Giống lúa OMCS2000

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh đốm vằn hại lúa do nấm rhizoctonia solani kuhn của vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện nhà lưới (Trang 28)

- Nguồn gốc: Giống lúa OMCS2000 là giống được chọn lọc từ tổ hợp lai OM 1723/MRC 19399. Được công nhận giống theo Quyết định số 5310 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 11 năm 2002.

- Đặc tính: OMCS2000 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Đông xuân (các tỉnh phía Nam) là 93 - 99 ngày. Chiều cao cây: 95 - 108 cm. Thân rạ cứng trung bình, đẻ nhánh khá. Hạt thon dài, màu vàng sẫm. Chiều dài hạt trung bình: 7,24 mm. Tỉ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,51. Trọng lượng 1000 hạt: 25 – 26 gram. Gạo hạt dài, ít bạc bụng. Cơm mềm và đậm. Hàm lượng amylose (%): 25,0. Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 70 tạ/ha. Khả năng chống đổ trung bình, chịu phèn khá. Là giống nhiễm vừa đến nặng với bệnh đạo ôn. Nhiễm nhẹ với bệnh khô vằn và với rầy nâu. Các lưu ý trong sản xuất: chịu thâm canh trung bình, không bón lượng đạm quá cao, không cân đối dễ dẫn đến đổ ngã.

16

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện

2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm

- Thời gian: Từ ngày 13 tháng 6 năm 2013 đến ngày 15 tháng 9 năm 2013. - Địa điểm: tại Phòng thí nghiệm và nhà lưới, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

2.1.2 Giống lúa, nguồn nấm gây bệnh

- Giống lúa: OMCS2000 phẩm cấp xác nhận, được cung cấp bởi Viện

nghiên cứu lúa ĐBSCL. Nguồn nấm Rhizoctonia solani được cung cấp bởi phòng

thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ.

2.1.3 Các tác nhân phòng trừ sinh học và thuốc hóa học trừ nấm sử dụng trong thí nghiệm dụng trong thí nghiệm

- Bốn chủng vi khuẩn Bacillus sp. (Ph48et, LM1.7et, LM1.6t, Ph68et) được

tuyển chọn từ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm về khả năng đối kháng với nấm

Rhizoctonia solani (Võ Thanh Hùng, 2013).

- Bacillus amyloliquefaciensBrevibacillus brevis: được cung cấp bởi phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

- Thuốc hoá học Anvil 5SC (của công ty syngenta) (đối chứng dương) có

hiệu quả trong việc kiểm soát nấm gây bệnh trong điều kiện in vitro (Chau Mô

Nô Rôm, 2013).

2.1.4 Trang thiết bị dùng trong thí nghiệm

* Dụng cụ:

- Đĩa petri đường kính đáy 9,5 cm và nắp 10 cm.

- Chậu nhựa để trồng lúa có đường kính 35 cm, cao 28 cm và diện tích bề

mặt chậu là 0,049 cm2.

- Ống nghiệm, bình tam giác, kéo, thước,… - Micropipete.

17

* Môi trường sử dụng trong phòng thí nghiệm:

- Môi trường Potato dextrose agar (PDA)(Atlas, 2004)

Khoai tây 200 g

Đường dextrose 20 g

Agar 20 g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước cất 1000 ml

pH 6,5

- Môi trường King’s B (Atlas, 2004)

Peptone 20g K2HPO4 1,5g MgSO4 1,5g Agar 20g Glycerol 15ml Nước cất 1000ml pH 7 * Thiết bị:

- Máy đo pH (Janway pH Meter 3150, Anh)

- Nồi thanh trùng ướt hiệu Sibata (Anh), model KL 300 - Tủ cấy hiệu Dalton (Nhật), model FAP 1300 AN - Tủ sấy và tủ đông

- Cân điện tử (Shimadzu, Nhật). - Máy lắc (Vortex stuart SA 6, Uk)

18

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm: Đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh đốm vằn trên lúa của vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện nhà lưới.

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh đốm vằn trên lúa của vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện nhà lưới.

2.2.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới, 1 nhân tố gồm 12 nghiệm thức, 5 lần lặp lại, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Cụ thể (Bảng 2.1) như sau:

Bảng 2.1: Các nghiệm thức trong thí nghiệm và thời điểm xử lý

STT Nghiệm thức Thời điểm và cách xử lý

1 PH48et Áo hạt và phun lên lá 2 LM1.7et Áo hạt và phun lên lá 3 LM1.6t Áo hạt và phun lên lá 4 PH68et Áo hạt và phun lên lá 5 Ba-1 + Bre-1 Áo hạt và phun lên lá 6 PH48et + Chitin Áo hạt và phun lên lá 7 LM1.7et + Chitin Áo hạt và phun lên lá 8 LM1.6t + Chitin Áo hạt và phun lên lá 9 PH68et + Chitin Áo hạt và phun lên lá 10 Ba-1 + Bre-1 + Chitin Áo hạt và phun lên lá

11 Anvil 5SC Phun lên lá khi bệnh xuất hiện vào thời điểm 3 NSCB

12 Đối chứng Không xử lý

2.2.2 Chuẩn bị thí nghiệm

- Đất và chậu trồng lúa đã được chuẩn bị sẵn. Đất sử dụng là lớp đất mặt ruộng, được phơi khô, làm nhuyễn sau đó cân mỗi chậu 5 kg đất (hình 2.1).

- Lúa giống được xử lý bằng dung dịch nước muối ở nồng độ 15% để loại bỏ hạt lép lửng, rồi ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong 15 phút và được

19

hong khô lại. Sau đó ngâm trong nước cất 24 giờ rồi đem ủ 36 giờ trong tủ úm. Khi lúa nứt nanh thì áo hạt bằng cách ngâm ủ hạt với huyền phù vi khuẩn hay nước cất tuỳ theo nghiệm thức, sau đó ủ tiếp 12 giờ, rồi đem gieo.

- Hạt nảy mầm được gieo trong chậu nhựa, 15 hạt/chậu.

Hình 2.1: Giai đoạn chuẩn bị giống và đất trồng. A) Xử lý áo hạt 12 giờ trước khi gieo; B) Chuẩn bị đất gieo giống

- Nguồn hạch nấm được chuẩn bị trên môi trường PDA trong thời gian 10 ngày để tạo hạch nấm.

- Vi khuẩn được nuôi trong môi trường King’s B lỏng, các nghiệm thức có

chitin có cộng thêm colloidal chitin (3,2 g/1 lít môi trường) (Wang et al., 2012).

Vi khuẩn được nuôi nhân mật số trong bình tam giác 500 ml chứa môi trường tùy nghiệm thức trên máy lắc ngang (150 vòng/phút) trong thời gian 48 giờ và điều

chỉnh mật số về 108 CFU/ ml bằng nước cất vô trùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăm sóc:

Áp dụng công thức phân: 90N – 40P2O5 – 30K2O, chia làm 5 lần bón

(Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Phân bón được hòa tan vào 6 lít nước và bón 30 ml/ chậu cho các lần bón và sử dụng phân đơn dạng hạt: Urea, DAP, KCl.

+ Bón lót: Toàn bộ phân lân, 1/2 lượng phân Kali, trộn phân vào đất. + Bón thúc lần 1 (7-10 NSKG): Bón 1/5 lượng phân đạm.

20

+ Bón thúc lần 2 (20-25 NSKG): Bón 2/5 lượng phân đạm.

+ Bón nuôi đòng (18-20 ngày trước khi trổ - lúa đòng đòng dài khoảng 1-2 cm trong bẹ lá): Bón 1/5 lượng đạm và 1/2 lượng Kali.

+ Bón nuôi hạt (Khi lúa trổ đều): Bón 1/5 lượng đạm.

2.2.3 Tiến hành thực hiện

a. Xử lý phòng, trị bệnh với vi khuẩn vùng rễ, thuốc trừ nấm

Cách xử lý:

- Xử lý áo hạt: Khi lúa nứt nanh thì áo hạt bằng cách ngâm hạt với huyền

phù vi khuẩn với mật số vi khuẩn là 108 cfu/ml trong thời gian là 12 giờ trong tủ

úm nhiệt độ 30oC, rồi đem gieo.

- Phun lên lá 3 ngày trước khi lây bệnh nhân tạo, 3 và 7 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo.

- Thuốc hoá học (Anvil 5SC) có hiệu quả trong việc kiểm soát nấm gây

bệnh trong điều kiện in vitro (Chau Mô Nô Rôm, 2013), xử lý ở nồng độ 3‰.

b. Lây bệnh nhân tạo

- Tiến hành lây bệnh nhân tạo tại thời điểm 40 ngày sau khi gieo (hình 2.2).

Lây bệnh nhân tạo theo phương pháp của Park et al. (2008), mỗi chậu chọn 10 bẹ

lúa của 10 bụi, chủng bệnh bằng cách dùng hạch nấm được nuôi cấy trên môi trường PDA để trên bẹ lúa (1 hạch nấm cho 1 bẹ lúa), dùng giấy bạc quấn hạch nấm ôm sát bẹ lúa, tạo ẩm độ thích hợp và đưa vào phòng ủ bệnh (có máy điều

21

Hình 2.2: Phương pháp đặt hạch nấm trên bẹ lúa ở giai đoạn 40 ngày sau khi gieo.

2.2.4 Chỉ tiêu theo dõi

a. Tỉ lệ chiều dài vết bệnh

Sau khi lây bệnh 3, 5, 7, 14, 21 ngày tiến hành đo chiều dài vết bệnh và chiều cao của từng chồi. Từ đó, suy ra tỉ lệ chiều dài vết bệnh và hiệu quả giảm chiều dài vết bệnh theo công thức (IRRI, 1996):

Ghi chú:

- TLCDVB: Tỉ lệ chiều dài vết bệnh - CDVB: Chiều dài vết bệnh

- CC: Chiều cao cây lúa

b. Hiệu quả giảm bệnh so với đối chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CDVB CC TLCDVB (%) = x 100 CDVB đối chứng CDVB xử lý VKVR CDVB đối chứng HQGB = x 100 - Vị trí đặt hạch nấm

22 Số hạt chắc % hạt chắc = Tổng số hạt chắc và lép  100 Ghi Chú:

- HQGB: Hiệu quả giảm bệnh - VKVR: Vi khuẩn vùng rễ - CDVB: Chiều dài vết bệnh

c. Chiều cao cây

Đo chiều cao cây ở giai đoạn 10, 20, 30 và 40 ngày. Chọn 10 cây lúa trong chậu rồi đo từ gốc lúa đến chóp lá cao nhất.

d. Thành phần năng suất

- Số bông/chậu: Ghi nhận bằng cách đếm số bông trên chậu vào thời điểm thu hoạch.

- Số hạt chắc/bông: Lấy tổng số hạt chắc của mỗi chậu chia cho tổng số bông của mỗi chậu rồi quy ra phần trăm hạt chắc.

- % hạt chắc: Được tính bằng công thức

- Trọng lượng hạt trung bình/chậu: Tính trên từng chậu thí nghiệm. Tiến hành gặt, ra hạt chắc, cân hạt chắc, đo độ ẩm hạt rồi quy về trọng lượng hạt chắc ở ẩm độ 14%.

2.3 Phân tích số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm EXCEL và SPSS 16.0. Dùng EXCEL để xử lý số liệu thô, SPSS 16.0 để phân tích phương sai ANOVA và kiểm định Duncan để so sánh sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%.

23

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tổng quan

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9/2013 trong điều kiện mưa nhiều, thuận lợi cho bệnh hại phát triển. Bệnh đạo ôn xuất hiện vào giai đoạn lúa 30 ngày tuổi và đã được xử lý với thuốc trị nấm Trizole 20WP (nồng độ: 0,8g/10 lít nước) bằng cách phun lên lá (đều ở tất cả các nghiệm thức).

3.2 Hiệu quả kiểm soát bệnh đốm vằn

3.2.1 Tỉ lệ chiều dài vết bệnh

Sau khi chủng bệnh 2 ngày thì bắt đầu xuất hiện vết bệnh đốm vằn. Bệnh phát triển trên tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, kết quả bảng 3.1 cho thấy chưa có sự khác biệt ý nghĩa về chiều dài vết bệnh giữa các nghiệm thức ở thời điểm 3 và 5 ngày sau chủng bệnh.

Ở thời điểm 7 NSCB, tỉ lệ chiều dài vết bệnh của các nghiệm thức có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ chiều dài vết bệnh cao nhất là 12,55% và không khác biệt với các nghiệm thức PH48et, LM1.7et, PH68et, LM1.7et + Chitin, PH68et nuôi trong môi trường có bổ sung colloidal chitin. Nghiệm thức có tỉ lệ bệnh thấp nhất là đối chứng dương thuốc Anvil 5SC 4,24%, tuy nhiên không khác biệt với nghiệm thức LM1.6t và LM1.6t + Chitin. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm ngoài nhà lưới của Chau Mô Nô Rôm (2013), thuốc Anvil 5SC cho tỉ lệ chiều dài vết bệnh thấp nhất là 3,87 % ở thời điểm 7 NSCB.

Tỉ lệ chiều dài vết bệnh đốm vằn ở các nghiệm thức xử lý vi khuẩn giảm ở thời điểm 14 NSCB nhưng nghiệm thức đối chứng vẫn tăng (tăng 1,6 lần so với thời điểm 7 NSCB). Các nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC, LM1.6t và LM1.6t + Chitin vẫn cho tỉ lệ chiều dài vết bệnh thấp nhất lần lượt là 3,73%, 4,83%, 5,01% và khác biệt ý nghĩa ở mức 1% so với các nghiệm thức khác, tiếp tục duy trì đến thời điểm 21 NSCB.

Ở thời điểm 21 NSCB, nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC cho tỉ lệ chiều dài vết bệnh thấp là 2,32% nhưng không khác biệt ý nghĩa với nghiệm

24

thức LM1.6t và LM1.6t + Chitin (2,87% và 3,51%), đồng thời khác biệt ở mức ý nghĩa 1 % so với các nghiệm thức khác. Qua các thời điểm 7, 14 và 21 NSCB, tỉ lệ chiều dài vết bệnh giữa nghiệm thức LM1.6t và LM1.6t + Chitin không khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê, cho thấy việc bổ sung chitin vào môi trường nuôi không giúp giảm mức độ bệnh đốm vằn của chủng vi khuẩn LM1.6t .

Bảng 3.1: Tỉ lệ (%) chiều dài vết bệnh đốm vằn ở các thời điểm sau khi chủng bệnh.

Nghiệm thức

Tỉ lệ (%) chiều dài vết bệnh qua các thời điểm 3NSCB 5NSCB 7NSCB 14NSCB 21NSCB PH48et 3,64 7,10 10,48 ab 9,94 b 7,28 b LM1.7et 3,46 7,63 10,50 ab 9,89 b 6,90 b LM1.6t 3,09 6,30 6,13 cde 4,83 cd 2,87 d PH68et 3,39 7,37 9,64 ab 9,61 b 7,01 b Ba-1 + Bre-1 3,09 6,77 8,36 bcd 7,48 bc 5,90 bc PH48et + Chi 2,87 5,93 8,27 bcd 8,79 b 6,57 b LM1.7et + Chi 3,57 7,05 9,52 abc 9,79 b 6,48 b LM1.6t + Chi 2,96 6,04 5,75 de 5,01 cd 3,51 cd PH68et + Chi 3,38 7,24 10,22 ab 9,98 b 6,95 b

Ba-1 + Bre-1+ Chi 3,17 6,45 7,87 bcd 8,26 b 6,15 b Anvil 5SC 3,53 6,54 4,24 e 3,73 d 2,32 d Đối chứng 3,80 7,81 12,55 a 15,20 a 14,19 a

Ý nghĩa F tính ns ns ** ** **

CV (%) 28,85 25,37 21,38 20,73 22,81 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan.

- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. - ns khác biệt không ý nghĩa.

25

3.2.2 Hiệu quả giảm bệnh

Theo kết quả phân tích bảng 3.2 cho thấy hiệu quả giảm bệnh giữa tất cả các nghiệm thức ở thời điểm 3 và 5 NSCB thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.

Ở thời điểm 7 NSCB, hiệu quả giảm bệnh có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 1% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất là 66,10% và không khác biệt ý nghĩa với các nghiệm

thức LM1.6t + Chitin, LM1.6t, Ba-1+Bre-1, Ba-1+Bre-1+Chitin. Nghiệm thức

đối chứng có hiệu quả giảm bệnh thấp nhất. Kết quả này phù hợp với thí nghiệm

của Chau Mô Nô Rôm (2013) cho thấy thuốc Anvil 5SC, vi khuẩn Brevibacillus

brevisB. Amyloliquefaciens là những nghiệm thức cho hiệu quả phòng trị bệnh

đốm vằn trên lúa do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra với hiệu quả giảm bệnh

tương ứng là 58,14%, 59,65%, 58,01%.

Hiệu quả giảm bệnh đốm vằn ở thời điểm 14 NSCB đều tăng ở hầu hết các nghiệm thức ngoại trừ nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức đối chứng dương

thuốc Anvil 5SC và các nghiệm thức LM1.6t, LM1.6t + Chitin và Ba-1+Bre-1

cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất lần lượt là 74,90%, 66,90%, 65,60% và 50,07% đồng thời khác biệt ý nghĩa ở mức 1% với các nghiệm thức còn lại.

Tại thời điểm 21 NSCB, nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC, nghiệm thức LM1.6t và LM1.6t + Chitin tiếp tục cho hiệu quả giảm bệnh cao và khác biệt ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức khác. Nghiệm thức đối chứng dương thuốc Anvil 5SC có hiệu quả giảm bệnh là 83,40%, nghiệm thức LM1.6t là 79,00% và nghiệm thức LM1.6t + Chitin là 73,60%.

26

Bảng 3.2: Hiệu quả giảm bệnh (%) bệnh đốm vằn ở các thời điểm sau khi chủng bệnh.

Nghiệm thức

Hiệu quả giảm bệnh (%) qua các thời điểm khảo sát 3NSCB 5NSCB 7NSCB 14NSCB 21NSCB PH48et 0,49 4,00 9,59 de 30,99 c 46,50 c LM1.7et 5,39 0,05 15,89 cde 34,92 c 50,80 c LM1.6t 17,56 14,59 49,10 abc 66,90 ab 79,00 a PH68et 7,21 0,04 20,93 b-e 35,42 c 50,00 bc

Ba-1 + Bre-1 16,21 13,22 34,42 a-d 50,07 abc 58,10 bc PH48et + Chi 18,64 18,65 32,42 b-e 41,40 bc 53,20 c LM1.7et + Chi 7,34 9,27 23,73 b-e 35,67 c 54,50 bc LM1.6t + Chi 15,85 17,55 52,90 ab 65,60 ab 73,60 ab PH68et + Chi 5,68 2,99 15,48 c-e 31,80 c 49,50 c

Ba-1+Bre-1+Chi 14,90 13,06 35,35 a-d 44,30 bc 55,60 bc Anvil 5SC 5,05 13,54 66,10 a 74,90 a 83,40 a Đối chứng 0,00 0,00 0,00 e 0,00 d 0,00 d

Ý nghĩa F tính ns ns ** ** **

CV (%) 38,61 42,59 20,38 14,65 9,46

Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan.

- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Một phần của tài liệu hiệu quả phòng trị bệnh đốm vằn hại lúa do nấm rhizoctonia solani kuhn của vi khuẩn vùng rễ trong điều kiện nhà lưới (Trang 28)