TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ HAI HỒ NHƯ NGỌC ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC ĐỐI VỚI KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN PAEDERUS FUSCIPES CURTIS COLEOP
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN THỊ HAI
HỒ NHƯ NGỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC ĐỐI VỚI
KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN PAEDERUS FUSCIPES CURTIS (COLEOPTERA:
STAPHYLINIDAE)
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Cần Thơ, 2015
Trang 2Cần Thơ, 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NÔNG DƯỢC ĐỐI VỚI
KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN PAEDERUS
FUSCIPES CURTIS (COLEOPTERA:
Hồ Như Ngọc MSSV: 3113461 Lớp BVTV K37
Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp
đính kèm với đề tài:
“Ảnh hưởng của một số nông dược đối với kiến ba khoang đuôi
nhọn Paederus fuscipes Curtis (Coleoptera: Staphylinidae)”
Do sinh viên Nguyễn Thị Hai và Hồ Như Ngọc thực hiện và bảo vệ
trước hội đồng ngày… tháng … năm 2015
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: ………
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Ảnh hưởng
của một số nông dược đối với kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes
Curtis (Coleoptera: Staphylinidae)” Do sinh viên Nguyễn Thị Hai và Hồ
Trang 5LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ts Lê Văn Vàng, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và đóng góp ý kiến vô cùng quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Anh Nguyễn Quốc Tuấn và Anh Châu Nguyễn Quốc Khánh đã hết lòng giúp đỡ, quan tâm nhắc nhở và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Thanh Loan, các anh chị 36,
38 LT, các bạn: Vũ Đình Tuấn, Huỳnh Thanh Suôl, Lâm Văn Linh, Nguyễn
Võ, Lê Phát Nam, các em lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 38, 39 đã động viên và tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn:
Thầy chủ nhiệm Nguyễn Chí Cương đã quan tâm và dìu dắt hoàn thành khóa học Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tại trường
Các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K37 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tại trường
NGUYỄN THỊ HAI
HỒ NHƯ NGỌC
Trang 6LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
- o O o -
1 Họ tên sinh viên: THỊ HAI
Sinh ngày 25 tháng 02 năm 1993 tạ Châu Phú
Con ông DŨNG và bà ĐÀO THỊ CẨM TÚ
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2011, tại Trường THPT Kiên Lương
Đã vào Trường Đại học Cần Thơ năm 2011 thuộc Khoa Nông Nghiệp &
2 Họ tên sinh viên: HỒ NHƯ NGỌC
Sinh ngày 21 tháng 11 năm 1993 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Con ông HỒ MINH KHÁNG và bà YÊN
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2011, tại Trường THPT chuyên
Vị Thanh
Đã vào Trường Đại học Cần Thơ năm 2011 thuộc Khoa Nông Nghiệp &
Trang 7
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu
và các kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được
ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hai Hồ Như Ngọc
Trang 8Hồ Như Ngọc và Nguyễn Thị Hai (2014), “Ảnh hưởng của một số nông
dược đối với kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes Curtis
(Coleoptera: Staphylinidae)” Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ
Thực Vật Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ
Người hướng dẫn: Ts Lê Văn Vàng
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện từ tháng 05/2013 – tháng 08/2014 tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ và trên địa bàn huyện Vị Thủy – Hậu Giang, thị xã Bình Minh
và huyện Bình Tân – Vĩnh Long nhằm xác định sự hiểu biết của nông dân và ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với kiến ba khoang đuôi
nhọn (Paederus fuscipes) trong các điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới
- Chỉ 17,6% nông hộ trồng lúa được điều tra biết ba khoang đuôi
nhọn (P fuscipes), trong khi tỷ lệ này ở các nông hộ trồng khoai lang là
76,7% Hầu hết nông dân trồng lúa được điều tra (77,7%) cho biết không nên
sử dụng thuốc trừ sâu trong 40 ngày sau khi sạ để bảo vệ thiên địch, trong khi
96,7% nông hộ trồng khoai lang không chú ý đến việc bảo vệ P fuscipes
- Trong điều kiện phòng thí nghiệm: ở liều lượng khuyến cáo, các loại thuốc trừ bệnh gồm Antracol 70WP, Anvil 5SC, Filia 525SE, Fuan 40EC,
Nativo 750WG, Ridomil gold 68WG, Tilt super 300EC, Avalon 8WP, Bonny
4SL, Kasumin 2L, Lobo 8WP, Starner 20WP, Totan 200WP, Xantocin 40WP
gần như không ảnh hưởng đến P fuscipes [tỷ lệ gây chết không vượt quá 15%
ở 72 giờ sau khi xử lý (SKXL)] Giữa 6 loại thuốc trừ cỏ thử nghiệm thì
Gramoxone 20SL có tác động mạnh đối với P fuscipes (tỷ lệ gây chết đạt
82,5% ở 72 giờ SKXL), các loại thuốc còn lại (Clincher 10EC, Lyphoxim 41SL, Sofit 300EC, TopShot 60OD và Whip–S 7.5EW) ảnh hưởng rất thấp
Trong các loại thuốc trừ sâu, ở thời điểm 72 giờ SKXL, tỷ lệ gây chết của Virtako 40WG đạt 100%, kế đến là Abatimec 3.6EC đạt 70,6% ở và Voliam
targo 063SC đạt 65%, các loại thuốc còn lại (Chess 50WG, Cyperan 10EC, Minecto star 60W, Proclaim 1.9EC, Selecron 500EC và Match 050SC) đều có
tỷ lệ gây chết thấp hơn 31%
Trong điều kiện nhà lưới: trong khi tỷ lệ gây chết của Virtako 40WG đạt 93,3% ở 72 giờ SKXL, các loại thuốc còn lại có tỷ lệ gây chết không quá 34% Khảo sát ảnh hưởng sự lưu tồn của 9 loại thuốc trừ sâu, chỉ Virtako 40WG là
có tỷ lệ gây chết đối với P fuscipes trên 50% sau 3 ngày SKXL Từ thời điểm
10 ngày SKXL, tỷ lệ gây chết ở tất cả các nghiệm thức đều dưới 26%
Trang 9MỤC LỤC
1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA 2
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 2
1.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở nước ta và Đồng Bằng Sông Cửu Long 2
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG 3
1.3 KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN PAEDERUS FUSCIPES 3
1.3.1 Thành phần loài và sự phân bố của kiến ba khoang 3
1.3.2 Một số đặc điểm hình thái của kiến ba khoang 4
1.3.3 Một số đặc tính sinh học của kiến ba khoang 6
1.3.4 Độc chất trong cơ thể kiến ba khoang 7
1.3.5 Khả năng sử dụng kiến ba khoang trong phòng trừ sinh học 8
1.4 ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI THUỐC TRỪ BỆNH DO NẤM DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM 9
1.5 ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI THUỐC TRỪ BỆNH DO VI KHUẨN DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM 11
1.6 ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI THUỐC TRỪ CỎ DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM 14
1.7 ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI THUỐC TRỪ SÂU DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM 17
2.1 PHƯƠNG TIỆN 22
22
2.1.2 Thời gian và địa điểm 22
2.1.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm 22
2.1.4 Chuẩn bị thí nghiệm 23
2.2 PHƯƠNG PHÁP 24
24
2.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược đối với thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm 25
2.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuố ối với thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện nhà lưới 27
Trang 10CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 ĐIỀU TRA NÔNG DÂN TRỒNG LÚA 30
3.1.1 Một số đặc điểm của nông hộ trồng lúa tại huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang và thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long 30
3.1.2 Đặc điểm về kỹ thuật canh tác lúa 31
3.1.3 Sự hiểu biết của nông dân về dịch hại 33
3.1.4 Sự hiểu biết của nông dân về thiên địch trên ruộng lúa 35
3.2 ĐIỀU TRA TRÊN KHOAI LANG 35
3.2.1 Đặc điểm về nông dân trồng khoai lang tại một số xã thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 35
3.2.2 Đặc điểm chung về kỹ thuật canh tác khoai lang 37
3.2.3 Tình hình dịch hại trên cây khoai lang ở các địa bàn điều tra 38
3.2.4 Sự hiểu biết của nông dân về kiến ba khoang đuôi nhọn 42
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN 44
a) Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm gây bệnh cây trồng 45
b) Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh do vi khuẩn 45
c) Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ cỏ 46
c) Tính độc của một số loại thuốc trừ sâu 47
3.3.2 Trong điều kiện nhà lưới 48
a) Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với P fuscipes 48
b) Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu lưu tồn trên cây lúa đối với P fuscipes 49
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51
4.1 KẾT LUẬN 51
4.2 ĐỀ NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 57
Trang 11gây hại trên lúa 3443.5 Thông tin chung về nông dân điều tra 3663.6 Thông tin về giống khoai lang trồng tại các địa bàn điều tra 3773.7 Sự hiểu biết của nông dân về các loại dịch hại trên cây khoai lang ở các địa bàn điều tra thuộc huyện Bình Tân 383.8 Một số loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ các hộ nông dân thường sử dụng trong canh tác khoai lang 4103.9 Tỷ lệ (%) hộ điều tra nhận biết kiến ba khoang trên ruộng khoai lang 4333.10 (%) của một số loại thuốc trừ bệnh do nấm đối với kiến ba
khoang P fuscipes trong điều kiện phòng thí nghiệm 45
3.11 t (%) của một số loại thuốc trừ bệnh do vi khuẩn trong điều kiện phòng thí nghiệm 453.12 t (%) của một số loại thuốc trừ cỏ đối với kiến ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm 463.13 t (%) của một số loại thuốc trừ sâu đối với với kiến ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm 47
483.15 Mức độ độc của một số loại thuốc trừ sâu đối với KBKĐN
Error! Bookmark not defined.
3.16 Tỷ lệ gây chết (%) ở các thời gian lưu tồn trên cây lúa của một số loại
thuốc trừ sâu đối với P fuscipes trong điều kiện nhà lưới 50
Trang 12DANH SÁCH HÌNH
1.1 Ấu trùng tuổi 2 kiến ba khoang P fuscipes Curtis 5
1.2 Nhộng kiến ba khoang P fuscipes Curtis 5
1.3 Thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn P fuscipes Curtis 6
2.1 Chuẩn bị cà phổi nuôi nhân rầy mềm 24
2.2 P fucipes trong thí nghiệm Error! Bookmark not defined.6 2.3 nhà lưới Error! Bookmark not defined.8 3.1 Trình độ học vấn của nông dân huyện Bình Tân 366
3.2 Tỷ lệ (%) số lần phun thuốc của nông dân tại huyện Bình Tân 421
3.3 Tỷ lệ chết (%) các loại thuốc trừ bệnh do nấm ở các thời điểm Error!
Bookmark not defined.
Trang 14Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng canh tác nông nghiệp trọng điểm của cả nước Bên cạnh cây lúa, các loại cây lương thực khác như bắp, khoai lang… là các loại cây trồng quan trọng ở ĐBSCL Để phát triển nền nông nghiệp bền vững, vấn đề phòng trừ dịch hại tổng hợp được xem là thành phần cơ bản Trong đó, thiên địch đóng vai trò rất quan trọng, chúng là tác nhân điều chỉnh, duy trì mật số các loài gây hại dưới mức gây ra các thiệt hại về kinh tế và không cho dịch hại bộc phát thành dịch Hiện nay, các loài thiên địch có phổ thức ăn rộng được sử dụng rộng rãi trong IPM, đặc biệt là trong các mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái, một hình thức của phòng trừ sinh học bảo tồn Theo Lê Quang Lộc (2010), kiến ba khoang đuôi nhọn,
Paederus fuscipes Curtis (Coleoptera: Staphylinidae), xuất hiện làm cho mật
số của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ cây trồng không bị phá hại, giảm bớt việc dùng thuốc hoá học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường Theo Nguyễn Văn Huỳnh (2009) thì kiến ba khoang là một loài thiên địch của rầy nâu trong ruộng lúa nên nó có mật số rất cao khi có dịch rầy nâu xảy ra Nhiều kết quả khác cũng cho thấy kiến ba khoang đuôi nhọn là nhóm thiên địch có khả năng
ăn mồi rất cao, chúng có thể tấn công các loại sâu hại quan trọng như rầy nâu, rầy phấn trắng, rầy xanh hai chấm, rầy mềm và nhiều loại sâu hại có kích thước nhỏ khác Việc lạm dụng thuốc trừ sâu trong công tác bảo vệ thực vật làm phá vỡ cấu trúc của thiên địch và dịch hại, làm giảm mật số thiên địch
trên ruộng lúa Từ những thực tế trên, đề tài: “Ảnh hưởng của một số nông
dược đối với kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes Curtis
(Coleoptera: Staphylinidae)’’được thực hiện nhằm mục tiêu: điều tra xác
định sự hiểu biết của nông dân về kiến ba khoang đuôi nhọn và đánh giá sự ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến đối
với loài thiên địch này trong các điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới
Trang 15CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1955 đến
1980 Trong vòng 20 năm này, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,36 triệu ha/năm Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,77 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm
Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức 152,9 triệu ha (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Theo FAO (2006), diện tích lúa trên thế giới là 152,90 triệu ha với sản lượng 629,30 triệu tấn, năng suất 4,12 triệu tấn Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) khoảng 90% diện tích trồng lúa là ở Châu Á, các nước có diện tích lúa lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Banglades, Thái Lan Việt Nam đứng hàng thứ 6 sau Miến Điện
1.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở nước ta và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng hàng thứ 5 trên thế giới nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới, hiện nay, sản lượng gạo xuất khẩu bình quân trên dưới 4 triệu tấn/năm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước Năng suất bình quân cả năm của toàn đồng bằng đã gia tăng từ 2,28 tấn/ha (1980) đến 3,64 tấn/ha (1989) và 4,8 tấn/ha (2004), cá biệt có một số huyện có thể đạt năng suất bình quân trên 6,5 tấn/ha/vụ và 12-17 tấn/ha/năm với 2-3 vụ lúa Hiện nay, với tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha, trong tổng số 7,30 triệu ha diện tích gieo trồng lúa cả nước (chiếm 53,4%) Theo số liệu sơ bộ của Tổng Cục Thống Kê năm 2013, ĐBSCL đóng góp hơn 24,99 triệu tấn lúa trong tổng sản lượng khoảng 44,08 triệu tấn lúa của cả nước, chiếm tỉ lệ 56,7% Hơn 80% sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm là từ ĐBSCL (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Trang 161.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG
Khoai lang Ipomoea batatas (L.) là một trong những cây lương thực lâu
đời của Việt Nam, đứng hàng thứ 3, sau cây lúa và cây bắp Cây khoai lang là cây có củ được trồng rộng rãi ở nước ta, ở vùng núi, trung du Bắc Bộ, duyên hải Miền Trung, Châu Thổ sông Hồng, Tây Nguyên và vùng ĐBSCL Theo Dương Minh (1999), ở vùng ĐBSCL khoai lang được xem là cây trồng chiến lược giúp phát triển kinh tế
Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê (2013), diện tích khoai lang ở nước ta là 135.000 ha trong đó ĐBSCL 20.000 ha Sản lượng của cả nước 1.364.200 tấn; ĐBSCL 466.400 tấn Theo Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long thì diện tích sản xuất khoai lang của tỉnh năm 2012 là 9.225 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 267.525 tấn Huyện Bình Tân có 11 xã, mỗi xã đều có trồng khoai lang, nhưng tùy vào điều kiện đất đai, thủy lợi mà diện tích canh tác khác nhau Trong 11 xã có 3 xã có diện tích trồng khoai lang nhiều nhất là Thành Lợi (1,53 ha), Thành Trung (1,753 ha) và Tân Thành (2,52 ha) (Báo cáo tổng kết cuối năm của phòng Nông Nghiệp huyện Bình Tân, 2012)
1.3 KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN PAEDERUS FUSCIPES
1.3.1 Thành phần loài và sự phân bố của kiến ba khoang
Phân loại
Có hai loài kiến ba khoang thường gặp trên ruộng lúa là kiến ba khoang
đuôi nhọn, Paederus fuscipes Curtis thuộc họ Staphylinidae, bộ Coleoptera và kiến ba khoang Ophionea indica thuộc họ Carabidae, bộ Coleoptera (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)
Loài Paederus fuscipes xuất hiện phổ biến trên tất cả các hệ sinh thái đồng ruộng ở các vùng nhiệt đới (Shepard và ctv., 1999) Paederus fuscipes phân bố rộng trên toàn thế giới và được tìm thấy sống trên ruộng lúa
chúng ăn các loài côn trùng gây hại mùa màng, do đó chúng đóng vai trò quan trọng trong biện pháp phòng trừ sinh học bảo vệ mùa màng (McCrae và
Visser, 1975) Trên thế giới P fuscipes phân bố ở nhiều châu lục từ Châu Âu,
Châu Á, Châu Phi đến Châu Úc
Trang 17Ở Việt Nam chúng phân bố ở rất nhiều tỉnh, theo kết quả điều tra trong các năm 1978 - 1979, 1986 - 1987 tại các vùng trồng rau thuộc ngoại thành Hà Nội (Cầu Diễn, Từ Liêm; Tiền Phong, Mê Linh; Lĩnh Nam, Văn Điển, Thanh Tri và Thường Tính) cho thấy loài này đều tồn tại và phát triển quanh năm trên mọi loại cây trồng Theo Nguyễn Xuân Thành và ctv (2010) trong quần thể nông nghiệp đã phát hiện được 2 loài kiến ba khoang thuộc giống
Paederus Loài kiến ba khoang xanh chân da cam có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis Loài kiến ba khoang đen chân đen có tên khoa học là Paederus tamulus Erichson Trong hai loài này thì kiến ba khoang xanh chân
da cam (P fuscipes) luôn chiếm ưu thế, còn loài kiến ba khoang đen chân đen
mật số thấp và ít khi bắt gặp
1.3.2 Một số đặc điểm hình thái của kiến ba khoang
Quá trình sinh trưởng và phát triển của kiến ba khoang Paederus fuscipes thuộc kiểu biến thái hoàn toàn, bao gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng,
Giai đoạn ấu trùng có 2 tuổi:
Ấu trùng tuổi 1: mới nở màu trắng đục, sau vài ngày chuyển sang màu nâu bóng, cơ thể có nhiều lông cứng đen, chiều dài cơ thể trung bình 2,21 ± 0,12 mm, chiều rộng trung bình 0,44 ± 0,03 mm
Ấu trùng tuổi 2: lúc mới lột xác cũng có màu trắng đục, sau đó chuyển sang vàng cam rồi vàng sậm Ấu trùng tuổi 2 có kích thước lớn hơn ấu trùng tuổi 1, chiều dài cơ thể trung bình 4,52 ± 0,61 mm, chiều rộng trung bình 0,71
Trang 18± 0,09 mm Ở giai đoạn này ấu trùng di chuyển tương đối nhanh (Lăng Cảnh Phú và ctv., 2013)
Hình 1.1 Ấu trùng tuổi 1 kiến ba khoang
a Ấu trùng tuổi 1 đang nở b Ấu trùng tuổi 1 sau vài ngày c Ngấn lột xác
(Nguồn: Lê Công Danh, 2012)
Nhộng
Nhộng thuộc kiểu nhộng trần, phải mất 3 - 4 ngày vũ hóa thành thành
trùng (Ekburanawat và ctv., 2011) Nhộng trần có màu trắng sữa đến màu
vàng cam chiều dài khoảng 4,5 mm (Kurosa, 1958)
Hình 1.2 Giai kiến ba khoang
Thành trùng
Thành trùng P fuscipes thuộc dạng chân chạy, có hình dạng trông giống
kiến với thân thon dài, nhọn ở cuối bụng Cơ thể phủ nhiều lông cứng ngắn không thấm nước và có màu sắc nổi bật với ba khoang màu đen (đầu, cánh trước và cuối bụng) và hai khoang màu vàng cam (ngực trước và bụng) Phần đầu dẹt màu đen bóng với 2 mắt kép lồi màu đen, không có mắt đơn, râu đầu hình sợi chỉ có 11 đốt với 4 đốt ở gốc râu có màu vàng cam và 7 đốt còn lại có
Trang 19màu xám đen (Nguyễn Xuân Thành và ctv., 2010)
Thành trùng đực và thành trùng cái có hình dạng bên ngoài rất giống nhau Tuy nhiên, kích thước thành trùng đực (trung bình dài: 6,7 ± 0,37 mm; rộng: 1,32 ± 0,11 mm) nhỏ hơn thành trùng cái (trung bình dài 7,3 ± 0,45 mm; rộng: 1,37 ± 0,09 mm) Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng phân biệt thành trùng đực và cái là dựa vào đốt cuối bụng của thành trùng đực có lông đuôi xòe ra như hình chữ V hẹp, còn đốt cuối bụng của thành trùng cái lông đuôi ngắn tạo thành một vòng xung quanh đốt (Lăng Cảnh Phú vàctv., 2013)
Hình 1.3 Thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn P fuscipes Curtis
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang 19/8/2010)
1.3.3 Một số đặc tính sinh học của kiến ba khoang
Vòng đời của P fuscipes bao gồm các giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng
và thành trùng Trứng thường được đẻ rời rạc vào các đường nứt trên bề mặt đất ẩm, số trứng dao động trong khoảng từ 18 - 100 trứng, trung bình 52,3 trứng Con cái bắt đầu đẻ trứng liên tục từ cuối tháng tư hoặc từ giữa tháng năm đến tháng chín Thời kỳ ủ trứng từ 3 - 19 ngày, tỷ lệ trứng nở quan sát được là 96,2% Giai đoạn ấu trùng có 2 tuổi, thời gian phát triển của tuổi 1 từ
4 - 22 ngày, thời gian phát triển của tuổi 2 từ 7 - 36 ngày Nhộng được hình thành trong hang đất ẩm ướt bên dưới mặt đất để tránh sự tấn công của côn trùng khác, giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 - 12 ngày Thời gian phát triển từ trứng đến thành trùng của kiến ba khoang đuôi nhọn dài từ 22 - 50 ngày, trung bình khoảng 32,5 ngày Trứng và ấu trùng có thể bị tấn công bởi các loại côn trùng hoặc nhện bắt mồi khác Con trưởng thành sinh sản khoảng 1, 2 hoặc 3 thế hệ/năm Thành trùng có thể phục hồi qua quá trình ngủ đông và bị thu hút bởi ánh sáng đèn (Kurosa, 1958)
Trang 20P fuscipes có cơ thể nhỏ nên chạy rấ bắt con mồi dễ dàng với khả năng ăn mồi Hơn nữa, chúng còn có có thể lội trong nước Khi lúa trổ bông là giai đoạn cây lúa thu hút nhiều loài côn trùng nên khả năng tiêu diệt sâu hại của chúng tương đối cao (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993) Côn trùng thuộc họ Staphylinidae thường sống trên cạn, cư trú và hoạt động trong đất, trên mặt đất, dưới gạch đá, lá cây rụng Khi bị quấy rầy loài này chạy rất nhanh, ít khi bay Đa số hoạt động về đêm, một số ít bị hấp dẫn bởi ánh sáng đèn Hầu hết côn trùng thuộc nhóm này đều có ích, cả thành trùng lẫn ấu trùng đều ăn những động vật nhỏ khác (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2003)
1.3.4 Độc chất trong cơ thể kiến ba khoang
Chất độc pederin (C24H43O9N) có trong kiến ba khoang có thể gây tổn thương trên da người và chỉ tổng hợp từ con cái Con đực có thể chỉ chứa một lượng rất nhỏ khoảng 0,1 - 0,5 pg, con cái thì hàm lượng pederin cao gấp 10 lần con đực (Harborne, 1999 trích dẫn bởi Danh, 2012)
Pederin là chất độc tự nhiên có tính độc như chất chống ung thư, virus
có tính xuyên thấm qua da Kiến ba khoang dùng pederin làm chất phòng vệ chống lại động vật ăn chúng như nhện ederin không do bản thân
kiến ba khoang tạo ra mà do vi khuẩn nội cộng sinh là Pseudomonas aeruginosa tạo ra (Lê Quang Lộc, 2010)
Con cái có độc tố pederin (còn gọi là cantharidin) chứa trong một đôi tuyến ở cuối bụng, dùng để bảo vệ trứng khỏi các loài thiên địch khác Nếu con vật bị chà xát hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngoài, nếu dính vào
da sẽ làm cho người ta có cảm giác phỏng cháy, làm da bị phồng rộp, nổi mụn nước, đặc biệt ở mặt, cổ, hông, nách, nguy hiểm nhất là vào mắt (làm phỏng giác mạc) Vết phồng thường xuất hiện một ngày sau khi bị dính độc
tố, nếu được trị thì sau một tuần lễ sẽ Có trường hợp vết
đỏ đến nhiều tháng mới hết (Nguyễn Văn Huỳnh, 2009) Sản xuất pederin phần lớn là thành trùng cái Ấu trùng và thành trùng đực chỉ chứa pederin
Trang 21được truyền từ cơ thể con cái (tức là thông qua trứng) hoặc do ăn thức ăn (Piel, 2002)
1.3.5 Khả năng sử dụng kiến ba khoang trong phòng trừ sinh học
Ấu trùng và thành trùng kiến ba khoang đều ăn ấu trùng và thành trùng rầy nâu, trứng và các loại côn trùng có cơ thể mềm Thành trùng thường rớt xuống đất khi bị khuấy động (Shepard và ctv., 1999; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2003; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011) Thành trùng ăn tạp, thức ăn chủ yếu là côn trùng thân mềm, nhện, tuyến trùng đất hoặc xác bã thực vật phân hủy trong tự nhiên Ấu trùng chủ yếu ăn thịt, nhưng trong thực nghiệm
có thể nuôi bằng thịt bò hoặc dưa chuột (Kazuyosho Kurosa, 1958)
Theo nghiên cứu của trường Đại học Florida thì kiến ba khoang có thể
ăn tất cả côn trùng thân mềm nhỏ hơn và giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sinh học trên đồng ruộng Suốt mùa mưa hay lụt lội, kiến ba khoang thường di trú đến nơi khô ráo
Bảo tồn và nâng cao vai trò của các loài thiên địch trên đồng ruộng bằng
sự điều chỉnh kỹ thuật canh tác, giảm lượng sử dụng của thuốc
và tạo môi trường sinh thái thuận lợi cho thiên địch có thể giữ mật số của côn
trùng gây hại ở mức thấp (Settle et al., 1996) Trở ngại quan trọng cho việc phát triển P fuscipes thành một tác nhân phòng trừ sinh học là sự gây hại trực tiếp của chúng trên người Tuy nhiên, P fuscipes thường chỉ gây hại trên
người khi mật số rầy nâu vào nhà (đèn) cao Mặc dù cần thêm dữ liệu về sự tương quan giữa mật số rầy nâu và sự gây hại trên người cũng như những
đánh giá về nguy cơ bộc phát ở các khu dân cư của P fuscipes, loài côn trùng
bắt mồi này vẫn có thể được ứng dụng một cách có hiệu quả để quản lý rầy nâu trên ruộng lúa dưới hình thức phòng trừ sinh học bảo tồn (conservation biological control) như trong mô hình công nghệ sinh thái (ecological engineering) trên ruộng lúa Biện pháp này sẽ giúp khống chế mật số rầy nâu
từ giai đoạn sớm, như vậy sẽ hạn chế sự di chuyển của rầy nâu vào nhà (đèn)
đồng thời qua đó hạn chế sự gây hại của P fuscipes (Lăng Cảnh Phú và ctv.,
2013)
Trang 221.4 ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI THUỐC TRỪ BỆNH DO NẤM DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
Nativo 70WG
Thuốc do công ty TNHH Bayer Việt Nam phân phối
Hoạt chất: Trifloxystrobin + Tebuconazole
Nhóm độc: thuộc nhóm độc III
Thuốc trừ bệnh thế hệ mới nhất
Nội hấp, lưu dẫn, trừ nhiều loại bệnh xuất hiện cùng lúc
Đặc trị thán thư, hiệu quả cao trên các bệnh đốm lá, phấn trắng, rỉ sắt Tính độc kéo dài hơn các loại thuốc trừ bệnh khác khoảng 1 tuần trong mùa mưa
Cách sử dụng 6g/20L nước, phun ướt đều tán cây
(http://www.cropscience.bayer.com.vn)
Filia 525SE
Thuốc do công ty cổ phần BVTV An Giang phân phối
Hoạt chất: Propiconazole + Tricyclazole
Kích thích tạo chất xơ, giúp lúa cứng cây, đứng lá hơn
Liều dùng: pha 0,5 L/ha
Thời gian cách ly: 14 ngày sau khi phun
(http://agpps.com.vn/angiang/tintuc.php?idTin=203)
Trang 23 Ridomil Gold 68WG
Thuốc do công ty cổ phần khử trùng Việt Nam phân phối (VFC)
Hoạt chất: Hàm lượng: 40g Metalaxyl M và 640g Mancozeb/ kg thuốc Nhóm độc: thuộc nhóm độc III
Thuốc nội hấp cực mạnh, đặc trị các bệnh, sương mai, mốc sương, thán thư, đốm lá trái, vàng lá, thối nõn, thối rễ, chảy mủ, xì mủ, chết cây con, chết
ẻo cây con, chết nhanh, loét sọc mặt cạo hại cà chua, khoai tây, dưa hấu, nho, diều, vải, dứa (khóm), lúa, cam, sầu riêng, thuốc lá, lạc (đậu phộng), hồ tiêu, cao su
Thời gian cách ly: Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày
(http://www.vfc.com.vn/vfc/ )
Tilt Super 300EC
Thuốc do công ty cổ phần BVTV An Giang phân phối
Hoạt chất: Propiconazole + Difenoconazole
Độ độc:
Cơ chế tác động: Thuốc trừ bệnh nội hấp mạnh và thấm sâu nhanh Phát huy tác dụng trừ bệnh nhanh chóng
Trang 24Công dụng: Trừ bệnh lem lép hạt, đốm vằn, vàng lá hại lúa, đốm lá đậu phộng (lạc), rỉ sắt cà phê, đốm lá trà (chè)
Liều dùng và cách pha: Đối với lem lép hạt, đốm vằn, vàng lá trên lúa, pha 0,3 lít/ha, pha 15 ml/bình 16 lít Phun 2 bình 16 lít cho 1.000 m2; rỉ sắt cà phê pha 0,4 - 0,5 lít/ha; đốm lá trà pha 0,2 - 0,5 lít/ha; đốm lá đậu phộng pha 0,3 - 0,4 lít/ha
Pha trung bình 35g/bình 8 lít nước, lượng nước 320 - 800 lít/ ha
Hoạt chất là Oxytetracycline Hydrochloride và Gentamicin Sulphate
Thuốc đặc trị vi khuẩn gây bệnh trên cây trồng, với thành phần hoạt chất kháng sinh mới nhất tại Việt Nam
Tác dụng tiếp xúc và nội hấp, phổ tác động rộng
Liều lượng và cách pha: Đối với cây lúa pha 25g/bình 16 lít, 0,5 - 0,65 kg/ha Đối với thanh long pha với nồng độ 0,09 - 0,14% và pha 15 - 25 g/bình
16 lít (http://www.sieuthinongnghiep.com)
Trang 25Liều lượng và cách pha: Đối với đạo ôn trên lúa gây vàng, khô cháy lá
và thối thân đốt, cổ gié đen hạt và bạc lá (cháy bìa lá), đốm sọc, đen lép hạt trên lúa, pha 20 - 30 ml thuốc/bình 8 - 10 lít nước, phun đủ lượng nước 400 -
600 lít/ha Phun khi bệnh chớm xuất hiện và phun ngừa ở giai đọan đòng trổ
để phòng bệnh trên bông hạt Đối với thối vi khuẩn rau, bắp cải pha 30 – 40
ml thuốc/bình 8 - 10 lít nước và phun phòng (hoặc tưới gốc) 1 - 2 lần ở thời kỳ cây con hoặc 3 - 4 lần ở thời kỳ cây trước khi bệnh xuất hiện, phun định kỳ 7 -
10 ngày/lần Đối với cam quýt bị loét trái (ung thư) pha 20 - 25ml thuốc/8 - 10 lít nước, phun thuốc định kỳ 7 - 10 ngày/lần để đề phòng bệnh theo các đợt đọt (chồi) non Đốm lá đậu phộng pha 20 - 30 ml thuốc/bình 8 - 10 lít nước
Thời gian cách ly: 7 ngày (http://www.sieuthinongnghiep.com)
Trang 26 Lobo 8WP
Sản phẩm được phân phối bởi Công Ty Thanh Sơn Hóa Nông
Hoạt chất: Gentamicin Sulfate và Oxytetracycline Hydrochloride
Thuốc trừ bệnh đặc trị vi khuẩn
Tác động tiếp xúc, nội hấp nhanh và lưu dẫn mạnh, nên có tác dụng khô nhanh vết bệnh, chặn đứng khả năng lây lan của vi khuẩn, giúp cho cây trồng phục hồi nhanh
Liều lượng và cách pha: đối với cháy bìa lá (bạc lá), lem lép hạt; héo xanh vi khuẩn trên cà chua, dưa hấu; thối đen gân lá, thối nhũn trên bắp cải, pha 0,5 kg/ha và phun ướt đều tán lá Lượng nước phun: 400 - 500 lít/ ha, phun ướt đều tán lá Ngừa lem lép hạt trên lúa, phun 2 lần lúc trổ xẹt và khi trổ đều
Thời gian cách ly: 7 ngày
(http://www.sieuthinongnghiep.com)
Starner 20WP
Thuốc do công ty Sumitomo Việt Nam phân phối
Hoạt chất: Oxolinic acid
Thuốc có tính nội hấp, tiếp xúc cao giúp cây trồng phục hồi nhanh Liều lượng và cách pha: Đối với bệnh bạc lá (cháy bìa lá lúa), pha 1 gói
10 g cho bình 8 - 10 lít nước, phun 3 bình cho 500 m2 Khi bệnh hại nặng cần phun ít nhất 4 bình cho 500 m2 và nên phun kép
Trang 27phun lặp lại khi áp lực bệnh cao Không pha trộn với thuốc quá kiềm hay quá axit
Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày
(http://agpps.com.vn/angiang/sanpham.php)
Xantocin 40WP
Do công ty Cổ phần khử trùng Việt Nam phân phối
Hoạt chất: Bronopol
Thuốc đặc trị bệnh cháy bìa lá lúa (bạc lá) do vi khuẩn
Liều lượng và cách pha: Đối với cháy bìa lá (bạc lá) lúa, pha 0,2 - 0,5 kg/ha, pha 10 - 12,5 g/bình 16 lít Phun phòng ngừa khi bệnh chớm xuất hiện Phun tối thiểu 320 lít nước/ha Nên phun ướt đều tán cây trồng Nếu áp lực bệnh cao nên phun lần 2 cách nhau 5 - 7 ngày
Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 1 ngày
(http://www.vfc.com.vn)
1.6 ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI THUỐC TRỪ CỎ DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
Clincher 10EC
Hoạt chất: Cyhalofop - butyl
Độ độc của thuốc thuộc nhóm độc IV
Thuốc được cỏ hấp thụ rất nhanh qua lá.Thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nảy mầm, có khoảng thời gian phun xịt rộng 7 - 20 ngày sau sạ Thuốc không ảnh hưởng đến cây trồng vụ kế tiếp và cây trồng xung quanh Thuốc trừ hầu hết các loại cỏ hòa bản trong ruộng lúa sạ như: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ nước mặn…Đặc biệt, Clincher 10EC là thuốc đặc trị cỏ đuôi phụng hay còn gọi là cỏ lông công, cỏ bông cám
Liều lượng và cách pha: từ 7 - 14 ngày sau sạ (cỏ 2 - 3 lá) thì phun 0,6 lít/ha (15 ml /bình 8 lít) Từ 15 - 20 ngày sau sạ (cỏ 4 - 5 lá thì phun 0,8 lít/ha (20 ml/bình 8 lít) Từ 15 - 20 ngày sau sạ (cỏ 4 - 5 lá) thì phun 25 - 30 ml/bình
8 lít và phun dặm cho những điểm còn sót cỏ trên ruộng đã phun các loại thuốc khác Ruộng phải làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng Trước khi phun
Trang 28giữ đất đủ ẩm hoặc giữ nước trong ruộng xâm xấp Sau khi phun cho nước vào ruộng sau 5 giờ và giữ nước liên tục trong nhiều ngày Thuốc không có hiệu
quả với cỏ năng, chác lác và cỏ lá rộng
(http://congtyhai.com.vn)
Gramoxone 20SL
Thuốc do công ty bảo vệ thực vật An Giang phân phối
Hoạt chất: Paraquat
Độ độc của thuốc thuộc nhóm II
Tác động tiếp xúc và diệt nhanh phần xanh cỏ dại Diệt cỏ sau khi thu hoạch hoặc trước khi trồng, diệt cỏ giữa hàng, giữa luống
Liều lượng và cách pha: Cây có múi, nhãn, xoài, vải thiều, mía, cao su,
cà phê, chè (trà), điều, đất không trồng trọt thì pha 2 - 3 lít/ha, pha 40 - 60 ml cho bình 8 lít, phun 400 - 600 lít nước/ha Sắn (khoai mì), dưa hấu, đậu tương (đậu nành), dứa (khóm), khoai lang thì pha 1,5 - 2 lít/ha, pha 30 - 40 ml cho bình 8 lít, phun 400 - 600 lít nước/ha Đối với lúa có cỏ trong ruộng, cỏ bờ mương thì pha 1,5 - 2 lít/ha (cỏ thấp hơn 20cm) thì pha 30 - 40 ml cho bình 8 lít, phun 400 - 600 lít nước/ha Ngoài ra ngô (bắp) thì pha 2 - 3 lít/ha và (cỏ cao hơn 20 cm thì pha 40 - 60 ml cho bình 8 lít, phun 400 - 600 lít nước/ha
(http://www.agpps.com.vn)
Lyphoxim 41SL
Thuốc do công ty bảo vệ thực vật Sài Gòn phân phối
Hoạt chất: Glyphosate isopropylamine salt
Thuốc trừ cỏ nội hấp, không chọn lọc, diêt trừ các loại cỏ lá hẹp và rộng,
có hiệu quả cao với các loại cỏ nhiều năm có rễ ăn sâu dưới đất như cỏ tranh,
cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ cú…trên vườn chè, cây cao su, đất chưa canh tác
Liều lượng và cách pha: cao su có cỏ tranh thì phun 4 - 6 lít/ha Pha 80 ml/lít nước, phun 5 - 8 bình cho 1.000 m² Chè có cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ cú, cỏ gấu thì phun 2,5 - 3 l /ha, pha 50 ml cho bình 8 lít nước, phun 5 - 6 bình cho 1.000 m² Đất chưa canh tác có cỏ hỗn hợp thì phun 1,5 - 2Lít/ha, pha 30 -
40 ml cho bình 8 lít nước, phun 5 - 6 bình cho 1.000 m²
Trang 29(http://www.agpps.com.vn)
Top Shot 60OD
Thuốc do công ty Arysta LifeScience Việt Nam phân phối
Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, phổ rộng
Hoạt chất: Cyhalofop - butyl và Penoxsulam
Dạng thuốc mới OD, bám dính tốt, hạn chế rửa trôi Tính chọn lọc cao, diệt trừ cỏ triệt để Phun 1 lần diệt trừ hầu hết các loại cỏ chính trong ruộng lúa như đuôi phụng, lồng vực, chác lác, lá rộng
Liều lượng và cách pha: pha 50 ml/bình 16 lít, phun 2 bình/1.000 m2 Thời điểm phun: 4 - 10 ngày sau khi sạ Cần giữ nước đủ ấm hoặc xâm xấp nước cho lá cỏ nhô lên khỏi mặt nước trước khi phun Sau khi phun 1 - 3 ngày, dẫn nước vào ruộng ngập gò và giữ liên tục trong nhiều ngày Cỏ ngừng sinh trưởng ngay sau khi phun thuốc và chết sau đó 7 - 14 ngày
(http://arysta.vn/San-pham/Nhom-thuoc-tru-co/Topshot.aspx)
Trang 30 Whip ’ S 7.5EW
Thuốc do công ty Bayer Việt Nam sản xuất và phân phối
Hoạt chất: Fenoxaprop – P - Ethyl
Thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nẩy mầm, diệt trừ hữu hiệu cỏ hòa bản trên ruộng lúa và đậu phộng Đặc trị cỏ gạo và cỏ đuôi phụng
Liều lượng và cách pha: lúa: 10 - 12 ml/8 lít, thời gian phun 15 - 25 ngày sau sạ Đậu phộng: 15 - 20 ml/8 lít, thời gian phun 15 - 25 ngày sau khi gieo
Nhóm hữu cơ: Lân hữu cơ
Tính chất: Thuốc tồn tại ở thể lỏng, điểm sôi 1100C (0,001 mmHg) Rất
ít tan trong trong nước (20ppm) tan nhiều trong dung môi hữu cơ, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm, bền trong môi trường acid và trung tính nhẹ Nhóm độc II LD50 qua miệng 358 mg/kg LD50 qua da 277 mg/kg Độc với cá
và ong mật Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng thấm sâu Phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu và nhện hại cây, diệt được cả trứng sâu (Nguyễn Mạnh Chinh, 2012)
Công dụng: Phòng trừ các loại sâu hại bông (sâu xanh đục nụ, sâu khoang, bọ xít, rầy, rệp, nhện đỏ), sâu hại đậu nành, đậu phộng (sâu xanh da láng, bọ xít, nhện đỏ), sâu hại khoai tây (sâu ăn lá, sâu đục trái, rệp), sâu hại ngô (sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp), sâu hại lúa (sâu cuốn lá, sâu keo, bọ trĩ)
Sử dụng với liều lượng 1,0 - 1,5 l/ha, pha nước với nồng độ 0,2 - 0,3% phun ướt đều lên cây (Nguyễn Mạnh Chinh, 2012)
Trang 31Khả năng hỗn hợp: Có dạng hỗn hợp với Cypermethrin (Forwatrin) Khi
sử dụng có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác Thời gian cách ly 14 ngày (Nguyễn Mạnh Chinh, 2012)
Abatimec 3.6EC
Hoạt chất: Abamectin (36 g a.i/L)
Hỗn hợp của 2 hoạt chất Avermectin Bla (80%) và B1b (20%)
Tính chất: thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces avermitilis Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, độ nóng chảy 150 - 1550C, tan trong nước (0,01 mg/l), tan nhiều trong dung môi hữu
cơ Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích thích da và mắt Tương đối độc với cá, ít độc với ong Mau phân hủy trong môi trường Thời gian cách ly: 7 ngày Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc,
vị độc Phổ tác dụng tương đối rộng (Nguyễn Mạnh Chinh, 2012)
Sử dụng: chủ yếu phòng trừ các loại rầy, rệp, bọ phấn và nhện hại cà chua, các loại rau, cam quýt và các loại cây ăn quả khác Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác (Nguyễn Mạnh Chinh, 2012)
Proclaim 1.9EC
Hoạt chất: Emamectin benzoate
Hỗn hợp của 2 hoạt chất Avermectin Bla (90%) và B1b (10%)
Tính chất: Tương tự Abamectin Tuy vậy ở dạng B1a có gốc C2H5, tính độc trừ sâu mạnh hơn so với dạng B1b có gốc CH3 Emamectin benzoate có hàm lượng dạng B1a cao hơn Abamectin nên tính độc trừ sâu mạnh hơn, lượng hoạt chất sử dụng cũng ít hơn Nhóm độc II Thời gian cách ly 14 ngày (Nguyễn Mạnh Chinh, 2012)
Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu miệng nhai ăn lá, đục quả, sâu chích hút và nhện cho nhiều loại cây trồng như lúa, rau, dưa, đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp và cây hoa cảnh (Nguyễn Mạnh Chinh, 2012)
Trang 32Hoạt chất: Abamectin (18g/L), Chlorantranliprole (45g/l)
Sản phẩm của Sygenta Thụy Sỹ Đơn vị phân phối: Công Ty Cổ Phần Khử Trùng Việt Nam (VFC)
Sử dụng: phòng trị sâu tơ hại bắp cải, khi sâu chóm xuất hiện Phun với liều lượng: 0, /ha, lượng nước từ 400 - 500 /ha Thời gian cách ly: 5 ngày (Nguyễn Mạnh Chinh, 2012)
Virtako 40WG
Hoạt chất: Chlorantraniliprole + Thiamethoxam
Nhóm độc: III
Sản phẩm của công ty Syngenta Vietnam co., Ltd
Cơ chế tác động: gây tê liệt hệ cơ, sâu sẽ ngừng ăn, hoạt động yếu ớt vài giờ sau khi nhiễm thuốc và chết sau 1 - 2 ngày
Sử dụng: Đối với sâu cuốn lá 50 – 60 g/ha, sâu đục thân 75 g/ha Cách pha: 1 gói 1,5 g/bình 8 lít hoặc 1 gói 3 g/bình 16 lít Phun sớm vào giai đoạn chớm xuất hiện sâu non Thuốc ít ảnh hưởng môi trường, thiên địch và người
sử dụng Phù hợp cho chương trình IPM và mô hình canh tác lúa - cá
Thời gian cách ly: 7 ngày
(http://www.agpps.com.vn/angiang/tintuc.php?idTin=197)
Chess 50WG
Hoạt chất: Pymetrozine
Trang 33Nhóm độc: III
Thuốc do công ty bảo vệ thực vật An Giang phân phối
Đặc tính: Có tác động lưu dẫn, thấm sâu Thuốc đặc trị rầy nâu hại lúa, lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh, rất hiệu quả diệt rầy đã kháng thuốc khác, hiệu quả kéo dài đến 2 tuần sau khi phun Ức chế hệ tiêu hóa, rầy ngừng gây hại ngay lập tức An toàn với môi trường và thiên địch, phù hợp với chương trình quản lý rầy nâu
Sử dụng: 300 g/ha, pha 1 gói 7,5 g/bình 8 lít (hoặc 1 gói 15 g/bình 16 lít)
Phun 4 bình 8 lít hoặc 2 bình 16 lít/1.000 m2, phun khi rầy cám chớm xuất hiện
(http://www.agpps.com.vn/angiang/tintuc.php?idTin=190)
Cyperan 10EC
Có hoạt chất là Cypermethrin
Nhóm độc: II
Thuốc do công ty bảo vệ thực vật An Giang phân phối
Đặc tính: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc Thuốc trừ sâu nhóm cúc tổng
hợp có phổ tác động rộng, diệt nhiều loại sâu hại trên các loại cây trồng
Sử dụng: 0,8 - 1 lít/ha đối với lúa và điều, pha 12 - 20 ml /bình 8 lít và
phun 4 bình/1.000 m2 Đối với cây vải, pha 10 ml /bình 8 - 10 lít Lượng nước phun 600 - 1.000 lít/ha Phun ướt đều tán lá Phun ướt đều cho thuốc tiếp xúc với sâu hại Phun tốt nhất khi sâu mới xuất hiện (tuổi sâu càng nhỏ càng tốt) nên phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát
Thời gian cách ly là 7 ngày
Trang 34Đặc tính: Có tác dụng vị độc, tiêu diệt sâu hại bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp chất tạo vỏ sâu
Công dụng: trừ hữu hiệu những loại sâu khó trị, đặc biệt các loại sâu có biểu hiện kháng thuốc như sâu tơ, sâu xanh da láng, ruồi trắng, nhện với liều
sử dụng thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Sử dụng: 0,5 – 1 lít/ha 10 ml/bình 8 lít phun đều 400 - 800 lít nước/ha
Có tính độc cao và kéo dài, ít bị mưa rửa trôi, ít bị ánh sáng phân hủy Phun khi tuổi sâu còn nhỏ, phun ướt đều tán cây Không độc với cá, chim, trùn đất
và thiên địch, nhưng rất độc với loài giáp xác như tôm, cua
Thời gian cách ly là 7 ngày
(http://www.agpps.com.vn/angiang/tintuc.php?idTin=191)
Trang 35CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1
Paederus fuscipes Curtis
2.1.2 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm, nhà lưới Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 05/2013 đến tháng 08/2014
- Nhóm thuốc trừ sâu: Abatimec 3.6EC, Chess 50WG, Cyperan 10EC,
Match 050SC, Minecto star 60WG, Proclaim 1.9EC, Selecron 500EC, Virtako
40WG, Voliam targo 063SC
- Nhóm thuốc trừ bệnh tác nhân do nấm: Antracol 70WP, Anvil 5SC,
Filia 525SE, Fuan 40EC, Nativo 750WG, Ridomil gold 68WG, Tilt super
300EC
- Nhóm thuốc trừ bệnh tác nhân do vi khuẩn: Avalon 8WP, Bonny
4SL, Kasumin 2L, Lobo 8WP, Starner 20WP, Totan 200WP, Xantocin 40WP
- Nhóm thuốc trừ cỏ: Clincher 10EC, Gramoxone 20SL, Lyphoxim 41SL, Sofit 300EC, TopShot 60OD, Whip‟ S 7.5EW
Trang 36- Và một số dụng cụ cần thiết khác trong thí nghiệm
2.1.4 Chuẩn bị thí nghiệm
a) Nguồn kiến ba khoang đuôi nhọn
Thành trùng của P fuscipes được thu trên các ruộng lúa và ruộng khoai
lang ở các tỉnh An Giang và Vĩnh Long, chỉ thu thập trên những ruộng không
sử dụng nông dược trước đó 10 ngày Sau đó, kiến ba khoang được chuyển về
Bộ nuôi trong các hộp nhựa trong (dung tích 2 lít) có
cỏ khô làm nơi cư trú và cung cấp thức ăn bằng ấu trùng và thành trùng rầy mềm hoặc rầy nâu Sau khi để ổn định 2 ngày, những thành trùng khỏe mạnh
và có kích thước đồng đều sẽ được chọn để làm thí nghiệm
b) Nguồn rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Thành trùng rầy nâu được thu thập từ trên ruộng lúa hoặc từ nguồn rầy
nâu vào đèn về nuôi trong mùng lưới để tạo nguồn thức ăn cho kiến ba khoang làm thí nghiệm Chọn những thành trùng rầ chuyển sang mùng lưới khác đã có đặt các khay lúa giống Jasmine 85 ở 20 ngày sau khi gieo để sinh sản nhằm tạo thế hệ sau đồng đều hơn về tuổi cũng như
về kích thước và khả năng sống sót Mực nước trong khay được giữ ở mức 2 -
4 cm để tạo ẩm độ cho rầy nâu phát triển tốt Mực nước trong khay được giữ
ổn định để ngăn ngừa các côn trùng và động vật ăn rầy như: kiến, nhện, thằn lằn, … (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011)
c) Nguồn rầy mềm (Aphididae)
Cây cà phổi con mua tại vườn ươm, sau đó đem trồng trong chậu đã được chuẩn bị đất Mỗi chậu trồng từ 2 đến 3 cây con, các chậu được đem vào mùng lưới Hằng ngày chăm sóc, tưới nước 1 lần và sau mỗi tuần thì bổ sung lượng phân đạm (1 muỗng cà phê phân đạm với 200 ml nước) Khi cà phổi cao khoảng 30 cm thì tiến hành thu rầy mềm ngoài thực tế để thả vào mùng lưới để nhân nguồn Nhân nuôi rầy mềm trên cải xanh cũng tương tự như trên
Trang 37Hình 2.1 Chuẩn bị cà phổi nuôi nhân rầy mềm
d) Nguồn cây lúa
Giống lúa được sử dụng là giống Jasmine 85 Hạt giống được ngâm trong nước sạch 24 - 36 giờ Sau đó đem ủ 36 - 48 giờ cho nứt nanh rồi đem gieo vào các khay nhựa chứa đất trong mùng lưới Khi cây a được 7 - 10 ngày tuổi thì đem 1/2 số cây lúa cấy vào chậu nhựa, đất chiếm khoảng 2/3 chậu Khoảng 10 ngày sau khi cấy thì tiến hành bón urea và DAP để cung cấp dinh dưỡng cho cây Cây còn nhỏ thì được tưới nước 2 - 3 ngày/lần còn khi cây lớn thì được tưới nước hằng ngày Khi cây lúa được 25 - 35 ngày tuổi thì
có thể sử dụng làm thức ăn cho rầy nâu Thường xuyên thay cây lúa và cho rầy nâu đẻ đồng loạt để cung cấp nguồn trứng rầy và rầy
tạo nguồn rầy dồi dào để làm thí nghiệm
Cách tiến hành: Phỏng vấ
Trang 38Yêu cầu đối với nông hộ điều tra: hộ đang canh tác lúa hoặc khoai lang
Chỉ tiêu ghi nhận:
- Kỹ thuật canh tác của nông dân
- Lượng giống gieo trồng (dây/1.000 m2, kg/ha)
- Biện pháp phòng trừ dịch hại của nông dân
- Sự hiểu biết của nông dân về kiến ba khoang đuôi nhọn P fuscipes
2.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược đối với thành trùng
kiến ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm
a) Thí nghiệm 1 Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 10 nghiệm thức, gồm 9 nghiệm thức xử lý thuốc trừ sâu và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 10
thành trùng P fuscipes trong một lọ thủy tinh (dung tích 250 ml) có nắp đậy
Các loại thuốc thử nghiệm gồm Abatimec 3.6EC, Chess 50WG, Cyperan 10EC, Match 050SC, Minecto star 60WG, Proclaim 1.9EC, Selecron 500EC,
Virtako 40WG, Voliam targo 063SC
Cách tiến hành: thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp đã được
mô tả bởi Hassan (1985) Các loại thuốc xử lý được pha loãng trong nước cất
ở nồng độ tương ứng (theo khuyến cáo sử dụng) trong beaker Dùng Pasteur pipette hút khoảng 1,0 ml dung dịch thuốc tráng đều lên bề mặt bên trong của
lọ thủy tinh, chắt bỏ phần dung dịch thừa ra khỏi lọ Đối với nghiệm thức đối chứng lọ được tráng bằng nước cất Lọ được để khô trong khoảng 30 - 45 phút
ở điều kiện phòng thí nghiệm rồi tiến hành thả thành trùng của P fuscipes vào
trong lọ Miệng lọ được đậy lại bằng vải voan, cung cấp rầy mềm hoặc rầy nâu để làm thức ăn cho kiến ba khoang mỗi ngày (rầy bị làm bất động trước khi thả vào lọ bằng cách đặt vào tủ lạnh trong khoảng 5 phút) Ghi nhận số kiến ba khoang còn sống ở mỗ ở các thời điểm 1, 3, 6, 9, 12, 24, 48 và 72 giờ
Trang 39Hình 2.2 Lọ thủy tinh đựng thành trùng P fucipes trong thí nghiệm
b) Thí nghiệm 2 Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 8 nghiệm thức, gồm 7 nghiệm thức xử lý thuốc trừ nấm và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 10
thành trùng P fuscipes được trong một lọ thủy tinh (dung tích 250 ml) có nắp
đậy Các loại thuốc thử nghiệm gồm Antracol 70WP, Anvil 5SC, Filia 525SE, Fuan 40 EC, Nativo 750WG, Ridomil gold 68WG, Tilt super 300EC
Cách tiến hành: thực hiện tương tự như mô tả ở Thí nghiệm 1
c) Thí nghiệm 3 Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ vi khuẩn
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 8 nghiệm thức, gồm 7 nghiệm thức xử lý thuốc trừ vi khuẩn và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là
10 thành trùng P fuscipes được trong một chai thủy tinh (dung tích 250 ml) có
nắp đậy Các loại thuốc thử nghiệm gồm Avalon 8WP, Bonny 4SL, Kasumin 2L, Lobo 8WP, Starner 20WP, Totan 200WP, Xantocin 40WP
Cách tiến hành: thực hiện tương tự như mô tả ở Thí nghiệm 1
d) Thí nghiệm 4 Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ cỏ
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 7 nghiệm thức, gồm 6 nghiệm thức xử lý thuốc trừ cỏ và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 10 thành
trùng P fuscipes được trong một lọ thủy tinh (dung tích 250 ml) có nắp đậy
Trang 40Các loại thuốc thử nghiệm Clincher 10EC, Gramoxone 20SL, Lyphoxim 41SL, Sofit 300EC, TopShot 60OD, Whip‟ S 7.5EW
Cách tiến hành: thực hiện tương tự như mô tả ở Thí nghiệm 1
2.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc đối với thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện nhà lưới
: Xác định ảnh hưởng của 9 loại thuốc (Selecron 500EC, Abamectin 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Virtako 40WG, Chess 50WG, Minecto star 60WG, Cyperan 10EC, Match 50EC, Voliam targo 063SC) lên thành trùng kiến ba khoang trong điều kiện nhà lưới
a) Thí nghiệm 5 Khảo sát sự ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với thành trùng
P fucipes ở thời điểm ngay sau khi phun
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 10 nghiệm thức, gồm 9 nghiệm thức xử lý thuốc trừ sâu và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 20
thành trùng P fuscipes được thả trên một chậu lúa ở thời điểm 25 ngày sau
khi gieo Các loại thuốc thử nghiệm gồm Abatimec 3.6EC, Chess 50WG,
Cyperan 10EC, Match 050SC, Minecto star 60WG, Proclaim 1.9EC, Selecron
500EC, Virtako 40WG, Voliam targo 063SC
Cách tiến hành: cây lúa được trồng trong khay nhựa trong nhà lưới ở thời điểm 7 – 10 ngày sau khi gieo được cấy truyền vào chậu nhựa (đường kính 13 cm, đất chiếm khoảng 2/3 chậu) Khoảng 10 ngày sau khi cấy thì tiến hành bón urea và DAP để cung cấp dinh dưỡng cho cây Khi cây lúa được 25 ngày tuổi thì chậu lúa được chuyển vào phòng thí nghiệm Các loại thuốc xử
lý được pha loãng trong nước cất ở nồng độ tương ứng, dùng máy phun phun
dung dịch thuốc pha loãng lên chậu lúa trong 5 giây (Hình 2.3 A) Trong đó,
nghiệm thức đối chứng phun nước được thực hiện trước, sau đó phun thuốc lần lượt cho các nghiệm thức thuốc khác Vòi phun thuốc của máy được rửa sạch sau mỗi lần phun xong 1 loại thuốc Chậu lúa sau khi được phun thuốc sẽ chuyển ra bàn của phòng thí nghiệm và để khô trong 45 – 60 phút Sau đó,