Các giải pháp giả mô nhiễm MT trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN) (Trang 37 - 39)

2- 40 (Ghi chú: (*) Thời gian triển khai công đoạn làm sạch thông thường kéo dài 3

3.5.1.Các giải pháp giả mô nhiễm MT trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu

trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu

3.5.1. Các giải pháp giảm ô nhiễm MT trong quá trình đóng mới tàu thủy xuấtkhẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu khẩu tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu

Các biện pháp giảm thiểu đang được áp dụng tại Công ty như sau: Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến MT không khí

+ Nguồn phát thải khí chủ yếu do hoạt động của Công ty là bụi, khí thải SO2, CO2, CO, NOx… từ hoạt động cả các loại máy cắt, hàn kim loại, từ phương tiện giao thông ra vào Công ty. Lượng khí thải ra không lớn do có mặt bằng thoáng, để hạn chế ô nhiễm do khí thải Công ty thường xuyên phun nước trên tuyến đường nội bộ, đặc biệt vào những ngày nắng hanh.

+ Công nhân lao động trực tiếp trong các vị trí này được trang bị khẩu trang, găng tay, kính mũ đặc biệt chuyên dùng.

+ Để giảm thiểu bụi, sơn, khí thải từ quá trình sơn vỏ tàu Công ty đã có những biện pháp khắc phục: Che chắn bằng vải bạt xung quanh khu vực sơn, đối với công nhân sơn được trang bị kính và mặt lạ phòng độc trong quá trình sơn.

+ Công ty có các quy định để giữ gìn vệ sinh trong và lân cận khu vực. Tập kết nguyên vật liệu đúng nơi quy định, không để tràn hoặc rơi vãi, không gây ảnh hưởng đến giao thông hoặc đến sinh hoạt cũng như lao động sản xuất của nhân dân trong khu vực.

Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến MT nước Hạn chế ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn:

Toàn bộ mặt bằng khu vực được san lấp tạo độ dốc tự nhiên. Thiết kế hệ thống thu gom và qua các song chắn rác, hố ga thu cặn trước khi nước mưa tràn mặt được thải trực tiếp ra mương thoát nước của khu vực.

Xử lý nước thải sinh hoạt:

Công ty xây dựng hệ thống bể tự hoại với dung tích hợp lý, khu vực vệ sinh được bố trí hợp lý, đủ đáp ứng nhu cầu vệ sinh hàng ngày.

Nước thải có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ được xử lý bằng phương pháp kỵ khí trong bể tự hoại ba ngăn. Dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, tạo thành khí CH4, H2S... Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Phần bùn trong bể tự hoại, theo chu kỳ 06 tháng được xe bồn hút vào nơi quy định.

Nước thải sản xuất:

Đối với nước thải sản xuất, Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý hoàn chỉnh đảm bảo nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép QCVN 24: 2009/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải Công nghiệp.  Biện pháp quản lý chất thải rắn

* Rác thải sinh hoạt.

Rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Công ty được phân loại ngay từ đầu để tách rác thải thành hai phần: Phần rác có thể tái chế để dùng cho các mục đích sử dụng lại, phần không tái chế được đưa về ga chứa tạm thời sau đó định kỳ thuê đội vệ sinh môi trường địa phương thu gom đưa về bãi rác của địa phương để xử lý.

* Rác thải sản xuất.

Rác thải sản xuất của Công ty chủ yếu là các mảnh tôn thép vụn, một số kim loại phế thải khác. Lượng chất thải này hầu hết được bán cho các cơ sở có khả năng tái chế. Phần không thể tái chế được thu gom và vận chuyển đi xử lý hàng ngày tại bãi rác hợp vệ sinh của huyện Thuỷ Nguyên. Công ty bố trí các thùng chứa chất thải rắn ở nơi quy định cuối hướng gió.

Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và rung động

Để giảm thiểu tiếng ồn Công ty đã áp dụng các biện pháp sau:

+ Công ty đã trồng cây xanh xen kẽ và xung quanh khu vực sản xuất để giảm tiếng ồn lan truyền, tạo bầu không khí trong lành mát mẻ, trong lành hơn cho cán bộ công nhân viên.

+ Công ty đã trang bị phương tiện bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân phải làm việc nhiều thời gian ở những khu vực có tiếng ồn cao.

+ Định kỳ kiểm tra, hiệu chỉnh phương tiện, máy móc, thiết bị; thường xuyên theo dõi độ mài mòn, dung sai lắp đặt của các bộ phận chi tiết cơ khí để tiến hành sửa chữa, thay thế kịp thời; định kỳ bảo dưỡng, bôi trơn các bộ phận truyền động; kiểm tra độ thăng bằng, các điểm tựa, kê đỡ của thiết bị làm việc cố định.

+ Định kỳ kiểm tra độ ồn, phát hiện sự tăng đột biến của tiếng ồn để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới tàu thủy xuất khẩu tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (VINASHIN) (Trang 37 - 39)