Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ Xuân Hương – những người bình dân hóa thơ Nôm Đường luật CHƯƠNG 3: SẮC THÁI VIỆT NAM QUA MỘT SỐ BÀI THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT 3.1.. Tiêu biểu như Quốc âm t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN
Trang 21.1 Sự ra đời của chữ Nôm
1.2 Thơ Nôm Đường luật trong nền văn chương trung đại Việt Nam
1.2.1 Đôi nét về thơ Đường luật
1.2.1.1 Khái niệm về thơ Đường luật
1.2.1.2 Những quy định trong thơ Đường luật
1.2.2 Cở sở hình thành và phát triển thơ Nôm Đường luật
CHƯƠNG 2: NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI THỂ LOẠI THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
2.1 Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ Xuân Hương, những cây bút tiêu biểu cho thể loại thơ Nôm Đường luật từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX
2.1.1 Nguyễn Trãi, nhà thơ mở đầu văn học cổ điển Việt Nam
2.1.2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, người kế thừa và phát triển thơ quốc âm
2.1.3 “Bà chúa thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương
Trang 32.2 Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ Xuân Hương với thể loại thơ Nôm Đường luật
2.2.1 Thơ Nôm thể hiện nỗi ưu đời, thế sự
2.2.1.1 Cảm hứng sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ Xuân Hương
2.2.1.2 Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ
Xuân Hương thể hiện cảm xúc đa dạng
2.2.2 Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ Xuân Hương – những người bình dân hóa thơ Nôm Đường luật
CHƯƠNG 3: SẮC THÁI VIỆT NAM QUA MỘT SỐ BÀI THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
3.1 Thơ Nôm Đường luật, nơi hội tựu những nét đặc trưng của đất nước Việt Nam
3.1.1 Sản vật của làng quê Việt Nam
3.1.2 Đời sống của người Việt
3.1.3 Biểu tượng làng quê và văn hóa truyền thống Việt Nam
3.1.3.1 Biểu tượng của làng quê Việt Nam
3.1.3.2 Văn hóa truyền thống Việt Nam
3.1.3.2.1 Trò chơi dân gian - nét văn hóa dân tộc giàu bản sắc
3.1.3.2.2 Phong tục giao tiếp của người Việt xưa
3.1.4 Địa danh Việt Nam
3.2 Tính cách người Việt Nam trong thơ Nôm Đường luật
3.2.1 Cười, một nét đặc trưng điển hình của tính cách Việt Nam
3.2.2 Triết lí sống tuân theo tự nhiên và thiên về nhìn đời ở mặt tích cực
3.3 Về phương diện hình thức của thơ Nôm Đường luật
3.3.1 Thơ Hàn luật chen lục ngôn
3.3.2 Cách ngắt nhịp không theo quy tắc thơ Đường
Trang 43.4 Ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật
3.4.1 Ngôn ngữ thuần Nôm
3.4.2 Khẩu ngữ Việt Nam trong thơ Nôm Đường luật
3.4.3 Ngôn ngữ văn học dân gian trong thơ Nôm Đường luật 3.4.3.1 Ca dao Việt Nam
3.4.3.2 Tục ngữ, thành ngữ Việt Nam
3.4.3.3 Câu đố dân gian
3.4.4 Từ láy, một đặc sắc riêng của ngôn ngữ Việt
3.5 Điển trong thơ Nôm Đường luật
3.5.1 Điển âm thuần Việt
3.5.2 Điển, một bộ phận Hán Việt và một bộ phận tiếng Việt
KẾT LUẬN
Trang 5tuổi như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… làm thơ Hàn luật rất hay, thơ của họ có màu sắc riêng so với thơ
Đường, đó là sắc thái Việt Nam Một nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng: “Thơ Hồ Xuân Hương vừa rất Đường vừa rất Việt, mà Việt dân gian chứ không phải Việt bác học” [30; tr.105]
Các thi nhân Việt đã làm cho những thứ vay mượn từ văn học nước ngoài ngày càng thích hợp với đất nước, con người Việt bằng những phương thức, phương tiện, chất liệu tiếp thu và đồng hóa từ các thể loại dân gian Ví như
Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác giả dựa vào nội dung Đoạn trường tân thanh của
Thanh Tâm Tài Nhân (người Trung Quốc), dùng thể thơ lục bát, một thể thơ của
dân tộc, với cái tài của Nguyễn Du đã tạo dựng một kiệt tác văn chương Truyện Kiều, một tài sản tinh thần của người Việt, mang hồn Việt, giọng điệu Việt và Phạm Quỳnh từng nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn Tiếng ta còn, nước ta còn”
Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy rất nhiều bài thơ Nôm Đường luật được tuyển chọn giảng dạy trong sách giáo khoa ngữ văn ở nhiều cấp học từ phổ thông cơ
sở đến đại học Với tầm ảnh hưởng sâu rộng của thơ Nôm Đường luật và xuất phát
từ sự yêu thích những trang thơ của cổ nhân, lòng tự hào dân tộc đã tạo động lực
thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Sắc thái Việt Nam qua một số bài thơ Nôm Đường luật Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết rất mong
có thể góp chút hiểu biết, suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề thuộc về thơ Nôm Đường luật
Trang 62 Lịch sử vấn đề
Đề tài Sắc thái Việt Nam qua một số bài thơ Nôm Đường luật không phải
là đề tài mới lạ chưa ai bàn đến Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến
đề tài này ở nhiều khía cạnh khác nhau, rất công phu và sâu sắc Cũng có không ít những công trình chỉ giới thiệu một cách sơ lượt khái quát, chứ không đi sâu vào phân tích, trình bày cụ thể
Trong Thơ Việt Nam – Thơ Nôm Đường luật từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX,
nhà xuất bản Thuận Hóa, 1997, do Hà Xuân Liêm sưu tầm và biên soạn, đã có những đóng góp ý nghĩa khi bàn về thơ Nôm Đường luật Tuy chỉ với mục đích sưu
tầm thơ và khảo cứu một số thơ cổ làm theo luật Đường, nhưng trong phần Lược khảo lịch sử Hà Xuân Liêm đã trình bày về sự ra đời và quá trình phát triển của thơ
Nôm Đường luật Trải qua một thời gian dài, thơ Nôm Đường luật vẫn được nhiều nhà nho yêu thích và sử dụng nhưng họ vẫn không thoát khỏi những ảnh hưởng thơ
ca Trung Hoa một cách sâu đậm về đề tài, hình thức, ngôn ngữ, sử dụng nhiều điển Sang thế kỷ XIX, một thời kì vàng son của thơ Nôm Đường luật cả về số lượng và chất lượng, với một lực lượng sáng tác đông đảo, tiêu biểu: Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… Và không chỉ
có đội ngũ tác giả kể trên, “chúng ta có hàng trăm thi gia khác, người nào ý tưởng cũng phong phú Các thi nhân thời này không còn dùng nhiều Hán văn hoặc phỏng dịch một cách vụng về nữa Đa số đã vận dụng hết năng lực để làm cho thơ Việt trở nên có tính cách đặc biệt Ý thơ đã thoát ly hẳn thơ Trung Quốc Thi nhân quay về khai thác những phong cảnh, tình tứ cùng tư duy của người Việt Nam” [17; tr.13]
Tác giả kết luận: “Tóm lại thơ quốc âm phôi thai từ thời Trần, chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc, qua đến thế kỷ XV và thế XVI, thơ mới thành lập và thể lục ngôn ra đời, tạo ra lối thơ đặc biệt của ta; đến thế kỉ XVII và thế kỷ XVIII, thơ dần dần thoát ly ảnh hưởng Trung Quốc để tiến đến chỗ thịnh đạt hoàn toàn ở thế kỉ XIX, với nhiều án thơ rất có giá trị” [17; tr.14]
Trong bài nghiên cứu Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm của Trương Chính (Tạp chí văn học, số 2- 1973) trong Tuyển tập 40 năm tạp chí văn học 1960 – 1999, tập 2, văn học cổ – cận đại
Trang 7Việt Nam, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1999, nhận định: “Thơ là lời nói
có vần điệu Tiếng Việt và tiếng Hán có nhiều đặc điểm giống nhau Tiếng Hán lại chi phối tiếng Việt rất mạnh, và trong một thời gian dài, nhiều từ Hán đã trở thành
từ Việt” [24; tr.157] Khi người Việt làm thơ bằng chữ Hán thường chọn thơ luật
Đường do ảnh hưởng bởi chế độ khoa cử Phải công nhận rằng thơ luật Đường có rất nhiều phép tắc nào là niêm, luật, đối, vần nhất nhất điều qui định rạch ròi, không
xê xích được Nó như xiềng xích buộc chặt thi nhân, gò bó tư tưởng người sáng tác
Nhưng cha ông chúng ta đã nhanh chóng chuyển sang sáng tác thơ luật Đường bằng chữ Nôm thay cho chữ Hán, bước đầu còn chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc về hình thức lẫn nội dung Đến thế kỷ XV, từ Nguyễn Trãi cho đến đời Hồng Đức thì thơ luật Đường không phải hoàn toàn là thơ luật Đường, mà thường xen những câu lục ngôn vào trong bài thơ nhưng không có bài nào toàn câu lục ngôn cả
Tác giả nhận định: “Trung Quốc không hề có thể nào như thế Cũng có những câu sáu từ trong thể trường đoản cú (câu dài câu ngắn), hoặc toàn bài đều câu sáu từ như một số thơ thời Tống Không có thể câu bảy từ xen câu sáu từ, hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ Chắc đó là một thể mới do cha ông chúng ta tạo ra trên cơ sở câu thất ngôn, trong lúc niêm, luật, đối, gieo vần vẫn theo luật Đường” [26; tr.160]
Kết thúc bài viết, Trương Chính đưa ra kết luận: “Trải qua hàng năm quan
hệ với văn học Trung Quốc, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của văn học Trung Quốc, điều đó không có gì lạ Nhưng, cha ông chúng ta luôn luôn có xu hướng giữ được tính chất dân tộc của mình, ngay cả về hình thức, không bắt chước một cách máy móc, tiếp thu có sáng tạo các hình thức du nhập của Trung Quốc, đặc biệt coi trọng và đề cao các hình thức cổ truyền; kết hợp những hình thức của Trung Quốc và hình thức Việt Nam đặt ra những hình thức mới, hợp với cách thẩm
mỹ của người Việt Nam, đồng thời bảo vệ các hình thức dân tộc” [26; tr.165]
Nhà nghiên cứu Ngô Văn Phú trong Thơ Đường ở Việt Nam, nhà xuất bản
Hội nhà văn, Hà Nội, 2001 có nhận định khi bàn về thơ Nôm Đường luật như sau:
“Từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương, các nhà thơ Việt Nam, chỉ mượn luật thơ Đường, làm hình thức để thể hiện, nhưng họ luôn muốn thoát khỏi thơ Đường cả về
Trang 8nội dung lẫn hình thức… Nguyễn Trãi, Hội Tao Đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong thơ Nôm, dùng nhiều lục ngôn thể hơn là Đường luật
Đến thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan thì hồn Việt, lối nói Việt, tâm trạng Việt đã làm cho thơ luật Đường đến độ hoàn hảo… Sau hai bà, các tài thơ Nôm như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, thêm một lần vừa giữ được cái trang nhã của thơ luật Đường, nhưng lại dùng ngôn ngữ và cách nghĩ giàu tính nhân văn, với đời thường Thơ Nôm Đường luật hoàn toàn tung hoành ngang dọc với tình cảm và tư tưởng của mình, không hề bị gò bó” [28; tr.88] Tác giả còn bàn luận về thơ Nôm Đường luật pha xen lục ngôn, “là một sáng tạo của thơ Việt Nam, nhân từ thơ Đường luật mà làm ra” [23; tr.99]
Trong quyển Tính cách Việt Nam trong thơ Nôm luật Đường, nhà xuất bản
Văn học, Hà Nội, 2001, Lê Chí Dũng đưa ra nhận xét thiên về tính cách con người
Việt trong thơ, ở nước Đại Việt, những thi nhân bậc thầy có thể tìm thấy “những kẻ
hở để qua đó tâm thức Việt, sự tình tứ, tinh nghịch khỏe khoắn” [4; tr.15] của dân
gian được bộc lộ Đó là ý tưởng mới, cảm xúc mới, ở đấy hình hài của tính cách dân tộc, của nếp tâm lý dân tộc hiện ra cụ thể
Ngoài ra, “Các nhà nho – thi nhân ấy cũng có thể khai thác những từ hình tượng, tượng thanh, lối nói láy trong tiếng Việt, tục ngữ, ca dao, lời ăn tiếng nói của nhân dân, khiến cho thơ luật Đường trở nên giàu có và sinh động, gần gũi hơn với cuộc sống bình dị, thậm chí kéo thơ luật Đường xuống với trần tục, với quan niệm phồn thực bàn bạc trong sinh hoạt dân gian” [4; tr.18]
Qua bài nghiên cứu, tác giả nhận xét, tuy ông cha ta vận dụng đề tài, thi liệu, tứ thơ, điển và ngôn ngữ trong thơ Đường, nhưng thơ Nôm Đường luật đã thể hiện những nét tính cách của người Việt ở mức độ này hay mức độ khác Điều đó góp phần tạo màu sắc riêng cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam
Thông qua quá trình tìm hiểu, tham khảo các ý kiến của các nhà nghiên cứu trong các tiểu luận, chuyên luận, các công trình nghiên cứu, các sách phê bình văn
học bàn về thơ Nôm Đường luật, chúng tôi nhận thấy đề tài Sắc thái Việt Nam qua một số bài thơ Nôm Đường luật được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và
bàn luận Có những công trình nghiên cứu đã chạm đến những vấn đề liên quan đến
Trang 9đề tài rất có giá trị cao Đó chưa phải là đủ, và chưa phải là sâu vì mỗi bài viết chỉ thiên về một phần nào đó, chưa nghiên cứu một cách triệt để nhiều phương diện Một số bài viết chỉ dừng lại những nhận xét chung chung về một hoặc một vài khía cạnh nào đó của đề tài Một số bài viết vẫn còn hạn chế chỉ đưa ra kết luận mà không đi sâu vào phân tích, chứng minh cho thỏa đáng nhận định đưa ra
Vì thế trong bài nghiên cứu này, trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, những hướng nghiên cứu cũng như những gợi ý quý báu của các nhà nghiên cứu, người viết sẽ cố gắng tổng hợp những khía cạnh, những điểm cơ bản, những vấn đề quan trọng nhất có liên quan đến đề tài, qua đó phân tích, lí giải làm rõ nội dung vấn đề,
để giúp độc giả có cái nhìn thấu đáo và sâu sắc về thơ Nôm Đường luật
3 Mục đích yêu cầu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết mong muốn đưa đến người đọc những hiểu biết về thơ Nôm Đường luật, một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trong quá trình phát triển, dần dần trở thành tài sản tinh thần của dân tộc, đất nước Việt Nam Đó không phải là kết quả ngẫu nhiên mà là xuất phát từ
ý thức luôn muốn đổi mới, sáng tạo trên nền tảng những cái có sẵn, luôn ý thức được dân tộc Việt Nam là dân tộc độc lập, tự chủ và không bao giờ bị đồng hóa Và chúng ta, những con người Việt Nam càng thêm yêu mến thơ Nôm Đường luật, một tài sản tinh thần vô cùng giá trị
4 Phạm vi nghiên cứu
Thơ Nôm Đường luật trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển, với số
lượng tác giả cũng như số lượng tác phẩm đáng kể Tiêu biểu như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi gồm 254 bài thơ, Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn có độ 300 bài thơ, Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh
Khiêm khoảng 161 bài thơ và một số bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương Xét thấy, nếu khảo sát toàn bộ thơ Nôm Đường luật trong kho tàng thơ ca trung đại thì không phải
là việc dễ dàng, cần rất nhiều thời gian và công sức Do thời gian nghiên cứu hạn chế và tầm hiểu biết có hạn, người viết chỉ giới hạn nghiên cứu một số bài thơ Nôm của những tác giả tiêu biểu trong giai đoạn từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII –
Trang 10đầu thế kỷ XIX: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (bao gồm 254 bài thơ quốc âm trong quyển Quốc âm thi tập do Nguyễn Thạch Giang phiên khảo và chú giải, nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 2000), Bạch vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (gồm 161 bài thơ Nôm trong quyển Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm do Đinh Gia
Khánh chủ biên, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1997) và 48 bài thơ Nôm của Hồ
Xuân Hương (trong quyển Hồ Xuân Hương, thơ và đời do Lữ Huy Nguyên chủ
biên, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1998)
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sưu tầm, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và ghi nhận những nhận xét,
những ý kiến, những đánh giá của các nhà nghiên cứu có liên quan đến Sắc thái Việt Nam qua một số bài thơ Nôm Đường luật, làm nổi bật đề tài
Trang 11PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT TRONG NỀN VĂN CHƯƠNG TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1 Sự ra đời của chữ Nôm
Đã từ lâu ông cha ta sử dụng chữ Hán như một thứ văn tự chính thức và có tác dụng nhất định trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc Nguyên nhân của tình trạng trên, theo một số công trình nghiên cứu dự đoán: trước khi chữ Hán xuất hiện, người Việt chưa có chữ viết, hoặc đã có chữ viết nhưng còn thô sơ, chưa đủ kí hiệu cần thiết để ghi chép văn bản Và sự chiếm lĩnh của chữ Hán trên lĩnh vực chữ viết
ở đất nước Việt không gặp mấy khó khăn do có sự hổ trợ của chính quyền thống trị Chữ Hán trở thành văn tự chung, chính thức và giữ vị trí độc tôn được sử dụng trên đất nước Việt Chính vì vậy sự xuất hiện của chữ Nôm rất có ý nghĩa thời đại Nguyên nhân ra đời của chữ Nôm là bắt nguồn từ tư tưởng chống Hán hóa của dân tộc trước những gì có tính ngoại lai Và chữ Hán ở nước ta vẫn không thể ghi được tất cả những nhu cầu trong thực tế, thí dụ như tên người, tên đất, tên cây cỏ, chim muông, địa phương Do đó, chữ viết riêng của người Việt xuất hiện để ghi âm tiếng nói dân tộc mình
Theo Dương Quảng Hàm: “Chữ Nôm là thứ chữ dùng nguyên hình chữ nho, hoặc lấy hai ba chữ nho ghép lại, để viết chữ Nam” [8; tr.100] Theo cách hiểu đầy đủ thì: “Chữ Nôm là thứ chữ viết thời cổ, do người Việt Nam sáng tạo Đó là loại chữ vuông biểu ý, được tạo ra theo nguyên tắc và trên cở sở của chữ Hán, có
bổ sung thêm dựa theo cách đọc Hán Việt” [30; tr.61]
Cho đến nay, giới nghiên cứu cho rằng từ Nôm là do từ Nam mà ra Gió từ biển đông nam thổi về, gọi là gió nồm Vào khoảng thời gian chữ Nôm xuất hiện, từ
nồm có khi bỏ dấu (`), đọc thành nôm Như vậy, “từ nôm là đọc chệnh của từ nam theo kiểu dân dã, Nam – Nôm vừa chỉ phương hướng, vừa chỉ tên nước” [30; tr.61]
Trang 12Mặc dù là chữ viết do tự phát mà có và chưa được chính quyền công nhận nhưng chữ Nôm vẫn được sử dụng rộng rãi qua nhiều triều đại, vì những lợi ích chữ Nôm đem lại hết sức to lớn Nó thoả mãn các nhu cầu ghi chép ngày càng đa dạng
và phức tạp mà nhiều khi chữ Hán chưa thể đảm nhiệm một cách triệt để Cùng với chữ Hán, chữ Nôm thường được dùng để ghi chép các loại sổ sách, văn tự, khế ước, hương ước, gia phả có khi còn được dùng cả trong lĩnh vực hành chính Và chữ
Nôm được dùng để phiên dịch, giải nghĩa và diễn ca kinh truyện Ví dụ: Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã được Nguyễn Thế Nghi dịch ra văn Nôm Một số sách kinh điển của Phật giáo, Nho giáo cũng được chuyển dịch như: Cổ Châu phật bản hạnh ngữ lục, Thi kinh giải âm Chữ Nôm còn được dùng để sưu tập và chỉnh lý văn học dân gian như: Lý hạng ca dao, Nam ca tân truyện Ngoài ra, các nhà nho
đã sử dụng chữ Nôm để sáng tác thơ văn, để lại cho thế hệ mai sau những tác phẩm
bất hữu như: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyện Kiều của Nguyễn Du
Về nguồn gốc chữ Nôm, chữ Nôm xuất hiện trong khoảng thời gian nào, do
ai đặt ra cho đến nay vẫn là một vấn đề không thể trả lời một cách rõ ràng và dứt khoát Nhiều nhà nghiên cứu dự đoán chữ Nôm xuất hiện từ thời Bắc thuộc Theo Văn Đa Cư Sĩ Nguyễn Văn Sancho rằng chữ Nôm có từ đời Sĩ Nhiếp (thế kỷ II),
“Sĩ Vương bắt đầu lấy chữ Hán dịch ra tiếng ta, đến chữ thư cưu thì không biết tiếng ta gọi là chim gì, chữ dương đào thì không biết tiếng ta gọi là quả gì” Cho
nên, không phải bao giờ cũng có thể dịch từ chữ Hán sang tiếng nước ta hoặc ngược lại Vì vậy khi gặp những tiếng mà không thể dịch ra chữ Hán được thì dùng chữ Hán mà phiên âm Và từ đấy, những chữ Hán dùng để phiên âm tiếng nước ta dần dần hình thành hệ thống văn tự Nôm Thuyết này được nhiều người sau nhắc đến và
có ý kiến tán thành
Xét thấy, thuyết trên không có căn cứ cụ thể, có thể suy đoán mà nên, chưa thỏa đáng, rõ ràng Cho nên việc nghiên cứu tìm nguồn gốc chữ Nôm vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm tòi để đưa ra kết quả thuyết phục nhất
Nhiều người thấy sử chép: Nguyễn Thuyên là người bắt đầu “dùng nhiều thơ phú bằng quốc âm” (ngã quốc phú thi, đa dụng quốc ngữ, thực tự thử thỉ), vội
Trang 13cho rằng chữ Nôm được phát minh từ thế kỷ XIII, do Nguyễn Thuyên khởi xướng Suy luận như vậy chưa thật hợp lý vì sử chỉ ghi việc ông làm thơ phú bằng chữ Nôm, chứ không hề nói ông là người đặt ra chữ Nôm
Còn nhiều giả thuyết dự đoán sự ra đời của chữ Nôm Đến nay, nhiều nhà
nghiên cứu đã vận dụng tất cả các cứ liệu cần thiết đưa ra giả thuyết: “Về chữ Nôm
có thể trong thời Bắc thuộc do nhu cầu ghi chép công việc hành chánh, yêu cầu dạy chữ Hán cho người Việt, gặp khi phải ghi âm tiếng Việt, tên người, tên đất, tên vật của người Việt, khi dịch chữ Hán sang tiếng Việt không có âm trong chữ Hán thì bọn người Trung Quốc lúc bấy giờ đã mượn chữ Hán mà đặt ra những chữ mới để ghi Và không phải chỉ người Trung Quốc mà tầng lớp người Việt trí thức đương thời cũng tham gia vào việc đó Như vậy, chữ Nôm có thể đã ra đời trong thời Bắc thuộc khi chữ Hán đã tương đối phát triển, nhưng ở thời kì ấy chữ Nôm còn lẻ tẻ chưa thành hệ thống, việc sử dụng còn hạn chế Phải đến thời kì nhà nước độc lập thì chữ Nôm mới có điều kiện phát triển trở thành một hệ thống văn tự riêng Và với
tư cách là một văn tự thực thụ, chữ Nôm đã manh nha cuối thế kỷ VIII và dần dần hình thành từ thế kỷ X trở đi Đến thế kỷ XI, thế kỷ XII, chữ Nôm tiếp tục phát triển,
tự hoàn chỉnh thêm Để rồi đến thế kỷ XIII thì chữ Nôm đã được khẳng định thực
sự, đã đầy đủ khả năng để ghi âm ngôn ngữ dân tộc” [14; tr.142, 143] Từ sự hình
thành và phát triển của chữ Nôm, phong trào thơ Nôm khi đó có điều kiện bắt đầu phát triển với những tác giả mở đầu: Nguyễn Thuyên, Trần Nhân Tông, Nguyễn Sĩ
Cố, Chu An Sự ra đời của chữ Nôm quả đã có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao địa vị của tiếng Việt, thúc đẩy sự phát triển đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam thời trung đại Đặc biệt, nó có một tác dụng rất lớn đối với việc sáng tác
và truyền bá những tác phẩm bằng ngôn ngữ dân tộc
1.2 Thơ Nôm Đường luật trong nền văn chương trung đại Việt Nam 1.2.1 Đôi nét về thơ Đường luật
1.2.1.1 Khái niệm về thơ Đường luật
Thơ Đường luật là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường, phải theo niêm luật nhất định
Trang 141.2.1.2 Những quy định trong thơ Đường luật
Trong lối thơ Đường luật có những điều cần phải xét:
Về vần thơ: Vần (chữ nho là vận) là những thanh âm hòa hiệp đặt vào hai hay nhiều câu văn để hưởng ứng nhau Thơ Đường luật thường dùng vần bằng, đôi khi mới dùng vần trắc Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần mà thôi Trong bài thơ có 5 vần được gieo ở cuối câu đầu (tức câu số 1) và ở cuối các câu chẵn (tức câu
2, 4, 6 và 8) Mỗi bài thơ chỉ dùng một vận (độc vận), nếu gieo vần “mưa” với
“mây” thì bị lạc vận Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận
hay ép vận, chẳng hạn như: in với tiên
Ví dụ: Thu điếu của Nguyễn Khuyến, bài thơ gieo vần eo ở câu 1, 2, 4, 6, 8:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cầu lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
Về đối: là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ của hai câu ấy cân xứng với nhau Buộc phải đối giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6 Đối thì phải đối nghiêm chỉnh về thanh và ý
+ Đối thanh: thanh trắc (T) đối với thanh bằng (B) Thanh bằng (B) là những tiếng hay chữ không có dấu như: hoa, âm, thanh và những tiếng hay chữ có dấu huyền ( ` ) như: hòa, người, trời Thanh trắc (T) là những tiếng hay chữ có dấu sắc ( ' ), dấu hỏi ( ? ), dấu ngã ( ~ ), và dấu nặng ( ) Ví dụ: lá, đáo, tưởng, đỉnh,
cũ, vĩ, tự, lộ
Ví dụ: Câu 3 và 4 trong bài thơ Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan:
“Lom (B) khom (B) dưới (T) núi (T) tiều (B) vài (B) chú (T) Lác (T) đác (T) bên (B) sông (B) chợ (T) mấy (T) nhà (B).”
Trang 15+ Đối ý: ý của hai từ phải ngang nhau mới đối với nhau được, có khi ý của hai từ có tính chất phản thán, ví dụ:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 73 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Cũng có khi ý của hai từ lại có tính chất bồi thán, ví dụ:
“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Đường cũ lâu đài bóng tịch dương.”
(Hoài cổ – Bà Huyện Thanh Quan)
Về luật thơ: đó là sự quy định thanh bằng, thanh trắc trong từng câu theo hệ thống ngang toàn bài Nếu chữ thứ 2 trong câu đầu là thanh bằng (B) thì bài thơ đó theo luật bằng, nếu chữ thứ hai trong câu đầu là thanh trắc (T) thì bài thơ đó theo luật trắc Trong bài thơ có quy định chặt chẽ về vị trí của thanh bằng, thanh trắc và sự phối hợp các thanh với nhau gọi là niêm luật Theo hệ thống ngang, các chữ thứ 2, 4, 6 phải theo đúng luật (nhị, tứ, lục phân minh), làm sai thì gọi là thất luận Các chữ thứ 1, 3, 5 có thể thay đổi (nhất, tam, ngũ bất luận) Luật bằng trắc trong thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ “B”, vần trắc bằng chứ “T”, những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2, 4, 6, 7 có thể viết là:
Luật vần bằng
Thất ngôn tứ tuyệt
Câu số Vần Ví dụ: Mời trầu – Hồ Xuân Hương
1 B T B B Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
2 T B T B Này của Xuân Hương mới quệt rồi
3 T B T T Có phải duyên nhau thì thắm lại
4 B T B B Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Trang 16 Thất ngôn bát cú
Câu số Vần Ví dụ: Thương vợ – Trần Tế Xương
1 B T B B Quanh năm buôn bán ở mom sông
2 T B T B Nuôi đủ năm con với một chồng
3 T B T T Lặn lội thân cò khi quãng vắng
4 B T B B Eo sèo mặt nước buổi đò đông
5 B T B T Một duyên hai nợ âu đành phận
6 T B T B Năm nắng mười mưa dám quảng công
7 T B T T Cha mẹ thoái đời ăn ở bạc
8 B T B B Có chồng hờ hửng cũng như không
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Luật vần trắc
Thất ngôn bát cú
Câu số Vần Ví dụ: Vịnh cái quạt (I) – Hồ Xuân Hương
1 T B T B Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,
2 B T B B Duyên em dính dáng tự ngàn xưa
3 B T B T Vành ra ba góc da còn thiếu,
4 T B T B Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
5 T B T T Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
6 B T B B Che đầu quân tử lúc sa mưa
7 B T B T Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
8 T B T B Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Trang 17 Thất ngôn tứ tuyệt
Câu số Vần Ví dụ: Mai, bài 1 – Nguyễn Trãi
1 T B T B Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi,
2 B T B B Ưa mi vì tiết sạch hơn người
Ví dụ:Trong bài Thương vợ – Trần Tế Xương, câu thứ 2 và thứ 3:
“Nuôi đủ năm con với một chồng lặn lội thân cò khi quãng vắng.”
Trang 18+ Luận: gồm câu 5 và câu 6 bàn luận rộng thêm về nội dung, tả cảnh hoặc tình cảm
+ Kết: gồm câu 7 và câu 8 chuyển ý và tóm tắt, hoặc có ý mới gây xúc cảm hay tạo suy nghĩ thêm
Ví dụ: Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan:
Hai câu đề: “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa
Hai câu thực: Lom khom dưới nuí tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mâý nhà Hai câu luận: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Hai câu kết: Dừng chân đứng lại: trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.”
Tuy nhiên, một số nhà thơ nhiều khi không để cho bố cục trên gò bó Ví dụ
như Bảo kính cảnh giới, bài 43 – Nguyễn Trãi:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn đùn tán rợp gương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Dựa vào nội dung bài thơ, nhiều nhà nghiên cứu chia bài thơ thành hai phần, phần thứ nhất: bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và phần thứ hai: vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi Và cũng có thể chia theo nhiều cách khác nhau, nhưng theo
bố cục: đề, thực, luận, kết thì không hợp lí ở bài thơ này
Khi bàn về nhịp thơ: câu thơ thường ngắt theo nhịp 4/3 hay 2/2/3, nói chung theo thi luật Trung Hoa đều ngắt nhịp “chẵn trước, lẻ sau”
Trang 191.2.2 Cở sở hình thành và phát triển thơ Nôm Đường luật
Văn học viết bằng chữ Hán, một thứ chữ cách biệt với ngôn ngữ hằng ngày của dân tộc Việt, cho nên nó ít được phổ biến trong nhân dân Khi cần phản ánh hiện thực sinh động và cụ thể của đất nước, hay muốn phát biểu tâm tư tình cảm thầm kín của con người Việt thì tác phẩm chữ Hán không đáp ứng được Và người Việt nếu làm thơ chữ Hán là chọn thơ luật Đường Sáng tác thơ luật Đường phải
tuân theo những phép tắc nghiêm ngặt cho nên, “những người làm thơ chữ Hán không giãy giụa gì cả” [26; tr.159]
Nhằm khắc phục những khuyết điểm trong việc làm thơ luật Đường bằng chữ Hán, cha ông chúng ta đã chuyển sang sáng tác thơ quốc âm Tác phẩm viết bằng ngôn ngữ dân tộc so với tác phẩm viết bằng chữ Hán thì nó có thể phản ánh hiện thực cuộc sống bình thường của nhân dân một cách linh hoạt và cụ thể hơn, có thể xây dựng những hình tượng văn học đậm đà màu sắc dân tộc hơn và dễ thấm sâu hơn vào cảm quan của công chúng
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng chữ Nôm làm thơ Đường luật phôi thai từ thời Trần do Nguyễn Thuyên khởi xướng Theo sử chép, năm Nhâm Ngọ (năm 1282) niên hiệu Thiên Bảo, thứ 4 đời Trần Nhân Tông, tháng 8 mùa thu
có con cá sấu đến sông Phú Lương, nhà vua sai quan hình bộ thượng thư là Nguyễn Thuyên làm bài văn thả xuống sông, cá sấu tự nhiên bỏ đi, nhà vua thấy việc đó giống như việc Hàn Dũ (người Trung Quốc) đã làm, bèn cho Nguyễn Thuyên đổi
họ Hàn, gọi là Hàn Thuyên Sử còn chép thêm, Nguyễn Thuyên là người có tài làm thơ phú bằng quốc ngữ, nhiều người bắt chước Vì thế sau này làm thơ quốc âm còn gọi là Hàn luật Có người cho rằng bài văn tế cá sấu đó viết bằng chữ Nôm, và Nguyễn Thuyên là người đặt ra Hàn luật Nhưng điều đó không lấy gì là chắc chắn,
vì nguyên văn trong Toàn thư chép là: “Vi văn đầu chi giang trung” nghĩa là làm
bài văn nén xuống sông chứ không nói bài văn đó thuộc loại văn gì, thể văn nào và
viết bằng chữ gì Trong Văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: thực ra Hàn
luật không do Hàn Thuyên đặt ra, đó là luật thơ đời Đường Nhưng mà, Hàn Thuyên là người đầu tiên áp dụng thể thơ Đường luật để làm thơ quốc âm trước nhất, gây một tiếng vang trong văn đàn lúc bấy giờ, cho nên người ta mới gọi luật
Trang 20thơ Nôm là Hàn luật Và ông có thể được xem là vị tổ lối thơ phú quốc âm Tác
phẩm chính của ông là Phi sa tập, trong đó có thơ phú chữ Hán và cả chữ Nôm
Nhưng tất cả đều thất truyền không thể nào biết được giá trị của nó
Không chỉ có một mình Hàn Thuyên là người duy nhất làm thơ quốc âm,
cùng thời đó, một tập thơ Nôm đề vịnh Chiêu Quân cống Hồ để chỉ chích việc gả
Huyền Trân công chúa cho vua nước Chiêm Thành là Chế Mân (năm 1306), theo
Đại Việt sử kí toàn thư có chép: “Các văn sĩ trong triều ngoài nội nhiều người mượn điển vua nhà Hán đem Chiêu Quân gã cho Hung Nô làm lời thơ bằng quốc ngữ để chê cười” [18; tr.567] Nhưng đó chỉ là tác phẩm vô danh không thể xác
định được Xem thế đủ biết việc sáng tác thơ Nôm đã là một việc khá phổ biến trong văn nhân cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV
Sau Nguyễn Thuyên, có Nguyễn Sĩ Cố Ông nổi tiếng đương thời về tài làm thơ Nôm, nhưng những tác phẩm của ông cũng đều thất truyền
Trong thế kỷ XIV có Chu An cũng sáng tác thơ Nôm Theo sử chép thì Chu
An có viết Quốc ngữ thi tập, nhưng không cho biết thêm gì về nội dung sách đó Căn cứ vào tên sách Quốc ngữ thi tập thì chưa đủ chứng minh rằng đó là một tập
thơ Nôm Tuy vậy, rất có thể Chu An đã sáng tác thơ Nôm, vì ông là một nhà nho
ẩn dật sống gần gũi với nhân dân trong phần lớn cuộc đời mình Đồng thời với Chu
An lại có Trần Ngạc (con của Trần Nghệ Tông) cũng hay làm thơ Nôm
Tác giả thơ Nôm có tiếng vào cuối thế kỷ XIV là Hồ Quý Ly, ông vua đầu tiên nêu chủ trương dùng chữ Nôm thay chữ Hán trong công văn, chiếu chỉ và cho dịch kinh sách chữ Hán sang chữ Nôm Bản thân Hồ Quý Ly cũng có sáng tác thơ văn bằng chữ Nôm Và sử có chép vua Nghệ Tông cho Quý Ly một thanh gươm có khắc dòng chữ đề tặng, sau đó ông có làm thơ quốc ngữ để tạ ơn Nhưng tất cả đều
bị nhà Minh tiêu hủy Sau này, khi thoát khỏi ách thống trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi đã thu thập lại được 30 bài thơ chữ Nôm của ông nhưng rồi đến lượt Nguyễn Trãi bị nạn thì tất cả đều đã thất lạc
Từ khi ra đời, đến cuối thế kỷ XIV, thơ Nôm Đường luật xét về số lượng tuy không nhiều và hầu như không giữ được bài thơ nào Nhưng trong nhân gian tương truyền một bài thơ của nàng Điển Bích xuất hiện ở đời Trần:
Trang 21“Vằng vặc trăng mai ánh nước Hiu hiu gió trúc ngâm sênh Người hòa tươi tốt cảnh hòa lạ Mâu Thích Ca nào thửa hữu tình.”
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, thơ Nôm Đường luật cũng đã đặt cơ sở cho việc sáng tác văn học bằng chữ Nôm ở các thế kỷ sau Làm nền móng vững chắc cho sự phát triển của thơ Nôm Đường luật sau này
Văn học Nôm chỉ chính thức có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học từ
thế kỷ XV, mà công đầu thuộc về Nguyễn Trãi “Ông là người mở ra truyền thống sáng tác thơ Nôm, cũng là người mở ra thời đại mới trong văn học, trong việc diễn
tả đời sống cá nhân con người bằng tiếng nói của dân tôc mình, và bằng cả những cách tân nghệ thuật có tính dân tộc” [33; tr.39]
Dựa vào kết quả sưu tầm của Trần Khắc Kiệm ở thế kỷ XV, Dương Bá Cung ở thế kỷ XIX đã bỏ ra hàng chục năm tiếp tục sưu tầm, chỉnh lý để đến năm
1868 cho khắc in bộ Ức Trai di tập trong đó có Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ
Nôm Có thể tập thơ này vẫn chưa phải là toàn bộ những tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, nhưng đây chính là tập thơ chữ Nôm đầu tiên còn lại đến ngày nay, và nó chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong văn học Việt Nam, xứng đáng
với lời nhận xét của Phạm Văn Đồng: “Về thơ của Nguyễn Trãi chúng ta nên quý trọng hơn nữa chữ Nôm, tiếng ta của Nguyễn Trãi, đó là vốn rất quý của dân tộc”
Đến đời Lê Thánh, nửa thế kỷ XV, thơ Nôm rất được vua chú ý Nhà vua là một thi nhân tài hoa cầm đầu Hội Tao Đàn, gồm nhịp thập bát tú (28 ngôi sao lớn chấn trị trên bầu trời) Ngoài những tập thơ chữ Hán, triều đại này còn để lại cho
chúng ta một số thơ Nôm gộp lại trong Hồng Đức quốc âm thi tập với hơn 300 bài
phân ra đủ loại: vịnh sử, vịnh cây cỏ, tả thế thái nhân tình
Đến thế kỷ XVI, thi nhân tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông có những
tác phẩm thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm Về thơ Nôm, ông để lại tập Bạch Vân quốc ngữ thi gồm khoảng 161 bài thơ Hàn luật
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, văn học Nôm đã khẳng định được vị trí của
nó trong đời sống văn học dân tộc Đây là những tập thơ có niên đại sớm nhất mà ta
Trang 22được biết Cho đến nửa cuối thế kỷ XVII, nửa đầu thế kỷ XVIII, thể thơ này còn nở
rộ bởi thi phẩm của các chúa Trịnh và các tác giả Đàng trong như Nguyễn Cư
Trinh, Mạc Thiên Tích Đáng kể là tập Thiên hoà doanh bách vịnh của Trịnh Căn gồm khoảng 100 bài thơ Nôm, Càn nguyên ngự chế thi tập của Trịnh Doanh Việc
sáng tác theo thể loại vốn bắt nguồn từ văn học nước ngoài này quả đã thu được những thành tựu rất đáng kể
Bước sang cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, với Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan làm cho thơ Nôm Đường luật đến độ hoàn hảo Sau này xuất hiện nhiều nhà thơ sáng tác thơ Nôm như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Trần Tế Xương đưa thơ quốc âm đến độ cực thịnh Sau này, khi người Pháp sang xâm chiếm Việt Nam, thơ Nôm Đường luật còn được dùng làm vũ khí đấu tranh của các văn thân yêu nước Những tên tuổi lớn như Phan Đình Phùng, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng còn tiếp tục làm sáng cho thơ quốc âm
Và Tản Đà với thơ Nôm Đường luật, đã tiếp mạch phát triển và đề cặp đến những tâm trạng cá nhân hết sức độc đáo
Các thi nhân Việt Nam đã làm được cái việc dùng chữ Nôm sáng tác theo luật thơ Đường, đó không thể xuất phát từ sự tùy tiện mà dựa vào mối quan hệ giữa tiếng Hán và tiếng Việt Tiếng Hán và tiếng Việt chủ yếu thuộc về loại ngôn ngữ đơn âm tiết, đơn vị âm tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt phần nhiều cũng là đơn vị
từ, đấy là một thuận lợi cho việc hạn định được số từ trong câu thơ Mặc khác, thanh điệu của tiếng Hán và thanh điệu của tiếng Việt có nhiều chỗ gần gũi nhau: cả hai đều có thanh bằng, thanh trắc Tiếng Việt ta có sáu thanh, hai thanh bằng và ba thanh trắc Tiếng Hán có năm thanh (theo sách Quảng vận, tiếng Hán xưa có năm thanh, tiếng Hán hiện đại có bốn thanh), hai thanh bằng và ba thanh trắc So với tiếng Hán thì tiếng Việt nhiều hơn một thanh vì vậy mà ta có thể dễ dàng làm thơ Đường luật bằng chữ Nôm
Trang 23CHƯƠNG 2:
NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN BỈNH KHIÊM
VÀ HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI THỂ LOẠI
THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
2.1 Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ Xuân Hương, những cây bút tiêu biểu cho thể loại thơ Nôm Đường luật từ thế kỷ XV đến đầu thế
kỷ XIX
2.1.1 Nguyễn Trãi, nhà thơ mở đầu văn học cổ điển Việt Nam
Bắt đầu từ đời Trần, Hàn Thuyên đã làm thơ Hàn luật, kế đó xuất hiện Nguyễn Sĩ Cố, Chu An đều có tập thơ quốc âm nhưng cho đến ngày nay đều không thấy đâu Ngoài mấy bài thơ của Nguyễn Biểu, Trần Quý Khoáng đời Trần, thì thơ
đầu tiên bằng tiếng Việt, cổ nhất của văn học Việt Nam là tập Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ Điều đó cho thấy, tuy không phải là người đầu tiên làm thơ Hàn luật, nhưng Nguyễn Trãi là người đầu tiên đã để lại cho hậu thế một gia tài thơ đồ sộ về số lượng và chất lượng
Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi, thơ Nôm giữ một vị trí đặc biệt
Là nhà trí thức dân tộc có ý thức cao về nền văn hóa của nước Đại Việt, Nguyễn Trãi rất coi trọng văn học dùng ngôn ngữ dân tộc, vì nó mang một giá trị tinh thần
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của văn
học chữ Nôm, ông là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng tường thành cách biệt giữa thơ Nôm Đường luật và thơ Đường
Nguyễn Trãi là một nhà thơ dân tộc Quốc âm thi tập là sự bộc lộ hết mình
tâm huyết của một bậc anh hùng cứu quốc, một bậc triết nhân “tiên ưu hậu lạc”, với
tư tưởng suốt đời của ông:
“Bui có một niềm chăng nỡ trễ, Đạo làm con mấy đạo làm tôi”
(Ngôn chí, bài 1– Nguyễn Trãi)
Trang 24Nguyễn Trãi là bậc khai quốc công thần, vinh hoa bậc nhất nhưng chưa bao giờ ông thích làm quan Ông thừa biết lòng người đen bạc, ham quyền lực, bọn tiểu nhân thì lộng quyền Vì lẽ trên mà Ức Trai muốn lánh mình nơi thôn dã, mong một cuộc sống thanh nhàn, dù cho cuộc sống vật chất thiếu thốn nhưng Nguyễn Trãi vẫn bền chí sắt son với đạo thánh hiền:
“Khó bền mới phải người quân tử, Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu.”
(Trần tình, bài 7 – Nguyễn Trãi)
Thơ Nguyễn Trãi rất thanh tao nhưng không một chút yếu mềm Thường có những câu để lộ cái chí khí như sắt:
“Chớ cậy sang mà ép nề, Lời chẳng phải vuỗn khôn nghe
Làm người mựa cậy khi quyền thế,
Có thuở bàn cờ tốt đuổi xe.”
(Trần tình, bài 8 – Nguyễn Trãi)
Nguyễn Trãi còn là một trong những người đầu tiên nhào nặn ngôn ngữ dân tộc, làm cho nó bộc lộ những tiền năng diễn đạt ở thế kỷ XV, trong lúc ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác đồng thời trên thế giới đang mới hình thành Xuân Diệu đã
dùng nhiều lời khen tặng khi nói về Nguyễn Trãi và tập Quốc âm thi tập, “Nguyễn Trãi đã ở chỗ xứng đáng trong lịch sử nước ta; Nguyễn Trãi còn phải ở chỗ xứng đáng trong văn học nước ta Việc “Quốc âm thi tập” của Ức Trai ra đời lại với chúng ta đáng lý phải là một tin mừng lớn lao, một sự kiên rung chuyển lịch sử văn học Những cuộc tìm kiếm bản thảo đã trả lại cho dân tộc ta một thi hào mà bấy lâu
ta phục nhiều trong văn học chữ hán, nay ta vô cùng yêu quý ở trong quốc văn Ta đọc tên Nguyễn Trãi cùng với tên Xuân Hương, Nguyễn Du, Thị Điểm là kết tinh của một quá trình tiến hóa sáng tạo, mà Nguyễn Trãi là người mở đầu” [3; tr.242]
2.1.2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, người kế thừa và phát triển thơ quốc âm
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác gia lớn của nền văn học nước ta, ông đã để lại một gia tài tác phẩm không nhỏ bao gồm chủ yếu là thơ chữ Hán và thơ chữ
Trang 25Nôm Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm kế thừa truyền thống và thành tựu của người
đi trước, sử dụng chất liệu gắn liền với cuộc sống nơi làng quê: “Một mai, một cuốc một cần câu” (Bạch vân quốc ngữ thi, bài 73 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Ngôn ngữ văn học trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, có nét giống với ngôn ngữ thơ Nôm của Nguyễn Trãi, cũng vì vậy mà cho đến nay vẫn chưa có
sự thống nhất về một số bài thơ, không biết nên cho là của Nguyễn Trãi hay là của Nguyễn Bỉnh Khiêm Bên cạnh đó, Trạng Trình đã tận dụng khả năng của ngôn ngữ dân tộc, không những phản ánh hiện thực mà còn biểu hiện tư duy triết học của mình nữa Lời thơ của ông đã nhiều khi đạt tới mức mỹ lệ mà vẫn giản dị lạ thường:
“Giang sơn tam bức là tranh vẽ, Hoa có tư mùa ấy gấm thiêu.”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 3 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Và kế thừa những kinh nghiệm và thành tựu của người đi trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng thể thất ngôn pha lục ngôn rất thành thục để diễn đạt những
tư tưởng độc đáo của mình và phản ánh hiện thực đời sống sinh động
2.1.3 “Bà chúa thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương
Trong một bài nghiên cứu của Xuân Diệu mang tên Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm đã phong danh cho Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm” Đó
không phải là quá lời dành cho một nhà thơ khá đặc biệt trong nền văn học trung đại Vì bà là một trong những nữ sĩ hiếm hoi trong danh sách thi nhân dân tộc Việt
Xuân Diệu đã nhận xét: “Thơ Hồ Xuân Hương là thứ thơ không chịu ở trong khuôn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lặn thật sâu vào sự vật, và những đáy rất kín thẳm của tâm tư; những đáy kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân, chủ nghĩa, mà trái lại, được hàng vạn, hàng vạn người đồng tình, thông cảm” [3;
tr.408]
Ai đã từng xem thơ Hồ Xuân Hương mà không khỏi phục cái tài dùng chữ
rất chỉnh, rất xuất sắc của bà Trong Bỡn bà lang khóc chồng, Xuân Hương có câu:
“Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì Thương chồng nên khóc tỉ tì ti”
Trang 26Thông thường người ta nói đến tiếng khóc thì khóc hu hu, khóc thút thít,
khóc hút hít… đâu ai lại dùng là “khóc tỉ tì ti”, chỉ có Xuân Hương mới vậy thôi
Nhưng tiếng khóc vậy mới là phù hợp trong hoàn cảnh, tiếng khóc tỉ tì ti biểu đạt cho sự bỡn cợt
Tả tư thế ngồi của sư hổ mang, Hồ Xuân Hương dùng từ như sau: “Ngất nghiểu tòa sen nọ đó mà” (Sư hổ mang – Hồ Xuân Hương) Thông qua từ “ngất nghiểu”, ta có thể hình dung được tư thế ngồi không đàng hoàng nghiêm túc của sư
cụ, một người có tuổi và có uy tín trong chùa mà lại chẳng trang nghiêm
Cách gieo vần trong thơ Hồ Xuân Hương cũng rất đặc biệt Những vần trong thơ nhiều khi là những vần độc địa, khó ai có thể họa được như vần om, eo, am… vậy mà Xuân Hương vẫn thích, vẫn họa được bình thường:
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom Oán hận trông ra khắp mọi chòm”
(Tự tình (bài II) – Hồ Xuân Hương)
“Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị vì một chút tẻo tèo teo”
(Cái kiếp tu hành – Hồ Xuân Hương)
“Khen thay con tạo khéo khôn phàm, Một đố giương ra biết mấy ngoàm.”
(Hang Thanh Hóa – Hồ Xuân Hương)
Vượt qua ngoài những khuôn khổ bấy lâu nay, Xuân Hương mạnh dạng sử dụng những tiếng chửi trong dân gian mà thi gia đời trước tránh sử dụng vì cho là
thô tục, thế mà nữ sĩ họ Hồ không ngại cho nó một vị trí đứng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” (Làm lẽ – Hồ Xuân Hương), hay: “Cha kiếp đường tu sao lắc léo” (Chùa Quán Sứ – Hồ Xuân Hương) Song, nó không làm giảm đi giá trị của
bài thơ mà còn có tác dụng ngược lại
Quả thật, Hồ Xuân Hương đã làm nên những điều không phải bậc tài hoa nào cũng có thể làm được Bà đã nâng thơ Nôm Đường luật lên tầm cao mới, tầm cao của đỉnh vinh quang Là một người yêu thích tự do, không thích bó buộc, Xuân
Trang 27Hương đã tháo sợ dây vô hình kiềm chế sự phát triển của thơ ca, mạnh dạng thay đổi quan niệm sáng tác của cổ nhân để lại, vì đó không hợp thời nữa
2.2 Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ Xuân Hương với thể loại thơ Nôm Đường luật
2.2.1 Thơ Nôm thể hiện nỗi ưu đời, thế sự
2.2.1.1 Cảm hứng sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
hạ xem trách nhiệm của mình, thường nói: “Tiên nhiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên
hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ):
“Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa, Vui xưa chẳng quản đeo âu”
(Ngôn chí, bài 18 – Nguyễn Trãi)
Suốt đời ôm một mối “tiên ưu”, cho nên dù tuổi cao, răng rụng, đầu đã bạc, nhưng Nguyễn Trãi không hề nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi:
“Sầu nặng Thiếu Lăng biên đã bạc”
(Thuật hứng, bài 5 – Nguyễn Trãi)
Trong lòng ông vẫn ấp ủ không nguôi nỗi niềm lo nước, thương dân:
“Bui một tất lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”
(Thuật hứng, bài 5 – Nguyễn Trãi)
Từ cuộc sống thanh cao bình dị, gợi cho Ức Trai cảm hứng sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc Có rất nhiều bài thơ bắt nguồn từ “con lều”:
Trang 28“Chụm tự nhiên một lều gian, Giũ không thay thảy đám hồng trần.”
(Tự thán, bài 32 – Nguyễn Trãi)
“Con lều mọn mọn đẹp làm sao, Trần thế chăng cho bén mỗ hào.”
(Thuật hứng, bài 7 – Nguyễn Trãi) Trong Quốc âm thi tập, đề cặp trực tiếp đến phú quý, tiền tài, nghèo khó lác đác chỉ có một số bài như Ngôn chí – bài 22, Mạn thuật – bài 2 và 7, Trần tình – bài 2 nhưng chưa toát lên nội dung phản ánh hiện thực sinh động và cụ thể Riêng Bạch vân quốc ngữ thi thì có 40 bài đề cập đến vấn đề này, đó là sự tái hiện cuộc
sống con người xung quanh “đồng tiền” Dựa trên cảm hứng thế sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm phát họa bức tranh xã hội một cách chân thực, đó là sự đối lập giữa giàu và nghèo Giàu thì đàng hoàng, ung dung còn nghèo thì lôi thôi lếch thếch:
“Giàu chỉnh chệnh, khó lai dai”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 2 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Giàu thì cơm ngày ba bữa, người nghèo khó thì mỗi ngày chỉ hai niêu cơm:
“Giàu ba bữa, khó hai niêu”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 3 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Giàu thì có bạn bè, nghèo thì chẳng ai coi ra gì:
“Giàu sang: người trọng, khó: ai nhìn”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 5 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Giàu: người họp, khó: người tan”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 46 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thấy được ưu thế của người giàu trong xã hội, thấy được sức mạnh của đồng tiền:
“Đạo nọ, nghĩa này trăm tiếng bướm, Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 5 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Đồng tiền, nó đánh bại cả đạo đức thánh hiền, nó chi phối cả lương tri con người, có thể sai khiến con người, thậm chí chi phối các mối quan hệ xã hội:
Trang 29“Giàu sang người đến đăm chiêu, Bần tiện ai là kẻ trọng yêu”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 58 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Trước đến tay không nào thốt hỏi Sau này gánh nặng lại vui cười”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 74 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Vàng ròng bạc chảy, tưng bừng đến Nhà khó tay không linh lĩnh đi”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 102 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Qua những bài thơ viết về vấn đề giàu nghèo của Trạng Trình, phần nào phản ánh hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ Một số bài thơ quốc âm của Nguyễn Trãi tuy có đề cặp đến thế thái nhân tình nhưng vẫn chưa thật sự sâu sắc như Nguyễn Bỉnh Khiêm
Hiện thực cuộc sống còn trở nên sống động, nhiều màu sắc và nhiều cấp độ hơn với thơ Nôm của Hồ Xuân Hương Trong xã hội bấy giờ, tình trạng đạo đức con người xuống cấp trầm trọng, sư chẳng ra sư, quân tử chẳng phải là người quân
tử, bọn quan lại thì lộng quyền…
“Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta, Đầu thì trọc lốc, áo không tà.”
(Sư hổ mang – Hồ Xuân Hương)
Bên cạnh đó, “Bà chúa thơ Nôm” còn vẽ nên bức tranh về người phụ nữ, những thân phận làm lẽ, những thiệt thòi bởi những qui định khắc nghiệt của xã hội phong kiến:
“Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh, Giữa dòng ngao ngán nỗi lêng đênh
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng, Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến, Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
Trang 30Ấy ai thăm ván cam lòng vậy, Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.”
(Tự tình (bài III) – Hồ Xuân Hương)
Trong thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, tuy chưa phải là tỉ mỉ, đầy đủ, nhưng qua đó chúng ta có thể tìm thấy được những vấn
đề bất cập trong xã hội lúc bấy giờ
2.2.1.2 Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
và Hồ Xuân Hương thể hiện cảm xúc đa dạng
Người xưa mượn thơ ca để bộc lộ tâm tình của bản thân như Quốc âm thi tập, Ức Trai đã bộc lộ tâm tình của một nhà thơ với những cảm xúc đa dạng gắn với
nhiều cảnh ngộ khác nhau trong cuộc đời Dù trong hoàn cảnh sống như thế nào, Nguyễn Trãi vẫn bền chí không lung lay, thay đổi:
“Quân tử hãy lăm bền chí cũ, Chẳng âu ngặt chẳng âu già”
(Ngôn chí, bài 17 – Nguyễn Trãi)
Ông cũng chẳng màn đến vinh hoa phú quí:
“Miễn là tiêu sái qua ngày tháng, Lộc được bao nhiêu ăn bấy nhiêu.”
(Mạn thuật, bài 2 – Nguyễn Trãi)
Cũng cùng tâm trạng với Nguyễn Trãi, là một người có tài cao nhưng không được triều đình trọng dụng, Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về quê ở ẩn, sống một cuộc sống đạm bạc, tuy khó khăn nhưng nhàn tâm:
“Dửng dưng mọi sự gác bên ngoài Dầu được, dầu thua, ai mặc ai.”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 40 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Với Trạng Trình dù trải qua gian nan nhưng chí càng bền càng vững, không
bị xê dịch trong vất cứ hoàn cảnh nào:
“Khó thì mặc khó có nài bao, Càng khó bao nhiêu chí mấy hào”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 44 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Trang 31Khi nói về tình cảm đối với vua, Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều
có chung một tấm lòng trung quân không hề thay đổi, luôn còn mang nặng ơn chúa, thẹn là chưa báo đáp được:
“Ba đời chúa được phúc tình cờ,
Ơn nặng chưa từng báo tóc tơ”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 24 – Nguyễn Bỉnh Khiêm) “Quân thân chưa báo lòng canh cánh”
(Ngôn Chí, bài 7– Nguyễn Trãi)
Luôn giữ sự thanh cao của một nhà nho:
“Cơm kẻ bất nhân ăn ấy chớ,
Áo người vô nghĩa mặc chăng thà”
(Trần tình, bài 3 – Nguyễn Trãi)
“Thế tục chẳng quen bề khúm núm, Sạch người tua ở nết lơ dơi”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 130 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Tuy nhiên, trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là những dòng tâm sự
cá nhân mà ông còn bàn luận một vấn đề khác đó là lối sống của con người Ông mỉa mai những con người bị tiền bạc làm mờ mắt quên đi đạo lý:
“Trước đến tay không, nào thốt hỏi Sau vào gánh nặng, lại vui cười.”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 74 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Ông miệt thị bọn quyền quí vì tranh giành danh lợi mà chém giết lẫn nhau:
“Thịt chó, chó ăn, loài chó dại”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 106 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Trạng Trình đang tiến đến mục đích sử dụng thơ ca phê phán con người Và cái mục đích tốt đẹp đó được Hồ Xuân Hương đưa vào thơ Nôm một cách nhẹ nhàng và đạt được những thành công rực rỡ Đối tượng nữ sĩ châm biếm chủ yếu là phái mạnh, đó là những tên quan như bọn quan thị:
Trang 32“Rúc rích thây cha con chuột nhắt,
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu.”
(Quan thị – Hồ Xuân Hương)
Hay là những người thất học mà ra vẻ ta đây:
“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho Chị dạy làm thơ, Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.”
(Lũ ngẫn ngơ – Hồ Xuân Hương)
Hay là những người quân tử:
“Hiền nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.”
(Đèo Ba Dội – Hồ Xuân Hương)
Nhưng có một hạng người bị bà chỉ trích thậm tệ là các nhà sư, có lẽ trong cuộc ngao du sơn thủy bà đã tai nghe mắt thấy nhiều chuyện xấu xa do các nhà tu hành không chân chính gây ra, nên có thái độ nghiêm khắc đối với bọn họ, bà mỉa mai bọn tu hành không giữ đạo:
“Buồm từ cũng muốn về Tây Trúc, Trái gió cho nên phải lộn lèo.”
(Cái kiếp tu hành – Hồ Xuân Hương)
Bề ngoài mặc áo cà sa nhưng trong tâm là bọn chẳng ra gì, vẫn còn vương vấn trần tục:
“Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm, Vãi núp sau lưng sáu bảy bà.”
(Sư hổ mang – Hồ Xuân Hương)
2.2.2 Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ Xuân Hương – những người bình dân hóa thơ Nôm Đường luật
Ngôn ngữ thơ Nôm có xu hướng đến với sự bình dân khác xa ngôn ngữ bác học trong thơ chữ Hán làm theo luật Đường Bên cạnh đó, tác giả trung đại còn sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian Người có công lao to lớn trong việc này chính là
Trang 33Nguyễn Trãi, một nhân vật kiệt xuất Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đó là tác giả bị chi phối bởi ngữ liệu Trung Hoa (sử dụng nhiều điển, từ Hán, hình ảnh ước lệ) Song, không thể đánh giá ngôn ngữ thơ của Nguyễn Trãi bằng sự so sánh giữa cái hoàn thiện với khởi điểm ban đầu Ức Trai đã rất cố gắng thay đổi những gì có thể, và có những đóng góp quan trọng trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt Sang thế kỷ XVI, thơ Nôm đã có một bước tiến trên con đường hoàn thiện Kế thừa những thành tựu của thế kỷ trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã định hướng và láy con thuyền thơ ca đi đến đích của nó Thơ ông không những
sử dụng chất liệu ngôn ngữ văn học dân gian, mà còn sử dụng một cách rộng rãi, phóng khoáng Tuy có dụng điển và đôi khi sử dụng những hình ảnh ước lệ cổ điển, nhưng nhìn chung tác giả đã sử dụng ở mức hạn chế Sang giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã thoát ra ngoài những qui tắc nghiệm ngặt trong thơ Đường, “Bà chúa thơ Nôm” không lạm dụng điển, Hán văn, lời thơ có khi đặt nôm na mà lại thường dùng những từ trong ca dao tục ngữ thành ngữ Bà sử dụng những từ có trong cuộc sống hàng ngày rất tự nhiên, hướng đến sự bình dân Hồ Xuân Hương đã kế thừa Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, làm tăng
sự tinh tế nhuần nhuyễn, mềm mại, biến hóa thần diệu, và tính chất dân tộc của ngôn ngữ thơ quốc âm So với việc sử dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ trên, ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương có bước phát triển vượt bậc
Trang 343.1.1 Sản vật của làng quê Việt Nam
Do ảnh hưởng nặng nề từ thơ Đường về mặt đề tài, chất liệu, hình thức, ngôn
ngữ cho nên một số bài thơ Nôm Đường luật, tiểu biểu: “Tà dương bóng ngả thuở hồng lâu” (Ngôn chí, bài 14 – Nguyễn Trãi), thì không thể nào phân biệt được đó là
một câu thơ quốc âm hay câu thơ Đường
Ý thức được điều đó, thi nhân Việt vốn là những người không muốn theo lối mòn, núp dưới cái bóng quá lớn của thơ Đường, luôn nung nấu ý nghĩ thoát ra khỏi sự tương đồng Cho nên viết về thiên nhiên, tác giả trung đại đã sử dụng những thi liệu gắn liền với nông thôn, đó là những sản vật, món ăn đặc trưng như canh cua rốc, mồng tơi, rau muống, kê khoai những thứ rất riêng của làng quê Việt Nam:
“Ao quan thả gửi hai bè muống, Đất Bụt ương nhờ một lệnh mồng.”
(Thuật hứng, bài 23 – Nguyễn Trãi)
“Ao cạn vớt bèo cấy muống, Trời thanh phát cỏ ương sen.”
(Thuật hứng, bài 24 – Nguyễn Trãi)
“Ngày tháng kê khoai những sản hằng”
(Mạn thuật, bài 1 – Nguyễn Trãi)
“Bếp trà hâm đã, xôi măng trúc, Nương cỏ cảy thôi, vãi hạt muồng”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 38 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Thèm nở phụ canh cua rốc (Bạch vân quốc ngữ thi, bài 33 – Nguyễn Bỉnh Khiêm) Bến nguyệt, thuyền kề hai bãi mía”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 35 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Trang 35Hay quả mít, ốc nhồi, bánh trôi nước
“Thân em như quả mít trên cây”
(Quả mít – Hồ Xuân Hương)
“Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi”
(Ốc nhồi – Hồ Xuân Hương) Theo thống kê, 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có 46 bài
thơ có sự xuất hiện những sản vật và món ăn nông thôn Việt Nam, 161 bài thơ trong
Bạch vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì có 35 bài, và 48 bài thơ Nôm của
Hồ Xuân Hương thì có 8 bài
3.1.2 Đời sống của người Việt
Qua một số bài thơ Nôm, tác giả trung đại đã miêu tả lối sống, công việc, nếp cảm nghĩ của con người Việt rất đậm đà phong vị quê hương:
“Khát uống chè mai hơi ngọt ngọt
Sốt kề hiên nguyệt gió hiu hiu”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 3 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Ruộng đôi ba khóm đất con ong, Đầy tớ cười cày kẻo muộn mòng”
(Thuật hứng, bài 11 – Nguyễn Trãi) “Nhá rau lại tiếc mùi canh ngọt
Nếm ếch còn thèm có giống măng”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 89 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Và trong thơ Nôm của Xuân Hương còn nói đến những công việc của người lao động: tát nước, dệt cửi nữ sĩ đã sử dụng chất liệu có sẵn trong dân gian để làm thơ Đời sống của những người dân bình thường khi đưa vào thơ ca, không chỉ không làm giảm đi giá trị tác phẩm mà còn tạo một nét đặc thù cho thơ Nôm Đường luật
3.1.3 Biểu tượng làng quê và văn hóa truyền thống Việt Nam
3.1.3.1 Biểu tượng của làng quê Việt Nam
Biểu tượng của làng quê Việt Nam bao đời không chỉ có “cây đa, bến nước, mái đình” mà còn có hàng cau tít tắp, dây trầu xanh um bu quanh cây vông hay trên các tường vôi nhà cổ Trong đám cưới, hội hè, lễ tết, hay các lần hò hẹn của những cuộc hát hò khoan, kẻ gần, người xa, kẻ duyên người nợ thì bao giờ cũng có miếng
Trang 36Và thi nhân Việt Nam đã khéo léo đưa biểu tượng làng quê vào trong thơ Nôm Đường
luật, tạo nên một nét độc đáo cho tác phẩm thơ ca Theo thống kê thì có một bài Mời trầu của Hồ Xuân Hương:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”
3.1.3.2 Văn hóa truyền thống Việt Nam
3.1.3.2.1 Trò chơi dân gian - nét văn hóa dân tộc giàu bản sắc
Sau những ngày làm việc mệt nhọc, trong ngày lễ tết, người Việt còn tổ chức trò chơi dân gian để giải trí, thư giãn tinh thần, tiêu biểu là trò chơi đánh đu Trò chơi đánh đu (gồm nhiều loại như Đu tiên, Đu vân xa…) là một trò chơi phổ thông được hầu hết trai gái ưa chuộng Bởi vậy mới có câu ca dao:
“Tháng giêng giai tiết ở đầu
Bao nhiêu mỹ nữ đá cầu, đánh đu.”
Chơi đánh đu thường diễn ra vào những ngày Tết cổ truyền hay trong các ngày
lễ hội đầu xuân ở các hội làng Từ những ngày trước Tết, các làng cử người đi tìm chọn những cây tre to đẹp nhất để dựng cột đu Người ta trồng hai cây đu cao song song nhau giữa một bãi đất trống và ở giữa treo một bàn nhún (để đủ 2 người nam - nữ cùng đứng) Có làng phải trồng đến hai, ba cây đu trong dịp Tết để đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí của đôi trai gái Các nam thanh nữ tú kéo tới rủ nhau lên đánh đu, thường thường mỗi cặp đu là một nam một nữ mới thêm phần thú vị Theo thống kê,
Hồ Xuân Hương có một bài thơ rất hay về trò chơi này:
“Bốn cột khen ai khéo khéo trồng
Kẻ thì lên đánh kẻ ngồi trông Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phất phới Đôi hàng chân ngọc duỗi song song”
(Đánh đu – Hồ Xuân Hương)
3.1.3.2.2 Phong tục giao tiếp của người Việt xưa
Khi khách đến nhà, người Việt Nam xưa có phong tục mời trầu Dù khách quen hay lạ, khách thường hay sang, chủ nhà bao giờ cũng có cơi trầu đãi khách Truyền thống tốt đẹp này đã được Xuân Hương đưa vào thơ Nôm một cách tự nhiên
Trang 37“Quả cao nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi
(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Trên đà phát triển, càng về sau thơ Nôm Đường luật mang đậm sắc thái Việt Nam, không còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của thơ Đường Thi nhân đã sử dụng những chất liệu của dân tộc, những cái rất riêng của người Việt Nam để đưa vào thơ ca, đó là món ăn, sản vật, phong tục tập quán… tuy mộc mạc, giản dị mà thân thiết, đáng yêu
3.1.4 Địa danh Việt Nam
Những tên đất tên làng của quê hương Việt Nam như Nam Sách (tên gọi ngày xưa của tỉnh Hải Dương), Tây Chân (sau đổi thành Nam Chân, tức huyện Nam Trực thuộc tỉnh Nam Định):
“Nam Sách rượu nồng con mượn cút, Tây Chân quýt ngọt mới đâm bong”
(Bạch vân quốc ngữ thi, bài 88 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Hay đình Thấu Ngọc (ở núi Côn Sơn):
“Đình Thấu Ngọc tiên đang tuyến nhũ”
(Tự thán, bài 37 – Nguyễn Trãi)
Xuất hiện rất hạn chế trong hai tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Quốc âm thi tập chỉ có 1/254 bài, Bạch vân quốc ngữ thi thì có 1/161 bài,
nhưng trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương lại phong phú hơn có 13/48 bài Vì là người năng động, thích đi đây đi đó, du ngoạn khắp nơi (dù ngày xưa việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là phụ nữ thì càng ít được đi đâu) nên cảnh đẹp của non sông đất nước lần lượt xuất hiện trong thơ của Xuân Hương như:
Chợ Trời (ở xã Sài Sơn):
“Hóa công xây đắp đã bao đời,
Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời”
(Chợ Trời chùa Thầy – Hồ Xuân Hương)
Động Hương Tích (thuộc huyện Mỹ Đức – Hà Tây):
“Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm, Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.”
(Động Hương Tích – Hồ Xuân Hương)