- Đất và chậu trồng lúa đã được chuẩn bị sẵn. Đất sử dụng là lớp đất mặt ruộng, được phơi khô, làm nhuyễn sau đó cân mỗi chậu 5 kg đất (hình 2.1).
- Lúa giống được xử lý bằng dung dịch nước muối ở nồng độ 15% để loại bỏ hạt lép lửng, rồi ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong 15 phút và được
19
hong khô lại. Sau đó ngâm trong nước cất 24 giờ rồi đem ủ 36 giờ trong tủ úm. Khi lúa nứt nanh thì áo hạt bằng cách ngâm ủ hạt với huyền phù vi khuẩn hay nước cất tuỳ theo nghiệm thức, sau đó ủ tiếp 12 giờ, rồi đem gieo.
- Hạt nảy mầm được gieo trong chậu nhựa, 15 hạt/chậu.
Hình 2.1: Giai đoạn chuẩn bị giống và đất trồng. A) Xử lý áo hạt 12 giờ trước khi gieo; B) Chuẩn bị đất gieo giống
- Nguồn hạch nấm được chuẩn bị trên môi trường PDA trong thời gian 10 ngày để tạo hạch nấm.
- Vi khuẩn được nuôi trong môi trường King’s B lỏng, các nghiệm thức có
chitin có cộng thêm colloidal chitin (3,2 g/1 lít môi trường) (Wang et al., 2012).
Vi khuẩn được nuôi nhân mật số trong bình tam giác 500 ml chứa môi trường tùy nghiệm thức trên máy lắc ngang (150 vòng/phút) trong thời gian 48 giờ và điều
chỉnh mật số về 108 CFU/ ml bằng nước cất vô trùng.
Chăm sóc:
Áp dụng công thức phân: 90N – 40P2O5 – 30K2O, chia làm 5 lần bón
(Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Phân bón được hòa tan vào 6 lít nước và bón 30 ml/ chậu cho các lần bón và sử dụng phân đơn dạng hạt: Urea, DAP, KCl.
+ Bón lót: Toàn bộ phân lân, 1/2 lượng phân Kali, trộn phân vào đất. + Bón thúc lần 1 (7-10 NSKG): Bón 1/5 lượng phân đạm.
20
+ Bón thúc lần 2 (20-25 NSKG): Bón 2/5 lượng phân đạm.
+ Bón nuôi đòng (18-20 ngày trước khi trổ - lúa đòng đòng dài khoảng 1-2 cm trong bẹ lá): Bón 1/5 lượng đạm và 1/2 lượng Kali.
+ Bón nuôi hạt (Khi lúa trổ đều): Bón 1/5 lượng đạm.