Xã hội Xô Viết sau chiến tranh thế giới thứ II

Một phần của tài liệu tác phẩm số phận con người của m a solokhov (Trang 42 - 48)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3Xã hội Xô Viết sau chiến tranh thế giới thứ II

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô đã phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề do chiến tranh gây ra. Vinh quang và chiến thắng ấy đã được đánh đổi bằng xương máu của hai mươi triệu người Xô Viết. Sự mất mát ấy còn bao gồm cả nỗi đau của những người ở lại, của những người như Xocolov và bé Vania.

Tác phẩm Số phận con người đã phản ánh một cách đầy đủ và chân thực nhất một giai đoạn lịch sử đầy biến động và thăng trầm của đất nước Xô Viết, có vinh

43

quang, chiến thắng, có mất mát, hi sinh, có nỗi đau âm ỉ kéo dài và có cả những mặt hạn chế của đất nước Liên Xô tại thời điểm đó.

Điển hình như chuyện Xocolov bị tịch thu bằng lái xe khi không may va quyệt phải con bò và chuyện bé Vania. Hoàn cảnh của bé Vania hết sức đáng thương, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nhà cửa, không nơi nương tựa. Về phần Xocolov, anh là một người chiến sĩ đã chiến đấu hết mình để bảo vệ Tổ quốc, người con trai duy nhất của anh cũng đã hi sinh vào đúng ngày chiến thắng. Khi quay về với cuộc sống đời thường, mang trên mình những vết thương trên da thịt và nỗi đau dai dẳng không bao giờ kết thúc về cái chết của vợ con, giờ đây, anh chỉ còn lại trơ trọi một mình trên thế gian. Mang theo nỗi đau không bao giờ kết thúc lang thang trên đất người, anh chỉ có duy nhất nghề lái xe để mưu sinh. Ấy vậy mà chỉ vì va quệt phải một con bò, một sự cố ngoài ý muốn mà bất kì một người tài xế nào cũng có thể gặp phải, anh đã bị tịch thu bằng lái. Việc bị tịch thu bằng lái đồng nghĩa với việc Xocolov mất đi kế sinh nhai. Lẽ ra, với sự cống hiến và những mất mát của bản thân Xocolov cũng như gia đình anh, thì Xocolov xứng đáng được nhận những sự chiếu cố và đãi ngộ từ nhà nước. Ấy vậy mà, chế độ đãi ngộ đối với những người có công với đất nước như Xocolov và sự quan tâm đúng mực đến những cảnh đời bất hạnh như bé Vania đã không được nhà nước Xô Viết quan tâm một cách đúng mức.

Âu đây cũng là một thiếu xót của một đất nước còn bộn bề những khó khăn sau chiến tranh. Những chi tiết ấy trong tác phẩm đã được Solokhov phản ánh một cách chân thật về thực trạng của xã hội Xô Viết lúc bấy giờ, và người viết tin rằng, bản thân tác giả chỉ muốn làm một việc có ý nghĩa đối với đất nước là kêu gọi sự

44

chú ý, quan tâm đúng mực của xã hội và nhà nước Xô Viết đối với những hoàn cảnh bất hạnh.

45

Chương 3: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Số phận con người:

3.1 Nghệ thuật đặt tiêu đề của tác phẩm Số phận con người:

* Vấn đề “số phận con người” trong văn học phương Tây

Vấn đề thân phận con người là một vấn đề có gốc rễ sâu xa trong đời sống cũng như trong văn học của các quốc gia phương Tây:

* Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo:

Con người trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được nhìn từ góc độ tôn giáo và thần thánh hóa, vì vậy, con người được nhìn từ góc độ duy tâm cao độ và rõ nét. Nói cách khác, con người được thần thánh hóa, tô vẽ thêm những nét kì ảo (thần thánh hay huyễn hoặc).

“Con người lao mình vào cuộc hành trình vô tận đi tìm phước lành và công lý, và không bao giờ đạt được ước nguyện, hoặc là một hiệp sĩ dũng cảm chống lại thân phận của con người trên mãnh đất kìm hãm của Chúa trời” [2;tr.24].

Thực tế bị pha trộn bởi mộng mị và đôi khi bị mộng mị lấn át. Lúc này, con người và số phận con người trở nên “phi thực” trước thực tại cuộc sống. Và các nhà văn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã dùng tư tưởng thoát ly để giải phóng con người ra khỏi thực tại. Con người thoát ly là để thay đổi số phận, thoát ra khỏi bi kịch tinh thần trước cuộc sống. Nhưng cái thế giới mà con người thoát ly đến ấy cũng trở nên xa lạ và mang tính ảo tưởng, làm cho con người hoàn toàn bị “choáng ngộp” và khó phù hợp. Cho đến cuối cùng, dù ở thế giới nào_ thực tại hay mộng ảo_thì con người đều rơi vào bi kịch tinh thần dưới ngòi bút của các nhà văn theo khuynh hướng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.

46

Nếu trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, con người được thần thánh hóa thì con người trong chủ nghĩa hiện thực phê phán lại được hiện thực hóa cao độ. Đó là con người tồn tại trong cuộc sống phức tạp và sự tha hóa của xã hội tư bản. Họ gắn với giai cấp nhất định và mang tư tưởng, quyền lợi của giai cấp đó. Con người sống trong xã hội tư bản chủ nghĩa bị chi phối bởi các yếu tố vật chất danh vọng và địa vị nên họ lại rơi vào bi kịch: “những bi kịch của các loại người khác nhau trong xã hội tư bản ở các nước phương Tây” [2;tr.90].

Con người trong xã hội tư bản chủ nghĩa luôn phải chịu áp lực và sự chi phối của đồng tiền, hoặc là lối sống, phong hóa của xã hội ấy. Đó là mối quan hệ giữa người và người trong cái xã hội mà sự giành giật và cắn xé lẫn nhau đã trở thành nguyên tắc thống trị cuộc sống, hoặc là thân phận đầy bi kịch khi phải đầy tớ, nô bộc cho những mối quan hệ với các thế lực bất công trong xã hội được hiện thực hóa dưới ngòi bút của các nhà văn thuộc khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực phê phán.

*Số phận con người trong tác phẩm Số phận con người của M.A.Solokhov:

“Số phận” là từ chỉ phần họa phúc, sướng khổ của mỗi con người (thường là họa nhiều hơn phúc), dành riêng cho cuộc đời mỗi người và nằm ngoài ý muốn của họ.

Tựa đề Số phận con người đã phản ánh một cách sâu sắc và đầy đủ nội dung của

tác phẩm. Khi tiếp cận tựa đề sẽ nảy sinh trong lòng người đọc rất nhiều câu hỏi: số phận của ai? Số phận đó như thế nào? Số phận là gì? Có hay không có số phận?...

M.A.Solokhov đã không sa đà vào việc lý giải số phận con người một cách thần bí hay siêu hình về số phận của nhân vật chính. Bằng hình tượng nghệ thuật sinh động: A. Xocolov, Solokhov đã thể hiện cái nhìn mới về thân phận con người. Ông không để cho Xocolov thoát ly khỏi cuộc sống vất vã thực tại hay cả những lúc anh rơi bào bế tắc của bi kịch thể xác_khi anh trở thành một tên tù binh, và bi kịch tinh

47

thần_khi anh hay tin ngôi nhà và vợ con bị chôn vùi như các nhà văn Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Đồng thời cũng không để cho nhân vật bị chi phối bởi quy luật của cuộc sống vật chất khi Xocolov “không còn là con người” như các nhân vật trong Chủ nghĩa hiện thực phê phán. Mà ở đây_trong tác phẩm Số phận con người, Solokhov đã để cho nhân vật nhận thức cuộc sống thực tại để rồi đấu tranh vượt qua nó bằng ý chí nghị lực_bằng phép thắng lợi tinh thần, mang đậm tính cách Nga cao quý.

Số phận con người được thể hiện qua lời kể của nhân vật Tôi, một hình tượng hóa thân của tác giả hoặc đó là một sáng tạo nghệ thuật nên đảm bảo được tính khách quan. Tác giả đã miêu tả cuộc đời của hai con người nhưng có cùng một số phận. Đó là những con người đã chịu quá nhiều mất mác, hi sinh và thiếu thốn về tình cảm. Qua tựa đề Số phận con người, ta đã thấy được sự nhạy cảm tinh tế của tác giả trước nỗi đau tinh thần. Đồng thời cũng là lời kêu gọi, nhắc nhở về trách nhiệm của xã hội đối với những con người bình thường trong cuộc sống. Càng quan trọng hơn, vì đó là những con người chiến đấu cho lý tưởng cao cả, cho quyền sống của con người, cho tự do của một dân tộc. Họ là những con người cao quý và rất đáng trân trọng.

M.A. Solokhov đã chọn cho tác phẩm một tựa đề ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc. Nó đề cập đến vấn đề liên quan đến cuộc sống của nhân loại, vừa mang một ý nghĩa gần gũi, cụ thể nhưng cũng rất khái quát. Số phận có thể là của một người, một cá nhân, và cũng có thể là của cả một dân tộc hay nhân loại nói chung. Đã nói đến “số phận” thì đã bao hàm cả sắc thái tình cảm và cách đánh gia vừa mang sắc thái chủ quan, vừa khách quan. Điều đó có hiệu ứng đặc biệt đối với độc giả cũng như nó giúp cho nhà văn dễ dàng thể hiện tư tưởng tình cảm hoặc gửi gắm một vấn đề mang tính khát quát nào đó.

48

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tác phẩm số phận con người của m a solokhov (Trang 42 - 48)