Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh đốm vằn hại lúa do nấm rhizoctonia solani kuhn của vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện nhà lưới (Trang 35)

Số liệu được xử lý bằng phần mềm EXCEL và SPSS 16.0. Dùng EXCEL để xử lý số liệu thô, SPSS 16.0 để phân tích phương sai ANOVA và kiểm định Duncan để so sánh sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%.

23

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tổng quan

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9/2013 trong điều kiện mưa nhiều, thuận lợi cho bệnh hại phát triển. Bệnh đạo ôn xuất hiện vào giai đoạn lúa 30 ngày tuổi và đã được xử lý với thuốc trị nấm Trizole 20WP (nồng độ: 0,8g/10 lít nước) bằng cách phun lên lá (đều ở tất cả các nghiệm thức).

3.2 Hiệu quả kiểm soát bệnh đốm vằn

3.2.1 Tỉ lệ chiều dài vết bệnh

Sau khi chủng bệnh 2 ngày thì bắt đầu xuất hiện vết bệnh đốm vằn. Bệnh phát triển trên tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, kết quả bảng 3.1 cho thấy chưa có sự khác biệt ý nghĩa về chiều dài vết bệnh giữa các nghiệm thức ở thời điểm 3 và 5 ngày sau chủng bệnh.

Ở thời điểm 7 NSCB, tỉ lệ chiều dài vết bệnh của các nghiệm thức có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ chiều dài vết bệnh cao nhất là 12,55% và không khác biệt với các nghiệm thức PH48et, LM1.7et, PH68et, LM1.7et + Chitin, PH68et nuôi trong môi trường có bổ sung colloidal chitin. Nghiệm thức có tỉ lệ bệnh thấp nhất là đối chứng dương thuốc Anvil 5SC 4,24%, tuy nhiên không khác biệt với nghiệm thức LM1.6t và LM1.6t + Chitin. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm ngoài nhà lưới của Chau Mô Nô Rôm (2013), thuốc Anvil 5SC cho tỉ lệ chiều dài vết bệnh thấp nhất là 3,87 % ở thời điểm 7 NSCB.

Tỉ lệ chiều dài vết bệnh đốm vằn ở các nghiệm thức xử lý vi khuẩn giảm ở thời điểm 14 NSCB nhưng nghiệm thức đối chứng vẫn tăng (tăng 1,6 lần so với thời điểm 7 NSCB). Các nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC, LM1.6t và LM1.6t + Chitin vẫn cho tỉ lệ chiều dài vết bệnh thấp nhất lần lượt là 3,73%, 4,83%, 5,01% và khác biệt ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức khác, tiếp tục duy trì đến thời điểm 21 NSCB.

Ở thời điểm 21 NSCB, nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC cho tỉ lệ chiều dài vết bệnh thấp là 2,32% nhưng không khác biệt ý nghĩa với nghiệm

24

thức LM1.6t và LM1.6t + Chitin (2,87% và 3,51%), đồng thời khác biệt ở mức ý nghĩa 1 % so với các nghiệm thức khác. Qua các thời điểm 7, 14 và 21 NSCB, tỉ lệ chiều dài vết bệnh giữa nghiệm thức LM1.6t và LM1.6t + Chitin không khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê, cho thấy việc bổ sung chitin vào môi trường nuôi không giúp giảm mức độ bệnh đốm vằn của chủng vi khuẩn LM1.6t .

Bảng 3.1: Tỉ lệ (%) chiều dài vết bệnh đốm vằn ở các thời điểm sau khi chủng bệnh.

Nghiệm thức

Tỉ lệ (%) chiều dài vết bệnh qua các thời điểm 3NSCB 5NSCB 7NSCB 14NSCB 21NSCB PH48et 3,64 7,10 10,48 ab 9,94 b 7,28 b LM1.7et 3,46 7,63 10,50 ab 9,89 b 6,90 b LM1.6t 3,09 6,30 6,13 cde 4,83 cd 2,87 d PH68et 3,39 7,37 9,64 ab 9,61 b 7,01 b Ba-1 + Bre-1 3,09 6,77 8,36 bcd 7,48 bc 5,90 bc PH48et + Chi 2,87 5,93 8,27 bcd 8,79 b 6,57 b LM1.7et + Chi 3,57 7,05 9,52 abc 9,79 b 6,48 b LM1.6t + Chi 2,96 6,04 5,75 de 5,01 cd 3,51 cd PH68et + Chi 3,38 7,24 10,22 ab 9,98 b 6,95 b

Ba-1 + Bre-1+ Chi 3,17 6,45 7,87 bcd 8,26 b 6,15 b Anvil 5SC 3,53 6,54 4,24 e 3,73 d 2,32 d Đối chứng 3,80 7,81 12,55 a 15,20 a 14,19 a

Ý nghĩa F tính ns ns ** ** **

CV (%) 28,85 25,37 21,38 20,73 22,81

Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan.

- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. - ns khác biệt không ý nghĩa.

25

3.2.2 Hiệu quả giảm bệnh

Theo kết quả phân tích bảng 3.2 cho thấy hiệu quả giảm bệnh giữa tất cả các nghiệm thức ở thời điểm 3 và 5 NSCB thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.

Ở thời điểm 7 NSCB, hiệu quả giảm bệnh có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 1% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất là 66,10% và không khác biệt ý nghĩa với các nghiệm

thức LM1.6t + Chitin, LM1.6t, Ba-1+Bre-1, Ba-1+Bre-1+Chitin. Nghiệm thức

đối chứng có hiệu quả giảm bệnh thấp nhất. Kết quả này phù hợp với thí nghiệm

của Chau Mô Nô Rôm (2013) cho thấy thuốc Anvil 5SC, vi khuẩn Brevibacillus

brevisB. Amyloliquefaciens là những nghiệm thức cho hiệu quả phòng trị bệnh

đốm vằn trên lúa do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra với hiệu quả giảm bệnh

tương ứng là 58,14%, 59,65%, 58,01%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu quả giảm bệnh đốm vằn ở thời điểm 14 NSCB đều tăng ở hầu hết các nghiệm thức ngoại trừ nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức đối chứng dương

thuốc Anvil 5SC và các nghiệm thức LM1.6t, LM1.6t + Chitin và Ba-1+Bre-1

cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất lần lượt là 74,90%, 66,90%, 65,60% và 50,07% đồng thời khác biệt ý nghĩa ở mức 1% với các nghiệm thức còn lại.

Tại thời điểm 21 NSCB, nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC, nghiệm thức LM1.6t và LM1.6t + Chitin tiếp tục cho hiệu quả giảm bệnh cao và khác biệt ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức khác. Nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC có hiệu quả giảm bệnh là 83,40%, nghiệm thức LM1.6t là 79,00% và nghiệm thức LM1.6t + Chitin là 73,60%.

26

Bảng 3.2: Hiệu quả giảm bệnh (%) bệnh đốm vằn ở các thời điểm sau khi chủng bệnh.

Nghiệm thức

Hiệu quả giảm bệnh (%) qua các thời điểm khảo sát 3NSCB 5NSCB 7NSCB 14NSCB 21NSCB PH48et 0,49 4,00 9,59 de 30,99 c 46,50 c LM1.7et 5,39 0,05 15,89 cde 34,92 c 50,80 c LM1.6t 17,56 14,59 49,10 abc 66,90 ab 79,00 a PH68et 7,21 0,04 20,93 b-e 35,42 c 50,00 bc

Ba-1 + Bre-1 16,21 13,22 34,42 a-d 50,07 abc 58,10 bc PH48et + Chi 18,64 18,65 32,42 b-e 41,40 bc 53,20 c LM1.7et + Chi 7,34 9,27 23,73 b-e 35,67 c 54,50 bc LM1.6t + Chi 15,85 17,55 52,90 ab 65,60 ab 73,60 ab PH68et + Chi 5,68 2,99 15,48 c-e 31,80 c 49,50 c

Ba-1+Bre-1+Chi 14,90 13,06 35,35 a-d 44,30 bc 55,60 bc Anvil 5SC 5,05 13,54 66,10 a 74,90 a 83,40 a Đối chứng 0,00 0,00 0,00 e 0,00 d 0,00 d

Ý nghĩa F tính ns ns ** ** **

CV (%) 38,61 42,59 20,38 14,65 9,46

Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan.

- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. - ns khác biệt không ý nghĩa.

27

PH48et LM1.7et LM1.6t

PH68et Ba-1 + Bre-1 PH48et + Chi

28

LM1.7et + Chi LM1.6t + Chi PH68et + Chi

Ba-1+Bre-1+Chi Anvil 5SC Đối chứng

29

30

Hình 3.4: Biểu hiện vết bệnh đốm vằn trên lúa ở thời điểm 21 NSCB.

3.2.3 Chiều cao cây

* 10 NSKG

Chiều cao cây ở giai đoạn 10 NSKG biến động từ 21,02-25,17 cm. Chiều cao cây khá đồng đều ở các nghiệm thức được áo hạt và khác biệt có ý nghĩa ở

31

mức 1% với nghiệm thức đối chứng không áo hạt. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì ở giai đoạn này hệ thống rễ của cây lúa chưa phát triển, cây lúa chỉ dựa vào nguồn dinh dưỡng dự trữ trong hạt. Khi áo hạt, vi khuẩn kích thích sự nảy mầm và phát triển của cây lúa, do đó có sự khác biệt về chiều cao cây ở giai đoạn này giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1%. Theo bảng 3.3, chiều cao cây lúa ở nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC và đối chứng thấp hơn so với các nghiệm thức có áo hạt với vi khuẩn.

Bảng 3.3: Chiều cao cây (cm) ở các thời điểm khác nhau

Nghiệm thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiều cao cây qua các giai đoạn khảo sát

10 NSKG 20 NSKG 30 NSKG 40 NSKG PH48et 25,17 ab 43,70 72,56 59,35 LM1.7et 25,91 ab 45,58 75,04 64,25 LM1.6t 25,20 ab 45,14 72,40 59,98 PH68et 25,56 ab 45,51 72,86 59,66 Ba-1 + Bre-1 25,06 ab 44,95 72,54 63,28 PH48et + Chi 25,60 ab 43,97 72,64 67,37 LM1.7et + Chi 25,35 ab 44,33 73,44 63,69 LM1.6t + Chi 26,27 a 45,74 73,12 63,42 PH68et + Chi 25,18 ab 44,73 72,44 61,23

Ba-1 + Bre-1 + Chi 25,64 ab 44,15 72,68 60,72

Anvil 5SC 23,56 b 42,93 69,56 59,92

Đối chứng 21,02 c 42,08 65,68 60,08

Ý nghĩa F tính ** ns ns ns

CV (%) 6,88 6,08 5,97 8,67

Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan.

- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. - ns khác biệt không ý nghĩa.

32 * 20, 30, 40 NSKG

Giai đoạn 20 NSKG, chiều cao cây lúa tăng nhanh chóng, nguyên nhân là vì trong giai đoạn này hệ thống rễ cây lúa đã phát triển và có thể hấp thu dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài. Trong cùng một điều kiện đất, thời tiết và dinh dưỡng nên cây lúa giữa các nghiệm thức phát triển tương đối đồng đều, khác biệt không ý nghĩa với nhau. Chiều cao cây vẫn không khác biệt giữa các nghiệm thức ở giai đoạn cây lúa 30 và 40 NSKG.

3.2.4 Các thành phần năng suất

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), năng suất được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất. Đó là các yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt.

* Số bông trên chậu

Số bông trên chậu là thành phần năng suất quan trọng cấu thành năng suất lúa, nó được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa bởi đặc tính nảy chồi của giống, điều kiện đất đai, khí hậu, dinh dưỡng, chế độ nước. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn sinh trưởng) nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi đạt chồi tối đa.

Theo kết quả thu được qua phân tích thống kê ở bảng 3.4 cho thấy, số bông/chậu biến thiên từ 24 cho đến 44 bông/chậu và có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 1% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng dương Anvil 5SC có số bông/chậu đạt cao nhất là 44 bông và khác biệt không ý nghĩa với các nghiệm

thức PH48et + Chitin, Ba-1+Bre-1, Ba-1+Bre-1 + Chitin, LM1.7et, LM1.6t,

LM1.6t + Chitin. Nghiệm thức đối chứng đạt thấp nhất là 24 bông và khác biệt không ý nghĩa với các nghiệm thức PH48et, PH68et, LM1.7et + Chitin, PH68et + Chitin.

* Số hạt chắc trên bông

Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, quan trọng nhất là giai đoạn phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì số hạt trên bông phụ thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết.

33

Qua phân tích thống kê thì số hạt chắc trên bông khác biệt không ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Ðiều này có thể giải thích là do trong cùng một giống, điều kiện thời tiết và kỹ thuật canh tác giống nhau sẽ không ảnh hưởng đến số hạt chắc trên bông.

Bảng 3.4: Chỉ tiêu các thành phần năng suất lúa của các nghiệm thức.

Nghiệm thức Số bông/chậu Số hạt chắc/bông Tỉ lệ hạt chắc (%) Trọng lượng hạt trung bình/chậu (g/chậu) PH48et 24,00 d 61,60 62,44 de 24,72 b LM1.7et 35,80 abc 37,40 65,17 de 23,59 bc LM1.6t 36,20 abc 50,80 75,18 ab 24,88 b PH68et 31,20 bcd 47,80 74,69 ab 25,50 b

Ba-1 + Bre-1 37,00 abc 46,40 66,67 cde 24,63 b PH48et + Chi 36,80 abc 46,00 65,38 de 24,59 b LM1.7et + Chi 29,80 bcd 49,20 68,46 bcd 21,71 c LM1.6t + Chi 38,40 ab 46,60 79,07 a 25,66 b PH68et + Chi 30,40 bcd 52,80 59,06 ef 23,94 bc

Ba-1+Bre-1+Chi 35,80 abc 46,00 74,14 abc 24,94 b Anvil 5SC 44,00 a 47,80 77,66 a 28,38 a Đối chứng 28,40 cd 46,00 52,21 f 23,56 bc

Ý nghĩa F tính ** ns ** **

CV (%) 19,00 19,09 8,41 8,74

Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan.

- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. - ns khác biệt không ý nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tỉ lệ hạt chắc

Theo kết quả thí nghiệm thì tỉ lệ hạt chắc có sự khác biệt ở mức 1% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ hạt chắc thấp nhất 52,21% nhưng không khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức PH68et + Chitin (59,06%) và nghiệm

34

dương Anvil 5SC và các nghiệm thức LM1.6t, LM1.6t + Chitin, Ba-1+Bre-1+

Chitin có tỉ lệ nhiễm bệnh thấp và hiệu quả giảm bệnh cao nên ít chịu tác động của bệnh đốm vằn, cây lúa làm đòng và nuôi đòng tốt, do đó có tỉ lệ hạt chắc cao.

Tỉ lệ hạt chắc được xác định lúc trước trổ bông, lúc trổ bông và cả sau khi trổ bông. Tỉ lệ này phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu tác động lớn của ngoại cảnh. Thường thì số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỉ lệ hạt chắc thấp, nếu gặp điều kiện bất lợi như hạn, lạnh, bão trong thời kì phân hóa đòng đến vào chắc sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ hạt chắc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

* Trọng lượng hạt trung bình/chậu

Theo kết quả phân tích thống kê thì trọng lượng hạt trung bình/chậu giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ở mức 1%. Do có tỉ lệ nhiễm bệnh thấp và hiệu quả giảm bệnh cao nên nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC cho trọng

lượng hạt trung bình/chậu cao nhất là 28,38g. Nghiệm thức LM1.7et + Chitin cho

trọng lượng hạt trung bình/chậu thấp nhất là 21,71 g và không khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức đối chứng, LM1.7et và PH68et + Chitin.

Thảo luận chung:

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy chủng vi khuẩn vùng rễ LM1.6t cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất, tương đương với thuốc Anvil 5SC và cho hiệu quả giảm bệnh đốm vằn kéo dài đến thời điểm 21 NSCB. Bên cạnh đó, vi khuẩn

Brevibacillus brevis kết hợp Bacillus amyloliquefaciens cũng cho hiệu quả đối kháng cao ở thời điểm 14 NSCB (50,07%) nhưng hiệu quả lại giảm vào thời điểm 21 NSCB. Các chủng vi khuẩn khác cho hiệu quả đối kháng thấp.

Qua các thời điểm 7, 14 và 21 NSCB, hiệu quả giảm bệnh giữa nghiệm thức LM1.6t và LM1.6t + Chitin không khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê, cho thấy việc bổ sung chitin vào môi trường nuôi không giúp gia tăng hiệu quả đối với bệnh đốm vằn của chủng vi khuẩn LM1.6t. Tương tự, hổn hợp vi khuẩn

Brevibacillus brevis kết hợp Bacillus amyloliquefaciens cũng cho hiệu quả giảm bệnh tương đương với Anvil 5SC vào hai thời điểm 7 và 14 NSCB, tuy nhiên

cũng không khác biệt giữa hai nghiệm thức Brevibacillus brevis kết hợp Bacillus

amyloliquefaciens và Brevibacillus brevis kết hợp Bacillus amyloliquefaciens

nuôi trong môi trường có bổ sung chitin. Như vậy, việc bổ sung thêm chitin vào môi trường nuôi không giúp gia tăng hiệu quả kiểm soát bệnh đốm vằn của các chủng vi khuẩn này. Bổ sung chitin có thể giúp cải thiện hiệu quả phòng trừ sinh

35

học và kích thích sinh trưởng của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis AF1 (Manjula

and Podile, 2001), tuy nhiên thí nghiệm này không ghi nhận kết quả tương tự, có thể hiệu quả tương tác này khác nhau tùy theo từng loại vi khuẩn.

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh đốm vằn hại lúa do nấm rhizoctonia solani kuhn của vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện nhà lưới (Trang 35)