Nghệ thuật miêu tả

Một phần của tài liệu tác phẩm số phận con người của m a solokhov (Trang 64 - 73)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.5Nghệ thuật miêu tả

Viết đúng sự thật là một đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Solokhov. Trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung, số phận đau thương, nhà văn đã không né tránh sự thật dù sự thật đôi khi vô cùng khắc nghiệt. Trong sáng tác của ông, chất bi tráng và chất anh hùng, yếu tố sử thi và yếu tố tâm lý luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.

Qua đôi mắt quan sát tinh tế của tác giả, hiện thực cuộc sống của nước Nga_Xô Viết hiện lên hết sức chân thực và sinh động. Đó là hiện thực cuộc sống khắc nghiệt khi nước Nga trải qua cuộc nội chiến và những bộn bề, lo toan sau chiến tranh thế giới thứ II. Chính vì tác giả là người đã từng sống và trải qua những quãng thời gian khó khăn đó nên hiện thực cuộc sống mà Solokhov đưa vào trang viết của ông mang tính chân thực sâu sắc.

Trong đoạn nhân vật Xocolov thuật lại cuộc đời mình, có đoạn kể về cuộc sống khó khăn sau nội chiến: “Năm hai mươi hai đói kém, tôi trôi dạt tới Kuban làm thuê cho bọn cu lắc nên mới sống sót. Bố mẹ và em gái tôi đều chết đói”

65

[7;tr.590]. Chỉ trong vòng hai câu văn, mà tác giả đã cho người đọc hình dung ra được cuộc sống khó khăn của nhân vật Xocolov nói riêng và nhân dân Xô Viết nói chung. Để sống sót, Xocolov đã phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống: làm thợ mộc, làm thợ nguội và cuối cùng trở thành một anh lái xe. Chính vì vậy, cuộc sống của gia đình bé nhỏ đã dần ổn định: “mấy đứa con có sữa ăn với cháo, trên đầu có mái nhà che nắng, che mưa, giày dép đủ, áo quần đủ, thế là mọi sự đều ổn cả” [7;tr.593].

Hiện thực cuộc sống đã được M.Solokhov tái hiện lại một cách chân thật và sinh động nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác cho tác phẩm. Nhân vật Xocolov chính là điển hình cho nhân dân Xô Viết cùng thời, vì thế, thông qua sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống của nhân vật, tác giả đã ca ngợi phẩm chất của những người lao động chân chính như Xocolov_một tích cách Nga điển hình.

Cái hay của Solokhov về nghệ thuật miêu tả không những ông đã miêu tả hết sức chân thật về hiện thực cuộc sống mà còn miêu tả vô cùng sống động về hiện thực chiến tranh. Cũng cần nhắc lại vài nét về cuộc đời của Solokhov, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ II, ông là một chiến sĩ_người phóng viên xông pha nơi chiến trường để viết nên những bài phóng sự phản ánh tinh thân anh dũng của người Nga trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức. Vì vậy, hơn ai hết, tác giả là người đã chứng kiến chiến tranh và hiểu rõ bộ mặt thật của chiến tranh. Bên cạnh hiện thực cuộc sống khắc nghiệt thì hiện thực của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết lại rất hào hùng. Tuy vậy, nó vẫn mang những đặc điểm cơ bản nhất của cuộc chiến tranh: đầy khói lửa và tiếng súng, rất nhiều mất mát, hi sinh và xương máu đã đổ xuống để có được sự vinh quang ấy.

66

Hình ảnh chiến trận là đặc điểm nổi bật nhất của cuộc chiến tranh . Dưới ngòi bút của Solokhov, chiến tranh ác liệt như hiện ra trước mắt người đọc: “đúng là một quả đạn pháo tầm xa đã rơi gần xe tôi. Tôi không nghe thấy tiếng nổ, không nghe gì hết, chỉ cảm thấy trong đầu có cái gì đó nổ bục rồi không còn nhớ gì nữa cả…bốn chiếc xe tăng Đức loại vừa mở hết tốc lực , lao qua trước mặt tôi” [7;tr.597].

Miêu tả hiện thực chiến tranh chống phát xít mà không nhắc đến nhà tù phát xít thì quả là một thiếu sót lớn. Bởi vì chiến tranh kinh khủng một thì nhà tù của phát xít Đức kinh khủng đến mười. Và Xocolov đã phải nếm mùi nhà tù phát xít khi a bị bắt làm tù binh: “Người anh em ạ, cảnh vật ở những nơi đó không giống nhau nhưng việc bắt giết đánh đập anh em ta thì nơi nào cũng giống nơi nào. Bọn rắn độc khốn nạn và lũ ăn bám ấy đánh đập ta dã man; đối với súc vật, ta cũng không nỡ đánh đập như vậy. Đấm bằng tay đạp bằng chân, đánh bằng bất kì một thanh sắc nào vớ được, đó là chưa kể đến báng súng và những thanh củi hay thanh gỗ khác. Chúng đánh vì mình là người Nga, vì mình còn sống (…) Chúng đánh, chỉ đơn giản là đánh cho chết, vì muốn ta trút ra giọt máu cuối cùng, để ta tắt thở sau những trận đòn. Chắc hẳn là vì ở Đức chưa đủ lò thiêu người cho tất cả chúng thôi” [7;tr.604].

Qua các chi tiết trên, hiện thực cuộc sống và hiện thực của cuộc chiến tranh được ông vẽ lại, tái hiện lại như nó đang diễn ra trước mặt người đọc. Thông qua đó, tác giả đã lên tiếng tố cáo cái ác, cái xấu đã chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con người. Điều đó càng khẳng định ngòi bút của Solokhov thấm đẫm chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.

67

Cuối cùng, nói đến nghệ thuật miêu tả củaSố phận con người mà không kể đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên là một thiếu sót lớn. M.Solokhov sinh ra ở vùng thảo nguyên sông Đông nên cảnh vật và thiên nhiên nơi đây đã đi vào trang viết của ông hết sức chân thật.

Cảnh vật trong tác phẩm là cảnh thiên nhiên vào lúc mùa xuân: “mùa xuân đầu tiên sau chiến tranh đã đến, rất mực hiền hòa và kiên quyết. Cuối tháng ba, những làn gió ấm từ miền biển A_dốp đã bắt đầu thổi tới (…) trong thảo nguyên, những mương xói, khe hẻm đầy tuyết cứ phồng lên, sông ngòi thảo nguyên phá vỡ băng, cuồn cuộn chảy (…) hai bên vệ đường thì vẫn còn lớp băng mỏng lóng lánh dưới ánh nắng mặt trời như pha lê” [7;tr.586]. Cuộc sống dường như bừng tỉnh, hồi sinh sau giấc ngủ đông dài đằng đẵng. Và phải chăng, tác giả đang “tả cảnh để ngụ tình” ? Nhân vật Xocolov đã mất hết niềm tin vào cuộc sống khi phải chịu đựng quá nhiều mất mát, đau thương. Giờ đây trước thiên nhiên bừng sáng khi mùa xuân hòa bình đến, Xocolov sau khi gặp được bé Vania cũng như cảnh vật mùa xuân kia, đã được hồi sinh sau giấc ngủ đông kéo dài.

Không đơn thuần là tả cảnh ngụ tình, mà thông qua đó, Solokhov còn thể hiện ước mơ và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Khi miêu tả thiên nhiên, tác giả đã bộc lộ cái nhìn lạc quan cao độ vào cuộc sống. Cho dù bị chiến tranh tàn phá thì sức mạnh hồi phục của thiên nhiên vẫn bất khả chiến bại, và con người, cũng như thiên nhiên, không bao giờ bị khuất phục bởi chiến tranh. Chính chi tiết này lại càng chứng tỏ tình yêu thương con người và lòng nhân đạo của Solokhov.

68

Kết Luận

Truyện ngắn Số phận con người chứa đựng tầm khái quát sử thi với dung lượng hiện thực và tư tưởng sâu rộng, lớn lao, kết tinh những dồn nén, suy tư của nhà văn về chiến tranh, về số phận và sức mạnh tinh thần của con người. Truyện ca ngợi tính cách Nga dũng cảm, nhân hậu điển hình, ca ngợi sự hi sinh của đất nước trong cuộc chiến. Ông đã trình bày những sự thật vĩ đại, hoành tráng mà cũng đầy khắc nghiệt, cay đắng của cuộc cách mạng vô sản, của cuộc chiến tranh giữ nước, của cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xô Viết, rằng chiến thắng không chỉ có vinh quang, mà nó còn là sự đau đớn, mất mát của hàng triệu triệu người. Và rằng để đổi lấy sự vinh quang đó, hai mươi triệu người đã ngã xuống. Chính sự thật đó đã chinh phục độc giả khắp nơi trên thế giới bởi nó được viết ra vì mục đích cao cả: “Nói với con người sự thật, đôi khi khắc nghiệt, nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người niềm tin ở tương lai…Tôi mong muốn tác phẩm của mình giúp cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người, khát vọng tích cực đấu tranh cho lý tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người” (Lời phát biểu của M.A.Solokhov trong Lễ trao giải Nobel năm 1965).

Tác phẩm là một câu chuyện về một số phận con người bị chiến tranh vùi dập nhưng con người ấy đã kiên cường đứng vững bằng tình yêu thương nhân hậu và lòng dũng cảm, đã gieo vào lòng người đọc niềm tin, hi vọng vào con người, vào cuộc sống sau bao đau thương, mất mát trong chiến tranh. Với nghệ thuật kể chuyện giản dị, ngắn gọn mà chứa đựng một chiều sâu hiện thực và tâm lý nhân vật, truyện ngắn đã tác động mạnh mẽ, sâu xa, đầy cảm động tới trí tuệ và trái tim người đọc.

Truyện ngắn Số phận con người mang một sức khái quát hiện thực lớn lao, bởi

69

được tái hiện. Cuộc đời nhân vật A. Xocolov đã phản chiếu một trang sử hào hùng, bất khuất mà cũng đẫm nước mắt của đất nước và con người Xô Viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức. Số phận bình thường của anh không tách rời số phận lịch sử của đất nước và nhân dân với tất cả vinh quang chiến thắng và gánh nặng đau thương. Câu chuyện về số phận một con người được lý giải trong mối quan hệ với số phận lịch sử của nhân dân Xô Viết với hai chủ đề xuyên thấu: anh hùng và bi kịch. Cuộc đời bình thường của một người lính_những gian khổ, buồn đau, mất mát, hi sinh trong chiến tranh đã trở thành âm hưởng về ý chí anh hùng, lòng dũng cảm, sự trung thành, sức chịu đưng và sức mạnh tinh thần ghê gớm của con người Nga. Thông qua đó, truyện còn là một bài học lớn về lòng nhân hậu, yêu thương con người của một ngòi bút thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo. Số phận con người chứa đựng một nội dung sâu sắc về triết học và thẩm mĩ. Đó là nội dung mang ý nghĩa nhân loại: sức mạnh tinh thần có khả năng cứu vớt con người và nhờ nó con người có thể vượt qua sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh, xây dựng một cuộc sống tự do yên lành. Đó là hình ảnh con người là kết tinh của những phẩm chất tốt đẹp nhất của cộng đồng. Hình tượng Xocolov, do đó trở thành biểu tượng cho số phận và vẻ đẹp tinh thần của con người qua những cơn bão táp lịch sử của thế kỉ XX.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chân dung các nhà văn thế giới- Nhà xuất bản giáo dục, 2002.

2. Hoàng Trinh- Phương Tây văn học và con người- Nhà xuất bản hội nhà văn Hà Nội, 1999.

3. Lịch sử văn học Nga- Nhà xuất bản giáo dục, 1997.

4. Lịch sử văn học Xô Viết(tập 2)- Nhà xuất bản văn hóa- Viện văn học 5. Lưu Đức Trung (chủ biên)- Giảng văn văn học nước ngoài 12- Nhà xuất

bản giáo dục, 1992.

6. Lương Duy Cán- Rèn luyện kĩ năng làm văn 12- Nhà xuất bản giáo dục, 2008.

7. Nguyễn Duy Bình (dịch)- Số phận con người- Tuyển tập Mikhain Solokhov- Nhà xuất bản Cầu Vồng Matxcova, 1987. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Nguyễn Đăng Mạnh- Phân tích tác phẩm văn học nâng cao 12- Nhà xuất bản giáo dục, 2008.

9. PGS_TS Lê Huy Bắc- Chuyên đề dạy và học ngữ văn 12- Số phận con người- Nhà xuất bản giáo dục, 2008.

10.Trần Đình Sử-Thi pháp học hiện đại- Nhà xuất bản Hà Nội, 1993. 11.Từ điển văn học- Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1984.

71 Mục Lục Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài………..3 2. Lịch sử vấn đề………..5 3. Mục đích yêu cầu……….7 4. Phạm vi nghiên cứu………..7

5. Phương pháp nghiên cứu………..7

Nội Dung Chương I : Khái quát đặc điểm nền văn học Nga, tiểu sử tác gia M.A. Solokhov và tác phẩm Số phận con người 1.1 Khát quát đặc điểm nền văn học Nga- Xô Viết thế kỉ XIX_XX……….9

1.2 Tác gia Solokhov………...12

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác………..16

1.3 Tác phẩm Số phận con người………….20

1.3.1 Nội dung tác phẩm………..20

1.3.2 Đề tài, chủ đề của tác phẩm………20

1.3.3 Về vấn đề thể loại của tác phẩm Số phận con người………..21

1.3.4 Khái quát về đặc trưng nghệ thuật………..23

Chương II: Giá trị nội dung của tác phẩm Số phận con người 2.1 Số phận của con người trong cuộc chiến và sau khi cuộc chiến đi qua……….24

2.1.1 Số phận con người trong cuộc chiến………...24

2.1.2 Số phận con người khi cuộc chiến đi qua………...33

72

2.3 Xã hội Xô Viết sau chiến tranh thế giới thứ II………..41

Chương 3: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Số phận con người 3.1 Nghệ thuật đặt tiêu đề………44

3.2 Chất sử thi………..47

3.3 Nghệ thuật xây dựng kết cấu cốt truyện………51

3.3.1 Truyện lồng truyện………..52

3.3.2 Đầu cuối tương ứng………53

3.4 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật……….53

3.4.1 Không gian nghệ thuật………53

3.4.2 Thời gian nghệ thuật………...57

3.5 Nghệ thuật miêu tả……….63

Kết Luận Kết luận………...67

73 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……….

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tác phẩm số phận con người của m a solokhov (Trang 64 - 73)