Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại nông dƣợc đối với thành trùng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nông dƣợc đối với kiến ba khoang đuôi nhọn paederus fuscipes curtis (coleoptera staphylinidae) (Trang 38)

kiến ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm.

a)Thí nghiệm 1. Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ sâu.

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 10 nghiệm thức, gồm 9 nghiệm thức xử lý thuốc trừ sâu và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 10 thành trùng P. fuscipes trong một lọ thủy tinh (dung tích 250 ml) có nắp đậy. Các loại thuốc thử nghiệm gồm Abatimec 3.6EC, Chess 50WG, Cyperan 10EC, Match 050SC, Minecto star 60WG, Proclaim 1.9EC, Selecron 500EC, Virtako 40WG, Voliam targo 063SC.

Cách tiến hành: thí nghiệm đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp đã đƣợc mô tả bởi Hassan (1985). Các loại thuốc xử lý đƣợc pha loãng trong nƣớc cất ở nồng độ tƣơng ứng (theo khuyến cáo sử dụng) trong beaker. Dùng Pasteur pipette hút khoảng 1,0 ml dung dịch thuốc tráng đều lên bề mặt bên trong của lọ thủy tinh, chắt bỏ phần dung dịch thừa ra khỏi lọ. Đối với nghiệm thức đối chứng lọ đƣợc tráng bằng nƣớc cất. Lọ đƣợc để khô trong khoảng 30 - 45 phút ở điều kiện phòng thí nghiệm rồi tiến hành thả thành trùng của P. fuscipes vào trong lọ. Miệng lọ đƣợc đậy lại bằng vải voan, cung cấp rầy mềm hoặc rầy nâu để làm thức ăn cho kiến ba khoang mỗi ngày (rầy bị làm bất động trƣớc khi thả vào lọ bằng cách đặt vào tủ lạnh trong khoảng 5 phút). Ghi nhận số kiến ba khoang còn sống ở mỗ ở các thời điểm 1, 3, 6, 9, 12, 24, 48 và 72 giờ

26

Hình 2.2 Lọ thủy tinh đựng thành trùng P. fucipes trong thí nghiệm

b)Thí nghiệm 2. Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ nấm.

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 8 nghiệm thức, gồm 7 nghiệm thức xử lý thuốc trừ nấm và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 10 thành trùng P. fuscipes đƣợc trong một lọ thủy tinh (dung tích 250 ml) có nắp đậy. Các loại thuốc thử nghiệm gồm Antracol 70WP, Anvil 5SC, Filia 525SE, Fuan 40 EC, Nativo 750WG, Ridomil gold 68WG, Tilt super 300EC.

Cách tiến hành: thực hiện tƣơng tự nhƣ mô tả ở Thí nghiệm 1.

c)Thí nghiệm 3. Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ vi khuẩn. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 8 nghiệm thức, gồm 7 nghiệm thức xử lý thuốc trừ vi khuẩn và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 10 thành trùng P. fuscipes đƣợc trong một chai thủy tinh (dung tích 250 ml) có nắp đậy. Các loại thuốc thử nghiệm gồm Avalon 8WP, Bonny 4SL, Kasumin 2L, Lobo 8WP, Starner 20WP, Totan 200WP, Xantocin 40WP.

Cách tiến hành: thực hiện tƣơng tự nhƣ mô tả ở Thí nghiệm 1.

d)Thí nghiệm 4. Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ cỏ.

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 7 nghiệm thức, gồm 6 nghiệm thức xử lý thuốc trừ cỏ và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 10 thành trùng P. fuscipes đƣợc trong một lọ thủy tinh (dung tích 250 ml) có nắp đậy.

27

Các loại thuốc thử nghiệm Clincher 10EC, Gramoxone 20SL, Lyphoxim 41SL, Sofit 300EC, TopShot 60OD, Whip‟ S 7.5EW.

Cách tiến hành: thực hiện tƣơng tự nhƣ mô tả ở Thí nghiệm 1.

2.2.3Khảo sát ảnh hƣởng của một số loại thuốc đối với thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện nhà lƣới

: Xác định ảnh hƣởng của 9 loại thuốc (Selecron 500EC, Abamectin 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Virtako 40WG, Chess 50WG, Minecto star 60WG, Cyperan 10EC, Match 50EC, Voliam targo 063SC) lên thành trùng kiến ba khoang trong điều kiện nhà lƣới.

a) Thí nghiệm 5. Khảo sát sự ảnh hƣởng của thuốc trừ sâu đối với thành trùng

P. fucipes ở thời điểm ngay sau khi phun.

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 10 nghiệm thức, gồm 9 nghiệm thức xử lý thuốc trừ sâu và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 20 thành trùng P. fuscipes đƣợc thả trên một chậu lúa ở thời điểm 25 ngày sau khi gieo. Các loại thuốc thử nghiệm gồm Abatimec 3.6EC, Chess 50WG, Cyperan 10EC, Match 050SC, Minecto star 60WG, Proclaim 1.9EC, Selecron 500EC, Virtako 40WG, Voliam targo 063SC.

Cách tiến hành: cây lúa đƣợc trồng trong khay nhựa trong nhà lƣới ở thời điểm 7 – 10 ngày sau khi gieo đƣợc cấy truyền vào chậu nhựa (đƣờng kính 13 cm, đất chiếm khoảng 2/3 chậu). Khoảng 10 ngày sau khi cấy thì tiến hành bón urea và DAP để cung cấp dinh dƣỡng cho cây. Khi cây lúa đƣợc 25 ngày tuổi thì chậu lúa đƣợc chuyển vào phòng thí nghiệm. Các loại thuốc xử lý đƣợc pha loãng trong nƣớc cất ở nồng độ tƣơng ứng, dùng máy phun phun dung dịch thuốc pha loãng lên chậu lúa trong 5 giây (Hình 2.3 A). Trong đó, nghiệm thức đối chứng phun nƣớc đƣợc thực hiện trƣớc, sau đó phun thuốc lần lƣợt cho các nghiệm thức thuốc khác. Vòi phun thuốc của máy đƣợc rửa sạch sau mỗi lần phun xong 1 loại thuốc. Chậu lúa sau khi đƣợc phun thuốc sẽ chuyển ra bàn của phòng thí nghiệm và để khô trong 45 – 60 phút. Sau đó,

28

chậu lúa đƣợc đặt vào lồng plastic (Hình 2.3B) và đƣợc thả vào chậu 20 thành trùng kiến ba khoang có kích thƣớc đồng đều và chuyển ra đặt vào bên trong mùng lƣới trong nhà lƣới. Ấu trùng hoặc thành trùng rầy nâu đƣợc thả vào chậu để làm thức ăn cho kiến ba khoang mỗi ngày.

A B

Hình 2.3. Chuẩn bị thí nghiệm trong nhà lƣới.

A) máy phun thuốc thử nghiệm; B) chậu lúa đƣợc đặt trong lồng plastic. Ghi nhận số kiến ba khoang còn sống và chết tại các thời điểm 24, 48 và 72 giờ SKXL.

b) Thí nghiệm 6. Khảo sát sự ảnh hƣởng của thuốc trừ sâu lƣu tồn trên lúa đối với thành trùng của kiến ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện nhà lƣới

Mục tiêu: Xác định sự ảnh hƣởng của thuốc trừ sâu lƣu tồn trên cây lúa theo thời gian đối với thành trùng của kiến ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện nhà lƣới.

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 10 nghiệm thức, gồm 9 nghiệm thức xử lý thuốc trừ sâu và một nghiệm thức đối chứng và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là 20 thành trùng P. fuscipes đƣợc thả trên một chậu lúa ở thời điểm 25 ngày sau khi gieo. Các loại thuốc thử nghiệm gồm Abatimec 3.6EC, Chess 50WG, Cyperan 10EC, Match 050SC, Minecto star 60WG, Proclaim 1.9EC, Selecron 500EC, Virtako 40WG, Voliam targo 063SC.

29

Cách tiến hành: đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ ở Thí nghiệm 5. Tuy nhiên, chậu lúa sau khi phun thuốc đƣợc chuyển ra đặt trong mùng lƣới trong nhà lƣới. Ở mỗi thời điểm khảo sát, chậu lúa của từng nghiệm thức tƣơng ứng sẽ đƣợc thả vào 20 thành trùng kiến ba khoang có kích thƣớc đồng đều. Các thời điểm khảo sát của thí nghiệm (thả kiến ba khoang) gồm 1, 3, 10, 15 và 35 ngày sau khi phun thuốc. Ấu trùng hoặc thành trùng rầy nâu đƣợc thả vào chậu để làm thức ăn cho kiến ba khoang mỗi ngày.

Ghi nhận số kiến ba khoang còn sống và chết tại các thời điểm 3, 4, 5, 10, 11,12, 15, 16, 17 và 35, 36, 37 ngày SKXL.

- Tính độc của thuốc: Tính độc của thuốc đƣợc khảo sát dựa trên tỷ lệ chết sau khi kiến ba khoang tiếp xúc với thuốc.

- Áp dụng công thức Abbott (1925) để xác định tính độc của thuốc.

2.2.4 Xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft EXCEL, phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. Tỷ lệ kiến ba khoang đuôi nhọn (KBKĐN ) chết đƣợc điều chỉnh theo công thức Abbott (1925).

KBKĐN (%) = x 100

Trong đó: C là số kiến ba khoang sống ở nghiệm thức đối chứng. T là số kiến ba khoang sống ở nghiệm thức có xử lí thuốc.

Độ độc của thuốc theo thang đánh giá của Hassan et al., 1992 trong điều kiện nhà lƣới.

- Mức 1: không độc (tỷ lệ KBKĐN chết < 25%) - Mức 2: độc nhẹ (tỷ lệ KBKĐN chết từ 25 - 50%)

- Mức 3: độc trung bình (tỷ lệ KBKĐN chết từ 51 - 75%) - Mức 4: rất độc (tỷ lệ KBKĐN chết >75%)

30

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 ĐIỀU TRA NÔNG DÂN TRỒNG LÚA

Sự điều tra đƣợc tiến hành trên 20 hộ nông dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang (10 nông hộ) và thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (10 nông hộ).

3.1.1Một số đặc điểm của nông hộ trồng lúa tại huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang và thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long Giang và thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long

Kết quả điều tra ghi nhận đƣợc trình bày trong Bảng 3.1 cho thấy độ tuổi của chủ hộ trồng lúa ở hai địa bàn điều tra bình quân từ 50,8 đến 54,5 tuổi. Mặc dù độ tuổi trung bình của chủ nông hộ ở Vị Thủy (50,8 tuổi) là hơi thấp hơn so với ở Bình Minh (54,5 tuổi), nhƣng kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ ở Vị Thủy (21,0 năm) là lâu hơn so với ở Bình Minh (10,0 năm). Thêm vào đó, diện tích canh tác lúa của nông hộ ở Vị Thủy (trung bình 2,5 ha) cũng lớn hơn so với ở Bình Minh (0,5 ha). Về trình độ học vấn, đa phần chủ hộ có trình độ cấp I (65%), trình độ cấp II chiếm 25%, trình độ cấp III chiếm 10%. Trình độ của chủ nông hộ ở cấp I chiếm khá cao (65%) cho thấy canh tác lúa chƣa thu hút đƣợc lực lƣợng lao động có học vấn và trình độ chuyên môn.

Bảng 3.1 Một số đặc điểm của nông hộ điều tra Đặc điểm Vị Thủy

Hậu Giang

Bình Minh Vĩnh Long

Tuổi chủ hộ (tuổi) 50,8 ± 4,6 54,5 ± 2,1

Kinh nghiệm trồng lúa (năm) 21,0 ± 11,7 10,0 ± 11,1

Diện tích canh tác (ha) 2,5 ± 0,2 0,5 ± 0,2

31

3.1.2Đặc điểm về kỹ thuật canh tác lúa

Bảng 3.1 Các giống lúa, kiểu gieo sạ và mật độ gieo sạ ở các địa bàn điều tra

Địa bàn Giống lúa phổ biến Phần trăm (%) nông hộ trồng Kiểu gieo sạ Mật độ sạ (Kg/ha) Vị Thủy IR50404 70 Sạ lan 120 – 200 OM5451 17,5 Sạ hàng Bình Minh IR50404 66,88 Sạ lan 150 – 200 OM4900 24,4

Ghi chú: Tổng số hộ điều tra là 20 hộ, trong đó: Vị Thủy 10 hộ, Bình Minh 10 hộ.

Kết quả trình bày ở Bảng 3.2cho thấy các giống lúa đƣợc trồng phổ biến ở Vị Thủy và Bình Minh trong năm 2013 - 2014 là IR50404, OM5451 và OM4900, trong đó giống IR50404 đƣợc nông dân trồng phổ biến nhất chiếm tỷ lệ 70% số hộ và 66,88% diện tích đƣợc điều tra. Kết quả ghi nhận của Nguyễn Văn Luật (2002) cũng cho rằng IR50404 là giống đƣợc trồng nhiều nhất trong 15 giống lúa đƣợc gieo cấy nhiều. Mặc dù giống IR50404 có chất lƣợng hạt gạo thấp, nhiễm gầy nặng nhƣng do năng suất cao trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu nên vẫn đƣợc gieo trồng trên diện tích đất rộng. Các giống còn lại là OM5451 (17,5% nông hộ trồng trên 24,4% diện tích) và OM4900 (7,5% nông hộ trồng trên 6,1 % diện tích). Theo thông tin điều tra thì giống OM4900 và OM5451 là hai giống lúa đƣợc canh tác theo mô hình cánh đồng mẫu lớn thuộc xã Vị Thắng huyện Vị Thủy và xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh. Nguyên nhân do hai giống lúa có phẩm chất gạo tốt, chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn, vàng lùn và lùn xoắn lá tốt.

Kết quả ở Bảng 3.2 cũng cho thấy hầu hết các hộ ở địa bàn điều tra sử dụng phƣơng pháp sạ lan để gieo sạ. Trung bình lƣợng giống gieo sạ là 140,15 kg/ha thấp nhất là 120 kg/ha và cao nhất là 200 kg/ha. Kết quả này phù hợp với khuyến cáo của Nguyễn Danh Vàn (2008) nên gieo sạ từ 100 - 150 kg giống/ha. Theo Zhong et al. (2003), ruộng lúa khỏe đƣợc hình thành từ cơ sở của sự phân phối chặt chẽ giữa đặc điểm sinh lý của cây lúa, cấu trúc tán lá

32

lúa cũng nhƣ điều kiện tiểu khí hậu bên dƣới tán lá lúa với sự phát triển của bệnh hại do tác động của bón phân đạm và mật độ gieo sạ.

3.1.3 Phân bón

Kết quả điều tra ghi nhận 100% hộ trồng lúa điều tra chỉ sử dụng phân hóa học để cung cấp dinh dƣỡng cho cây lúa, các loại phân đƣợc sử dụng gồm Urea, DAP, NPK (16 - 16 - 8), NPK (20 - 20 - 15), NPK (15 - 6 - 3) và kali.

Bảng 3.3 trình bày kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón trên ruộng lúa ở Vị Thủy (Hậu Giang) và Bình Minh (Vĩnh Long).

Bảng 3.3Lƣợng phân bón N, P2O5, K2O cho đất canh tác lúa (kg/ha) Địa bàn điều tra Lƣợng phân sử dụng (kg/ha)

N P2O5 K2O Vị Thủy 129,3 ± 14,8 74,8 ± 18,9 75 ± 50,0

Bình Minh 103,4 ± 43,8 58,6 ± 08,1 62,5 ± 35,4

Ghi chú: Tổng số hộ điều tra là 20 hộ, trong đó: Vị Thủy 10 hộ, Bình Minh 10 hộ.

- Nhìn chung lƣợng phân đạm bón ở các ruộng đều cao, lƣợng đạm sử dụng trung bình của các ruộng điều tra là 144,2 kg/ha, có sự biến động khá lớn về lƣợng đạm sử dụng trên các ruộng khảo sát, từ 101,8 - 216 kg/ha. So sánh với công thức phân đã đƣợc khuyến cáo cho canh tác các giống lúa cao sản ngắn ngày là 100 N - 60 P2O5 - 30 K2O (Nguyễn Thành Hối, 2011), thì 100% số hộ đều bón phân với liều lƣợng cao hơn khuyến cáo từ 1,26 - 2,16 lần. Theo Chau et al. (2003), ruộng lúa bón nhiều phân đạm thì thiệt hại do sâu bệnh gây ra càng nặng hơn cụ thể là rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, cháy bìa lá sẽ gia tăng.

- Về nguyên tố lân (P2O5), kết quả điều tra ghi nhận các hộ điều tra bón 84,13 kg/ha. Ngƣời dân sử dụng chủ yếu DAP và NPK. Có sự biến động lớn về lƣợng P2O5 sử dụng giữa các ruộng khảo sát (62-162 kg/ha). Theo công thức phân đƣợc khuyến cáo (Nguyễn Thành Hối, 2011), thì lƣợng P2O5 đã đƣợc sử dụng cao hơn khuyến cáo từ 1,03-1,62 lần.

- Về phân kali, trung bình liều lƣợng sử dụng của các ruộng là 39 kg/ha. Trong đó, ruộng bón kali nhiều nhất với 57,8 kg/ha, theo nông dân đây là

33

ruộng sử dụng giống lúa OM4900, giống lúa có thời gian sinh trƣởng dài nên cần nhiều kali cho quá trình tạo hạt đƣợc tốt hơn. Ruộng bón ít kali nhất chỉ sử dụng 12 kg/ha. Theo Nguyễn Thành Hối (2011), 30 K2O/ha là phù hợp. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài thì kali đƣợc sử dụng chủ yếu vào giai đoạn lúa làm đòng đây là giai đoạn thích hợp để cho cây lúa phân hóa đòng tạo chất lƣợng cho hạt sau này, đây là nguyên tố của chất lƣợng, nếu cung cấp thừa thì sẽ gây ra sự tiêu thụ lãng phí và ảnh hƣởng đến sự hấp thu các nguyên tố khác nhƣ Magiê, Canxi. Nhìn chung, ngoại trừ phân kali về phân bón hoá học nông dân sử dụng với liều lƣợng thƣờng cao hơn so với khuyến cáo, trong đó đáng chú ý nhất là việc bón thừa phân đạm, đây là nguyên nhân làm bộc phát nhiều loại dịch hại trên ruộng lúa và làm giảm lợi nhuận của ngƣời nông dân.

3.1.3Sự hiểu biết của nông dân về dịch hại

a) Côn trùng gây hại

Kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy có 5 loài côn trùng và nhện đƣợc nông dân nhận biết là rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bù lạch và nhện gié. Đối với rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ là hai đối tƣợng dễ nhận biết nhất với 100% tỷ lệ nông dân nhận biết đƣợc. Đa số nông dân biết đƣợc triệu chứng gây hại của nhện gié và bù lạch nhƣng chƣa thấy nhện hay bù lạch. Riêng rầy nâu, nông dân thƣờng nhận biết đƣợc triệu chứng gây hại, thành trùng và ấu trùng trên đồng ruộng. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Nguyễn Thị Me (2002) ở nƣớc ta rầy nâu đƣợc xem là dịch hại quan trọng từ năm 1931 và Lê Lƣơng Tề (2005) cho rằng sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện và gây hại khắp các vùng trồng lúa cả nƣớc.

34

Bảng 3.5Sự hiểu biết về côn trùng gây hại trên lúa của nông dân Côn trùng gây hại Tỷ lệ (%) hộ hiểu biết về côn trùng gây hại

Vị Thủy Bình Minh

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nông dƣợc đối với kiến ba khoang đuôi nhọn paederus fuscipes curtis (coleoptera staphylinidae) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)