Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN)
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
569,5 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam” em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía lãnh đạo và các cán bộ Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, các cán bộ trong nhà máy đóng tàu Nam Triệu, trung tâm y tế Huyện Thủy Nguyên- Hải Phòng, và xuyên suốt quá trình hoàn thành khóa luận là sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Giảng viên- Th.s Nguyễn Quốc Tiến Em xin chân thành cảm ơn toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt nam và Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu , cảm ơn Th.s Nguyễn Quốc Tiến đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài khóa luận này Mặc dù đã có cố gắng để hoàn thành một cách tốt nhất song do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định Em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, nhận xét của các thầy cô cũng như các lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Tổng công ty để hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu sau này Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Dương Thị Thu Hằng Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến MỤC LỤC Hình 3.2 - Quy trình công nghệ đóng tàu và nguồn phát sinh chất thải tại một số phân xưởng sản xuất Nhà máy đóng tàu…………………………………….30 3 Hình 3.2 - Quy trình công nghệ đóng tàu và nguồn phát sinh chất thải .31 tại một số phân xưởng sản xuất Nhà máy đóng tàu 31 + Xây dựng môi trường làm việc, quy chế về thu hút, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực, chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với sự cống hiến và khả năng phát triển của mỗi cá nhân Đây là những yếu tố đảm bảo cho việc thu hút nhân tài, không bị “chẩy máu chất xám”, giải quyết tận gốc tình trạng thiếu hụt nhân lực trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, tạo lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn trong xu thế hội nhập quốc tế… 42 37 SVTH: Dương Thị Thu Hằng Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 Nồng độ tối đa cho phép của các chất có trong nước thải công nghiệp…………………………………………………………………………… 11 Bảng 2.2 Nồng độ tối đa cho phép của bụi và chất vô cơ…………………… 12 Bảng 2.3 Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc………………………………13 Bảng 3.1 Bảng kim ngạch đóng tàu xuất khẩu các năm 2009 đến 2011 của Tổng công ty CNTT Nam Triệu…………………………………………………21 Bảng 3.2: Cơ cấu khách hàng thị trường xuất khẩu theo đơn hàng (Từ năm 2008- 2011… ……………………………………………………………………21 Bảng 3.3 - Tải lượng ô nhiễm trung bình do khí thải các phương tiện nội bộ 23 Bảng 3.4 - Mức ồn gây ra từ các thiết bị sản xuất của nhà máy …………… 24 Bảng 3.5 - Lượng nước cấp/ nước thải trung bình phục vụ mục đích công nghệ đối với nhà máy đóng tàu……………………………………………………… 25 Bảng 3.6 Chi phí chữa bệnh của bệnh nhân do bị ô nhiễm tại Huyện Thủy Nguyên-Hải Phòng……………………………………………………………….34 Bảng 3.7 Chi phí cho việc sử dụng hệ thống giảm ô nhiễm hàng năm……….36 Hình 3.1 Mô tả công nghệ đóng tàu và nguồn phát sinh chất thải trong quá trình đóng tàu…………………………………………………………………….29 Hình 3.2 - Quy trình công nghệ đóng tàu và nguồn phát sinh chất thải tại một số phân xưởng sản xuất Nhà máy đóng tàu…………………………………….30 SVTH: Dương Thị Thu Hằng Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1, Danh mục từ viết tắt tiếng nước ngoài BOD Nghĩa tiếng nước ngoài Biochemical (hay Biological) Nghĩa tiếng Việt Nhu cầu ôxy sinh hóa DWT Oxygen Demand Dead Weigh Tonnage Năng lực vận tải của tàu (tính EU GDP HP TEU USD VINASHIN VOC WTO Twenty-foot Equivalent Units bằng tấn) Liên minh Châu Âu Tổng sản phẩm quốc nội Đơn vị của công suất Đơn vị của container tính theo United States Dollar Vietnam Shipbuilding dung tích Tổng sản phẩm quốc nội Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Industry Group Volatile organic compound World Trade Organization Việt Nam Các hợp chất hữu cơ bay hơi Tổ chức thương mại thế giới European Union Gross domestic product SVTH: Dương Thị Thu Hằng Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến 2 Danh mục từ viết tắt tiếng việt STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Từ viết tắt ATLĐ BHXH CNH- HĐH CNTT CP DN KHKT MTLĐ NLĐ ÔNMT PVN QCVN QĐ QĐ- BYT TCCP TCT TNHH TNLĐ SXKD VSMT SVTH: Dương Thị Thu Hằng Nghĩa tiếng việt Vietnam Shipbuilding Industry Group Cổ phần Quy định Tập đoàn dầu khí Việt Nam Bảo hiểm xã hội Tai nạn lao động An toàn lao động Vệ sinh môi trường Trách nhiệm hữu hạn Tổng công ty Sản xuất kinh doanh Cổ phần Doanh nghiệp Công nghiệp tàu thủy Quy chuẩn Việt Nam Người lao động An toàn lao động Quy định - Bộ y tế Tiêu chuẩn cho phép Khoa học kỹ thuật Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Từ những năm đầu của thập niên 50, trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan đến ô nhiễm môi trường Trong vòng 30 năm qua có khoảng 40 bệnh mới đã phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường Nổi bật trong số các loại bệnh do ô nhiễm môi trường là nhóm bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, viêm phổi, phổi bị tắc nghẽn mãn tính, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,viêm tai giữa,các bệnh về mắt,… kế đó là các bệnh viêm da, viêm ngoài da, uốn ván, lưu thai,…nguy hiểm nhất là bệnh ung thư do ô nhiễm môi trường gây ra Các yếu tố ô nhiễm có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh tật cho con người là những chất gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và những yếu tố đặc biệt như tiếng ồn, trường phóng xạ,… Theo đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên đến 5,5% GDP hàng năm Như vậy nền kinh tế mất khoảng 4,2 tỉ USD trong ước tính 76 tỉ USD của GDP trong năm 2008, Cũng theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường Tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra thường đánh giá trên các mặt: con người, mùa màng và đánh bắt thủy sản sau mỗi vụ thảm họa hoặc một sự cố do ô nhiễm môi trường, ….Có thể kể đến những thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm,… Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả ,tính bền vững của quá trình phát triển, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 thì việc phát triển các ngành công nghiệp là một đòi hỏi cấp thiết.Trong đó có ngành SVTH: Dương Thị Thu Hằng 1 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến công nghiệp đóng tàu Ngành đóng tàu được Nhà nước ta hết sức quan tâm và đầu tư cả về vốn lẫn cơ sở vật chất Do vậy, quy mô các nhà máy đóng tàu ở Việt Nam ngày càng được mở rộng, hệ thống trang thiết bị ngày càng hiện đại đáp ứng được ngày càng nhiều hơn các đơn hàng quốc tế đòi hỏi trình độ kỹ thuật tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại Đi đôi với việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu là nguy cơ về ô nhiễm môi trường ở mức cao Tại các nhà máy sửa chữa và đóng tàu đã thải ra môi trường không ít chất độc hại Ô nhiễm môi trường lao động (MTLĐ) trong ngành đóng và sửa chữa tàu thủy chủ yếu là ô nhiễm do bụi (bụi hạt mài mòn, bụi oxit kim loại), hơi khí độc, nhiệt, tiếng ồn Các công đoạn sản xuất ô nhiễm nhất là làm sạch bề mặt bằng phun cát và cạo gỉ thủ công, công đoạn sơn, công đoạn hàn và cắt thép bằng máy hàn hơi Trong hai năm 2008 - 2010, Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động đã đo đạc, khảo sát đánh giá hiện trạng MTLĐ và môi trường xung quanh tại một số doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy ở miền Bắc Các số liệu khảo sát cho thấy, MTLĐ bị ô nhiễm nặng nề với nhiều vị trí làm việc có các thông số môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) Đặc biệt, tại khu vực phun cát nồng độ bụi chứa silic tự do vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/ QĐ-BYT hàng chục đến hàng trăm lần Có thể nói đây là vị trí làm việc có nguy cơ gây bệnh bụi phổi-silic rất cao cho NLĐ Các mẫu bụi cá nhân cũng cho các giá trị nồng độ bụi rất cao, chứng tỏ NLĐ làm các công việc này phải tiếp xúc liên tục với không khí bị ô nhiễm bụi rất nặng Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) có 28 nhà máy đóng tàu được đặt tại các vùng ven biển như Hải phòng, Quản Ninh, Cam Ranh, Khánh Hòa, Quảng Ngãi,… Theo kết luận của Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động thì tại hầu hết các nhà máy thuộc Tập đoàn là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người xung quanh các nhà máy đóng và sửa chữa tàu thủy Các biện pháp xử lý mà các nhà máy đóng và sửa chữa tàu thuộc Tập đoàn đặt ra còn chưa thực hiện có hiệu quả, đầu tư nhưng chưa đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà máy cũng như chưa giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường tại và xung quanh các nhà máy đóng và sửa chữa tàu Điều này gây lãng phí nguồn tài chính đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến môi trường làm việc tại các nhà máy và môi SVTH: Dương Thị Thu Hằng 2 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến trường sống của dân cư xung quanh khu vực này Vì vậy vấn đề cấp thiết cần đặt ra là phải đánh giá hiệu quả kinh tế giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới và sửa chữa tàu thủy tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Xuất phát từ nhu cầu cấp bách trên em xin lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam” Do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế đồng thời có sự tương đồng về các loại chất thải cũng như biện pháp xử lý chung cho các đơn vị thuộc Tập đoàn nên em xin giới hạn phạm vi nghiên cứu tại một nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đó là Nhà máy đóng tàu Nam Triệu Từ đó suy rộng kết quả đánh giá cho toàn Tập đoàn 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Từ trước tới nay đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu đề ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường liên quan đến ngành Công nghiệp đóng tàu Định kỳ 5 năm một lần, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội Trong đó đề cập đến hiện trạng môi trường và những nguyên nhân, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, dự báo xu hướng diễn biến môi trường trong những năm tiếp theo, đồng thời làm rõ thực trạng và những tồn tại trong công tác quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.Những báo cáo này phần nào cho thấy tổng quan về tình hình ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn quốc mà chưa thể hiện được thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường tại các nhà máy hay các khu công nhiệp cụ thể Ngoài ra, đã có một số để tài nghiên cứu về hiệu quả kinh tế giảm ô nhiễm môi trường của các dự án hay các nhà máy như đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo” của sinh viên Vũ Văn Dũng, lớp Kinh tế môi trường K44- trường Đại học Kinh tế quốc dân; đề tài “ Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển” của sinh viên Phạm Nguyễn Thùy Linh khoa Kinh tế và quản lý môi trường K44- Đại học Kinh tế quốc dân, Những đề tài nghiên cứu này phần lớn đã tập trung đánh giá được lợi ích kinh tế- xã hội thu được khi xây dựng dự án hay khi SVTH: Dương Thị Thu Hằng 3 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến áp dụng các hệ thống xử lý chất thải thông qua các phương pháp phân tích lợi ích chi phí, so sánh, phân tích, tổng hợp,….Còn đối với các nhà máy đóng tàu tại Tập đoàn VINASHIN cũng đã có một số để tài nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị thuộc Tập đoàn nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm và đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm tại các đơn vị thuộc Tập đoàn Đề tài nghiên cứu mà em đưa ra sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn trong khoảng thời gian gần đây nhất (2008-2011) 1.3 Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài và việc lựa chọn đề tài mục đích của đề tài mà em đưa ra là: -Đánh giá hiệu quả kinh tế thu được từ các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu -Suy rộng kết quả đánh giá cho toàn Tập đoàn -Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế đối với các giải pháp giảm ô nhiễm trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn 1.4 Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu tập trung vào: -Các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy -Hiệu quả kinh tế mà các giải pháp đó đem lại cho Nhà máy đóng tàu Nam Triệu thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam 1.5 Phạm vi nghiên cứu Trụ sở chính của Tập đoàn đặt tại 172 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội với ngành kinh doanh chính là ngành Công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thủy và vận tải biển Đặc điểm về hoạt động sản xuất tại các nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn là tương đối giống nhau nên phạm vi nghiên cứu trong đề tài này mà em chọn như sau: SVTH: Dương Thị Thu Hằng 4 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến -Thời gian nghiên cứu: 2008- hết quý IV năm 2011 -Không gian: Tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu (Trụ sở đặt tại xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) -Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu 1.6 Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh các phương pháp như phân tích tổng hơp, điều tra và phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu còn sử dụng hai phương pháp đặc trưng của kinh tế môi trường: phân tích chi phí lợi ích và lượng hóa trên cơ sở các số liệu thu thập được tại Nhà máy đóng tàu Nam Triệu 1.7 Kết cấu của khóa luận Theo mục đích nghiên cứu của khóa luận em chia đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN)” làm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường trong đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường Chương 3: Phân tích thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Chương 4: Định hướng phát triển cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam SVTH: Dương Thị Thu Hằng 5 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến Trước đây khi công ty chưa xây dựng các hệ thống xử lý chất thải thì nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của công ty là bụi sơn,chất thải rắn trong quá trình làm sạch bề mặt được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh công ty không chỉ gây ô nhiễm cho khu vực sản xuất mà còn gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh, rơi xuống sông/ ven biển gây ra hiện tượng bồi lắng dòng chảy không chỉ tốn kém khi nạo vét mà còn gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường Theo định kỳ 06 tháng/ lần công ty phải thuê các đơn vị xử lý đến để nạo vét bùn và đưa đi xử lý Chi phí trung bình cho mỗi lần thuê là 460 triệu/ lần xử lý Vậy chi phí hàng năm mà công ty phải trả nếu thuê xử lý ngoài: 2 lần/ năm x 460 triệu đồng =920 (triệu đồng/ năm) • Các chi phí của các giải pháp giảm ô nhiễm áp dụng tại nhà máy: Tổng chi phí ban đầu (Co) bao gồm: +,chi phí thiết kế và xây dựng: 2.000 triệu đồng +, chi phí thiết bị: 1.300 triệu đồng Vậy Co =2.000 +1.300 =3.300 (triệu đồng) Chi phí vận hành bảo dưỡng hàng năm (Ct): +, Chi phí điện năng: 18kw x 16h x 330 ngày x 2.000 đ =190,080 (triệu đồng/ năm) +, Chi phí hóa chất: Ca(OCl)2 15kg/bao 20-30 mg/l dùng khử trùng nước thải sinh hoạt với chi phí 4 bao x 250.000 đ =1 (triệu đồng) + Chi phí lương: tiền lương cho công nhân bao gồm lương cơ bản+ trợ cấp + bảo hiểm xã hội, mức lương trung bình là 2.200.000 đ/ người/ tháng Số cán bộ công nhân vận hành bể lọc tách dầu, hệ thống tuần hoàn nước, bể tách dòng nước ô nhiễm và bể xử lý nước thải sinh hoạt là 10 người Vậy tổng chi phí lương cho 1 năm là 10 người x 12 tháng x 2.200.000 đ =264 (triệu đồng/ năm) SVTH: Dương Thị Thu Hằng 36 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến +, Chi phí bảo dưỡng (lấy 3% của chi phí thiết bị ): 3% x 1.300 triệu đồng = 39 (triệu đồng) Chi phí khấu hao tài sản cố định: thiết bị máy móc: 2.000 triệu đồng / 15 năm=133,3 triệu đồng/ năm Bảng 3.7 Chi phí cho việc sử dụng hệ thống giảm ô nhiễm hàng năm Đơn vị : triệu đồng/ năm 1 Chi phí điện 190,080 2 Chi phí hóa chất 1 3 Chi phí lương 264 4 Chi phí bảo dưỡng 39 5 Chi phí khấu hao 133,3 Tổng chi phí hàng năm 627,38 (Nguồn: phòng kỹ thuật công nghệ- TCT CNTT Nam Triệu) Như vậy so sánh chi phí của việc xử lý ô nhiễm khi công ty có và chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm (Chi phí trước khi có hệ thống – Chi phí sau khi có hệ thống) như sau: 920 triệu đồng – 627,38 triệu đồng =292,62 (triệu đồng/ năm) Kết luận: khi hệ thống xử lý chất thải đi vào hoạt động ngoài lợi ích kinh tế mà công ty và xã hội thu được thì nó còn có tác động tích cực đến môi trường xung quanh công ty Môi trường làm việc được cải thiện đồng thời giảm tỷ lệ công nhân viên mắc các bệnh nghề nghiệp xuống đáng kể.Tuy rằng lượng chi phí tiết kiệm được chưa lớn song xét về lâu dài những lợi ích của việc sử dụng hệ thống xử lý chất thải còn có thể mang lại nhiều hơn thế, cả cho công ty, xã hội và môi trường SVTH: Dương Thị Thu Hằng 37 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến 3.5.3 Một số kết luận về hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu ● Những tồn tại và hạn chế của các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường áp dụng trong quá trình sản xuất đóng mới tàu thủy xuất khẩu Nhìn chung các giải pháp giảm ô nhiễm tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu đã phần nào cải thiện được môi trường lao động tại nhà máy, góp phần giảm lượng chất thải và những tác hại của các nguồn ô nhiễm ra ngoài môi trường Mặt khác, những biện pháp giảm ô nhiễm này chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho việc giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường Có thể liệt kê một số nguyên nhân chính như sau: * Nguyên nhân chủ quan - Các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường áp dụng tại nhà máy còn ở mức đơn giản, lạc hậu chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao - Do tình hình sản xuất kinh doanh những năm gần đây không phát triển, hoạt động sản xuất còn hạn chế nên nguồn vốn cho bảo vệ môi trường còn ít, chưa đầu tư được trang thiết bị hiện đại và đồng bộ * Nguyên nhân khách quan -ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 cùng với tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây làm cho cầu trong ngành đóng tàu giảm sút, các đơn hàng liên tiếp bị hủy bỏ khiến tình hình sản xuất kinh doanh đình trệ, không có vốn để đầu tư nâng cấp các hệ thống xử lý ô nhiễm - Hoạt động điều hành Tập đoàn Vinashin không hiệu quả cùng việc phân bổ nguồn tài chính bất hợp lý làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nam Triệu bị ảnh hưởng lớn, thiếu hụt nguồn tài chính nghiêm trọng cho công tác đầu tư ● Những thành tựu đạt được Đến nay, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đã có những hệ thống xử lý chất thải và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm giúp giảm tác hại của các nguồn gây ô nhiễm đến con người, môi trường và xã hội như hệ thống xử lý chất thải nhiễm dầu, bể tự hoại ba ngăn xử lý chất thải sinh hoạt, hệ thống tuần hoàn nước, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy, phun sơn trong buông kín và buồng hở, làm SVTH: Dương Thị Thu Hằng 38 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến sạch bề mặt kim loại trong buồng kín, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân trực tiếp tiếp xúc với nguồn gây ô nhiễm,….Những biện pháp này đã và đang đem lại hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm cho nhà máy đóng tàu Nam Triệu Để đạt được hiệu quả kinh tế như vậy có thể kể đến một số nguyên nhân chính như sau: * Nguyên nhân chủ quan - Ngay từ những ngày đầu thành lập ban lãnh đạo Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đã xác định rõ tầm quan trọng của việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực làm việc và hơn hết là tại khu vực nhà máy đóng tàu * Nguyên nhân khách quan - Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đóng góp nhiều giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường với chi phí thấp mà hiệu quả đem lại cao ● Áp dụng kết quả phân tích hiệu quả kinh tế tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu để suy rộng cho các đơn vị thuộc Tập đoàn Nhà máy đóng tàu Nam Triệu với năng lực đóng mới tàu hàng 700.000 DWT, các sản phẩm chính của Nhà máy là tàu hàng rời 53 000 DWT, FSO 150 000 DWT, tàu dầu 13500 DWT, LASH 18 610 GT,…Nam Triệu đã chứng tỏ được năng lực đóng các con tàu đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật cao cho các đối tác trên thế giới Tuy tình hình hoạt động sản xuất đóng mới tàu thủy của Nam Triệu nói riêng và của toàn ngành nói chung còn đang gặp rất nhiều khó khăn song hoạt động sản xuất ở Nam Triệu cũng có thể đại diện tiêu biểu cho những hoạt động sản xuất và phát thải những chất gây ô nhiễm đặc trưng của ngành công nghiệp đóng tàu Mà cụ thể hơn là đại diện cho hoạt động sản xuất của các nhà máy đóng tàu thuộc Tập đoàn Vinashin Từ kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy có thể suy ra một số kết luận sau: - các công đoạn trong quá trình đóng tàu đều có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới con người, môi trường và xã hội SVTH: Dương Thị Thu Hằng 39 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến - nếu không có các biện pháp giảm thiểu tác động của các nguồn gây ô nhiễm sẽ phải mất một chi phí lớn để xử lý chất thải mà về lâu dài còn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính, sức khỏe, môi trường, xã hội - Việc áp dụng các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường dù đơn giản song vẫn đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định cho đơn vị về trước mắt cũng như về lâu dài SVTH: Dương Thị Thu Hằng 40 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÓNG MỚI TÀU THỦY XUẤT KHẨU TẠI CÁC NHÀ MÁY THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM 4.1 Định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ÔNMT trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Nghị quyết về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học công nghệ, thiết kế tàu thủy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 2020 định hướng đến năm 2030 đã nêu ra yêu cầu nhiệm vụ củng cố, ổn định và phát triển Tập đoàn Vinashin giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 như sau: Về mục tiêu: “Giữ vững thị trường truyền thống trong và ngoài nước, mở rộng tìm kiếm thị trường mới; chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, tập trung các nguồn lực thực hiện tái cơ cấu và hoàn thành các hợp đồng đóng tàu dở dang, các hợp đồng đóng tàu mới đúng tiến độ, chú trọng nâng cao năng lực công nghiệp trong đóng mới và sửa chữa tàu” Về quan điểm:” Khoa học - công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và sự ổn định, phát triển bền vững của Tập đoàn Khoa học - công nghệ không chỉ phục vụ sản xuất mà còn phải mở đường cho sản xuất phát triển Mọi hoạt động khoa học - công nghệ phải hướng vào mục tiêu đổi mới sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Khoa học - công nghệ phải làm tốt nhiệm vụ: tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ xây dựng các định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược sản phẩm, thị trường và phải gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, an toàn lao động…” Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: -Đối với công tác phát triển khoa học - công nghệ, thiết kế tàu thủy: + Tăng cường liên kết với các đơn vị, cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ trong và ngoài nước, nhất là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo để tạo ra sự phối hợp có hiệu quả trong ứng dụng khoa học - công nghệ, dự báo công nghệ mới SVTH: Dương Thị Thu Hằng 41 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến chuyên ngành tàu thủy và không ngừng nâng cao năng lực thiết kế đạt trình độ quốc tế + Tập trung đầu tư các công nghệ tiên tiến, hình thành các cụm CNTT tự đáp ứng được nhu cầu, tạo thế chủ động và liên hoàn ở các khu vực trọng điểm của đất nước, chú trọng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại đóng tàu và sửa chữa tàu – đặc biệt các loại sản phẩm mà tập đoàn có lợi thế cạnh tranh… - Đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: + Xây dựng môi trường làm việc, quy chế về thu hút, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực, chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với sự cống hiến và khả năng phát triển của mỗi cá nhân Đây là những yếu tố đảm bảo cho việc thu hút nhân tài, không bị “chẩy máu chất xám”, giải quyết tận gốc tình trạng thiếu hụt nhân lực trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, tạo lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn trong xu thế hội nhập quốc tế… Từ nội dung nghị quyết nêu trên em xin đưa ra định hướng cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ÔNMT trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn như sau: * Trong ngắn hạn - Nâng cấp các thiết bị, hệ thống xử lý chất thải hiện đang áp dụng tại các nhà máy thuộc Tập đoàn - Hoạt động sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn phục hồi nên có nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu , phát triển công nghệ, do đó cần định hướng phát triển các sản phẩm công nghệ thân thiện với môi trường trong vài năm tới - Nguồn nhân lực được chú trọng về điều kiện làm việc và trang thiết bị bảo hộ lao động để tạo môi trường làm việc lành mạnh hơn nữa, giảm tỷ lệ công nhân viên mắc bệnh nghề nghiệp xuống dưới 1% trong 5 năm tới * Trong dài hạn - Áp dụng biện pháp “ sản xuất sạch hơn” trong quá trình đóng mới tàu thủy tại các nhà máy thuộc Tập đoàn SVTH: Dương Thị Thu Hằng 42 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến - Áp dụng phương pháp làm sạch bề mặt kim loại bằng phương pháp phun nước siêu cao áp để giảm lượng chất thải rắn ra ngoài môi trường - Đổi mới mạnh mẽ công tác thiết kế, tư vấn, chế tạo thử nghiệm, tiếp tục đầu tư, nâng cấp Viện Khoa học công nghệ tàu thủy, kiện toàn và quy hoạch lại các cơ sở nghiên cứu, thiết kế trong Tập đoàn, lấy Viện Khoa học công nghệ tàu thủy làm nòng cốt để có đủ khả năng tư vấn thiết kế hoàn chỉnh nhiều cỡ tàu và thực hiện hợp tác với nước ngoài trong các chương trình thiết kế tàu thủy cỡ lớn, các loại tàu có tính năng kỹ thuật phức tạp, tiến tới nghiên cứu và đóng được các sản phẩm tàu sạch, thân thiện với môi trường Trở thành đối tác tin cậy của các bạn hàng trên thế giới 4.2 Các đề xuất với vấn đề nghiên cứu Em xin đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu và với các nhà máy khác thuộc Tập đoàn có điều kiện môi trường tương tự như sau: Với tình hình áp dụng các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường tại nhà máy đưa ra chưa đạt hiệu quả kinh tế cao em xin đề xuất việc áp dụng giải pháp “Sản xuất sạch hơn” trong quá trình đóng mới tàu thủy như sau: Sản xuất sạch hơn - SXSH (Cleaner Production - CP) là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực quản lý môi trường Cách tiếp cận này được Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa: “ Là quá trình áp dụng liên tục một chiến lược tổng hợp, phòng ngừa về mặt môi trường đối với các quy trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường” Vấn đề áp dụng sản xuất sạch hơn có thể thực hiện được ở mỗi công đoạn sản xuất, đóng mới tàu thủy: chuẩn bị, phóng dạng, hạ liệu, làm dưỡng mẫu; Công tác cán phẳng, làm sạch, sơn lót; Công đoạn gia công phân đoạn, tổng phân đoạn; Lắp ráp, hoàn chỉnh; Kiểm tra và bàn giao Trong đó, qua nhiều nghiên cứu, đánh giá dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và hiện trạng chung của ngành đóng tàu Việt Nam SVTH: Dương Thị Thu Hằng 43 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến cơ hội sản xuất sạch hơn thể hiện rõ nét nhất ở các công đoạn cắt nguyên liệu, công đoạn làm sạch bề mặt và công đoạn sơn Các giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn vào việc giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng tàu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Dựa trên quá trình phân loại các cơ hội sản xuất sạch hơn kết hợp với các quá trình phân tích các điều kiện về kinh tế, điều kiện về kỹ thuật, điều kiện về môi trường và các điều kiện khác nhằm lựa chọn những giải pháp mang tính khả thi nhất, đồng thời hạn chế những tác động tới quá trình sản xuất Tập đoàn và các nhà máy có thể áp dụng giải pháp này từ khâu quản lý Trước hết là phải phổ biến và nâng cao nhận thức sản xuất sạch hơn đối với CBCNV tham gia trực tiếp và các ngành liên quan Sự chuyển biến về nhận thức sản xuất sạch hơn là một nhân tố mang tính quyết định đem lại thành công cho các doanh nghiệp ngành đóng tàu Bên cạnh đó phải cải tiến hệ thống quản lý vì các giải pháp sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực quản lý là các giải pháp không cần chi phí hoặc chi phí rất ít như mang lại những lợi ích rất lớn Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng cần được đẩy mạnh trong quá trình gia công chế tạo chi tiết, cụm chi tiết Giải pháp sản xuất sạch hơn trong công đoạn làm sạch bề mặt là phương pháp được lựa chọn để thay đổi cho phương pháp làm sạch bề mặt kim loại bằng cát là phương pháp làm sạch bề mặt kim loại bằng hạt mài Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các xưởng đóng tàu hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc Ngoài phương pháp làm sạch bề mặt bằng hạt mài, còn có phương pháp làm sạch bằng phun nước áp lực hiện cũng đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới, chủ yếu được áp dụng tại một số quốc gia châu Âu Giải pháp sản xuất sạch hơn trong công đoạn sơn cũng là một khâu quan trọng bởi đối với phương thức sơn phun hiện nay gây thất thoát một lượng lớn sơn và dung môi, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh Do đó ngoài những SVTH: Dương Thị Thu Hằng 44 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến giải pháp về kỹ thuật sơn có thể áp dụng quy trình công nghệ sơn tĩnh điện, sơn tự động cho một số chi tiết Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện đảm bảo chất lượng của sản phẩm sơn tốt, bên cạnh còn hạn chế lượng sơn thất thoát so với quy trình sơn phun Bên cạnh đó các cơ sở có thể tăng cường dùng các loại sơn lót có thể hàn được và sử dụng các hệ thống chứa linh hoạt và mang đi được 4.3 Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh tế các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Từ tình hình thực tế cụ thể tại nhà máy em xin đưa ra một số đề xuất với Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Vinashin và phía lãnh đạo nhà nước có liên quan để giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu những vấn đề như sau: 4.3.1 Về phía Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu - Cần nâng cấp các hệ thống xử lý chất thải theo xu hướng phát triển kinh doanh của Công ty Đồng thời dành ngân sách cho việc đầu tư các trang thiết bị phòng hộ an toàn lao động và hệ thống xử lý chất thải tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường - Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao tay nghề , ý thức tuân thủ các quy định an toàn lao động và những hiểu biết cần thiết trong quá trình làm việc tại các vị trí có nguy cơ gây ô nhiễm cao Từ đó giảm tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp, đời sống công nhân được cải thiện, tiết kiệm được các khoản chi phí cho khám chữa bệnh - Định kỳ kiểm tra nồng độ các chất thải để có những biện pháp xử lý kịp thời đối với vấn đề ô nhiễm - Kiểm tra thường xuyên hoạt động của các hệ thống xử lý chất thải tránh tình trạng hỏng, tắc thiết bị không đảm bảo hiệu quả xử lý SVTH: Dương Thị Thu Hằng 45 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến 4.3.2 Về phía Tập đoàn Vinashin - Áp dụng các công nghệ hiện đại trong công đoạn gia công nguyên vật liệu và chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết của con tàu hạn chế sự phát thải chất thải rắn, thất thoát nguyên liệu - Áp dụng biện pháp làm sạch bề mặt bằng hạt mài, bi thép thay cho biện pháp làm sạch bề mặt cổ điển bằng cát nhằm hạn chế những ảnh hưởng tới môi trường không khí - Áp dụng các biệp pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đồng thời áp dụng các công nghệ giảm thiểu chất thải - Tập trung nâng cao năng lực của Trung tâm thiết kế kỹ thuật và chuyển giao công nghệ Chú trọng công nghệ, kỹ thuật hiện đại đóng và sửa chữa tàu, đặc biệt đối với các loại sản phẩm mà Tổng công ty có lợi thế cạnh tranh - Phải có các chính sách và quy định cụ thể về việc áp dụng các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sửa chữa tàu thủy - Thường xuyên kiểm tra tình hình áp dụng các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường tại các nhà máy, đơn vị thuộc Tập đoàn - Cố vấn đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của từng đơn vị thuộc Tập đoàn - Có nguồn ngân sách hỗ trợ bảo vệ môi trường tại các khu vực sản xuất đóng tàu để các đơn vị có điều kiện áp dụng các giải pháp hiệu quả tiên tiến nhất 4.3.3 Về phía Cơ quan nhà nước - Ban hành những quy chế, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp đóng tàu - Thực hiện triệt để các Quy định pháp luật của Nhà nước, địa phương, ngành về bảo vệ môi trường - Tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp đóng tàu SVTH: Dương Thị Thu Hằng 46 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến - Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý sản xuất nhằn hạn chế sự thất thoát nguyên liệu, năng lượng - Đứng ra tổ chức hoạt động nghiên cứu nâng cao hiệu quả các giải pháp giảm ô nhiễm trong quá trình sửa chữa và đóng tàu - Quản lý và phân bổ nguồn ngân quỹ hợp lý cho vấn đề bảo vệ môi trường, đảm bảo cho các đơn vị có điều kiện tiếp cận với các biện pháp xử lý chất thải tiên tiến, hiệu quả - Đưa ra các quy định xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường SVTH: Dương Thị Thu Hằng 47 Lớp: 44E2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Quốc Tiến TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Báo Giao thông vận tải (GTVT) số ra ngày 19/4 : Sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu 2 Bộ tài Nguyên và môi trường, năm 2009, Báo cáo hiện trạng môi trường khu công nghiệp 3 Đại học Thương Mại, 2010,Giáo trình Kinh tế môi trường, 4 Phòng kỹ thuật công nghệ- Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu nguồn phát sinh chất thải trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu5 Phòng kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, công nghệ đóng tàu và nguồn phát sinh chất thải trong quá trình đóng tàu6 Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm các năm 2008, 2009,2010, 2011 7 Trung tâm y tế huyện Thủy Nguyên-Hải Phòng: “Chi phí chữa bệnh của bệnh nhân do bị ô nhiễm” 8 http://www.enidc.com.vn/vn/Van-ban-phap-ly.aspx 9 http://www.nasico.com.vn 10 http://www.vinashin.com.vn ... ô nhiễm môi trường đánh giá hiệu kinh tế giải pháp giảm ô nhiễm môi trường Chương 3: Phân tích thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường đánh giá hiệu kinh tế giải pháp giảm ô nhiễm môi trường q trình. .. LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG Q TRÌNH ĐĨNG MỚI TÀU THỦY XK TẠI CÁC NHÀ MÁY THUỘC TẬP ĐỒN 2.1 Khái niệm nhiễm môi trường 2.1.1 Khái niệm Môi trường. .. KINH TẾ GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG Q TRÌNH ĐĨNG MỚI TÀU THỦY XUẤT KHẨU TẠI CÁC NHÀ MÁY THUỘC TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM 4.1 Định hướng nâng cao hiệu kinh tế giải pháp giảm