC), bức xạ ion hóa, dung môi hóa chất, chất tẩy rữa và enzym (Errington, 2003)

Nhiều kết quả cho thấy vi khuẩn Bacillus spp có khả năng sản xuất một

lượng lớn các chất kháng sinh như gramicidin S, polymicin, tyrotricidin, bacilysin, chlotetaine, iturin A, mycobacillin, bacilomycin, mycosubtilin,

fungistalin và subsporin có thể kiểm soát các bệnh cây trồng (Intana et al., 2008)

1.4.5 Đặc điểm của vi khuẩn Brevibacillus brevis

Brevibacillus brevis sản sinh nhiều kháng sinh gramicidin S ức chế nhiều

loại nấm bệnh (Murray et al., 1986)

Brevibacillus brevis là một tác nhân kiểm soát sinh học có tiềm năng trong

thí nghiệm kiểm soát bệnh do F oxysporum f.sp lycopersici gây ra trên cà chua (Chandel et al., 2010)

Brevibacillus brevis có khả năng phân giải chitin và tiết siderophore (Trần

Thị Thúy Ái, 2011)

1.4.6 Đặc tính của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens

B amyloliquefaciens là vi khuẩn gram dương, có dạng hình roi có kích

thước 0,7-0,9 x 1,8-3 m, các tế bào thường kết thành chuỗi, các tiêm mao được đính ở trung tâm hoặc hơi lệch tâm Nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng là 30-

40oC Tăng trưởng không xảy ra dưới 15oC hoặc trên 50oC (Priest et al., 1987)

B amyloliquefaciens có liên quan đến cơ chế induced systemic resistance

(ISR), chất L-pro-L-Tyr được tìm thấy sau khi xử lý với B amyloliquefaciens và

đã được chứng minh có liên quan đến kích hoạt các phản ứng tự vệ của cây trồng chống lại mầm bệnh trong nghiên cứu kích kháng chống bệnh thán thư trên dưa chuột Hợp chất 2,3-butanediol cũng đã được chứng minh là có liên quan đến sự

kích kháng ISR của vi khuẩn B amyloliquefaciens (Park et al., 2003; Ryu et al.,

2003)

B amyloliquefaciens có khả năng kích kháng phổ rộng, kháng lại với mầm

bệnh do virus, vi khuẩn và nấm gây ra, có hiệu quả cao trong kiểm soát bệnh héo

xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và héo do nấm Fusarium spp trên cà chua (Park et al., 2003)

Trang 25

Ba loài vi khuẩn B subtilis, B amyloliquefaciens và B megaterium đối kháng với Phytopthora pamivora gây bệnh thối đọt dừa Trong đó B

amyloliquefaciens cho hiệu quả cao nhất trong điều kiện invitro (Jayasuja and

Iyer, 2003) Ngoài việc kiểm soát bệnh do Phytophthora và Fusarium gây ra, vi khuẩn vùng rễ B amyloliquefaciens giúp lá ớt tăng 22,8% chiều dài lá so với đối chứng và có thể sống đến 50 ngày sau khi chủng Vi khuẩn Bacillus

amyloliquefaciens hội đủ những điều kiện của tác nhân kích kháng sinh học và là

tác nhân có triển vọng có thể thương mại hóa (Hu et al., 2010)

Sử dụng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens cho hiệu quả tương đương với thuốc hoá học là Aliette trong việc kiểm soát bệnh thối đọt do Phytophthora

cactorum gây ra trên dâu tây (Jayamani, 2006)

Một số loài thuộc chi Bacillus, trong đó Bacillus subtilis và Bacillus

amyloliquefaciens là hai loài được xem là có hiệu quả phòng trừ sinh học đối với

nhiều bệnh cây trồng có nguồn gốc từ đất (Leclère et al., 2006) hoặc các tác nhân gây bệnh sau thu hoạch (Kotan et al., 2010)

1.4.7 Một số nghiên cứu về sử dụng vi khuẩn vùng rễ trong phòng trừ sinh học bệnh cây

Ở Thái Lan các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng vi khuẩn

đối kháng với nấm R solani gây bệnh đốm vằn trên lúa Ruộng lúa được phun vi khuẩn đối kháng (Pseudomonas sp và Bacillus sp.) 3 lần trong mỗi vụ có thể ức chế sự sản sinh ra hạch nấm của R solani, làm bệnh đốm vằn giảm một cách đáng

kể sau 5 vụ mà không cần dùng thuốc hóa học (Phạm Văn Kim, 2000)

Vidhyasekaran et al., 2001 cho rằng khi sử dụng vi khuẩn P fluorescens Pf1

có khả năng kích thích cây lúa chống lại bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn X

oryzea pv oryzea gây ra, hiệu quả kích kháng thể hiện khá sớm chỉ sau 3-4 ngày

sau khi xử lý

Theo Trần Thị Thu Thủy và Trần Thị Kim Hạnh (2010), vi khuẩn B

cepacia TG17 khi xử lý vào thời điểm 2 ngày trước khi chủng hoặc 2 ngày trước

khi chủng và 5 ngày sau khi chủng đều làm giảm chỉ số bệnh và tỉ lệ bệnh thối rễ

trên cúc do nấm Fusarium sp cho đến 22 ngày sau khi chủng bệnh

Dòng vi khuẩn Bacillus megaterum ở vùng rễ của cây bông vải con đã kìm hãm nấm R solani mạnh mẽ trong phòng thí nghiệm Tiêm chủng vi khuẩn này

giúp cây giảm bệnh 16% hoặc giúp sự sống sót của cây con gia tăng khoảng 26%

Trang 26

Nếu xử lý vi khuẩn lên hạt giống sẽ giúp cây con giảm thiệt hại từ 49-69% trong

đất đã chủng với R solani (Vargas and Ramirez, 1983)

Phạm Thị Hoàng Lan (2009) đã kết luận rằng vi khuẩn P fluorescens 231-1

và Bacillus 8 được tưới đất 1 lần trước khi chủng bệnh và 2 lần ( trước và sau khi chủng bệnh) có thể giảm được bệnh héo dây dưa hấu do nấm F.oxysporum f.sp

niveum trong điều kiện nhà lưới

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thắm (2011) có 18 trong số 153 chủng vi

khuẩn vùng rễ cho hiệu quả đối kháng với vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra bệnh thối nhũn trên bắp cải trong điều kiện in vitro

Hỗn hợp vi khuẩn vùng rễ gồm B amyloliquefaciens-IN937a và B

subtilis-IN937b giúp cây chống lại các mầm bệnh 1 cách có hiệu quả như bệnh thối nâu

có hạch do nấm Sclerotium rolfsii gây ra trên cà chua, bệnh thán thư do nấm

Colletotrichum gloeosporioides trên ớt và bệnh khảm do virus (Cucumber mosaic

vius) gây ra trên dưa leo (Jetiyanon et al., 2003)

Các nghiên cứu trước đó của trường Đại học Cần Thơ đã phân lập được 214

chủng vi khuẩn có khả năng đối kháng với nấm R solani với bán kính vòng vô

khuẩn từ 1 mm trở lên và trong 214 chủng này có hai chủng vi khuẩn có khả năng

đối kháng đáng kể là B cepacia TG17 và Bacillus sp TG19 với bán kính vòng vô

khuẩn tuần tự là 16,5 mm và 14,5 mm (Phạm Văn Kim và ctv., 1999; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Nga, 2003) Trong điều kiện ngoài đồng, Lê Hữu Hải và ctv

(2009), đã thành công trong việc sử dụng Pseudomonas fluorescens TG17 để phòng trị bệnh đốm vằn Rhizoctonia solani trên cây lúa

Nguyễn Thị Tấm (2012) đã tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trị

của vi khuẩn P aeruginosa 231-1 đối với bệnh cháy bìa lá lúa (X oryzae pv

oryzae) thì thấy rằng các nghiệm thức phun trước 1 ngày khi lây bệnh với huyền

phù vi khuẩn P.aeruginosa 231-1 ở mật số 108, 109 cfu/ml và phun sau 1 ngày khi

lây bệnh với huyền phù vi khuẩn P aeruginosa 231-1 ở mật số 107, 108, 109 cfu/ml đều có hiệu quả giảm bệnh vào thời điểm 10 ngày sau khi lây bệnh

1.5 Thuốc Anvil 5SC

Tên hoạt chất: Hexaconazole, hàm lượng 5%

Tên hóa học: (RS) – 2 – (2,4 – Diclophenyl) – 1 – (1H – 1,2,4 – triazol – 1 yl) hexan – 2 – ol

Công thức cấu tạo:

Trang 27

Hình 1.1 Công thức cấu tạo Hecxaconazol Nhóm hóa học: triazol

Đặc tính: Thuốc thuộc nhóm độc IV Thuốc có độ độc trung bình đối với ong mật và cá Tác dụng nội hấp, thuốc được gia công thành dạng dung dịch huyền phù đậm đặc 5%, trừ được nhiều loại nấm bệnh Thời gian cách ly 7 ngày Công dụng: Anvil 5SC được dùng trong phòng trị bệnh thối quả nho, phấn trắng hại nho, đốm lá lạc, gỉ sắt cà phê, đốm sọc lá chuối Sigatoka, phấn trắng hại rau, phồng lá chè, gỉ sắt và phấn trắng hại cây cảnh và hoa hồng, bệnh lem lép hạt

và khô vằn trên lúa

Khuyến cáo sử dụng: Sử dụng với liều lượng 0,75 – 1,5 lít/ha, pha với nước nồng độ 0,15 – 0,3% phun ướt đều lên lá cây (Trần Văn Hai, 2005)

1.6 Thuốc Trizole 20WP

Tên hoạt chất: Tricyclazol

Tên hóa học: 5 – methyl – 1,2,4 – triazolo[3,4-b] – benzo – thiazole

Công thức cấu tạo:

Trang 28

Đặc điểm: Dạng huyền phù SC với kích thước hạt thuốc rất mịn và đồng đều giúp thuốc hấp thu nhanh vào cây, hiệu lực trừ nấm được phát huy tối đa

Thuốc trừ nấm tác động nội hấp nên được cây trồng hấp thu, di chuyển và phân bố đều khắp các bộ phận cây trồng nên ức chế nhanh nguồn bệnh, giúp cây khỏe, mượt lá, tăng năng suất và phẩm chất Nhóm thuốc phòng bệnh là chính, trị được bệnh mới phát sinh (cấp 1-2), hiệu lực dài 10-15 ngày sau phun thuốc Công dụng: Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, có hiệu quả cao với cả bệnh trên

lá và bông (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2014)

1.7 Giống lúa OMCS2000

- Nguồn gốc: Giống lúa OMCS2000 là giống được chọn lọc từ tổ hợp lai

OM 1723/MRC 19399 Được công nhận giống theo Quyết định số 5310

QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 11 năm 2002

- Đặc tính: OMCS2000 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ Thời gian sinh trưởng ở trà Đông xuân (các tỉnh phía Nam) là 93 - 99 ngày Chiều cao cây: 95 - 108 cm Thân rạ cứng trung bình, đẻ nhánh khá Hạt thon dài, màu vàng sẫm Chiều dài hạt trung bình: 7,24 mm Tỉ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,51 Trọng lượng 1000 hạt: 25 – 26 gram Gạo hạt dài, ít bạc bụng Cơm mềm và đậm Hàm lượng amylose (%): 25,0 Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha Năng suất cao

có thể đạt: 60 - 70 tạ/ha Khả năng chống đổ trung bình, chịu phèn khá Là giống nhiễm vừa đến nặng với bệnh đạo ôn Nhiễm nhẹ với bệnh khô vằn và với rầy nâu Các lưu ý trong sản xuất: chịu thâm canh trung bình, không bón lượng đạm quá cao, không cân đối dễ dẫn đến đổ ngã

(http:www.vaas.org.vn/images/caylua/08/27_giongomcs2000.htm)

Trang 29

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện

2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm

- Thời gian: Từ ngày 13 tháng 6 năm 2013 đến ngày 15 tháng 9 năm 2013

- Địa điểm: tại Phòng thí nghiệm và nhà lưới, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ

2.1.2 Giống lúa, nguồn nấm gây bệnh

- Giống lúa: OMCS2000 phẩm cấp xác nhận, được cung cấp bởi Viện

nghiên cứu lúa ĐBSCL Nguồn nấm Rhizoctonia solani được cung cấp bởi phòng

thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ

2.1.3 Các tác nhân phòng trừ sinh học và thuốc hóa học trừ nấm sử dụng trong thí nghiệm

- Bốn chủng vi khuẩn Bacillus sp (Ph48et, LM1.7et, LM1.6t, Ph68et) được

tuyển chọn từ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm về khả năng đối kháng với nấm

Rhizoctonia solani (Võ Thanh Hùng, 2013)

- Bacillus amyloliquefaciens và Brevibacillus brevis: được cung cấp bởi

phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ

- Thuốc hoá học Anvil 5SC (của công ty syngenta) (đối chứng dương) có

hiệu quả trong việc kiểm soát nấm gây bệnh trong điều kiện in vitro (Chau Mô

Nô Rôm, 2013)

2.1.4 Trang thiết bị dùng trong thí nghiệm

* Dụng cụ:

- Đĩa petri đường kính đáy 9,5 cm và nắp 10 cm

- Chậu nhựa để trồng lúa có đường kính 35 cm, cao 28 cm và diện tích bề mặt chậu là 0,049 cm2

- Ống nghiệm, bình tam giác, kéo, thước,…

- Micropipete

Trang 30

* Môi trường sử dụng trong phòng thí nghiệm:

- Môi trường Potato dextrose agar (PDA)(Atlas, 2004)

- Máy đo pH (Janway pH Meter 3150, Anh)

- Nồi thanh trùng ướt hiệu Sibata (Anh), model KL 300

- Tủ cấy hiệu Dalton (Nhật), model FAP 1300 AN

- Tủ sấy và tủ đông

- Cân điện tử (Shimadzu, Nhật)

- Máy lắc (Vortex stuart SA 6, Uk)

Ngày đăng: 25/11/2015, 17:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w