Đặc điểm chung về kỹ thuật canh tác khoai lang

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nông dƣợc đối với kiến ba khoang đuôi nhọn paederus fuscipes curtis (coleoptera staphylinidae) (Trang 50)

Bảng 3.7Thông tin về giống khoai lang trồng tại các địa bàn điều tra

Địa bàn điều tra

Tỷ lệ giống khoai lang (%) Mật độ trồng (dây/1000m2) Mô hình canh tác khoai lang (%) Tím Nhật Trắng Giấy Độc canh Luân canh Lúa - khoai Nguyễn Văn Thảnh 90 20 16100 20 80 Mỹ Thuận 100 0 15750 60 40 Thành Trung 100 0 15500 40 60

Ghi chú: Tổng số hộ điều tra 30 hộ, trong đó Nguyễn Văn Thảnh 10 hộ, Mỹ Thuận 10 hộ, Thành Trung 10 hộ.

Giống khoai lang

Về giống khoai lang, kết quả điều tra (Bảng 3.6) ghi nhận có 2 loại giống đƣợc nông dân sử dụng, bao gồm khoai Trắng giấy và khoai tím Nhật. Giống phổ biến nhất đƣợc nông dân sử dụng là khoai tím Nhật, trong đó tại 2 xã Mỹ Thuận và Thành Trung 100% nông dân sử dụng, cao hơn xã Nguyễn Văn Thảnh (chiếm 90%), riêng khoai Trắng giấy có 2 hộ trồng chiếm tỷ lệ 20%. Trên thị trƣờng, khoai tím Nhật có giá bán cao hơn và thƣờng đạt lợi nhuận cao hơn các giống khoai khác. Vì vậy, loại khoai này đƣợc nhiều nông hộ chọn trồng.

Mô hình canh tác

Đối với mô hình canh tác khoai lang đa số nông dân luân canh cây trồng (lúa - khoai trung bình 60%), nông dân xã Nguyễn Văn Thảnh chiếm tỷ lệ cao nhất 80%. Riêng sản xuất chuyên canh khoai lang chiếm tỷ lệ trung bình 40%, cao nhất ở xã Mỹ Thuận 60%.

Mô hình chuyên canh khoai lang trồng 2 vụ khoai trên năm. Vụ khoai sớm bắt đầu từ tháng 11 dƣơng lịch (dl) và thu hoạch khoảng tháng 3 – 4 dl, từ 15 – 30 ngày sau nông dân sẽ trồng vụ khoai kế tiếp và thu hoạch trƣớc tháng 9 dl. Đối với mô hình luân canh lúa – khoai: vụ khoai sớm bắt đầu từ tháng 11 dl đến tháng 4 – 5 dl thu hoạch và kết hợp với vụ lúa Hè Thu từ tháng 4 – 5 dl và thu hoạch trƣớc tháng 9 dƣơng lịch.

Qua đó nhận thấy các nông hộ canh tác khoai lang ở huyện Bình Tân dần chuyển sang chỉ trồng khoai lang quanh năm sang luân canh lúa – khoai. Vì trồng luân canh lúa – khoai lang có thể chủ động đƣợc lịch thời vụ so với trồng 2 vụ khoai/năm. Hơn nữa, nông dân còn hạn chế đƣợc sâu bệnh hại còn lại trên đồng ruộng. Việc chuyên canh khoai lang phải chịu áp lực lớn sâu

38

bệnh hại và đất không có thời gian nghỉ giữa 2 vụ. Theo Dƣơng Minh (1999) sau vụ khoai, nên luân canh trồng các loại cây lƣơng thực, hoa màu khác.  Mật độ trồng (dây/1000m2)

Hiện nay khoai lang chủ yếu trồng bằng hom giống về mật độ trồng (dây/1000m2) hầu hết các hộ điều tra ghi nhận có sự biến động về mật độ trồng giữa các ruộng khảo sát, ruộng cao nhất 16667 dây/1000m2 và thấp nhất là 12500 dây/1000m2.Nhìn chung xã Nguyễn Văn Thảnh có mật độ trồng trung bình cao nhất 16100 dây/1000m2, trong khi xã Thành Trung có mật độ trồng thấp nhất trung bình là 15500 dây/1000m2.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nông dƣợc đối với kiến ba khoang đuôi nhọn paederus fuscipes curtis (coleoptera staphylinidae) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)