1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác phẩm số phận con người của m a solokhov

73 1,6K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 428,71 KB

Nội dung

Ở phương diện nội dung, tác phẩm đã khai thác thành công đề tài về số phận con người trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết.. Xocolov trong truyện ngắn Số phận con ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Trang 2

Chương I : Khái quát đặc điểm nền văn học Nga, tiểu sử tác gia M.A

Solokhov và tác phẩm Số phận con người

1.1 Khát quát đặc điểm nền văn học Nga- Xô Viết thế kỉ XIX_XX

1.3.3 Về vấn đề thể loại của tác phẩm Số phận con người

1.3.4 Khái quát về đặc trưng nghệ thuật

Chương II: Giá trị nội dung của tác phẩm Số phận con người

2.1 Số phận của con người trong cuộc chiến và sau khi cuộc chiến đi qua 2.1.1 Số phận con người trong cuộc chiến

2.1.2 Số phận con người khi cuộc chiến đi qua

Trang 3

2.2 Tính cách Nga điển hình thông qua hình tượng nhân vật Xocolov 2.3 Xã hội Xô Viết sau chiến tranh thế giới thứ II

Chương 3: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Số phận con người 3.1 Nghệ thuật đặt tiêu đề

3.2 Chất sử thi

3.3 Nghệ thuật xây dựng kết cấu cốt truyện

3.3.1 Truyện lồng truyện

3.3.2 Đầu cuối tương ứng

3.4 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật

3.4.1 Không gian nghệ thuật

3.4.2 Thời gian nghệ thuật

Trang 4

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài:

Trào lưu Văn học Hiện thực Xã hội chủ nghĩa khởi nguồn từ đất nước Xô Viết lan dần sang các nước khác theo nhịp sóng phong trào giải phóng dân tộc, đã tạo nên một trào lưu văn học rộng lớn mang tính quốc tế Chỉ trong vòng năm thập kỷ

kể từ khi ra đời, văn học Xô Viết đã góp phần biến đổi hẳn văn học thế giới đương đại cả về nội dung và hình thức Con người lao động chân chính có ý thức về mình,

về vai trò và khả năng làm chủ lịch sử, đã và đang chiếm vị trí trung tâm của văn học đương đại và đẩy lùi dần về phía sau các loại nhân vật “con người xa lạ” vị

kỷ, cô đơn, chán đời của văn học tư sản hiện đại

Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, văn học Xô Viết được giới thiệu muộn hơn nhiều nước, nhưng lại nhanh chóng được công chúng rộng rãi hào hứng nhiệt tình đón nhận, nhất là thế hệ trẻ Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một số tác phẩm văn học Xô Viết ra đời trong chiến tranh bảo

vệ tổ quốc được dịch ra tiếng Việt như cuốn Tỉnh ủy bí mật của Fedorov do Hồ Chí Minh lược dịch và giới thiệu, một số bài thơ của K.Ximonov như Đợi anh về , Aliosa nhớ chăng Tuyển tập ký Thời gian ủng hộ chúng ta của I.Erenbua, truyện ngắn Khoa học căm thù của M.Solokhov đã được đông đảo đồng bào và chiến sĩ

ta chuyền tay nhau đọc một cách thích thú và có tác động tích cực đến cuộc kháng

chiến anh dũng của nhân dân ta

Từ sau ngày hòa bình lập lại lần thứ nhất (1954), văn học Xô Viết mới thực sự được giới thiệu ở nước ta trên qui mô rộng lớn ; ảnh hưởng tích cực của nó đối với đời sống tinh thần của nhân dân và với nền văn học hiện đại nước ta đã để lại

Trang 5

những dấu ấn đẹp đẽ cũng như những bài học kinh nghiệm sâu sắc về sáng tác, bền vững ngay cả trong Văn học Việt Nam đang đổi mới ngày nay

Truyện ngắn Số phận con người của M.A.Solokhov được đăng lần đầu tiên trên báo Sự thật số ra ngày 31 tháng 12 năm 1956 Và khi xuất hiện, nó đã trở thành

một sự kiện làm rung chuyển văn đàn Xô Viết Điều gì đã làm nên sự đặc biệt của

Số phận con người so với những tác phẩm khác?

Một tác phẩm lớn có giá trị cần phải thể hiện được toàn diện cả hai phương

diện: nội dung và nghệ thuật, và truyện ngắn Số phận con người của Solokhov đã

làm được điều đó

Ở phương diện nội dung, tác phẩm đã khai thác thành công đề tài về số phận con người trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết Các nhân vật điển hình của Solokhov luôn luôn mang những cá tính độc đáo, hấp dẫn, đồng thời lại là hiện thân cho cả thời đại Chính nhân vật A Xocolov trong truyện ngắn

Số phận con người của nhà văn với những nét tính cách, phẩm chất và cảnh ngộ

tiêu biểu cho nhân dân Xô Viết trong các thời kì lịch sử: chiến tranh vệ quốc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước và sau chiến tranh Với ý nghĩa sâu sắc

về triết học và thẩm mỹ, hình tượng Xocolov đã trở thành biểu tượng cho số phận con người trong thế kỉ XX Qua cuộc đời và chiến công của nhân vật Xocolov, tác giả đã đặt ra vấn đề nóng bỏng và bức thiết đối với con người trên toàn bộ hành tinh chúng ta Vấn đề ấy là: nhân loại có thể chiến thắng đau thương, chết chóc và mọi sự tàn phá, hủy diệt do chủ nghĩa phát xít gây nên không? Con người có thể vượt qua mọi thử thách tàn khốc của chiến tranh và phục hồi lại cuộc sống thanh bình, yên vui trên đống hoang tàn của chiến tranh hay không? Thông qua hình tượng nhân vật Xocolov, M.Solokhov đã có câu trả lời cho vấn đề này một cách

Trang 6

tích cực nhất và khẳng định nó với âm hưởng lạc quan nhất, tin tưởng hoàn toàn vào tương lai

Ở phương diện nghệ thuật, khi Số phận con người ra đời, ảnh hưởng của thiên

truyện này với sự phát triển của văn xuôi Xô Viết và các nước Xã hội chủ nghĩa về

đề tài chiến tranh là vô cùng to lớn Ảnh hưởng trước tiên là về mặt sáng tạo hình tượng người anh hùng kiểu mới mang trên vai trách nhiệm nặng nề trước sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Xô Viết Vậy M.Solokhov đã xây dựng hình tượng nhân vật Xocolov như thế nào? Ngoài thành công ở nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật ra, nhà văn còn thành công ở những thủ pháp nghệ thuật nào nữa?

Để góp phần làm rõ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Số phận con người, người viết quyết định chọn tác phẩm này làm đề tài luận văn tốt

nghiệp của mình Tôi hi vọng trong khuôn khổ quyển luận văn ít ỏi này, tôi có thể phần nào làm rõ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm Qua đó, ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm cũng như về sự tài hoa uyên bác của M.A.Solokhov, một trong những cây đại thụ của nền văn học Xô Viết cũng như nền văn học thế giới

2 Lịch sử vấn đề:

Trong quyển Lịch sử văn học Xô Viết (tập 2), có bài giới thiệu về tác giả

Solokhov Ở phần trình bày về nghệ thuật của Solokhov có đưa ra những ý kiến quan trọng như: “M.Solokhov là nhà nghệ thuật có tài trong việc thể hiện đặc điểm tâm lý nhân vật” [4; tr.197] Phần lớn các đặc điểm tâm lý nhân vật mà M.Solokhov xây dựng đều dựa trên các đặc điểm tâm lý xã hội Là một nhà văn Hiện thực Xã hội chủ nghĩa, Solokhov luôn xuất phát từ đặc tính giai cấp và xã hội

để ghi dấu vết vào tính cách của nhân vật

Trang 7

“Solokhov rất thành công trong nghệ thuật thể hiện tính “biện chứng tâm hồn” Khi đọc các tác phẩm của ông, ta như đi sâu vào tâm hồn của từng nhân vật, tài năng nghệ thuật đó của Solokhov được các nhà nghiên cứu phê bình so sánh với tài năng nghệ thuật của Lev Tonstoi [4;tr.200]

“Chủ nghĩa hiện thực của M.Solokhov phản ánh chân thành thiên về khám phá

về miêu tả những bức tranh cộng đồng rộng lớn mang tính sử thi của cuộc sống nhân dân” [4; tr.201]

“Những tác phẩm của M.Solokhov nổi trội ở tính nhân dân sâu sắc, đứng ở góc

độ nội dung các sự kiện và tính cách được miêu tả phù hợp với những lợi ích và lý tưởng của nhân dân Về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ của M.Solokhov tiêu biểu là ngôn ngữ dân gian biểu cảm, tạo hình…mang đậm bản sắc ngôn ngữ của người dân Cozac và sông Đông tìm đến Cách mạng thông qua cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt và khởi đầu cho cuộc sống mới” [4;tr.377]

Trong quyển Giảng văn văn học nước ngoài 12 do Giáo sư Lưu Đức Trung chủ biên, Nhà xuất bản giáo dục năm 1992 có bài viết phân tích tác phẩm Số phận con người của Hà Thị Hòa Khi phân tích tác phẩm, Hà Thị Hòa có đưa ra nhận định:

“…Từ bỏ lối tô vẽ đơn giản nhân vật tích cực, lối mô tả nông cạn, hời hợt về con người M.Solokhov đã tránh được sự công thức về nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Chính lối mô tả rất riêng đó của M.Solokhov đã xây dựng rất nhiều nhân vật điển hình, có sức sống mãnh liệt trong lòng người đọc” [5;tr.61]

Trên đây chỉ là một vài nhận định về một vài khía cạnh nội dung và phong cách nghệ thuật của M.Solokhov Qua đó, chúng ta có được những nhận định và cái nhìn tổng quát về văn phong của nhà văn này, nhưng để tìm hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian Trong khuôn khổ cuốn luận văn này, tôi

Trang 8

chỉ hi vọng có thể làm rõ được những nét đặc sắc nhất của tác phẩm Số phận con người

4 Phạm vi nghiên cứu:

Người viết xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tác phẩm Số phận con người, nên tôi đã tiến hành lựa chọn các tài liệu, sách tham khảo về tác giả M.Solokhov và tác phẩm Số phận con người để làm phạm vi nghiên cứu của

luận văn

Tập trung đi sâu vào khai thác hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

5 Phương pháp nghiên cứu :

Trên cở sở văn bản nghệ thuật, người viết tiến hành thống kê, phân loại, tổng hợp các vấn đề theo định hướng, từ đó thâm nhập để phân tích, lý giải về các đặc

Trang 9

điểm của tác phẩm Số phận con người theo từng phần đã được định hình Tôi đã sử

dụng các phương pháp sau nghiên cứu sau:

_Phương pháp phân tích tác phẩm: phân tích để chứng minh các đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

_Phương pháp thống kê phân loại: giúp hình thành những luận điểm khoa học

Trang 10

Chương I: Khái quát đặc điểm nền văn học Nga-Xô Viết, tiểu sử

tác gia M.A.Solokhov và tác phẩm Số phận con người

1.1 Khái quát đặc điểm nền văn học Nga_Xô Viết thế kỉ XIX_XX:

Văn học hiện thực Nga, thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú

và tiên tiến của nhân loại, đạt được những thành tựu rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển nghệ thuật thế giới cho đến ngày nay Văn học hiện thực Nga ra đời trong cuộc đấu tranh lâu dài, gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế tàn bạo và phản động của Nga hoàng Nhân dân Nga tự hào về văn đàn lớn lao bao gồm các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như Puskin, Lermontov, Exinhin, Gogol, Gonsarov, Dostoievski, Turgeniev, Niercrasov, Sekhov, và Lev Tolstoi cùng với các nhà phê bình và mỹ học dân chủ lỗi lạc như Gersen, Bielinski,

Sernưsevski, Dobroliubov

M Gorki đã từng nhận xét: “trong lịch sử phát triển của nền văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượng kì lạ, tôi sẽ không phóng đại sự thật khi nói rằng không có một nền văn học phương Tây nào ra đời với một khí thế mạnh mẽ, với một tốc độ thần kì trong một ánh hào quang rực rỡ của tài năng như nền văn học của ta Ở châu Âu không có ai sáng tác được những cuốn sách lớn được cả thế giới hâm mộ như thế, và không có ai sáng tạo được cái đẹp thần diệu như vậy trong một hoàn cảnh gian nan không sao tả xiết” [4;tr.122]

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, nhân dân Nga lại có những đại biểu nghệ thuật của mình Giai đoạn “quý tộc” có các nhà thơ Tháng Chạp, có Puskin “người ca sĩ của

tự do” Giai đoạn “trí thức bình dân” có mỹ học, phê bình, văn học dân chủ cách mạng, có nhà thơ chiến sĩ Nhecrasov Giai đoạn “vô sản” có Gorki “chim báo bão”

Trang 11

của cách mạng Văn học Nga chính là “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga, phục vụ trực tiếp những nhiệm vụ lịch sử của từng giai đoạn”

Khác với mọi nơi, văn học ở nước Nga có một vai trò đặc biệt trong cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại ách thống trị nặng nề Các nhà văn Nga vô cùng cần thiết cho nhân dân vì chính họ làm nhiệm vụ thức tỉnh nhân dân chống lại ách thống trị nặng nề Các nhà văn Nga vô cùng cần thiết cho nhân dân vì chính họ đã làm nhiệm vụ thức tỉnh nhân dân đứng lên đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ Nhà văn lên tiếng tố giác cái xấu, cái ác, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống và đề xướng, cổ vũ cho những lý tưởng đẹp đẽ, những khát vọng cao quý trong cuộc sống mà mọi người cần hướng tới “Nghệ thuật vị nhân sinh” tràn đầy sức sống dồi dào, đã thắng “nghệ thuật vị nghệ thuật” Dòng văn học tiến bộ luôn luôn là dòng chủ lưu Văn học Nga từ rất sớm đã trở thành sự nghiệp của toàn dân tộc, gắn bó với vận mệnh của đất nước, với phong trào quần chúng, có tác dụng giáo dục tinh thần, đạo đức thẩm mỹ cho xã hội; lý giải, nhận thức những quy luật của cuộc sống, của lịch sử, tham gia giải quyết những vấn đề của thời đại và

dự báo tương lai

Bước vào thế kỷ XX, trung tâm cách mạng thế giới đã chuyển từ Tây Âu sang nước Nga.Từ đây nhân loại bước vào một thời đại mới như Lenin từng xác định là

"thời đại rung chuyển vũ bão, thời đại đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, thời đại nội chiến, thời đại cách mạng và phản cách mạng"

Chỉ trong vòng hơn 10 năm đầu của thế kỷ, nước Nga đã trải qua hai cuộc cách mạng (1905 và1917) làm chấn động cả thế giới Chế độ quân chủ chuyên chế phản động của Nga hoàn mục nát từ bên trong đã không đứng vững được trước cao trào

Trang 12

đấu tranh cách mạng của nhân dân do Đảng của Lenin lãnh đạo, và cuối cùng nó đã sụp đổ hoàn toàn vào tháng Mười 1917

Từ năm 1905, Lenin đã đặt vấn đề: giai cấp vô sản cách mạng phải xây dựng nền văn học của mình, nhằm phục vụ lợi ích cao cả của nhân dân lao động , đồng thời Người cũng đề xuất nguyên lý và nhiệm vụ của nền văn học đó Đến cuối năm

1917 khi cách mạng đã thành công bước đầu, giai cấp vô sản và nhân dân lao động

đã giành được chính quyền thì mới nảy sinh cơ sở và điều kiện lịch sử cụ thể để xây dựng nền văn học mới theo những nguyên lý đã đề ra: nền văn học vô sản cách mạng xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là Văn Học Xô Viết (gồm văn học Nga và các nước khác trong Liên bang)

Cùng với thời gian và sự nỗ lực tìm tòi sáng tạo, đi đôi với đấu tranh chống lại những quan điểm tư tưởng đối lập, thù nghịch, những người cầm bút Xô Viết dần dần nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn về cách mạng, về chế độ mới và nền văn học này, ngày càng tập hợp đông đảo dưới ngọn cờ cách mạng Đại Hội Nhà Văn Liên Xô lần thứ nhất (1934) đã đánh dấu sự lớn mạnh, trưởng thành của nền văn học Xô Viết đa dân tộc Chưa có một nền văn học nào trên thế giới phát triển và trưởng thành nhanh chóng đến thế Trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ từ khi

ra đời, nền văn học này đã có những tác phẩm đồ sộ được cả thế giới công nhận

trong đó có giải thưởng Nobel văn học cho tiểu thuyết Sông Đông êm đềm Trong

Đại Hội Nhà Văn Liên Xô 1934, M.Gorki đã đọc báo cáo nhấn mạnh: “không nên quên rằng nền văn học tư sản Nga phải cần đến gần một trăm năm, kể từ cuối thế

kỷ XVIII mới gây được cho mình một uy tín lớn trong cuộc sống và có ảnh hưởng nhất định đối với nó (văn học Xô Viết) Nền văn học Xô Viết chỉ sau mười lăm năm đã có được một ảnh hưởng như vậy”

Trang 13

Cuộc chiến tranh chống phát xít, bảo vệ Tổ quốc XHCN là một thử thách lịch

sử nặng nề và vinh quang đối với chế độ Xô Viết nói chung và văn học Xô Viết nói riêng

Bước vào cuộc chiến tranh, khoảng chín nghìn văn nghệ sĩ Xô Viết đã tình nguyện ra mặt trận với những cương vị, nhiệm vụ khác nhau Đến khi chiến tranh kết thúc, một phần ba số văn nghệ sĩ ấy đã vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường Các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ A.Tonstoi, M.Solokhov, Simonov đã ngày đêm sát cánh cùng các chiến sĩ Hồng quân và dân quân du kích, chiến đấu bằng súng đạn và bằng tác phẩm nghệ thuật của mình Nhiều nhà văn viết được nhiều tác phẩm xuất sắc, phản ánh kịp thời cuộc sống và chiến đấu gian khổ, ác liệt và anh hùng của chiến sĩ Hồng quân ngoài mặt trận, được dân chúng và binh sĩ nhiệt liệt đón nhận Những bài ký của I.Evenbua, B Polevoi, thơ và kịch của Ximonov, truyện ngắn và

ký của A.Tonstoi, M.Solokhov, truyện thiếu nhi của A.Gaida

Sau chiến tranh, cuộc chiến đấu chống phát xít vẫn còn là nguồn đề tài và cảm hứng mạnh mẽ cho sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Xô Viết suốt nhiều thập kỷ, góp phần làm cho văn học Xô Viết đạt thêm nhiều thành tựu mới

1.2 Tiểu sử tác gia M.A.Solokhov:

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp:

Mikhail Aleksandrovich Solokhov (1905_1984), là một nhà văn Nga Ông sinh

ra và lớn lên trong một gia đình lao động ở làng Crugilin, thị trấn Viesenxcaia, tỉnh Roxtov (một địa phương ở thảo nguyên vùng sông Đông) Cuộc đời và sự nghiệp của Solokhov gắn bó mật thiết với sự ra đời của một chế độ xã hội mới, chế độ Xã hội chủ nghĩa tại vùng đất sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hóa Codaz Phần lớn các tác phẩm của M.A.Solokhov đều lấy bối cảnh lịch sử là vùng sông Đông

Trang 14

Thuở nhỏ, Solokhov học tại trường dòng, về sau, gia đình có gửi ông lên Matxcova học vài năm rồi ông quay lại Rostov để tiếp tục học

Nội chiến Nga bùng nổ, Solokhov_lúc này mới 15 tuổi, bỏ dở việc học, hăng hái tham gia cách mạng ở quê hương như tham gia công tác xóa mù chữ, làm thư kí cho Ủy ban Xã, gia nhập lực lượng trưng thu lương thực cho ủy ban cách mạng Từ

1920 đến 1922, Solokhov tham gia lực lượng vũ trang tiễu trừ thổ phỉ khắp miền sông Đông Có lần, Solokhov bị sa vào tay tướng cướp thổ phỉ và ông may mắn thoát chết

Sự nghiệp văn chương của Solokhov bắt đầu bằng các vở kịch tuyên truyền cách mạng Solokhov rất say sưa với nhiệm vụ mới này Sáng tác của ông tuy tính nghệ thuật chưa cao nhưng đã thu hút được sự đồng tình của quần chúng Kể từ đó, Solokhov quyết tâm trở thành nhà văn và thử sức với loại hình văn xuôi hư cấu ngắn Ông muốn tái hiện lại bức tranh xã hội sống động của thời đại mình Sau nhiều vật lộn gian nan với thế giới ngôn từ, một vài kí sự và truyện ngắn của Solokhov được in trên các tạp chí của Matxcova

Năm 1923, Solokhov lên Matxcova Ông đã làm rất nhiều nghề như kế toán, thợ xây, lao công…để sinh sống và thực hiện giấc mơ viết văn Chàng thanh niên mười tám tuổi hăng hái hòa mình vào bầu không khí văn chương của thủ đô Chàng

gia nhập nhóm sáng tác Đội cận vệ trẻ và thường xuyên đến tòa soạn báo Thanh niên để gặp gỡ và tiếp xúc với các nhà văn trẻ cũng như các bậc lão thành trong

nghề Nỗi thôi thúc chàng trai viết về vùng đất quê hương mình càng nồng thắm hơn bao giờ hết Nhưng để làm được điều đó, chàng trai phải lấy cảm hứng và chất liệu ngay trên vùng sông Đông

Trang 15

Năm 1925, Solokhov quay về quê hương, lập gia đình và bắt đầu viết bộ tiểu

thuyết đồ sộ Sông Đông êm đềm, bộ tiểu thuyết gồm bốn tập này được viết trong

vòng mười lăm năm (1925_1940), đây được xem là một tượng đài của văn học Xô

Viết, sánh ngang với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy Năm 1927, Solokhov hoàn thành quyển một của bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm, đến năm

1928, tác phẩm được in trên tạp chí Tháng Mười, nhưng phải đến năm 1940, thì tập

bốn của bộ tiểu thuyết mới được hoàn thành Ngay từ quyển một thì tài năng của Solokhov đã làm cho công chúng và giới văn nghệ sĩ phải sửng sốt Nhiều người hoài nghi tại sao một người còn rất trẻ, lại xuất thân từ vùng nông thôn hẻo lánh, học vấn thấp lại có thể sáng tác được những áng văn kiệt xuất như thế Nhưng cũng

với thời gian, "nghi án" quyền tác giả của Solokhov đối với Sông Đông êm đềm

cũng đã được giải tỏa Bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học

đã chứng minh được nét chữ của Solokhov trên những trang bản thảo đầu tiên, và

M.A.Solokhov đúng là tác giả của Sông Đông êm đềm Gần như suốt cuộc đời

mình, ông sống tại vùng quê sông Đông và chính cuộc sống, con người nơi đây đã cho ông chất liệu và cảm hứng để viết nên tác phẩm lớn lao này Năm 1941, ông

được trao giải thưởng Stalin hạng nhất cho bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm và

cũng chính tác phẩm này đã đem lại cho ông giải Nobel Văn học năm 1965 với lời tuyên dương ông “đã diễn tả được một giai đoạn lịch sử trong cuộc chiến của nhân dân Nga bằng sức mạnh nghệ thuật toàn vẹn trong bộ sử thi về sông Đông”

Tuy nhiên, trước đó, tức năm 1926, mới là năm ghi nhận tập sách đầu tiên của

Solokhov Đấy là hai tập truyện ngắn Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh, tập

hợp các truyện ngắn của Solokhov in trên các báo Dấu ấn tài năng của Solokhov cũng đã thể hiện rõ ở hai tập truyện đầu tay này

Trang 16

Khi Đức nổ súng xâm lược Liên Xô, cuộc chiến tranh của Liên bang Xô Viết bắt đầu Solokhov, với tinh thần của một chiến sĩ quả cảm, lại tiếp tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng Khoác lên mình chiếc áo lính với tư cách là

phóng viên cho báo Sự Thật, ông đã hoạt động trên mặt trận miền Tây và nhiều nơi

khác Trong thời gian này, Solokhov viết hàng loạt những phóng sự nơi chiến tuyến để phản ánh tinh thần anh dũng của người Nga trong cuộc chiến chống phát

xít Đức như Trên sông Đông, Ở miền Nam, Những người Cozac và đặc biệt là truyện ngắn mang tính thời sự Khoa học căm thù Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu khởi thảo quyển tiểu thuyết Họ đã chiến đầu vì Tổ quốc Năm 1943, báo

Sự Thật bắt đầu đăng một số chương, quyển tiểu thuyết được nhà văn tiếp tục viết

đến năm 1969 nhưng cho đến khi ông mất (1984) thì tác phẩm vẫn chưa được hoàn thành Tuy vậy, với những phần đã công bố, độc giả có thể thấy được tầm bao quát

sử thi và khả năng đào sâu khám phá đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Nga, điều đó một lần nữa cho ta thấy được tài hoa của nhà văn

Một bộ tiểu thuyết nổi tiếng nữa của Solokhov là Đất vỡ hoang Được khởi thảo vào cuối năm 1930, có nghĩa là Solokhov đã phải dừng viết Sông Đông êm đềm để viết Đất vỡ hoang, tuy nhiên, số phận của quyển tiểu thuyết này khá “truân

chuyên”: quyển một được hoàn thành vào năm 1932, còn quyển hai, do bản thảo bị thất lạc trong chiến tranh, mãi cho đến khi hòa bình lập lại, Solokhov đã mới viết

lại và cho in từng chương trên tạp chí Thế giới mới từ năm 1954 đến năm 1959 mới hoàn thành Đất vỡ hoang được xem là “sách giáo khoa về cuộc sống nông thôn”

nước Nga thời bấy giờ vì nội dung cuốn sách tập trung phản ánh công cuộc cải

cách nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ vào thời gian đó Và với Đất vỡ hoang,

Trang 17

Solokhov đã giành được giải thưởng Lenin_giải thưởng cao nhất dành cho lĩnh vực văn học_nghệ thuật của Xô Viết

Hòa bình lập lại, Solokhov viết truyện ngắn bất hủ Số phận con người, đăng trên báo Sự Thật số ra ngày 31 tháng 12 năm 1956 và ngày 1 tháng 1 năm 1957

Sau khi được công bố, tác phẩm đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học của nền văn học Xô Viết cũng như nền văn học thế giới lúc bấy giờ

Ngày 21 tháng 2 năm 1984, Solokhov qua đời tại quê nhà, bên dòng sông Đông Ông là một trong những tấm gương lao động vĩ đại, là hiện thân cho ý chí vươn lên của những nhà văn chân đất

Ngoài việc là một nhà văn lớn, năm 1937, M.A.Solokhov còn được bầu vào Xô Viết tối cao Liên Xô Năm 1939, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xô Viết và thời gian sau đó là Phó chủ tịch Hội nhà văn Xô viết

1.3 Tác phẩm Số phận con người

1.3.1 Nội dung tác phẩm:

Truyện ngắn Số phận con người là một trong những tác phẩm đầu tiên của nền

văn học Xô Viết dám nhìn thẳng và tái hiện thành công nỗi đau của con người thời hậu chiến vì những mất mát do chiến tranh phát xít gây ra Tác phẩm được xem là khúc tráng ca bi thương của cuộc sống người dân sau chiến tranh Và đó cũng là lời cảnh báo, lên án sâu sắc về tác hại của chiến tranh mà bọn phát xít đã gây ra cho nhân dân vô tội

Tác phẩm ra đời khi người dân Xô Viết bắt tay vào hàn gắn những vết thương

do chiến tranh gây ra, đồng thời tiếp tục công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội Song không phải vết thương nào cũng có thể hàn gắn ngay được Để xây dựng cuộc sống mới, bao người dân Liên Xô đã âm thầm chịu đựng, vượt lên những tổn

Trang 18

thất đau thương do chiến tranh gây ra, vượt lên những khó khăn, thử thách chồng chất của thời hậu chiến Tuy nhiên, dẫu có nỗ lực đến mấy, rất nhiều mất mát cũng không bao giờ nguôi ngoai được Đặc biệt là những cảnh ngộ mất đi những người thân yêu Cảm phục trước sức mạnh tinh thần của nhân dân, thấu hiểu những nỗi đau vô bờ ấy, và trăn trở trước số phận tương lai của con người, Solokhov quyết định viết áng văn xuôi bi hùng về số phận con người Tác phẩm được ông thai nghén từ năm 1946, nhưng phải đến mười năm sau, tức cuối năm 1956, trong tinh thần dân chủ của xã hội Xô Viết và yêu cầu bức thiết của việc đổi mới sáng tạo nghệ thuật, truyện mới ra đời

Số phận con người là chủ đề xuyên suốt dòng văn học hiện đại thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc Trên sự đổ nát thảm khốc của thời đại, các nhà văn cố gắng đi tìm lời giải đáp cho số phận con người rồi sẽ đi về đâu Hàng loạt tác phẩm ra đời cốt để trả lời cho câu hỏi này Trong số các tác phẩm được đưa

vào giảng dạy ở Việt Nam, Ông già và biển cả và Số phận con người đều nằm

trong mảng đề tài này Tuy mỗi tác phẩm có nội dung riêng và cách viết của mỗi tác giả cũng không giống nhau những ý nghĩa cuối cùng các tác giả để lại đều là niềm tin của con người vào cuộc sống, cũng như lòng vị tha và quyết tâm vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn

Truyện ngắn Số phận con người được công bố lần đầu tiên trên báo Sự thật số

ra ngày 31 tháng 12 năm 1956 và ngày 1 tháng 1 năm 1957 Truyện có ý nghĩa khá quan trọng đối với toàn bộ sự phát triển của nền văn xuôi Xô Viết suốt giai đoạn sau này Bởi, người ta có thể tìm thấy ở tác phẩm này những phát hiện chủ yếu của văn học Xô Viết hiện đại Đây là tác phẩm đầu tiên của văn học Xô Viết mà trong

đó, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, thêm

Trang 19

vào đó, tác phẩm đã nhìn chiến tranh một cách toàn diện, chân thực Về sau, truyện được in trong tập “Truyện sông Đông”

Với ngòi bút hết sức cô đọng, tinh tế và gợi cảm, tác giả không chỉ xây dựng một tình tiết làm hạt nhân cho cốt truyện như thường thấy ở thể loại truyện ngắn,

mà xây dựng hàng loạt tình tiết xâu chuỗi với nhau tạo thành một cốt truyện phong phú Và cốt truyện này lại được kiến trúc theo một hình thức kết cấu cũng hết sức

kì thú_ “kết cấu kiểu bản giao hưởng” Cũng như một tác phẩm giao hưởng, Số phận con người gồm phần mở đầu, phần kết thúc và ba chương nội dung Các

chương có liên quan với nhau, nối tiếp nhau thể hiện cuộc đời gian nan của nhân vật chính Đồng thời mỗi chương lại là một câu chuyện trọn vẹn về một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật Xuyên suốt và gắn liền các chương với nhau là hai chủ đề: chủ đề anh hùng và chủ đề bi kịch Cũng như trong nhạc giao hưởng, hai chủ đề này xen kẽ với nhau, xung đột với nhau

Trong phần mở đầu, nhân vật A Xocolov đã vượt qua được những thử thách gian nan trong lao động và chiến đấu thời kì nội chiến và những năm phục hồi kinh

tế Cha mẹ và anh chị em của Xocolov đều bị chết đói, nhưng anh vẫn đứng vững được và dần dần xây dựng nên được cả một gia đình hạnh phúc, có nhà cửa, có vợ hiền và ba đứa con ngoan và thông minh

Ở chương I, chiến tranh thế giới thứ II vùng nổ, Xocolov từ giã vợ con lên đường ra tiền tuyến chiến đấu Không may, anh cùng nhiều đồng đội vị quân phát xít bắt làm tù binh Anh đã phải chịu đựng biết bao sự tra tấn, đánh đập tàn bạo, kinh khủng của kẻ thù Thần chết cũng đã lướt qua người anh nhưng bằng ý chí kiên cường, anh đã chiến thắng tất cả, anh khôn khéo chạy trốn ra khỏi trại tù binh, trở về Hồng quân kèm theo một chiến công: anh bắt về một tên thiếu tá phát xít Ít

Trang 20

lâu sau khi trở về đơn vị, Xocolov lại nhận được tin đau đớn nhất: một quả bom của phát xít Đức đã chôn vùi ngôi nhà cùng với người vợ và hai đứa con gái của anh

Ở chương II, một niềm vui mới, một hi vọng mới lại sưởi ấm cuộc đời của Xocolov: anh nhận được tin và thư của cậu con trai lớn, nay đã trở thành một đại

úy pháo binh thông minh, có tài năng và đầy triển vọng Xocolov hồi hộp chờ ngày gặp gỡ con Song, vào đúng ngày chiến thắng phát xít Đức_chiến tranh kết thúc, thì Xocolov, lại một lần nữa phải gánh chịu nỗi đau khi phải đưa tiễn người con trai anh hùng của mình đến nơi yên nghỉ cuối cùng

Trong chương III, chiến tranh kết thúc, Xocolov đến Uriupinxco, nơi có gia đình người bạn để tá túc, vật lộn với cuộc sống cô đơn và buồn khổ, Xocolov làm lái xe chở hàng và trong một lần tình cờ, anh gặp được cậu bé Vania và nhận em làm con nuôi Vania là một cậu bé mồ côi, cha chết ở mặt trận, mẹ chết khi tàu hỏa

bị đánh bom) Sự xuất hiện bé Vania là cả một câu chuyện đau thương, một tiếng thét phẫn nộ đối với chiến tranh phát xít, và là một bản án với chế độ phát xít Đức Phần kết thúc của bản giao hưởng vang lên giọng nói của chính tác giả, giọng nói hòa quyện chất trữ tình với tính chính luận tràn đầy âm hưởng bi tráng mà mãnh liệt, gợi suy tư man mác, nhưng chan chứa niềm tin và hi vọng Người cựu chiến binh Xô Viết và chú bé dễ thương ở cạnh nhau, nương tựa nhau, cùng xây dựng cuộc đời mới “Hai kẻ côi cút, hai hạt cát bị cơn giông bão chiến tranh với một sức mạnh ghê gớm ném vào nơi xa quê Cái gì đang chờ đợi họ ở phía trước? Tôi nghĩ rằng con người Nga này, con người với ý chí không gì khuất phục nổi và

em bé này lớn lên bên cạnh người cha, sẽ khắc phục được mọi điều , vượt qua được tất cả trên con đường đi tới, nếu như Tổ quốc kêu gọi” [7;tr.621]

Trang 21

1.3.2 Đề tài và chủ đề của tác phẩm Số phận con người:

*Đề tài của tác phẩm Số phận con người:

Từng tham gia chiến tranh nên hơn ai hết, M.A.Solokhov hiểu rõ được bản chất

và hiện thực nghiệt ngã của chiến tranh và tác giả đã chọn đề tài chiến tranh để đưa

vào tác phẩm Số phận con người Bằng tài năng của một nhà văn hiện thực Xã hội

chủ nghĩa và cái nhìn của một người chiến sĩ, Solokhov đã vẽ ra trước mắt người

đọc hiện thực của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết Số phận con người là một bản cáo trạng đanh thép đối với bọn phát xít Đức hung bạo, hiếu

chiến, đồng thời, tác giả cũng bày tỏ cái nhìn hết sức nhân văn và giá trị nhân đạo sâu sắc đối với những mảnh đời bất hạnh bị chiến tranh tàn phá

*Chủ đề của tác phẩm Số phận con người:

Số phận con người là một trong những chủ đề hàng đầu của văn học nhân loại

Tác phẩm Số phận con người không đề cập đến số phận của những con người

phi thường mà hướng đến cuộc đời và số phận của những con người rất đỗi bình thường trong cuộc sống thực tại, những con người bình thường ấy biết hi sinh hạnh phúc riêng tư cá nhân để đấu tranh cho hạnh phúc chung của dân tộc Thông qua việc tái hiện hiện thực của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết, M.A.Solokhov đã đề cập đến một vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc_số phận con người Nhà văn đã đi sâu vào khám phá và khai thác các khía cạnh tâm hồn, tình cảm của nhân vật A.Xocolov để làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp của con người có lý tưởng cao cả_một nhân cách Nga cao quý

Tác phẩm là áng văn chương trữ tình nhiều màu sắc, dạt dào tình cảm Nó vừa

mô tả một cách chân thực hiện thực của cuộc chiến, vừa mang đậm chủ nghĩa nhân văn sâu sắc Đặc biệt,tác phẩm luôn hướng về con người bằng tình cảm chân thành

Trang 22

và cao đẹp nhất Số phận con người là bản cáo trạng tố cáo tội ác của phát xít Đức

đã chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người Thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật A.Xocolov, Solokhov đã thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, đồng thời ca ngợi những khát vọng thầm kín, mãnh liệt về cuộc sống hạnh phúc cho những con người có phẩm chất tốt đẹp Tác giả đã viết về niềm tin vào sức mạnh vươn lên làm chủ số phận của con người nhằm củng cố sức mạnh và niềm tin về một tương lai tươi sáng trong lòng người Liên Xô thời bấy giờ

1.3.3 Về vấn đề thể loại của Số phận con người:

Đã có rất nhiều nhà phê bình cho rằng M.A Solokhov chỉ thành công lớn ở các

thể loại sử thi quy mô Và thật vậy, hai tập truyện đầu tay của Solokhov là: Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh tuy đã để lại dấu ấn của tác giả nhưng phải đến Số phận con người thì tài năng ở thể loại truyện ngắn của Solokhov mới được tất cả mọi người công nhận Và ta phải thừa nhận rằng: Số phận con người chính là đỉnh

cao của thể loại truyện ngắn của nhà văn Solokhov

Đặc điểm của truyện ngắn chính là tính súc tích và cô đọng Các nhà nghiên cứu văn học và lý luận văn học thì cho rằng : truyện ngắn là sự thể hiện một cách súc tích một hoặc vài giai đoạn nhỏ trong toàn bộ cuộc đời của nhân vật Sức mạnh của truyện ngắn thường không phụ thuộc vào độ lớn của phạm vi cuộc sống được phản ánh mà nó phụ thuộc vào tính chất điển hình và minh xác của một hay vài cảnh tượng, sự kiện mà trong đó, tính cách con người được bộc lộ Chúng ta có thể

kể đến những nhà văn thiên tài ở thể loại truyện ngắn như: O.Henry, Jack

London…Vì vậy, tác phẩm Số phận con người đã mở rộng ra rất nhiều quan niệm

cổ điển về thể loại này

Vì sao tôi lại nói như vậy?

Trang 23

Trong khuôn khổ của thể loại truyện ngắn ( Số phận con người chỉ gồm gần

bốn mươi trang sách) nhưng lại hàm chứa rất nhiều nội dung to lớn và sâu sắc Tác

phẩm Số phận con người không phải là viết về một hay vài giai đoạn nhỏ của cuộc

đời nhân vật , mà là cả một cuộc sống đầy rẫy biến cố, nhiều thời kì khác nhau của đất nước Xô Viết mà tập trung là thời kì chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cộng với một nội dung phong phú, tác phẩm có thể dùng làm sườn cho một thiên tiểu thuyết lớn Trên cơ sở cốt truyện đó, người ta có thể xây dựng một tác phẩm quy mô, khối

lượng không kém Đất vỡ hoang hay Sông Đông êm đềm Chính điều này đã khiến

cho giới giới phê bình và nghiên cứu văn học Xô Viết phải bàn cãi và tranh luận rất nhiều về những cách tân độc đáo của nhà văn Người ta bàn cãi rằng đó là truyện ngắn, truyện vừa hay tiểu thuyết? Một số nhà nghiên cứu có uy tín khẳng định rằng: sự cách tân của nhà văn về thể loại ở chỗ đã sáng tạo ra loại “truyện ngắn_sử thi” Điều này là giúp cho tác phẩm đứng vững trong khuôn khổ của thể loại truyện ngắn, mặc dù đây là truyện ngắn mang một dung lượng lớn

Tính cô đọng tối đa của lối tự sự với những chi tiết, tình huống điển hình và nhất là phải luôn luôn rõ ràng, đã chứng minh tài năng nghệ thuật của M.A.Solokhov Nhưng để có thể nói về những chi tiết quan trọng và chủ yếu một cách ngắn gọn thì tính cô đọng phải cần phải kết hợp với tính minh xác Điều đó được thể hiện trong việc hạn chế chi tiết, cả trong việc hạn chế những đoạn miêu tả phong cảnh thiên nhiên, những phần tự sự của tác giả và cả sự phong phú về mặt tư tưởng tình cảm của mỗi nhân vật

Đối với những quyển tiểu thuyết có dung lượng lớn, để miêu tả một nhân vật, một sự kiện, một hiện tượng thì nhà văn hoàn toàn có thể trình bày trong nhiều

trang viết, nhưng đối với thể loại truyện ngắn như Số phận con người, Solokhov

Trang 24

không thể nào “xa hoa” như thế được Phải làm sao để mỗi nét, mỗi chi tiết, mỗi cảnh tượng phải “khắc sâu” vào trí nhớ người đọc và giữ lại ở đó mãi mãi Ví dụ như ở phần mở đầu, khi nhân vật A.Xocolov hồi tưởng về gia đình yên ấm hạnh phúc của mình: “tôi sinh trưởng ở tỉnh Voronegio năm một nghìn chín trăm Hồi nội chiến phục vụ trong Hồng quân, ở sư đoàn Kích_vít_de Năm hai mươi đói kém, tôi trôi dạt đến Kuban làm thuê cho bọn cu lắc nên mới sống sót (…) Đối với tôi, không có ai đẹp hơn mà dễ thương hơn vợ tôi, trên đời này chưa từng có và

sẽ không bao giờ có! (…) chao ôi quý hóa biết bao khi có một người vừa là vợ vừa

là một bạn gái thông minh” [7;tr.590] “Mười năm ấy tôi làm việc đêm ngày Tiền lương khấm khá, và chúng tôi sống cũng chẳng đến nỗi thua em kém chị (…) mấy đứa con có sữa ăn với cháo, trên đầu có mái nhà che nắng, che mưa, giầy dép đủ, quần áo đủ, thế là mọi sự đều ổn cả” [7;tr593] Chỉ vài mươi dòng miêu tả nhưng người đọc đã hiểu được về hoàn cảnh gia đình và vợ con của Xocolov: đó là về người vợ yêu quý Irina của Xocolov, về tính tình dịu dàng, đảm đang và chung thủy của Irina đối với chồng, miêu tả về những đứa con của Xocolov Như đã nói ở trên, chính tính súc tích và cô đọng cao là một bí quyết làm nên sự thành công của

Solokhov trong việc miêu tả cuộc sống và tính cách của nhân vật trong Số phận con người

Tóm lại, một trong những đặc điểm nổi bật nhất về mặt thể loại của truyện ngắn

Số phận con người là quy mô rộng lớn của tính chất sử thi và chủ đề tư tưởng mà

nó hàm chứa, đồng thời, nó còn tuân thủ một cách chặt chẽ những đặc tính cô động cao độ, tính điển hình và tính minh xác trong từng chi tiết, sự kiện

1.3.4 Khát quát về đặc trưng nghệ thuật của Số phận con người:

Trang 25

“Thà ít hơn mà tốt hơn”, đó là câu tục ngữ nổi tiếng của nhân dân Nga và đó cũng là phương châm sáng tạo của Solokhov Chính vì vậy, Solokhov không hề vội vàng, ông làm việc với nhịp điệu chậm rãi, sửa đi sửa lại tác phẩm nhiều lần, trau chuốt, gọt giũa từng hình tượng, câu chữ, làm cho chi tiết trở nên hoàn thiện hơn

Điều này được thể hiện rõ ràng trong Số phận con người_đứa con tinh thần mà ông

đã mang nặng đẻ đau trong suốt mười năm Chính vì vậy khi tác phẩm ra đời đã được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước nhiệt liệt đón nhận

Những đặc sắc nghệ thuật mà ta có thể khát quát khi đọc qua tác phẩm, đó là:

Cách kể truyện: Truyện ngắn Số phận con người được xây dựng theo lối kết cấu

truyện lồng truyện, ở đây có hai người kể chuyện, người thứ nhất là tác giả, người thứ hai là nhân vật Xocolov_nhân vật chính Thái độ của người kể chuyện là đồng cảm sâu sắc với nhân vật chính, xúc động mãnh liệt trước số phận của nhân vật này, tạo nên chất trữ tình sâu sắc của tác phẩm Truyện cũng có một đoạn trữ tình ngoài đề ở phần cuối bày tỏ sự đồng cảm, sự khâm phục và lòng tin của tác giả đối với tính cách Nga kiên cường và nhân hậu Nhà văn tin tưởng vào thế hệ tương lai của nước Nga_Xô Viết thông qua hình ảnh chú bé Vania: “con người Nga đó là người có ý chí kiên cường không gì bẻ gãy, và sống bên cạnh bố, chú bé kia khi đã đớn lên có thể sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách” [7; tr.621] Đó cũng là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi cá nhân sau chiến tranh Cách kể chuyện này đã tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân

Cốt truyện và chi tiết cũng thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của M.A.Solokhov, đó là tôn trọng tính chân thật Tác phẩm không tô hồng hiện thực bằng lối kết thúc có hậu mà báo trước vô vàn khó khăn, trở ngại mà con người phải

Trang 26

vượt qua trên con đường tìm kiếm hạnh phúc Solokhov đã miêu tả chiến tranh với

bộ mặt thật của nó, trong “đau khổ, chết chóc, máu me” (Lev Tolstoi), thể hiện một cách nhìn mới, một cách miêu tả mới hiện thực cuộc sống sau chiến tranh Tác giả

đã sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết, tình tiết cảm động để khám phá chiều sâu tâm hồn, tính cách của nhân vật: (cảnh Xocolov đối đáp với tên chỉ huy trại tập trung người Đức, cảnh Xocolov nhận con, cảnh bé Vania kể lại cuộc đời em, những giọt nước mắt của vợ người bạn, giấc ngủ đầy sự ám ảnh của Xocolov)

Thêm vào đó là bút pháp xây dựng hình tượng nhân vật của Solokhov, nhân vật trong tác phẩm là những con người rất đỗi bình thường, thậm chí nhỏ bé với tất cả các mối quan hệ phức tạp, đa dạng, tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh Tác giả đã ví hai cha con Xocolov như: “hai con người côi cút, hai hạt cát đã

bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền đất xa lạ” [7; tr.621] Chính hoàn cảnh đau khổ ghê gớm của Xocolov đã làm nổi bật tâm hồn nhân hậu và tính cách kiên cường, đó là những con người bình thường mà vĩ đại, là hình ảnh đại diện của nhân dân Xô Viết

Cuối cùng, đó là cách sử dụng ngôn ngữ một cách trau chuốt, cô đọng và minh xác Tất cả những điều này thể hiện tài năng nghệ thuật của một nhà văn tầm cỡ như M.A.Solokhov, một người luôn cống hiến hết mình cho văn chương nghệ thuật Phần này, tôi sẽ đi sâu vào phân tích ở chương III

Trang 27

Chương II: Giá trị nội dung của tác phẩm Số phận con người

2.1 Số phận con người trong cuộc chiến và sau khi cuộc chiến đi qua: 2.1.1 Số phận con người trong cuộc chiến:

Tác giả_nhân vật Tôi đã gặp gỡ một người đàn ông và một chú bé tại bến đò qua sông Alance, đây chính là người đàn ông có: “đôi mắt như bị phủ tro, chan chứa một nỗi buồn thê thảm, chết chóc đến nỗi ta không dám nhìn” [7 ;tr.589], người đàn ông ấy là Andray Xocolov, phải trải qua tấm thảm kịch kinh khủng thế nào thì Xocolov mới sở hữu một đôi mắt buồn thê thảm đến như vậy

Xocolov là một người có tính tình cần cù, chịu thương, chịu khó, biết vươn lên trong cuộc sống Bố mẹ và em gái của anh đều chết đói, chỉ còn một mình anh sống sót nhờ đi làm thuê đủ thứ nghề: thợ mộc, thợ nguội và lái xe: “tôi sinh trưởng ở tỉnh Voronegio năm một nghìn chín trăm Hồi nội chiến phục vụ trong Hồng quân, ở sư đoàn Kích_vít_de Năm hai mươi đói kém, tôi trôi dạt đến Kuban làm thuê cho bọn cu lắc nên mới sống sót” [7; tr.590] Chính vì anh luôn luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống nên cuối cùng, anh cũng đã có được một mái nhà với người vợ hiền hậu Irina và ba đứa con ngoan ngoãn, thông minh: “ Trong mười năm, chúng tôi đã chắt chiu dành dụm được ít tiền, và trước chiến tranh đã dựng được một ngôi nhà nhỏ, hai phòng, có gian kho và một hành lang nho nhỏ Irina mua được hai con dê Còn đòi hỏi gì hơn nữa chứ? Mấy đứa con có sữa ăn với cháo, trên đầu có mái nhà che nắng, che mưa, giày dép đủ, quần áo đủ, thế là mọi

sự đều ổn cả” [7; tr.593]

Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, Xocolov lên đường nhập ngũ để chiến đấu bảo

vệ Tổ quốc Lúc ấy, Xocolov đang có một gia đình hạnh phúc Để vượt lên những

Trang 28

níu kéo của tình cảm riêng tư, chắc chắn rằng Xocolov phải mang trong mình lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của một công dân đối với đất nước

Trong cuộc sống lao động hằng ngày, Xocolov là người cần cù chăm chỉ Và khi ra đến mặt trận, anh trở thành một người lính Xô Viết tiêu biểu vì tinh thần anh hùng, gan dạ: “Đằng kia các đồng chí của tôi có thể đang hi sinh, còn ở đây tôi chần chừ à ?(…) Và tôi bắt đầu lao đi Cả đời mình, chưa bao giờ tôi phóng như lần này Tôi biết mình chở không phải khoai tây, biết là thứ hàng này phải chở đi hết sức thận trọng Nhưng làm sao có thể thận trọng giữa lúc đồng chí mình đang chiến đấu với hai tay không” [7; tr.596] Xocolov hiểu rõ xe chở đạn pháo nếu sơ sẩy thì người bị nguy hiểm đầu tiên sẽ là anh, nhưng anh không vì thế mà chùng bước, đồng đội của anh đang rất cần đạn pháo để chiến đấu Điều ấy chứng tỏ sự can đảm và tinh thần trách nhiệm của Xocolov

Ngay cả khi bị phát xít Đức bắt làm tù binh, chịu không biết bao nhiêu khổ cực nhưng sự anh dũng và ý chí kiên cường của người chiến sĩ Xô Viết vẫn giữ vững Người viết đã từng được xem những phóng sự cũng như những bài báo viết về trại tập trung và trại tù binh của phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ II, và nơi đó quả thật là địa ngục trần gian Ở đó, bọn chúng hành hạ dã man những người Xô Viết, người Do Thái như thời Trung cổ như: dùm kềm bẻ răng, dùng sắt nung nóng châm lên người…Độc ác hơn, chúng lùa những người Do Thái vào phòng kín rồi phun khí độc để giết chết tất cả, hàng chục nghìn người đã chết một cách đau đớn như vậy

Và Xocolov trong thời gian bị bắt làm tù binh đã phải chịu những trận đòn roi tàn bạo của bọn phát xít Những công việc làm lụng quá cực khổ không phù hợp

Trang 29

với sức người cộng thêm những trận đòn roi đã giết lần giết mòn những người chiến sĩ Hồng quân trong đó có Xocolov

_ “Bọn rắn độc khốn nạn và lũ ăn bám ấy đánh đập ra dã man; đối với súc vật,

ta cũng không nỡ đánh đập như vậy Đánh bằng tay, đạp bằng chân, đánh bằng bất

kì thanh sắt nào vớ được, đó là chưa kể đến báng súng và những thanh củi hay thanh gỗ khác” [7; tr 604]

_ “Chúng đánh vì mình là người Nga, vì mình còn sống, vì mình làm việc cho chúng, bọn chó đểu Chúng đánh vì mình nhìn, mình bước, mình xoay người không như chúng muốn Chúng đánh, chỉ đơn giản là đánh cho chết, vì muốn ta trút ra giọt máu cuối cùng, để ta tắt thở sau những trận đòn Chắc hẳn là ở Đức chưa đủ lò thiêu người cho tất cả chúng tôi” [7; tr.604]

Những dẫn chứng trên là minh chứng hùng hồn cho sự tàn độc của bọn phát xít Đức Bị đánh đập tàn nhẫn như vậy, cộng thêm vào đó là chế độ ăn uống, làm việc quá kham khổ, không phù hợp với sức người nên những người tù binh cứ lần lượt chết đi

_ “Còn về ăn uống thì nơi nào cũng giống nơi nào: lạng rưỡi bánh bột tạp nham lẫn mạt cưa, và món canh củ cải lõng bõng” [7; tr.605]

_ “Trước chiến tranh, tôi cân nặng tám mươi sáu ki lô, thế mà đến mùa thu năm

ấy chỉ còn không quá năm mươi Chỉ có da bọc xương và bộ xương ấy thì tôi cũng không đủ sức để kéo lê nó đi nữa Còn công việc thì cứ phải làm, không được hé răng kêu ca, mà công việc thì sức ngựa kéo xe cũng không đương nổi” [7; tr.605] _ “Hồi đó trong trại có ngót hai nghìn anh em mình Tất cả đều lao động, làm

đá, tay không mà đục, mà xẻ, mà đập đá Đức Định mức một người bốn thước khối một ngày, mà người thì anh xem, không còn sức để làm công việc khổ sai ấy Thế

Trang 30

là bắt đầu rơi rụng: sau hai tháng, một trăm bốn mươi hai người của đội chúng tôi chỉ còn lại năm mươi bảy” [7; tr.605]

Tuy bị bắt làm tù binh và sống trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, có khi cái chết tưởng như đã kề cận Xocolov nhưng chưa bao giờ anh đánh mất phẩm chất anh hùng của một người chiến sĩ Xô Viết Khi bị tên sĩ quan Đức gọi lên, Xocolov nghĩ rằng mình sẽ phải chết: “Nó gọi lên làm gì đã rõ Cho về chầu ông vãi đấy thôi” [7; tr.607] Biết mình sắp phải chết nhưng anh vẫn hết sức bình tĩnh, một người bình thường khi phải đối mặt với cái chết, biết mình sắp phải chết mà không cách gì thay đổi được thì thường rất hoảng loạn và sợ hãi, nhưng Xocolov vẫn giữ được sự bình tĩnh thì chứng tỏ anh phải là người rất gan dạ và dũng cảm: “tôi thấy xót thương Irina và các con thân yêu; rồi lòng xót thương nguôi đi và tôi chuẩn bị tinh thần để dũng cảm nhìn vào lỗ nòng súng lục, theo đúng khí phách của người lính, để cho kẻ thù khỏi thấy rằng ở phút cuối cùng tôi đã vĩnh biệt cuộc đời một cách nặng nề” [7; tr.607]

Lên gặp tên chỉ huy người Đức mà trong phòng hắn ta bày biện đủ thứ đồ ăn ngon, đối với một người bị đói lâu ngày như Xocolov quả thật là một cách tra tấn tinh thần, nghị lực và sức chịu đựng của Xocolov Giờ đây, Xocolov không còn là một người chiến sĩ anh dũng ở mặt trận mà chỉ là một người tù binh đói khát với cơ thể chưa được năm mươi ki lô Con người ta trong hoàn cảnh bình thường có thể không chịu nhục nhã, không chịu khuất phục, không thể đánh mất lòng tự trọng và danh dự, không đánh mất phẩm chất và khí tiết nhưng trong tình huống này, tình huống mà bản năng sinh tồn của mỗi con người trỗi dậy, khi mà Xocolov đứng trước sự sợ hãi về một cái chết được báo trước, đứng trước những món ăn ngon với một người thiếu đói lâu ngày mà cơ thể chỉ còn vỏn vẹn chưa tới năm mươi ki lô,

Trang 31

mấy ai còn đủ lý trí để kiềm giữ lại phần “con” của “con người” nổi dậy Mấy ai dám vỗ ngực mà nói rằng: “tôi không sợ chết, tôi không bị cám dỗ” trong một hoàn cảnh như vậy Người ta có thể dễ dàng đánh mất danh dự và lòng tự trọng trong những hoàn cảnh như vậy nhưng với Xocolov thì không, anh đã chiến thắng sự sợ hãi và phần “con” trong chính bản thân mình: “Trong nháy mắt, tôi đã nhìn thấy hết các thức ăn, anh có biết không, ruột tôi quặn lên suýt thì nôn Tôi vốn bị đói, cứ như là một con chó sói, không còn quen với thức ăn của người nữa, thế mà bày ra

đó cơ man nào là của ngon…Tôi cũng cố giữ được cho khỏi nôn, nhưng phải lấy hết gân sức mới bắt cặp mắt rời khỏi cái bàn” [7; tr.607]

Khi tên chỉ huy đưa cho Xocolov một cốc rượu, bánh mì và yêu cầu Xocolov uống mừng chiến thắng của quân đội Đức, anh đã không làm theo lời bọn chúng Mặc dù biết rằng lời từ chối của mình có thể dẫn đến cái chết cho chính bản thân mình ngay lập tức nhưng Xocolov vẫn từ chối Đó là vì: “nghe những lời ấy, tôi cứ như bị bỏng Tôi tự nghĩ: “đời tao, một chiến sĩ Nga, uống mừng chiến thắng của quân đội Đức à? Thằng chỉ huy kia ơi, mày muốn trò gì đấy hả? Tao chỉ có chết thôi, quỷ tha ma bắt mày với cả rượu nhà mày đi!” [7; tr.608] Chính sự trung thành với tổ quốc của anh làm tất cả người đọc phải thán phục Nếu Xocolov ngoan ngoãn làm theo ý chúng, biết đâu anh sẽ được bọn chúng tha chết, và việc uống một ly rượu, ăn một miếng bánh mì cũng không thể nào quy cho anh tội phản quốc được Nhưng không, lương tâm của Xocolov, lòng trung thành của anh đối với Tổ quốc không cho phép anh làm như thế: “tôi muốn chứng tỏ cho chúng, bọn chó đểu

ấy, thấy rằng tuy bị đói khát, tôi vẫn không chịu nghẹn họng vì miếng ăn của chúng thí cho, rằng tôi có phẩm chất Nga, và niềm kiêu hãnh của mình, rằng chúng ra sức tới mấy đi nữa cũng không biến được tôi thành súc vật” [7; tr.608] Đọc đến đây, ta

Trang 32

lại càng cảm phục một nhân cách Nga hết sức cao cả của Xocolov Chính vì nhân cách Nga cao cả ấy mà ngay đến kẻ thù_bọn phát xít Đức ở trại tù binh_ cũng phải

nể trọng Xocolov, và bọn chúng đã tha chết cho anh: “này Xocolov, mày là một thằng lính ra chân chính Mày cũng là một thằng lính dũng cảm Tao cũng là lính,

và tao trọng những địch thủ có khí tiết Tao sẽ không bắn mày nữa.” [7; tr.609]

Từ lúc bị bắt làm tù binh, trong lòng Xocolov luôn nung nấu ý định bỏ trốn Cuối cùng, thời cơ đã đến, anh được chọn làm lái xe cho một tên thiếu tá Đức Anh

đã khôn khéo lập kế hoạch bỏ trốn, đồng thời còn bắt cả tên thiếu tá Đức ấy làm tù binh, lập được công lớn Xocolov không những là một người lính trung thành, gan

dạ, anh dũng mà còn là một người rất thông minh

Trở về lại bên đồng đội, đồng chí của mình, Xocolov khấp khởi báo tin mừng cho gia đình nhưng trả lời thư anh lại là lá thư hung tin của bác thợ mộc láng giềng Ivan báo cho anh biết rằng vợ anh Irina và hai người con gái, cùng ngôi nhà đã bị bom phát xít chôn vùi Nỗi vui mừng vì trốn thoát khỏi trại tù binh vẫn còn chưa dứt thì anh đã phải hứng chịu một nỗi đau quá lớn, quá sức chịu đựng: “mắt tối sầm, tim thắt lại như không còn đập nữa” [7; tr.613]

Và trong anh càng lại dấy lên nỗi ân hận vì đã xô Irina ra trong ngày đưa tiễn anh lên đường nhập ngũ Chính anh cũng không ngờ rằng cuộc chia ly ngày nào tại sân ga lại là định mệnh của đời anh, vì nó đã khiến cuộc đời anh bước sang một ngã khác, đầy đau khổ và nước mắt Irina là một người vợ hết mực thương yêu chồng Trong ngày đưa tiễn anh tại sân ga, dường như Irina đã linh cảm được đây

là cuộc chia ly vĩnh biệt mãi mãi nên cô đã khóc rất nhiều Lúc ấy, Irina: “như một thân cây bị đẵn sắp đổ (…) như một chiếc lá dính vào cành, chỉ có run rẩy toàn thân, không nói được nữa lời” [7; tr 594] Chính sự đau khổ tột cùng của Irina đã

Trang 33

làm cho Xocolov_một người lính đang sôi sục ý chí chiến đấu chống lại kẻ thù_đâm ra bực bội Và anh đã làm cái việc mà: “cho đến chết, cho đến giờ phút cuối cùng của đời mình, tôi sẽ chết, nhưng tôi không thể tha thứ cho mình về việc

đã xô vợ trong giờ phút đó!” [7; tr.594], và hành động xô vợ ra đã làm cho Xocolov ân hận suốt cả cuộc đời Xét cho cùng, lỗi không phải ở Xocolov mà lỗi là

do chiến tranh, do bè lũ phát xít hiếu chiến gây ra Chiến tranh đã gieo rắc biết bao đau thương cho toàn thể nhân dân Xô Viết, chiến tranh không chừa một ai và Xocolov và gia đình chỉ là một nạn nhân điển hình của chiến tranh giữa triệu triệu người Xô Viết

Sau khi nhận được tin dữ từ quê nhà, Xocolov đã bị một cú sốc quá lớn tưởng chừng không thể nào gượng dậy nỗi Nhưng ba tháng sau, anh nhận được tin Anatoli, đứa con trai lớn, đứa con trai duy nhất của anh vẫn còn sống và hiện đang

là đại úy, chỉ huy một đại đội pháo Tin vui nay đưa đến là một cứu cánh cho Xocolov trong thời điểm này Một lần nữa, Xocolov lại nuôi niềm hi vọng, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp: “thế rồi đêm đến, tôi xây mộng tuổi già: chiến tranh sẽ kết thúc này, tôi cưới vợ cho con trai này, sẽ đến ở với vợ chồng chúng, làm mộc, sửa sang nhà cửa, chăm sóc cháu nội” [7; tr.615] Niềm hi vọng quá nhiều, niềm tin quá mãnh liệt ấy không ngờ lại tan thành mây khói khi Xocolov phải: “chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của tôi” [7; tr.616] Hoàn cảnh của Xocolov đã đến mức tận cùng đau khổ, anh chỉ còn lại một niềm hi vọng để tiếp tục sống, đó là Anatoli, vậy mà Anatoli lại hi sinh đúng vào ngày chiến thắng Ông trời cứ như trêu người, nỗi đau này chất chồng lên nỗi đau khác, tin vui còn chưa kịp vui trọn thì tin dữ đã ập đến, biết phải làm sao

Trang 34

khi chiến tranh phát xít quá tàn nhẫn, không tha cho một ai, dù là người đã đi đến tận cùng mất mát và đau khổ như Xocolov

Có thể nói, đây là cái giá đắt nhất của chiến thắng: những mất mát, những nỗi đau tột cùng do chiến tranh mang lại Ngoài việc lên án chiến tranh, ca ngợi khí phách anh hùng của nhân dân Xô viết, bên cạnh đó, Xocolov đã làm một việc rất mới mẻ so với các nhà văn cùng thời, đó là một cách nhìn mới về chiến tranh, tác giả đã dám nhìn thẳng vào những hi sinh, những mất mát của đất nước sau cuộc chiến Đất nước Xô Viết đã mất hai mươi triệu người trong cuộc chiến tranh này, nỗi đau quá lớn không bút mực nào tả xiết ấy mới chỉ được bày tỏ qua hai số phận tiêu biểu là Xocolov và bé Vania

2.2 Số phận con người khi cuộc chiến đi qua:

Chiến tranh kết thúc, trở về với cuộc sống bình thường, Xocolov không quay về quê nhà Voronergio mà đến ở tá túc nhà một người bạn chiến đấu ở Uriuxpinco Vì sao Xocolov lại không quay về quê nhà sinh sống? Có lẽ vì quê nhà là nơi giữ quá nhiều kỉ niệm êm đềm về gia đình, vợ con, mà anh không dám đối mặt Chính vì quá đau khổ bởi hiện thực nghiệt ngã, đó là anh không còn bất kì một người thân nào trên cõi đời, giờ đây, chỉ còn một mình anh sống qua những tháng ngày đau khổ, nỗi đau ấy quá lớn, quá sức chịu đựng ấy khiến anh không thể quay lại quê nhà, để đối diện với hố bom sâu hoắm đã phá tan ngôi nhà và giết chết vợ cùng hai người con gái của anh Anh ra đi, như một sự trốn chạy với thực tại, một thực tại quá nghiệt ngã, thực tại đó chỉ có một mình anh trơ trọi trên cõi đời này Chắc chắn

số phận đau buồn không chỉ lựa chọn một mình Xocolov mà còn vùi dập biết bao người Chiến tranh đã tước đoạt đi tất cả những gì mà họ quý giá: quê hương, gia đình, tình yêu thương, niềm hi vọng Hết chiến tranh, trước mặt họ là một khoảng

Trang 35

trống khủng khiếp: không nhà cửa, không vợ con, không niềm hi vọng Từng bị hành hạ dã man trong nhà tù của phát xít Đức, Xocolov vẫn đứng vững Nhưng giờ đây, phải đối mặt với một sự thật tàn nhẫn: “ chôn trên đất người, đất Đức niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng” [7;tr.616] Tinh thần và thể chất dường như đổ sụp Nỗi buồn đau mất mát in đậm trên gương mặt anh: “đôi mắt như bị phủ tro, chan chứa một nỗi buồn thê thảm, chết chóc đến nỗi ta không dám nhìn” [7; tr.589], vò xé trái tim anh: “trái tim đã từng bị đau khổ làm chai lì” [7;tr.619], tàn phá sức khỏe anh: “quả tim của tôi đã rệu rã lắm rồi (…) có khi tự nhiên nó nhói lên , thắt lại, và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi Tôi chỉ sợ lúc nào đó đang ngủ

mà tôi chết luôn” [7;tr.621]

Đến Uriuxpinco, Xocolov tìm quên lãng quên bằng rượu và: “phải nói rằng tôi

đã quá say mê cái món nguy hại ấy” [7;tr.617], một lời tâm sự bộc lộ sự bế tắc và tuyệt vọng Biết là nguy hại nhưng Xocolov vẫn cứ lao vào Dường như anh đã không thể tránh khỏi lối mòn tự hủy hoại được báo trước ấy Việc thể hiện một chuỗi những đau thương và hi vọng đan xen lẫn nhau ở nhân vật Xocolov, tác giả muốn thông qua nhân vật này để nói lên số phận của cá dân tộc Nga trong thời bão táp của cuộc chiến tranh vệ quốc và khôi phục, xây dựng đất nước Có lẽ vì ý tưởng đó mà đến cuối tác phẩm, tác giả để cho nhân vật Xocolov nhận bé Vania làm con nuôi

Chính Xocolov cũng chẳng giải thích với tác giả_nhân vật Tôi rằng vì sao anh lại biết tên chú bé lang thang tội nghiệp ấy là Vania: “còn tôi thì bảo với nó rằng tôi là người từng trãi, cái gì cũng biết” [7;tr.617] Vania là một đứa bé lang thang,

và cũng là một nạn nhân của cuộc chiến Có lẽ ngẫu nhiên mà Xocolov gọi đúng tên của nó hay tại vì lâu nay không ai gọi tên nó bao giờ nên nó cũng chẳng biết tên

Trang 36

mình là gì, cho đến khi có người gọi nó bằng cái tên Vania thì nó mới mừng rỡ:

“sao bác lại biết tên cháu là Vania?” [7;tr.617]

Vẻ ngây thơ tội nghiệp của Vania: “thằng bé rách bươm như xơ mướp Mặt mũi thì bê bết nước dưa đỏ, lem luốc, bụi bặm, bẩn như hủi, đầu tóc rối bù” [7;tr.617]…Cho đến những câu trả lời kiểu trẻ con nhưng rất thương tâm của bé:

“bố cháu đâu hả Vania? Nó rỉ tai: chết ở mặt trận_ Thế mẹ cháu?_ Mẹ bị bom chết trên tài hỏa khi hai mẹ con cháu đi tàu_ Thế cháu từ đâu đến?_ Cháu không biết, không nhớ…_ Thế ở đây cháu không có ai là bà con thân thuộc à?_ Không có ai cả_ Thế đêm cháu ngủ ở đâu?_ Bạ đâu ngủ đó.” [7;tr.617] đã khiến cho Xocolov

dù đã là một người đàn ông từng trải vẫn không cầm được nước mắt

Một cuộc đối đáp hết sức ngắn gọn nhưng lại ta lại thấy như có dao cứa vào tim mình Một chú bé mới khoảng năm, sáu tuổi mà: “lại lặng thinh, tư lự, chốc chốc liếc nhìn tôi dưới đôi hàng mi dài cong vút, và lại thở dài” [7;tr.617] Xocolov đã từng có những đứa con ngoan, dễ thương, học giỏi Bé Vania đã gợi lên trong anh tình cảm của một người cha Yêu quý trẻ con, Xocolov đã có một sự nhạy cảm đến

kì lạ với những nỗi đau non dại của trẻ Nghe tiếng thở dài bất chợt của chú bé, anh không khỏi chạnh lòng: “một con chim non nớt như thế mà đã học thở dài ư? Đấy đâu phải là việc của nó?” [7;tr.617]

Một chú bé như vậy không phải là rất đáng thương hay sao?

Khi biết được cảnh ngộ đau lòng của bé Vania: không cha, không mẹ, không nơi nương tựa thì tình cảm và trách nhiệm của một người cha, tình thương mến trẻ thơ_một tình cảm bản năng của mọi tấm lòng nhân hậu, đã thức dậy trong Xocolov Trái tim tưởng chừng như tan nát, chai sạn vì đau khổ của anh lại đập lên những nhịp đập xúc động, cảm thông, chan chứa đầy tình thương yêu và lòng trắc

Ngày đăng: 24/11/2015, 14:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chân dung các nhà văn thế giới- Nhà xuất bản giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung các nhà văn thế giới
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
2. Hoàng Trinh- Phương Tây văn học và con người- Nhà xuất bản hội nhà văn Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Tây văn học và con người
Nhà XB: Nhà xuất bản hội nhà văn Hà Nội
3. Lịch sử văn học Nga- Nhà xuất bản giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
4. Lịch sử văn học Xô Viết (tập 2)- Nhà xuất bản văn hóa- Viện văn học 5. Lưu Đức Trung (chủ biên)- Giảng văn văn học nước ngoài 12- Nhà xuấtbản giáo dục, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Xô Viết (tập 2)- "Nhà xuất bản văn hóa- Viện văn học 5. Lưu Đức Trung (chủ biên)- "Giảng văn văn học nước ngoài 12
Nhà XB: Nhà xuất bản văn hóa- Viện văn học 5. Lưu Đức Trung (chủ biên)- "Giảng văn văn học nước ngoài 12"- Nhà xuất bản giáo dục
6. Lương Duy Cán- Rèn luyện kĩ năng làm văn 12- Nhà xuất bản giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng làm văn 12
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
7. Nguyễn Duy Bình (dịch)- Số phận con người- Tuyển tập Mikhain Solokhov- Nhà xuất bản Cầu Vồng Matxcova, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Mikhain Solokhov
Nhà XB: Nhà xuất bản Cầu Vồng Matxcova
8. Nguyễn Đăng Mạnh- Phân tích tác phẩm văn học nâng cao 12- Nhà xuất bản giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm văn học nâng cao 12
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
9. PGS_TS Lê Huy Bắc- Chuyên đề dạy và học ngữ văn 12- Số phận con người- Nhà xuất bản giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề dạy và học ngữ văn 12- Số phận con người
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
10. Trần Đình Sử-Thi pháp học hiện đại- Nhà xuất bản Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
11. Từ điển văn học- Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội"

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w