Mô tả quy trình công nghệ đóng mới tàu thủy xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN) (Trang 33 - 34)

2- 40 (Ghi chú: (*) Thời gian triển khai công đoạn làm sạch thông thường kéo dài 3

3.4.1. Mô tả quy trình công nghệ đóng mới tàu thủy xuất khẩu

Giai đoạn 1- Tiền xử lý tấm thép

Công đoạn 1.1 - Làm sạch và sơn lót: công đoạn này thường được gọi là sơ chế tôn. Thường các nhà máy trang bị cần cẩu cổng có đầu hút chân không hoặc nam châm điện để đưa vật tư thép lên băng tải.

Công đoạn 1.2 - Lấy dấu : bộ phận lấy dấu thường đi kèm với các máy cắt. Công đoạn 1.3 - Cắt: cắt tôn là một trong những công đoạn được tự động hóa đầu tiên trong ngành đóng tàu. Hệ thống cắt ít phức tạp hơn hệ thống hàn, các máy cắt cơ khí hóa điều khiển bằng chương trình số.

Giai đoạn 2- Chế tạo thiết bị và cụm chi tiết vỏ tàu

Công đoạn 2.1 - Các thiết bị: khi chế tạo xong, các loại phụ kiện khác ngoài kết cấu panel đều đã được gá lắp đầy đủ. Trước khi rời dây chuyền, panel được kiểm tra dung sai và vị trí các phụ kiện. Vì vậy trong dây chuyền còn có các thiết bị kiểm tra, đôi khi có cả thiết bị đo quang học tự động.

Công đoạn 2.2 - Các kiểu dây chuyền chế tạo panel: dây chuyền mini, dây chuyền đáy đôi, dây chuyền panel cong

Giai đoạn 3 - Lắp ráp và hàn các phân đoạn, tổng đoạn vỏ: Kế hoạch đóng các loại

phân đoạn này được xây dựng sao cho dễ hàn nhất có thể nhưng đồng thời phải đảm bảo lắp ráp được các trang thiết bị vào phân đoạn nếu có.

Giai đoạn 4 - Lắp ráp và hàn các phân đoạn, tổng đoạn trong ụ

Các công nghệ hàn thường được áp dụng trong nhà máy đóng tàu bao gồm:

Hàn tự động, hàn Platsma, hàn dưới lớp thuốc bảo vệ và công nghệ cắt kim loại bằng chương trình tự động.

Phun nhiệt khí dùng năng lượng nổ và vật liệu bột, phun phủ bảo vệ bề mặt kim loại chống ăn mòn môi trường nước biển và hoá chất có độ chịu mòn, độ bám dính

cao để nâng cao chất lượng bề mặt và phục hồi các chi tiết máy có kích thước lớn phẳng hoặc tròn xoay.

Giai đoạn 5 – Hoàn thiện trong ụ (ụ nổi/ hoặc ụ chìm)

Phần tôn vỏ sau khi tiến hành thay các tấm tôn và các kết cấu sẽ tiến hành thửkiểm tra đường hàn và tính kín của các két, các hầm và toàn bộ vỏ tàu. Phương pháp kiểm tra mối hàn tùy thuộc vào mũi hàn, vị trí mối hàn và điều kiện kiểm tra. Các mối hàn lộ áp dụng biện pháp thủ công như quét vôi và thử dầu, các mối hàn quan trọng – đặc biệt là các chi tiết chịu áp lực chủ yếu dùng phương pháp siêu âm để kiểm tra.

Giai đoạn 6 - Hoàn thiện tại cầu tàu và hạ thuỷ

Kết thúc các công việc trên, tiến hành tháo nước vào ụ và đưa tàu ra vị trí cập

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w