Hiện trạng chất lượng môi trường không khí * Ô nhiễm do bụi kim loại và bụi sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN) (Trang 28 - 30)

* Ô nhiễm do bụi kim loại và bụi sơn

Bụi kim loại

Bụi kim loại phát sinh tại phân xưởng thép, phân xưởng cơ khí, phân xưởng vỏ, phân xưởng sửa chữa máy, khu gia công kết cấu thép và sửa chữa giàn khoan. Ô nhiễm bụi chủ yếu xảy ra tại công đoạn tiện, khoan, cắt, mài, khử bavia, gọt cạnh, làm sạch bề mặt…của phân xưởng gia công cơ khí và xưởng sửa chữa máy. Bụi kim loại có tỷ trọng lớn (d = 7-8) nên chỉ tồn tại xung quanh nguồn gây bụi (các máy gia công) nhanh chóng sa lắng, ít phát tán đi xa.

Mức độ phát sinh bụi kim loại nặng là:

Bụi làm sạch bề mặt:

Để làm sạch bề mặt kim loại tại nhà máy đã sử dụng phương pháp phun hạt kim loại và phương pháp làm sạch dụng cụ bằng tay. Nồng độ bụi kim loại trong không khí tại khâu làm sạch bằng phương pháp:

• phun hạt kim loại trong buồng hở và kín khoảng 13,4 mg/m3 và 3,0 mg/m3 • làm sạch dụng cụ bằng tay khoảng 0,68 mg/m3

Bụi khói hàn

Bụi khói hàn là bụi keo nhỏ mịn, được hình thành khi sắt nguyên chất hoặc hợp kim bị nung nóng. Thành phần khói hàn là γ.Fe2O3 đôi khi có Fe3O4, các hạt thường có kích thước 0,01-1 μm. Công nhân hàn và gia công cơ khí có thể nhiễm bệnh bụi phổi sắt, đặc biệt khi làm việc tại những nơi kín, chật hẹp, kém thông gió.

Công đoạn hàn kim loại để liên kết thép sẽ phát sinh các loại khí thải, cụ thể là khói hàn. Các loại khói thải chính và hệ số phát thải các chất ô nhiễm chính từ công đoạn hàn là: khói hàn , NOx, CO. Với định mức sử dụng dây hàn cho 1 tấn sản phẩm trung bình là 10kg thì với công suất hàn khoảng 10 tấn/ngày sẽ sử dụng khoảng 100 kg dây hàn/ngày. Tại nhà máy thường sử dụng loại que hàn đường kính trung bình 4 mm và 25 que/kg, lượng khí thải phát sinh từ công đoạn hàn như sau: - Khói hàn : 2,3 kg/giờ

- NOx : 1,07 kg/giờ - CO : 0,93 kg/giờ

Bụi sơn

Trong quy trình đóng tàu, bụi sơn thường phát sinh ở khâu làm sạch lớp sơn cũ và các hạt sơn dạng sol phát sinh trong quá trình phun sơn sau khi làm sạch. Trong quá trình sơn thân vỏ tàu tại công trình nâng hạ, bụi phát sinh từ khâu sơn các mối hàn, sơn hoàn chỉnh thân vỏ tàu. Ngoài ra, khâu phun sơn chi tiết nhỏcũng diễn ra tại phân xưởng điện, xưởng mộc sơn trang trí. Các hạt sơn dạng sol có khả năng phát tán đi xa giống như bụi. Bụi sơn phát sinh chủ yếu là các oxit chì, oxit sắt. Nồng độ bụi sơn tại công đoạn sơn dao động trong khoảng 0,5 – 1,0 mg/m3.

Các tác động do bụi kim loại và bụi sơn, khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, các kim loại nặng có khả năng tích tụ trong cơ thể, gây rối loạn các chức năng của men, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

* Bụi và khí thải do sử dụng các phương tiện bốc xếp và vận chuyển nội bộ

Trong quá trình hoạt động của nhà máy, các phương tiện bốc xếp như xe nâng và phương tiện vận chuyển hàng hóa nội bộ (xe mooc và xe tải các loại) cũng gây ô nhiễm bụi và khí thải.

Bảng 3.3 - Tải lượng ô nhiễm trung bình do khí thải các phương tiện nội bộ TT Thông số HSON (kg/1

tấn DO)

Tải lượng ô nhiễm (kg/năm)

1 Bụi 4,3 4,3 x 287.224 kg/năm = 1.2350 2 SO2 20S 20S x 287.224 kg/năm = 2.872 3 NOx 70 70 x 287.224 kg/năm = 20.106

4 CO 14 14 x 287.224 kg/năm = 4.021

5 VOC 4 4 x 287.224 kg/năm = 1.149

(Ghi chú:Mức tiêu hao nhiên liệu tính toán cho những năm hoạt động ổn định là 287.224 kg / năm).

* Ô nhiễm mùi hôi

Mùi hôi chủ yếu từ các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) là biểu hiện rõ ràng nhất của ô nhiễm do các chất gây mùi. Nguồn phát sinh VOC là khu vực tẩy rửa, làm sạch bề mặt, khu vực phun sơn, khu vực lưu trữ dung môi, xăng dầu.... Tại nhà máy thường sử dụng biện pháp che chắn bằng vải bạt xung quanh khu vực sơn, riêng công đoạn sơn hoàn chỉnh vỏ tàu thường thực hiện bên ngoài ụ tàu, cầu tàu/ bến tàu trang trí nên phạm vi ô nhiễm lan rộng hơn.

Theo kết quả đo đạc thực tế tại các khu vực phun sơn bên ngoài không khí nồng độ hơi dung môi dao động trong khoảng 19,0 – 25,0 mg/m3, đối với Toluen, 0,4 – 1,7 mg/m3.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN) (Trang 28 - 30)