Sự hiểu biết của nông dân về dịch hại

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nông dƣợc đối với kiến ba khoang đuôi nhọn paederus fuscipes curtis (coleoptera staphylinidae) (Trang 46)

a) Côn trùng gây hại

Kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy có 5 loài côn trùng và nhện đƣợc nông dân nhận biết là rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bù lạch và nhện gié. Đối với rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ là hai đối tƣợng dễ nhận biết nhất với 100% tỷ lệ nông dân nhận biết đƣợc. Đa số nông dân biết đƣợc triệu chứng gây hại của nhện gié và bù lạch nhƣng chƣa thấy nhện hay bù lạch. Riêng rầy nâu, nông dân thƣờng nhận biết đƣợc triệu chứng gây hại, thành trùng và ấu trùng trên đồng ruộng. Kết quả này phù hợp với ghi nhận của Nguyễn Thị Me (2002) ở nƣớc ta rầy nâu đƣợc xem là dịch hại quan trọng từ năm 1931 và Lê Lƣơng Tề (2005) cho rằng sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện và gây hại khắp các vùng trồng lúa cả nƣớc.

34

Bảng 3.5Sự hiểu biết về côn trùng gây hại trên lúa của nông dân Côn trùng gây hại Tỷ lệ (%) hộ hiểu biết về côn trùng gây hại

Vị Thủy Bình Minh Rầy nâu 100,00 100,00 Sâu cuốn lá nhỏ 100,00 100,00 Bù lạch 33,33 50,00 Sâu đục thân 35,15 36,18 Nhện gié 33,33 20,00

Ghi chú: Tổng số hộ điều tra là 20 hộ, trong đó: Vị Thủy 10 hộ, Bình Minh 10 hộ.

Để phòng trừ các nhóm côn trùng gây hại này nông dân chủ yếu sử dụng thuốc hóa học. Có rất nhiều loại thuốc nông dân sử dụng để phòng trừ nhƣ Virtako 40WG, Regent 800WG, Fastac 5EC, Actara 25WG, Proclaim 1.9EC, Indosuper 150SC, Selecron 500EC và Padan 95SP. Đa số nông dân cho rằng thuốc sẽ có hiệu quả cao khi phun định kì và luân phiên sử dụng trong các mùa vụ, theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông và có khi nông dân tăng liều lƣợng sử dụng so với khuyến cáo.

b) Bệnh hại

Về bệnh hại theo kết quả điều tra thì có 6 loại bệnh đƣợc nông dân ghi nhận gồm bệnh đạo ôn, đốm vằn, vàng lá chín sớm, cháy bìa lá, lùn xoắn lá và vàng lùn. Trong đó bệnh đạo ôn là bệnh dễ nhận biết nhất với 60% nông dân phân biệt đƣợc triệu chứng bệnh với các bệnh khác và các bệnh còn lại nông dân chỉ có thể phân biệt đƣợc triệu chứng bệnh khi bệnh gây hại nghiêm trọng. Hầu hết các nông dân đều cho rằng bệnh đạo ôn là loại bệnh gây hại phổ biến và quan trọng nhất. Kết quả này phù hợp theo nhận định của Phạm Văn Kim (2002) ở ĐBSCL bệnh đạo ôn có mặt khắp nơi và gây hại ở tất cả các vụ. Ghi nhận đƣợc có 33,3% nông dân điều tra nhận biết đƣợc bệnh lem lép hạt.

Hầu hết các hộ điều tra phun thuốc ngừa và trị các loại bệnh trên, các loại thuốc đƣợc sử dụng phổ biến là ForvilNew 250SC, Amistar top 325SC, Anvil 5SC, Fillia 525SE, Tilt super 300EC.

35

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số nông dƣợc đối với kiến ba khoang đuôi nhọn paederus fuscipes curtis (coleoptera staphylinidae) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)