tr-ờng đạI học nông nghiệp hà nội khoa kinh tế và phát triển nông thôn --- --- Lấ KINH NAM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ SẢN XUẤT NGUYấN LIỆU VÀ THU MUA NGUYấN LIỆU CỦA CễNG T
Trang 1tr-ờng đạI học nông nghiệp hà nội khoa kinh tế và phát triển nông thôn
- -
Lấ KINH NAM
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ SẢN XUẤT NGUYấN LIỆU VÀ THU MUA NGUYấN LIỆU CỦA CễNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
Chuyờn ngành đào tạo : Kinh tế nụng nghiệp
Giảng viờn hướng dẫn : NGUYỄN THỊ THU QUỲNH
Hà Nội - 2009
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
Trang 3LỜI CẢM ƠN!
Trong thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội, tôi được sự dạy dỗ chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là các giảng viên trong Khoa Kinh tế & PTNT đã giúp đỡ tôi tích lũy kiến thức
cơ bản cũng như đạo đức tư cách con người Đến nay tôi đã hoàn thành báo
cáo tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất
nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn” dưới sự giúp đỡ, bảo ban cặn kẽ tận tình của các thầy cô giáo trong
khoa Nhân dịp tổng kết thực tập, cũng là dịp tổng kết 4 năm học tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các tập thể và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Nguyễn Thị Thu Quỳnh, Giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các cán bộ trong Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập tại công ty
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình và toàn thể bạn bè đã là nguồn động viên khích lệ và là động lực để tôi nỗ lực cố gắng trong suốt quá trình học tập
Do thời gian thực tập ngắn cộng với trình độ năng lực bản thân hạn chế nên bài luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy, cô, các anh chị và bạn bè để bài luận văn ngày một hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của mọi người!
Hà Nội, ngày16 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Lê Kinh Nam
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn! ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục bản đồ viii
Danh mục sơ đồ viii
Danh mục từ viết tắt ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Cơ sở lý luận về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu 4
2.1.1.1 Khái niệm về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu 4
2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vùng nguyên liệu 6
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của mía nguyên liệu 7
2.1.2.1 Khái niệm mía nguyên liệu 7
2.1.2.2 Khái niệm và ý nghĩa hình thành vùng nguyên liệu 8
2.1.2.3 Hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu 9
2.1.2.4 Hoạt động thu mua mía nguyên liệu 10
2.1.2.5 Hệ thống đánh giá chất lượng mía nguyên liệu 11
2.1.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất và thu mua nguyên liệu 11
2.2 Cơ sở thực tiễn 12
Trang 52.2.1 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu trên thế giới 12
2.2.2 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu tại Việt Nam hiện nay 12
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 15
3.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Lam Sơn 15
3.1.2 Đặc điểm của Công ty 18
3.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty mía đường Lam Sơn 18
3.1.2.2 Nguồn lực lao động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 21
3.1.2.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty 24
3.1.2.4 Vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 25
3.1.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu 29
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 29
3.2.2 Thu thập số liệu 30
3.2.2.1 Số liệu thứ cấp 30
3.2.2.2 Số liệu sơ cấp 30
3.2.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu 32
3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu 32
3.2.3.2 Phương pháp phân tổ thống kê 32
3.2.3.3 Phương pháp so sánh 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Thực trạng và kết quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu 33
4.1.1 Thực trạng đầu tư sản xuất mía nguyên liệu 33
4.1.1.1 Cơ cấu tổ chức chỉ đạo sản xuất mía 33
4.1.1.2 Kênh chuyển tải vốn đầu tư 35
4.1.1.3 Các phương thức đầu tư của Công ty 36
4.1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp cho các hộ trồng mía 36
4.1.1.3.2 Phương thức đầu tư qua khối Nông trường quốc doanh 38
Trang 64.1.1.4 Tình hình đầu tư sản xuất mía trong giai đoạn 2005 - 2008 39
4.1.1.5 Tình hình đầu tư của các hộ điều tra 41
4.1.2 Kết quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu 42
4.1.2.1 Mức đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất mía 42
4.1.2.2 Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững 43
4.2 Thực trạng và kết quả thu mua mía nguyên liệu của Công ty 45
4.2.1 Thực trạng thu mua mía nguyên liệu của Công ty 45
4.2.1.1 Ký hợp đồng đầu tư sản xuất và mua bán mía 45
4.2.1.2 Quy trình thu mua mía 45
4.2.1.3 Hình thức thu mua mía 47
4.2.1.4 Giá và công tác thanh toán 48
4.2.2 Kết quả thu mua mía nguyên liệu 49
4.2.2.1 Sản lượng mía các vụ 49
4.2.2.2 Sản lượng mía bình quân 52
4.2.2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch sản lượng của công ty 53
4.2.2.4 Chất lượng mía qua 3 vụ 56
4.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu và thu mua mía nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 57
4.3.1 Hiệu quả kinh tế 57
4.3.1.1 Mức đáp ứng công suất ép cho hai nhà máy 57
4.3.1.2 Hiệu quả đầu tư theo vốn trên đơn vị diện tích 59
4.3.1.3 Lợi nhuận/ tấn mía nguyên liệu 60
4.3.2 Hiệu quả xã hội 61
4.3.2.1 Tạo việc làm cho người dân 61
4.3.2.2 Nâng cao thu nhập cho người trồng mía 62
4.3.2.3 Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng Lam Sơn phát triển 64
4.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu 65
4.4.1 Thuận lợi 65
Trang 74.4.2 Khó khăn 66
4.5 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu 67
4.5.1 Kiện toàn và tăng cường tổ chức bộ máy của Xí nghiệp nguyên liệu 67
4.5.2 Giải pháp về chính sách đầu tư cho người trồng mía 67
4.5.3 Giải pháp về các hình thức tổ chức sản xuất 68
4.5.4 Giải pháp về phương thức tiêu thụ 68
4.5.5 Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa công ty và người trồng mía 70
4.5.5.1 Hỗ trợ cho các hộ trồng mía 70
4.5.5.2 Biện pháp tạo mối quan hệ mật thiết của công ty với người trồng mía 71
4.5.6 Các giải pháp khác 72
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
5.1 Kết luận 74
5.2 Kiến nghị 76
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thu nhập bình quân người lao động qua các năm 22
Bảng 3.2: Đặc điểm cơ cấu nguồn vốn 25
Bảng 3.3: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua các năm 27
Bảng 3.4: tổng hợp doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước 29
Bảng 3.5: Tỷ lệ hộ điều tra theo thu nhập 31
Bảng 4.1: Tình hình đầu tư qua khối các trạm giai đoạn 2005 - 2008 37
Bảng 4.2: Đầu tư ứng trước cho khối Nông trường quốc doanh giai đoạn 2005 – 2008 39
Bảng 4.3: Tình hình đầu tư sản xuất mía trong giai đoạn 2005 – 2008 40
Bảng 4.4: Chi phí đầu tư cho 1 ha mía các loại của 3 nhóm hộ điều tra 41
Bảng 4.5: Mức đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất mía của Công ty 43
Bảng 4.6: Công tác thanh toán mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn giai đoạn 2005 - 2008 48
Bảng 4.7: Sản lượng mía 3 vụ 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 - 2008 50
Bảng 4.8: Sản lượng mía bình quân 52
Bảng 4.9: Tỷ lệ thực hiện kế hoạch sản lượng mía thu mua của 3 vụ 54
Bảng 4.10: Tỷ lệ mía đen, mía đầu đỏ và CCS bình quân cả 3 vụ 56
Bảng 4.11: Mức đáp ứng công suất chê biến cho hai nhà máy trong giai đoạn 2005 – 2008 58
Bảng 4.12: Sản lượng, vốn đầu tư ứng trước và diện tích trồng mía 59
Bảng 4.13: Đánh giá lợi nhuận qua 3 vụ 60
Bảng 4.14: Hiệu quả sản xuất mía bình quân/ 1 ha của các nhóm hộ vụ 2007 – 2008 63
Trang 9DANH MỤC BẢN ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Doanh thu, lợi nhuận và lộp ngân sách Nhà nước qua 3 năm
2006-2008 29
Biểu đồ 4.1 Sản lượng mía bình quân 53
Biểu đồ 4.2 Mức đáp ứng công suất ép mía 58
Biểu đồ 4.3 Lợi nhuận / tấn mía 61
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 20
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức xí nghiệp nguyên liệu 21
Sơ đồ 4.1: Bộ máy chỉ đạo sản xuất mía nguyên liệu 34
Sơ đồ 4.2: Phương thức đầu tư thông qua Nông trường quốc doanh 38
Sơ đồ 4.3: Quy trình thu mua mía 46
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCS: Commercial Cane Sugar
LASUCO: Lam Son Sugar Joint Stock Coporation TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
PTNT: Phát triển nông thôn
NT: Nông trường nguyên liệu
Tr: Trạm nguyên liệu
HTX: Hợp tác xã
Trang 11PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngành mía đường của Việt Nam hiện nay tuy là một ngành còn non trẻ, nhưng đã có những bước đột phá trong 5 năm trở lại đây Về cơ bản ngành mía đường đã đáp ứng được nhu cầu đường tiêu dùng trong nước chấm dứt tình trạng nhập khẩu đường Bên cạnh đó ngành mía đường của Việt Nam không ngừng gia tăng sản lượng đường xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân Đáng chú ý nhất là ngành mía đường đã giúp dân khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm diện tích đất trồng mía được hơn 250.000 ha đất tự nhiên, đưa tổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ sở chế biến thủ công được gần 30 triệu tấn mía cây, giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu lao động trong nông nghiệp Hàng năm có từ 250 đến
300 nghìn hộ dân trồng mía ký kết hợp đồng kinh tế trồng và bán mía cho các nhà máy, trong đó 70% số hộ hàng năm đã được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm ổn định sản xuất Nhiều nhà máy đường đã đầu tư ứng trước giống mía, phân bón, cày bừa đất, thuốc sâu… và cử cán bộ hướng dẫn tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng mía, tăng năng suất sản lượng bán cho nhà máy, tăng thêm thu nhập, ổn định sản xuất và cuộc sống cho dân Có thể nói gần 80% số hộ dân ở các vùng trồng mía trong cả nước bán nguyên liệu cho các nhà máy đường, nhờ kết quả trồng mía, hầu hết dân đã xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm được nhiều phương tiện, hơn 90% số hộ có ti vi, 60% số hộ có xe máy, trên 300 hộ đã
có xe ôtô vận tải lớn để vận chuyển mía đến nhà máy bán; 120 hộ có máy kéo làm đất; hơn 1000 hộ trồng mía hiện đang là cổ đông có cổ phần tại nhà máy
Tuy nhiên giai đoạn hiện nay nhiều Công ty mía đường đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu cho sản xuất Để giải quyết vấn đề đó nhiều Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu của mình bằng cách tăng mức vốn đầu
tư cho nông dân trồng mía Mỗi công ty có các mức đầu tư khác nhau nhưng
Trang 12họ có một mục tiêu chung là hiệu quả đầu tư
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế
kỷ trước đến nay đã xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn trên 11 huyện thuộc trung du và miền núi phía Tây Tỉnh Thanh Hóa, với trên 125 xã, 4 Nông trường
và trên 30.000 hộ nông dân trồng mía Để có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất đường, Công ty đã kết nghĩa với từng xã, từng thôn cung cấp giống mía, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ký hợp đồng nhận tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo được lượng mía nguyên liệu đầy đủ và liên tục Công ty hỗ trợ người dân trồng mía về đầu vào cho sản xuất mía như nghiên cứu và liên tục đưa ra giống mới, cung cấp tiền làm đất, đầu tư phân bón, kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật Nhưng người trồng mía phải bán mía sau thu hoạch cho Công ty Nhìn chung mô hình này một phần đảm bảo được lượng nguyên liệu mía cho nhà máy đồng thời đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, từ đó góp phần quan trọng hình thành một vùng nguyên liệu đủ sức cung cấp cho các nhà máy đường chủ động sản xuất
Vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra rất nhiều thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu của công ty Những hợp đồng giữa Công ty với người nông dân giữa bên cung cấp nguyên liệu với người thu mua nguyên liệu đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ bền vững Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu cũng gặp không ít khó khăn Do tình trạng công tác thiếu trách nhiệm của một số cán bộ mà tình hình sử dụng vốn đầu tư chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, diện tích trồng mía chênh lệch giữa trong sổ sách và thực tế là lớn, dẫn tới việc thực hiện kế hoạch thu mua mía đặt ra không hoàn thành Bên cạnh
đó trữ lượng đường trong mía không ổn định, khối lượng mía bẩn, mía cháy, dệp, mía lẫn lá xanh vẫn còn nhiều Giá mía lúc lên, lúc xuống, nhà máy thu mua không kịp thời, sản lượng chế biến không ổn định làm cho hiệu quả kinh tế thấp
Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Đánh giá hiệu
quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn” làm đề tài tốt nghiệp đại học
Trang 131.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, phân tích các khó khăn qua đó đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất
nguyên liệu và thu mua nguyên liệu
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu
và thu mua mía nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá trong giai đoạn 3 vụ ép gần đây nhất (2005-2006, 2006-2007, 2007-2008)
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn có địa chỉ tại thị trấn Lam Sơn – huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa
- Phạm vi thời gian: thời gian đề tài nghiên cứu là 3 vụ ép (2005 – 2006,
2006 – 2007, 2007 – 2008) và theo năm tài chính là 3 năm 2006, 2007 và 2008
- Phạm vi nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Trang 14PHẦN 2
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu
2.1.1.1 Khái niệm về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu
* Khái niệm nguyên liệu: theo tôi nguyên liệu là phạm trù mô tả đối tượng lao động được tác động vào để biến thành sản phẩm Nguyên liệu là những đối tượng chưa được chế biến, nó là sản phẩm của các ngành nông, lâm, thuỷ, sản Nguyên liệu là các sản phẩm tươi sống khó bảo quản rất dễ hao hụt và hư hại Chính vì thế hoạt động thu mua nguyên liệu phải hợp lý đảm bảo vừa đủ cho sản xuất (tài liệu tham khảo [3])
Đặc điểm nguyên liệu: mọi nguyên liệu đều chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất sản phẩm Sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến dạng nguyên liệu theo ý muốn của con người, ví dụ: mía bị ép thành nước mía…giá trị toàn bộ của mọi nguyên liệu không bị mất đi mà nó được kết tinh vào giá trị sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu đó đưa vào sản xuất Nguyên liệu là sản phẩm của các ngành nông, lâm, thuỷ sản nên nó mang tính thời vụ
do đặc tính sinh học của cây, con quy định được thể hiện ở thời gian sinh trưởng, phát triển và thu hoạch của cây, con đó Năng suất và chất lượng của nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên
Phân loại nguyên liệu:
- Theo nguồn gốc:
+ Nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp: Ngô, Khoai, Sắn, Mía … + Nguyên liệu là sản phẩm của lâm nghiệp: Tre, Nứa, Luồng …
+ Nguyên liệu là sản phẩm của thuỷ sản: Tôm, Cá, Ba Ba, Ếch …
- Theo đặc điểm sinh học:
+ Nguyên liệu là thực vật
+ Nguyên liệu là động vật
Trang 15- Theo hình thức tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm:
+ Nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất không qua chế biến: cây mía sau khi thu hoạch được đưa vào sản xuất đường luôn
+ Nguyên liệu phải thông qua chế biến mới được đưa và sản xuất: Lúa, Ngô sau khi thu hoạch phải được phơi sấy, sát, nghiền mới được đưa vào sản xuất
* Hoạt động thu mua nguyên liệu
Thu mua nguyên liệu là hoạt động mua sắm, vận chuyển nguyên liệu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tổ chức thu mua nguyên liệu là một trong các nội dung quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động thu mua nguyên liệu cũng phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và mang tính thời vụ Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để có hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì hoạt động sản xuất phải tốt, ít chi phí, sản lượng sản phẩm lớn, nhưng để có hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao thì trước hết hoạt động thu mua nguyên liệu phải đạt hiệu quả cao
Kinh doanh càng phát triển, phạm vi hoạt động càng rộng, thị trường không phải chỉ trong phạm vi một tỉnh, một vùng mà mở rộng ra cả nước, khu vực và quốc tế thì hoạt động thu mua nguyên liệu càng trở nên rất quan trọng Khi đó lượng thu mua nguyên liệu đều lớn nên cần phải hết sức chú ý trong khâu thu mua nguyên liệu
Yêu cầu của hoạt động thu mua nguyên liệu: Trong quản lý việc thu mua nguyên liệu cần phải xác định kế hoạch thu mua, xác định lượng dự trữ tối ưu, lượng dự trữ tối thiểu cần thiết cũng như quy trình thu mua nguyên liệu cho tốt
Nguyên liệu là một trong các yếu tố sản xuất cơ bản, thu mua nguyên liệu đảm bảo cung cấp thường xuyên nguyên liệu cho sản xuất nên là một trong các điều kiện tiên đề nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất có hiệu quả
Ở nhiều doanh nghiệp sản xuất giá trị nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thì hoạt động thu mua nguyên liệu có hiệu quả sẽ càng góp phần rất lớn vào tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với các doanh nghiệp thương
Trang 16mại cung ứng hàng hóa đầu vào là điều kiện để tiêu thụ chúng: mua sắm đúng, dự trữ đúng sẽ tiêu thụ tốt với hiệu quả cao, ngược lại mua sắm không đúng, dự trữ không phù hợp vừa gây khó khăn gián đoạn cho hoạt động tiêu thụ, vừa giảm hiệu quả của tiêu thụ hàng hoá
Nguyên liệu là sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp nên thường là do người dân nuôi trồng, đánh bắt Các doanh nghiệp mua nguyên liệu là mua các sản phẩm của người dân nuôi trồng và đánh bắt Nếu các doanh nghiệp chỉ mua và người dân sản xuất nguyên liệu tự sản xuất thì nguồn nguyên liệu mua được sẽ không đảm bảo nhất là khi các hộ dân sản xuất ở mức độ tự phát và manh mún không ổn định Một số doanh nghiệp muốn đảm bảo nguồn nguyên liệu đầy đủ và kịp thời cho sản xuất họ đã có chính sách đầu
tư các yếu tố đầu vào cho các hộ sản xuất nguyên liệu, nhưng đổi lại các hộ sản xuất nguyên liệu phải bán sản phẩm sản xuất được cho doanh nghiệp đó Các khoản mục đầu tư phụ thuộc vào loại nguyên liệu, đầu tư phân bón, làm đất, giống, thuốc bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật … (đối với nguyên liệu
là thực vật), đầu tư giống, thức ăn, khoa học kỹ thuật … (đối với nguyên liệu
là động vật) Để dễ dàng quản lý được tình hình đầu tư và thu mua nguyên liệu thì các doanh nghiệp tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu, ràng buộc với người dân bằng các hợp đồng đầu tư, mua bán nguyên liệu lâu dài
2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vùng nguyên liệu
Khái niệm vùng nguyên liệu: là một hình thức biểu hiện cụ thể của chuyên môn hoá theo vùng, là kết quả của sự tập trung hoá sản xuất một hoặc một số loại nông sản phẩm trong một phạm vi không gian nhất định với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thuận lợi nhất, nhằm thu được khối lượng sản phẩm lớn nhất trên một đơn vị diện tích với chi phí sản xuất nhỏ nhất tạo ra các đơn vị sản phẩm làm nguyên liệu cho hoạt động chế biến hoặc xuất khẩu
Đặc điểm của vùng nguyên liệu: về địa lý nó gồm nhiều địa phương nằm gần nhau và có cùng khả năng sản xuất một loại nguyên liệu đó Vùng
Trang 17nguyên liệu có thể không đồng nhất với vùng địa lý, có thể gồm các địa phương ở các vùng địa lý khác nhau nhưng có cùng khả năng sản xuất cùng loại nguyên liệu
Vai trò: vùng nguyên liệu là vùng sản xuất nguyên liệu cho doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chủ động sản xuất
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của mía nguyên liệu
2.1.2.1 Khái niệm mía nguyên liệu
Mía nguyên liệu là loại nguyên liệu xuất phát từ sản phẩm của nông nghiệp, làm đầu vào cho công nghiệp chế biến đường, mật mía … Mía là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao
Mía là loại cây dễ trồng phù hợp với nhiều loại địa hình khác nhau như đất đồi, đất bãi, đất ruộng, đất vườn … Tuỳ theo từng loại địa hình mà có các phương pháp canh tác khác nhau Nhưng trong đó cây mía phát triển tốt nhất
là địa hình đất đồi vì nó có nhiều yếu tố giúp cho cây mía phát triển tốt như đất tơi xốp, độ ẩm phù hợp khoảng 85 % và nhiệt độ trung bình khoảng 21-
230C, những yếu tố này là khí hậu đặc trưng của vùng phía tây tỉnh Thanh Hóa
Có rất nhiều giống mía làm nguyên liệu cho sản xuất đường, nhưng tiêu biểu có các giồng mía sau:
- Giống VĐ93-159: thân to, lóng hình trụ hơi phình to ở giữa, dài 15 -18 cm
- Giống QĐ94-166: thân không có vết nứt to tròn, chắc và không rỗng
- Giống QĐ94-119: thân dài, lóng dạng ống, có lõi rỗng ở trong và có rễ phụ
- Giống Đài Ưu: thân cây cao, lóng dài, thân ra rễ phụ
- Giống Viên Lâm: thân to đều, cây mọc thẳng, lóng dài và không có vết nứt
- Giống mía Việt Đường: thân to đều, lóng ngắn không bị rỗng, không nứt
và không có mầm rãnh
- Giống mía ROC: thuộc loại trung bình đến lớn lóng dài từ 8 – 20cm
- Giống MY: trong các loại giống mía thì đây là giống mía có năng suất cao nhất, dễ thích ứng với mọi thời tiết, nhưng giống đắt và thời gian trồng dài
Hiện nay Công ty đang khuyến khích và hỗ trợ bà con nông dân trồng
Trang 18giống mía MY để đạt được lượng mía cao hơn
Thời vụ trồng mía: thời vụ trồng mía có thể kéo dài từ tháng 9 năm
trước đến 30/3 năm sau Trong đó có thể tạm chia làm 4 thời vụ sau:
- Thời vụ trồng cuối mùa mưa đầu mùa khô: Thời vụ này dễ trồng, năng suất cao nhưng khó tìm đất và tìm giống
- Thời vụ trồng trong mùa khô: Từ giữa tháng 11 đến tháng 1 Thời vụ này khó trồng do thiếu ẩm nhưng rất sẵn đất và sẵn giống, nếu trồng đúng kỹ thuật vẫn đảm bảo mật độ và dạt năng suất cao do thời gian sinh trưởng dài
- Thời vụ trồng trong mùa xuân: Từ giữa tháng 1 đến hết tháng 3 – thời vụ này dễ trồng nhưng năng suất không cao bằng trồng sớm
- Thời vụ trồng mía giống để lấy giống trồng vào vụ xuân năm sau: Phải trồng gọn trong tháng 6 đến trung tuần tháng 7 dương lịch Thời vụ này khó làm đất nhưng dễ trồng
Thời vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 11 đến tháng 6 sang năm Mía thu hoạch xong có thể lưu gốc cho vụ sau, và mía lưu gốc sẽ có năng suất thấp hơn mía trồng mới, nhưng lại không phải mất chi phí về giống
Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của cây mía
2.1.2.2 Khái niệm và ý nghĩa hình thành vùng nguyên liệu
- Khái niệm vùng nguyên liệu mía: vùng nguyên liệu mía là biểu hiện cụ thể của vùng nguyên liệu, là vùng có điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội phù hợp với sự phát triển của cây mía Vùng nguyên liệu mía được quy hoạch và đầu
tư phát triển sản xuất mía nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho một số cơ
sở chế biến đường
Đối với các công ty mía đường sản xuất mía qua các hình thức Nông trường và khu vực đất trồng mía của người dân Để dễ dàng quản lý vùng nguyên liệu các Doanh nghiệp phân chia nhỏ vùng thành các Trạm nguyên liệu
và các Nông trường nguyên liệu, trong đó các Trạm nguyên liệu mía được hình
Trang 19nguyên liệu thực hiện việc đầu tư sản xuất mía và thu mua mía là Xí nghiệp nguyên liệu
- Ý nghĩa việc hình thành vùng nguyên liệu mía: Trong tình hình nhiều công ty mía đường khan hiếm về mía nguyên liệu, công ty nào mạnh đưa ra giá mua mía cao thì người nông dân sẽ bán cho công ty đó, các công ty khác
sẽ không mua được mía, thiếu nguyên liệu cho sản xuất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh Nếu công ty nào xây dựng riêng cho mình vùng nguyên liệu mía thì sẽ đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất đường Bên cạnh đó việc hình thành vùng nguyên liệu sẽ góp phần giải quyết được đầu ra cho người trồng mía, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho vùng nguyên liệu
2.1.2.3 Hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu
Hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu là hoạt động mà các công ty mía đường bỏ vốn ra đầu tư ứng trước cho vùng nguyên liệu của mình nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất mía
Giữa các công ty mía đường với người trồng mía sẽ có mối quan hệ ràng buộc với nhau qua hợp động đầu tư sản xuất mía và mua bán mía Những
hộ gia đình có hợp đồng với công ty mía đường sẽ nhận được vốn đầu tư từ phía công ty Các khoản đầu tư cho sản xuất mía sẽ không tính lãi Trong đầu
tư sản xuất mía gồm các khoản đầu tư sau:
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho vùng nguyên liệu mía: xây dựng đường giao thông, xây dựng hệ thống kênh mương, hệ thống nhà ở các Trạm nguyên liệu …
- Đầu tư trực tiếp cho sản xuất mía: làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo
Trang 20của nông trường theo diện tích của mỗi người
- Đối với các chủ hợp đồng trực tiếp ký hợp đồng với công ty sẽ nhận vốn đầu tư ứng trước sau đó sẽ phân bổ xuống cho các hộ làm theo
Sau vụ mía nông trường và các chủ hợp đồng không nhất thiết phải trả
số vốn đầu tư ứng trước bằng tiền mặt mà theo hợp đồng nếu nhận vốn đầu tư ứng trước của công ty thì phải bán mía cho công ty
2.1.2.4 Hoạt động thu mua mía nguyên liệu
Thu mua mía diễn ra theo mùa vụ, dựa trên đặc điểm sinh học của cây mía Thời vụ thu hoạch mía diễn ra từ tháng 11 năm nay đến tháng 6 năm sau
Có nhiều hình thức thu mua khác nhau, có công ty tự đến các hộ trồng mía thu mua, nhưng cũng có công ty để tự người dân vận chuyển mía đến công ty bán Các phương thức thu mua hiện nay là mua theo trữ lượng đường và mua theo khối lượng mía, để đạt được hiệu quả cao trong thu mua thì nên kết hợp
cả hai phương thức trên cùng một lúc
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu mua mía nguyên liệu:
- Điều kiện tự nhiên: nguyên liệu mía là sản phẩm của nông nghiệp, nên quá trình sản xuất mía phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Cây mía là cây công nghiệp quá trình sinh trưởng và phát triển của cây phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm … các yếu tố trên không thuận lợi sẽ làm năng suất, chất lượng mía kém rất nhiều ảnh hưởng tới hiệu qủa thu mua mía Ngoài ra mưa gió, bão sẽ làm cho công tác vận chuyển khó khăn hoặc không thể vận chuyển mía về được
- Khoa học công nghệ: việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác sản xuất và thu hoạch mía đã đạt được nhiều thành công Gần đây các đơn vị sản xuất mía áp dụng “Hệ thống Công nghệ cao tưới nước nhỏ giọt cho cây mía”
dự án này được triển khai với mục tiêu mía nguyên liệu đạt năng suất 150 tấn/ ha trở lên, chất lượng đạt chữ đường 12 CCS và trồng một vụ sau đó 5 đến 6 năm mới phải trồng lại Để đạt được năng suất đột phá gấp hơn hai lần năng suất bình quân như hiện nay, dự án tưới nước nhỏ giọt không chỉ đơn thuần là tưới
Trang 21nước cho cây mía mà phải áp dụng đồng thời các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết cho cây mía sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất Đưa công nghệ sinh học vào sản xuất mía tạo ra các giống mía có chất lượng và sản lượng cao Đặc biệt hiện nay công ty đang áp dụng công nghệ chặt mía bằng máy, số lượng mía chặt được nhiều hơn rất nhiều rút ngắn thời gian thu hoạch và đảm bảo được nguyên liệu cho sản xuất
2.1.2.5 Hệ thống đánh giá chất lượng mía nguyên liệu
Công ty đánh giá chất lượng mía dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Trữ lượng đường có trong mía đơn vị CCS nhiều Công ty mía đường lấy mức 10 CCS làm chuẩn mực, lượng đường càng cao thì giá mía càng cao
và ngược lại,…
- Tỷ lệ mía đỏ đầu
- Tỷ lệ mía đen
- Tỷ lệ mía bẩn, mía dệp, mía lẫn lá xanh, mía cháy …
Tuy có những chuyến mía chất lượng kém nhưng công ty vẫn mua nhằm khuyến khích người dân trồng mía và dựa và tỷ lệ mía chất lượng kém
mà giảm giá mua
2.1.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất và thu mua nguyên liệu
* Khái niệm hiệu quả: hiệu quả phản ánh mặt chất lượng của mọi hoạt động trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm
* Hiệu quả trong đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu:
là phạm trù đánh giá việc sử dụng nguồn lực trong hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu và thu mua mía nguyên liệu:
- Hiệu quả kinh tế:
+ Mức đáp ứng công suất ép của các nhà máy đường
Trang 22+ Lợi nhuận/ tấn mía nguyên liệu
+ Sản lượng/ vốn đầu tư/ ha
- Hiệu quả xã hội
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu trên thế giới
Trên thế giới hiện nay ngành sản xuất mía nguyên liệu rất phát triển nhất là ở các nước như Cu Ba, Trung Quốc, Ấn Độ … Trung Quốc và Ấn Độ
là hai quốc gia có lịch sử sản xuất mía nguyên liệu từ rất lâu Trong quy hoạch, tổ chức sản xuất mía nguyên liệu hầu hết các nước trên thế giới đều sản xuất theo hình thức dồn điền đổi thửa, các vùng nguyên liệu luôn tập trung và phát triển xung quanh các nhà máy chế biến đường với cự li vận chuyển nhỏ hơn 30 km
Các nước sản xuất mía đường trên thế giới sự phân chia lợi ích giữa người trồng mía và và cơ sở chế biến đường vẫn được xem xét điều chỉnh theo tỷ lệ nhất định phù hợp với sự biến động của thị trường trong nước và thế giới Các Công ty sản xuất đường trên thế giới rất quan tâm vào công tác thu mua mía nguyên liệu vì đây là yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất Họ đã và đang xây dựng cho mình vùng nguyên liệu phát triển bền vững
2.2.2 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu tại Việt Nam hiện nay
Nghề trồng mía làm mật ở nước ta có từ những năm 767 – 791 vào thời
Lý, nó được du nhập từ nước bạn Trung Quốc Nhưng công nghệ làm đường
từ mía xuất hiện tại Việt Nam từ những năm Pháp thuộc, khi quân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất chúng đã đưa công nghệ làm đường vào
Từ đó ngành mía đường nước ta trải qua bao nhiêu thăng trầm đến nay có 40 Công ty mía đường ra đời vùng chiếm nhiều nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long Ngành mía đường nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, trong tương lai sẽ chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
Ngành sản xuất mía đường ở nước ta phát triển rất mạnh, thế nhưng
Trang 23nguyên liệu mía lại đang là vấn đề nan giải cho rất nhiều nhà máy đường
trong nước Đồng Bằng Sông Cửu Long có tới 10 nhà máy đường cạnh tranh
nhau rất khốc liệt Điều làm cho người dân trồng mía sớm ở đây không yên tâm là cùng thời điểm có những năm giá mía xuống kéo theo hàng ngàn ha mía không bán được, người dân trồng mía lỗ đậm Nhưng có những năm không mới vào đầu vụ, các Công ty đổ xô về tranh giành nhau mua mía Họ dùng nhiều cách để nua cho được mía, người trồng mía chưa bán thì họ đặt tiền cọc, nâng giá ép nông dân bán cả mía non Cuối tháng 10 giá mía đang từ
340 - 360 đồng/kg, sang tháng 11 tăng lên 400 đồng/kg, rồi 450 - 500 đồng/kg Khan hiếm không chỉ nổi lên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà còn
ở nhiều Công ty khác, Công ty cổ phần mía đường La Ngà sẽ thu mua mía với mức giá cao hơn năm ngoái 150.000 đồng/tấn (giá mía năm 2008 là 280.000 đồng/tấn), ngoài nguyên nhân thiếu nguyên liệu thì Công ty cũng bảo đảm cho người trồng mía có thu nhập ổn định, tránh tình trạng ngày càng nhiều người trồng mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác
Ở Thanh Hóa có trên 32.000 ha, trong đó vùng mía đường Lam Sơn gần 16.000 ha; vùng mía đường phía Bắc có trên 11.000 ha; còn lại là vùng mía đường Tây - Nam với trên 5.000 ha Với năng suất bình quân gần 60 tấn mía cây/ha, tổng sản lượng mía thu hoạch hàng năm đạt gần 2 triệu tấn mía đã đáp ứng nguyên liệu cho Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn khoảng 115% công suất, Công ty cổ phần mía đường Nông Cống 100% công suất và Công
ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan 75% công suất Ước tính, sản lượng mía đường của Thanh Hóa đã chiếm 25% sản lượng đường trong cả nước và chiếm 50% khu vực Bắc Trung bộ Trong phát triển kinh tế, giá trị sản xuất ngành công nghiệp mía đường liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, như năm 2005 đạt 1.108,3 tỷ đồng, gấp 2,35 lần so với năm 2000, chiếm tỷ trọng 11,21% trong cơ cấu của ngành công nghiệp và là một trong những ngành đạt giá trị cao so với các ngành công nghiệp trong tỉnh
Hiện nay công tác thu mua nguyên liệu mía đang gặp phải một trở ngại
Trang 24tương đối lớn là người dân trồng mía đã mất niềm tin vào các nhà máy đường
do giá mía không ổn định Và không ít người đã bỏ cây mía sang trồng cây trồng khác Ngành mía đường đang đương đầu với tình trạng thiếu mía nguyên liệu Bên cạnh đó việc đầu tư sản xuất nguyên liệu một số Công ty chưa có hiệu quả gây thất thoát vốn và ảnh hưởng tới mối quan hệ bền vững giữa Công ty với người trồng mía
Trang 25PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Lam Sơn
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là đơn vị có lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển rất vẻ vang trong ngành mía đường Việt Nam Công ty
cổ phần mía đường Lam Sơn, tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn ra đời theo quyết định số 24/TTg ngày 12 tháng 01 năm 1980 của Thủ tướng Chính Phủ ký phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn thiết
bị và công nghệ của hãng FCB Cộng hòa Pháp cung cấp Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ra đời nhằm khai thác tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc và lực lượng lao động ở khu vực miền Tây Thanh Hóa, giải quyết tình trạng thiếu đường trong cả nước Địa điểm xây dựng tại xã Thọ Xương (nay là Thị trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Các giai đoạn phát triển:
- Ngày 31/ 03/ 1980: Bộ trưởng bộ Lương thực Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) ký quyết định số 488 LT-TP/KTCB thành lập Ban kiến thiết Nhà máy đường Lam Sơn
- Ngày 14 / 03/ 1981: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 61/TTg khởi công xây dựng nhà máy và đưa công trình vào danh mục trọng điểm cấp Nhà nước
- Ngày 28 / 04/1984: Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và PTNT) ký quyết định số 24/CNTP-TCCB thành lập Nhà máy đường Lam Sơn
- Ngày 08/01/1994: Bộ Nông Nghiệp & PTNT ký quyết định số 14 NN-TCCB đổi tên Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty đường Lam Sơn
- Ngày 06/12/1999: Thủ tưởng Chính Phủ ký quyết định số TTg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam
Trang 261133/QĐ-Sơn Thời kỳ phát triển 1989 – 1999, đây là thời kỳ mười năm sáng tạo đổi mới từ Nhà máy phát triển thành Công ty Nhà máy đã phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ hợp tác của các nhà khoa học, đặc biệt là bắt đầu từ việc xác định gắn bó với dân, dựa vào dân, giúp nông dân giải quyết 3 cái khó, 3 cái thiếu là vốn, kỹ thuật, thị trường, vùng nguyên liệu được phát triển bền vững Hiệp hội mía đường Lam Sơn, một mô hình kinh tế hợp tác mới liên kết giữa nông nghiệp gắn với công nghiệp, liên kết các thành phần kinh tế, tạo ra một mô hình liên minh Công – Nông – Trí thức, làm sống dậy cả một vùng đất trống đồi trọc hoang hoá, hình thành một vùng mía rộng, xanh tươi trù phú trên phạm vi 97 xã, 4 nông trường thuộc 9 huyện phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá Sản xuất kinh doanh phát triển, tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất, văn hoá xã hội của nông dân, công nhân được cải thiện và ngày càng nâng cao, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn vùng Lam Sơn được đổi mới Công ty trở thành mô hình tiêu biểu về liên minh Công – Nông Năm 1999 Công ty được Nhà nước phong tặng danh hiệu
“Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”
Định hướng phát triển: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đang hướng tới hình thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và nghành nghề kinh doanh Các sản phẩm chính là Mía - Đường - Cồn - Điện
- Tháng 6/2001: Công ty phát hành cổ phiếu phổ thông , tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tháng 5/2007: Công ty phát hành thêm cổ phiếu, trả cổ tức theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên 2005-2006 và kết quả đăng ký thực hiện của các cổ đông, tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng
- Ngày 09/01/2008: Công ty đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là LSS Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, tổng tài sản trên 1.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 800 tỷ đồng Có vùng
Trang 27nguyên liệu ổn định 15.000 – 20.000 héc ta, sở hữu 1.200 héc ta đất, trong đó
có 2 nhà máy đường tổng công suất 7.000 tấn mía/ngày, 2 nhà máy sản xuất cồn 27 triệu lít/năm lớn nhất Việt Nam Đội ngũ cán bộ, công nhân lao động trên 1 nghìn người, đội ngũ kỹ sư các ngành nghề chiếm 14,90%, 100% công nhân được đào tạo nghề, trên 50% là thợ bậc cao
Các Nhà máy đường, Nhà máy cồn được đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, ngành nghề kinh doanh được mở rộng Thương hiệu LASUCO được vang
xa và in đậm trên thương trường trong nước và ngoài nước, được Nhà nước khen tặng nhiều danh hiệu thi đua cao quý và các giải thưởng lớn của quốc gia, quốc tế
Trụ sở chính với diện tích 46 héc ta tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng đất Lam Sơn lịch sử Phía Đông giáp quốc
lộ 15A và cách 4 km là sân bay quân sự Sao Vàng Phía Tây giáp Đường Hồ Chí Minh, cách 3 km là đập Bái Thượng, cách 12 km là công trình thuỷ lợi thuỷ điện Hồ Cửa Đặt Phía Bắc là Sông Chu, cách 3 km là Khu di tích lịch sử Lam Kinh Phía Nam theo đường Hồ Chí Minh cách 22 km là khu du lịch sinh thái quốc gia Bến En
Hiện nay công ty đã mở rộng quy mô sản xuất của mình và dần hình thành tập đoàn kinh tế Công- Nông nghiệp- Dịch vụ- Thương mại gồm công
ty mẹ LASUCO và 19 công ty con, nhà máy, xí nghiệp thành viên Vị thế hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam tiếp tục khẳng định và là tác nhân quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và vùng kinh tế động lực phía tây tỉnh Thanh Hoá Được nhà nước tặng thưởng Huân Chương Độc Lập hạng ba và nhiều phần thưởng cao quí khác Các lĩnh vực hoạt động của Công ty:
- Công nghiệp đường, cồn, nha, nước uống có cồn và không có cồn
- Chế biến đường, nông lâm sản thức ăn chăn nuôi gia súc
- Dịch vụ vận tải cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu, sản xuất và cung ứng giống cây con, tiêu thụ sản phẩm
- Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, bò thịt, chế biến sản phẩm cao su,
Trang 28giấy, bao bì carton, kinh doanh thương mại khách sạn ăn uống
- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê
- Sản xuất kinh doanh CO2 (khí, lỏng, rắn)
- Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp, nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt
- Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc thiết bị, dịch vụ làm đất nông- lâm nghiệp
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là một công ty lớn có danh tiếng trong ngành mía đường Việt Nam, qua thời gian dài khó khăn nhưng vài năm gần đây Công ty đã không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh Công ty mía đường Lam Sơn là một trong những đầu tàu của kinh tế tỉnh thanh, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn người dân trong vùng, có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội của phía tây tỉnh Thanh Hóa
3.1.2 Đặc điểm của Công ty
3.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty mía đường Lam Sơn
Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã được hội đồng cổ đông thông qua ngày 09/05/2007 và các qui chế quản trị trong công ty, cơ cấu bộ máy quản lý của công ty thể hiện ở sơ đồ (1) gồm:
- Đại hội đồng cổ đông: đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp một năm ít nhất một lần Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và điều
lệ công ty qui định Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát công ty
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của công ty hiện có 5 thành viên, nhiệm kì là 5 năm, thành viên hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kì không hạn chế
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát
Trang 29mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của công ty Hiện Ban kiểm soát gồm 5 thành viên, có nhiệm kì là 5 năm , thành viên ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiêm kì không hạn chế, ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
- Ban Tổng giám đốc
+ Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Các phó tổng giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ Tổng giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty, đồng thời báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc Hiện tại giúp việc cho Tổng giám đốc có 3 phó Tổng giám đốc: phó tổng giám đốc thường trực, phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất, phó tổng giám đốc phụ trách nguyên liệu mía
+ Phó tổng giám đốc thường trực: giúp Tổng giám đốc giải quyết các công việc có tính chất thường xuyên của Công ty; giải quyết các công việc của Tổng giám đốc theo uỷ quyền; trưởng ban điều hành dự án mía công nghệ cao, dự án chăn nuôi và phát triển bò sữa, chương trình công nghiệp hoá Nông nghiệp nông thôn, Trưởng ban phòng chống bão lụt, Đại diện phàn vốn của Công ty TNHH lâm sản Sao Vàng
+ Phó tổng giám đốc sản xuất: giúp Tổng giám đốc phụ trách sản xuất, đảm bảo sản xuất ổn định, an toàn, chất lượng- hiệu quả, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Nhà máy đường I; Nhà máy đường II; xí nghiệp cơ khí; Nhà máy cồn thực phẩm; Nhà máy cồn xuất khẩu 25 triệu lít/năm; Đợi đảm bảo môi trường
+ Phó tổng giám đốc phụ trách nguyên liệu mía: giúp tổng gám đốc phụ trách công tác nguyên liệu mía; trực tiếp chỉ đạo Xí nghiệp nguyên liệu, trung tâm nghiên cứu giống mía , ban văn hoá - y tế - giáo dục tham gia cùng phó tổng giám đốc chỉ đạo, điều hành dự án thâm canh mía công nghệ cao, dự án công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp và nông thôn Đại diện phần vốn của công ty tại công ty cổ phần phân bón Lam Sơn
Trang 30Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
phụ trách nguyên liệu
Phó Tổng giám đốc thường trực
Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất
Xí nghiệp cơ khí
Xí nghiệp nguyên liệu Phòng kế hoạch đầu tư Phòng tài chính kế toán Phòng nhân sự Phòng vật tư và tiêu thụ sản phẩm Phòng Công nghệ thông tin Phòng kiểm soát chất lượng và môi trường
Nhà máy đường số 1 Nhà máy đường số 2 Nhà máy cồn số 1 Nhà máy cồn số 2 Đại hội đồng cổ đông
Trang 31- Xí nghiệp nguyên liệu : Xí nghiệp nguyên liệu ra đời ngay sau khi thành lập Công ty nhằm chỉ đạo đạo công tác kỹ thuật và chăm sóc mía thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía, đáp ứng yêu cầu cụ thể của vùng nguyên liệu và yêu cầu phục vụ chế biến đường Đồng thời phụ trách thu mua vận chuyển mía nguyên liệu phục vụ sản xuất Xây dựng các phương án vận chuyển mía vụ ép phù hợp với kế hoạch chế biến của 2 nhà máy để trình duyệt tổ chức thực hiện Kiểm tra và lập kế hoạch từng trạm, cấp phiếu lệnh vận chuyển theo kế hoạch đã được duyệt Theo dõi điều tra sản lượng, diện tích dự kiến, tập hợp báo cáo giám đốc xí nghiệp Tổng hợp và đề xuất phương án tu sửa đường giao thông vận chuyển mía Theo dõi việc thu mua
và thanh toán mía cho các chủ hợp đồng mía
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức xí nghiệp nguyên liệu
Nguồn: Xí nghiệp nguyên liệu – Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 3.1.2.2 Nguồn lực lao động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nhân lực và để hoạt động quản trị của công ty đạt hiệu quả cao các cấp lãnh đạo công ty đã có những chính sách tập trung vào nhân lực nhằm phát huy tối đa nguồn lực này
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn luôn coi trọng việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, trong đó con người là nhân tố quan trọng quyết định
Giám đốc xí nghiệp
Phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật
Phó giám đốc phụ trách thu mua
Bộ phận kế toán Trạm trưởng các trạm
Bộ phận kế hoạch
Trang 32đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty vì vậy chiến lược nguồn nhân lực của công ty là chăm lo đào tạo và phát triển con người về mọi mặt
Tính đến 31 tháng 12 năm 2008 số lượng cán bộ công nhân viên chức của Công ty là 940 lao động giảm 190 lao động so với cùng kỳ năm trước
Mức lương bình quân hàng tháng của người lao động trong công ty thuộc loại cao so với các doanh nghiệp trong ngành và trong vùng
Bảng 3.1: Thu nhập bình quân người lao động qua các năm
Thu nhập bình quân
(đồng/người/tháng)
Năm
2006 (1) (Đồng)
Năm
2007 (2) (Đồng)
Năm
2008 (3) (Đồng)
So sánh (%)
(2)/(1) (3)/(2) BQ
2.900.000 3.250.000 3.640.000 112,07 112,00 112,03
Nguồn: Phòng nhân lực-Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt (bình quân 12,03% /năm) đáp ứng yêu cầu tái sản xuất giản đơn và mở rộng, người lao động yên tâm gắn bó với công ty Riêng thu nhập năm 2007 gấp 2 lần so với thu nhập các doanh nghiệp khác trong tỉnh
Bên cạnh đó Công ty cũng quan tâm đến công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ công nhân viên chức
- Chính sách tuyển dụng: từ quan điểm về chiến lược phát triển nguồn nhân lực Công ty thực hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ nghiệp vụ quản lý và khoa học - thuật công nghệ đã qua đào tạo cơ bản Đồng thời khuyến khích đối với người lao động đang làm việc tại công ty tự học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tay nghề thông qua các chính sách đãi ngộ phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty Công ty cũng thực hiện chính sách yêu tiên tuyển dụng những lao động có trình độ tây nghề, lành nghề được đào tạo cơ bản và con em cán bộ công nhân viên chức đã qua đào tạo các trường, nhằm động viên khuyến khích lực lượng tại chỗ phục vụ lâu dài cho Công ty
Trang 33- Chính sách đào tạo
+ Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoặc chuyên môn kỹ thuật
có năng lực sẽ được tạo điều kiện cử đi học, đào tạo để nâng cao trình độ
+ Đối với người lao động công nhân kỹ thuật hàng năm được tổ thi tay nghề, thi nâng bậc
Để thực hiện được công tác đào tạo trên hàng năm Công ty đã thực hiện liên kết với các trường Đại học và Học Viện: Học viện tài chính, Đại học Bách khoa, Kinh tế quốc dân, Đại học Nông nghiệp đào tạo nâng cao trình độ
và hỗ trợ kinh phí cho sinh viên nghèo có thành tích học tập xuất sắc
Hằng năm Công ty tổ chức cho cán bộ đi học tập kinh nghiệm về quản trị và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ quản lý và điều hành nhằm góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của doanh nghiệp
- Chính sách lương thưởng và các hoạt động khác
+ Cam kết thực hiện ngiêm túc việc trả lương cho cán bộ công nhân viên gắn với kết quả lao động theo hợp đồng và thoả ước lao động
+ Công ty thực hiện nghiêm túc Pháp luật lao động như: Hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nội quy về sử dụng lao động, chế độ bồi dưỡng độc hại, ăn ca, phụ cấp, ốm đau thai sản
+ Công ty luôn quan tâm chăm lo và cải thiện điều kiện làm việc, đời sống của người lao động : trang bị bảo hộ lao động, chế độ nghỉ dưỡng sức, hàng năm tổ chức khám chữa bệnh cho cán bộ nhân viên
+ Đẩy mạnh các Tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên thông qua các chương trình văn nghệ, thể thao, giao lưu nâng cao kiến thức hiểu biết xã hội tăng năng suất lao động, tái sản xuất sức lao động
+ Áp dụng chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên thật sự gắn bố với Công ty Ngoài ra Công ty còn phát động các phong trào như: lao động sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật
Trang 34- Thực hiện đánh giá lại bộ máy quản trị nhân sự, rà soát lại đội ngũ cán bộ quản lý từ phòng ban đến các đơn vị cũng được Công ty chú
ý nhằm xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản trị và điều hành phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty , gắn với tinh giảm bộ máy, sắp xếp lại các phong ban đơn vị sản xuất đảm bảo thông suốt hiệu lực mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Chuẩn hóa và hoàn thiện các quy trình quản lý nội bộ, quy định, hướng dẫn rõ việc thực hiện từng chức năng, nhiệm vụ, của các phòng ban, đơn vị sản xuất, các cá nhân đã giúp cho mỗi cán bộ công nhân viên chức ý thức được vai trò của mình trong hoạt động chung, luôn phát huy những năng lực, sáng tạo trong công việc Mọi người trong công ty đều chấp hành tốt các nguyên tắc, quy định của công ty đề ra một cách nghiêm túc và đầy đủ Cán bộ công nhân viên trong công ty luôn phấn đấu để hoàn thành tốt công việc được giao, làm việc theo đúng chức năng quyền hạn được giao với mục tiêu nhằm phát triển công ty Có thể nói công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là một doanh nghiệp nhà nước
đã thực hiện tốt quy chế dân chủ trong sản xuất kinh doanh Mối quan hệ giữa cán bộ công nhân viên trong công ty là sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và đời sống Giữa cán bộ và nhân viên, công nhân trong công ty không có sự phân biệt, làm việc theo đúng nguyên tắc, quy định của công ty, tạo uy tín với nhân viên và công nhân Chính vì vậy đã tạo nên một bầu không khí tin tưởng, vui vẻ đối với mọi người trong công ty, từ đó tạo nên tinh thần hăng say trong sản xuất kinh doanh
Đây cũng chính là những tiền đề để cho việc triển khai đưa văn hóa Lasuco: " Đoàn kết - Hợp tác - Năng động - Sáng tạo - Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả " đi vào thực tiễn
3.1.2.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là một công ty lớn nên nguồn vốn của Công ty cũng rất lớn, nó được thể hiện qua bảng 3.2
Trang 35Bảng 3.2: Đặc điểm cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
Năm
2006 (tỷ đồng)
Năm
2007 (tỷ đồng)
Năm
2008 (tỷ đồng)
Nguồn tổng hợp tài liệu
Theo bảng 3.2 Tổng tài sản năm 2006 là 817,39 tỷ đồng, sang năm
2007 là 870,40 tỷ đồng tăng 53,01 tỷ đồng, đến năm 2008 là 870.282 tỷ đồng (so với năm 2007 giảm 0,12 tỷ đồng) tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 103,18% Vốn chủ sở hữu của Công ty tại thời điểm 31/12/2007 là 625,54 tỷ đồng tăng 24,59% so với thời điểm cuối năm 2006 là 502,07 tỷ đồng Điều này cho thấy công ty có khả năng độc lập về tài chính cao, không bị áp lực về vốn vay để tài trợ cho dài hạn
Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty mía đường Lam Sơn việc tăng tính chủ động trong huy động nguồn vốn là rất cần thiết bởi nó đem lại cho Công ty cơ hội lựa chọn những nguồn vốn có lãi suất thấp nhất là trong thời điểm hiện nay và trong thời gian tới bởi việc tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đang là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất
3.1.2.4 Vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Vùng mía đường Lam Sơn đã được Nhà nước quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước Quá trình phát triển đến nay đã hình thành vùng nguyên liệu mía tập trung quy mô lớn nằm trên địa bàn của 11 huyện thuộc trung du và miền núi phía Tây Tỉnh Thanh Hóa, với trên 125 xã, 4 Nông trường và trên 30.000 hộ nông dân trồng mía Diện tích mía ổn định hàng năm từ 15.500 – 16.500 ha; Sản lượng bình quân hàng năm từ 1.000.000 – 1.200.000 tấn mía Vùng Nguyên liệu mía đường Lam Sơn có tổng diện tích tự nhiên 4.910 km2, chiếm 44,1% diện tích
Trang 36tự nhiên toàn tỉnh Đất sản xuất nông nghiệp có 112.723 ha, chiếm 45,7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Diện tích đất lâm nghiệp có 258.182 ha chiếm 46,4% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh
Vùng nguyên liệu mía của Công ty được chia thành 2 khối, đó là khối Trạm và khối Nông trường Trong đó khối Nông trường gồm 4 nông trường: Nông trường Sao Vàng, Nông trường Lam Sơn, Nông trường Sông Âm và Nông trường Thống Nhất Khối Trạm gồm 8 trạm: Trạm Thọ Xuân, Trạm Sông Âm, Trạm Phố Cống, Trạm Triệu Sơn, Trạm Thống Nhất, Trạm Tây Thường Xuân, Trạm Nam Thường Xuân và Trạm Ba Si
3.1.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty
Trong tờ trình Chính phủ của Bộ tài chính về phương án và thực hiện
xử lý khó khăn cho các nhà máy đường đã đánh giá Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là một trong những doanh nghiệp trong nhóm các doanh nghiệp có khả năng tồn tại - phát triển - cạnh tranh - hội nhập mà không cần đến các giải pháp hỗ trợ tài chính của Nhà nước
Trong nhiều năm qua Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn luôn đơn vị
có tầm ảnh hưởng lớn đến ngành mía đường Việt Nam, là đơn vị có vùng nguyên liệu ổn định và chi phí thấp nhất trong ngành Thương hiệu LASUCO
đã có tên tuổi trên thương trường trong nước và quốc tế, sản xuất kinh doanh liên tục phát triển với tốc độ cao, mức tăng trưởng hàng năm bình quân từ 15-20%, tích luỹ vốn của doanh nghiệp hàng năm bình quân từ 10% - 15%, lợi tức của cổ đông bình quân hàng năm đạt mức từ 10 - 12%
Cụ thể:
- Cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ:
Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ qua 3 năm được tăng cao Hiện tại hai loại sản phẩm chính chiếm tỉ lệ giá tri cao đóng góp lớn trong doanh thu của Công ty là đường và cồn được thể hiện trong bảng 3 Ngoài sản phẩm hai sản phẩm chính trên còn có các sản phẩm sau đường như:
Bánh kẹo: 5.000 tấn/năm
Trang 37Cồn thực phẩm và xuất khẩu 27 triệu lít/năm
Nha: 600 tấn/năm
Bia hơi: 800.000 lít/năm
Phân bón tổng hợp: 50.000 tấn/năm
Thức ăn chăn nuôi: 100.000 tấn/năm
Bảng 3.3: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua các năm
Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Qua bảng 3.3 thì sản lượng đường sản xuất ra không ổn định, tư năm
2006 đến 2007 tăng 23205 tấn đường các loại (tăng 27,73%), nhưng đến năm
2008 thì sản lượng này giảm 3395 tấn đường sản xuất ra Điều này làm cho sản lượng đường tiêu thụ cũng giảm 10657 tấn đường
Sản phẩm cồn sản xuất ra thì tăng liên tục qua 3 năm với mức tăng bình quân 149,65% Dẫn đến lượng cồn bán ra cũng tăng qua các năm với mức bình quân là 147,53%
- Doanh thu
Theo bảng 4 năm 2007 doanh thu của Công ty đạt 813,96 tỷ đồng tăng 187,30 tỷ đồng so với năm 2006 (năm 2006 đạt 626,66 tỷ đồng) Doanh thu tiếp tục tăng trưởng trong năm 2008 doanh thu thuần đạt 888 tỷ đồng tăng 9,1%
so với cùng kỳ năm 2007
Năm 2008 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất về sản lượng doanh
Trang 38thu mặc dù cho năm 2008 là năm có rất nhiều khó khăn:
+ Giá cả nguyên vật liệu đầu vào đều tăng mạnh, giá thu mua mía không giảm, các cước vận chuyển và chi phí đều tăng theo
+ Vùng nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh gây gắt của các cây trồng khác, thiệt hại thời tiết làm cho chất lượng và năng suất giảm sút
+ Nền kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, đang phải đối diện với nguy cơ lạm phát kinh tế
- Lợi nhuận
Trong 3 năm thì lợi nhuận tăng trưởng không ổn định, không theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 112,3 tỷ đồng bằng 94,95% năm ngoái, và lợi nhuận sau thuế giảm xuống còn 79,1 tỷ đồng Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2008 có nhiều biến động ảnh hưởng không tốt đến tình hình sản xuất kinh doanh làm phát sinh các loại chi phí trong đó đáng kể nhất là chi phí tài chính tăng 55 tỷ đồng gấp 5 lần năm 2007 làm cho lợi nhuận Công ty giảm trong năm 2008 Năm 2007 là năm có mức lợi nhuận tăng cao nhất tỷ 81,5 tỷ đồng cao hơn năm 2006 (đạt 65,4 tỷ đồng) là 16,1 tỷ đồng (tăng 24,6 %) Nhưng đánh giá chung thì đây vẫn là những con số khả quan phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh tốt của Công ty Dưới đây là biến động của lợi nhuận sau thuế của Công ty qua 3 năm gần đây
- Nộp ngân sách nhà nước
Với kết quả kinh doanh khả quan, hàng năm Công ty đó thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước Qua biểu đồ1 ta thấy mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước tăng liên tục tăng Năm 2006 mức đóng góp là 45,7
tỷ đồng nhưng đến năm 2007 số nộp ngân sách nhà nước là 49,3 tỷ đồng tăng lên 7,88% Năm 2008 đóng ngân sách Nhà nước 55 tỷ đồng tăng 11,56% so với năm 2007 Có thể nói Công ty có tầm ảnh hưởng lớn đến ngành mía đường và nền kinh tế Việt Nam
Trang 39Bảng 3.4: tổng hợp doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước
Chỉ tiêu 2006 (1)
(tỷ đồng)
2007 (2) (tỷ đồng)
2008 (3) (tỷ đồng)
So sánh (%)
(2)/ (1) (3)/ (2) BQ Doanh thu 626,66 813,96 888,00 129,89 109,10 119,04 Lợi nhuận 65,40 81,50 79,10 124,62 97,06 109,98 Nộp ngân sách nhà nước 45,70 49,30 55,00 107,88 111,56 109,70
Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
0 200 400 600 800
Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Những năm gần đây Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn phát triển tương đối ổn định là đơn vị đị đầu trong ngành mía đường của nước ta, diện tích mía nguyên liệu càng ngày được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của hai nhà máy với công suất 7000 tấn mía/ngày Vùng nguyên liệu của Công
ty gồm 4 nông trường và 11 huyện thuộc trung du và miền núi phía Tây Tỉnh Thanh Hóa, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân 125 xã Để nghiên
Trang 40cứu hiệu quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu của các nhóm hộ tôi tiến hành nghiên cứu hoạt động đầu tư sản xuất và thu mua nguyên liệu tại 3 địa điểm: Nông trường Lam Sơn, Trạm Thọ Xuân và Trạm Tây Thường Xuân
3.2.2 Thu thập số liệu
3.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Để phục vụ quá trình nghiên cứu tôi tiến hành thu thập một số tài liệu về sản lượng mía, diện tích thực trồng, tình hình đầu tư được công bố ở các báo cáo tổng kết qua các vụ mía giai đoạn 2005 – 2008, cùng các số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong báo cáo tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2006 – 2008 Thu thập các số liệu về tình hình lao động, cơ cấu tổ chức Công ty của phòng nhân sự Ngoài ra còn thu thập số liệu về đặc điểm Công ty, các giai đoạn phát triển, tìm hiểu thêm về đặc điểm của cây mía cũng như vùng nguyên liệu mía qua sách báo,tạp trí, Website
+ Tình hình đầu tư của hộ: mía tơ, mía gốc 1,2,3
+ Tình hình sử dụng vốn Công ty đầu tư ứng trước cho hộ
+ Ý kiến của hộ trồng mía
Tôi tiến hành điều tra các nhóm hộ: khá, trung bình và nghèo tại 3 điểm mía là Trạm Thọ Xuân, Trạm Tây Thường Xuân và Nông trường Lam Sơn Sau khi xác định được địa điểm điều tra chúng tôi đã đi xuống các Trạm, Nông trường tìm hiểu quy trình hoạt động đầu tư sản xuất mía và thu mua mía Tại các điểm điều tra chúng tôi lựa chọn mẫu điều tra Phân nhóm hộ điều tra, tôi dựa vào tiêu thức thu nhập, chia làm 3 nhóm hộ: khá, trung bình
và nghèo Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2006 - 2010) (Quyết định số 170/2005/QĐ TTg) thì chuẩn hộ nghèo vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng