Hiệu quả kinh tế các giải pháp giả mô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN) (Trang 39 - 43)

2- 40 (Ghi chú: (*) Thời gian triển khai công đoạn làm sạch thông thường kéo dài 3

3.5.2.Hiệu quả kinh tế các giải pháp giả mô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu

đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu

Năm 2000 công ty đã cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (bể tự hoại ba ngăn), hệ thống cống thoát nước có song chắn rác cho toàn bộ khu vực hoạt động sản xuất của công ty và khu vực nhà máy đóng tàu. Bước đầu hệ thống đã giúp công ty xử lý được các chất thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn tránh hiện tượng ô nhiễm do rác thải gây ra tạo môi trường khô thoáng vệ sinh cho công, nhân viên. Đến năm 2004, khi hoạt động sản xuất phát triển, nhà máy đóng tàu đã bắt đầu đóng những sản phẩm công nghệ cao phục vụ thị trường thế giới, lúc này công ty đã cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu, lắp đặt hệ thống tuần hoàn nước, lắp đặt các thiết bị giảm bụi như quạt hút hay căng bạt che chắn, trang thiết bị phòng hộ lao động như khẩu trang, kính, mặt lạ ở những vị trí làm việc trực tiếp với nguồn gây ô nhiễm, đối với nguồn ô nhiễm tiếng ồn công ty đã trang bị các thiết bị phòng hộ cho công nhân làm việc trực tiếp với nguồn gây ồn và rung động, trồng cây xanh xung quanh khu vực làm việc,…. Trong quá trình hoạt động và sản xuất công ty đã không ngừng cải thiện môi trường làm việc thông qua việc đầu tư thêm các trang thiết bị phòng hộ, xây dựng buồng kín, buồng hở trong công đoạn làm sạch bề mặt kim loại và công đoạn sơn để giảm ô nhiễm môi trường, tạo môi trường làm việc an toàn cho công, nhân viên.

• Hiệu quả kinh tế của các giải pháp đối với sức khỏe của công nhân viên và của người dân sống xung quanh khu vực nhà máy

Để xác định số bệnh nhân bị bệnh do làm việc trong điều kiện ô nhiễm môi trường em so sánh số bệnh nhân mắc bệnh i năm 2000 khi chưa có công nghệ xử lý với số bệnh nhân bị bệnh i khi có công nghệ xử lý (2004)

Bảng 3.6. Chi phí chữa bệnh của bệnh nhân do bị ô nhiễm tại Huyện Thủy Nguyên-Hải Phòng Loại bệnh Số người mắc bệnh i khi chưa xử lý (Xi) Số người mắc bệnh i khi có xử lý (Xi’) Số người bị bệnh do ô nhiễm (Xi – Xi’) Chi phí trung bình một ca bệnh (trđ) Tổng chi phí chữa bệnh do ô nhiễm (trđ) Đau đầu 910 722 188 0,3 56,4 Khó thở 117 80 37 0,2 7,4 Viêm kết mạc 76 30 46 0,45 20,7

Ung thư máu 3 1 2 70 140

Điếc nghề nghiệp

875 531 344 0,6 206,4

Phổi 1023 824 199 2,85 567,15

Tổng 3004 2188 816 998,05

(Nguồn: trung tâm y tế huyện Thủy Nguyên)

Khi công ty xử lý ô nhiễm lợi ích xã hội thu được trong 4 năm (2000- 2004):

∑ EBt = 998,05 triệu đồng

→ Lợi ích của việc xử lý ô nhiễm đối với công ty: ∑ EBt /năm= 998,05 / 4 = 249,51triệu đồng/ năm Trong đó EBt là lợi ích môi trường năm t

• Chi phí của việc xử lý ô nhiễm đối với công ty khi chưa có hệ thống xử lý chất thải

Trước đây khi công ty chưa xây dựng các hệ thống xử lý chất thải thì nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của công ty là bụi sơn,chất thải rắn trong quá trình làm sạch bề mặt được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh công ty không chỉ gây ô nhiễm cho khu vực sản xuất mà còn gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh, rơi xuống sông/ ven biển gây ra hiện tượng bồi lắng dòng chảy không chỉ tốn kém khi nạo vét mà còn gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường.

Theo định kỳ 06 tháng/ lần công ty phải thuê các đơn vị xử lý đến để nạo vét bùn và đưa đi xử lý. Chi phí trung bình cho mỗi lần thuê là 460 triệu/ lần xử lý Vậy chi phí hàng năm mà công ty phải trả nếu thuê xử lý ngoài:

2 lần/ năm x 460 triệu đồng =920 (triệu đồng/ năm).

• Các chi phí của các giải pháp giảm ô nhiễm áp dụng tại nhà máy:

Tổng chi phí ban đầu (Co) bao gồm:

+,chi phí thiết kế và xây dựng: 2.000 triệu đồng +, chi phí thiết bị: 1.300 triệu đồng Vậy Co =2.000 +1.300 =3.300 (triệu đồng)

Chi phí vận hành bảo dưỡng hàng năm (Ct):

+, Chi phí điện năng: 18kw x 16h x 330 ngày x 2.000 đ =190,080 (triệu đồng/ năm)

+, Chi phí hóa chất: Ca(OCl)2 15kg/bao 20-30 mg/l dùng khử trùng nước thải sinh hoạt với chi phí 4 bao x 250.000 đ =1 (triệu đồng).

+ Chi phí lương: tiền lương cho công nhân bao gồm lương cơ bản+ trợ cấp + bảo hiểm xã hội, mức lương trung bình là 2.200.000 đ/ người/ tháng.

Số cán bộ công nhân vận hành bể lọc tách dầu, hệ thống tuần hoàn nước, bể tách dòng nước ô nhiễm và bể xử lý nước thải sinh hoạt là 10 người. Vậy tổng chi phí lương cho 1 năm là 10 người x 12 tháng x 2.200.000 đ =264 (triệu đồng/ năm).

+, Chi phí bảo dưỡng (lấy 3% của chi phí thiết bị ): 3% x 1.300 triệu đồng = 39 (triệu đồng)

Chi phí khấu hao tài sản cố định:

thiết bị máy móc: 2.000 triệu đồng / 15 năm=133,3 triệu đồng/ năm

Bảng 3.7. Chi phí cho việc sử dụng hệ thống giảm ô nhiễm hàng năm

Đơn vị : triệu đồng/ năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Chi phí điện 190,080 2. Chi phí hóa chất 1

3. Chi phí lương 264 4. Chi phí bảo dưỡng 39 5. Chi phí khấu hao 133,3 Tổng chi phí hàng năm 627,38

(Nguồn: phòng kỹ thuật công nghệ- TCT CNTT Nam Triệu)

Như vậy so sánh chi phí của việc xử lý ô nhiễm khi công ty có và chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm (Chi phí trước khi có hệ thống – Chi phí sau khi có hệ thống) như sau:

920 triệu đồng – 627,38 triệu đồng =292,62 (triệu đồng/ năm)

Kết luận: khi hệ thống xử lý chất thải đi vào hoạt động ngoài lợi ích kinh tế mà công ty và xã hội thu được thì nó còn có tác động tích cực đến môi trường xung quanh công ty. Môi trường làm việc được cải thiện đồng thời giảm tỷ lệ công nhân viên mắc các bệnh nghề nghiệp xuống đáng kể.Tuy rằng lượng chi phí tiết kiệm được chưa lớn song xét về lâu dài những lợi ích của việc sử dụng hệ thống xử lý chất thải còn có thể mang lại nhiều hơn thế, cả cho công ty, xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN) (Trang 39 - 43)