1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương và một số kiến nghị

74 429 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 825,53 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --- ĐẶNG XUÂN THƯỞNG TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

ĐẶNG XUÂN THƯỞNG

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI

ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

ĐẶNG XUÂN THƯỞNG

TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI

ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt i

Danh mục các bảng biểu ii

Danh mục hình vẽ iii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Giới thiệu chung 3

1.1.1 Giới thiệu chung 3

1.1.2 Lý do chọn đề tài 4

1.1.3 Những vấn đề nghiên cứu đặt ra 5

1.1.4 Phương pháp nghiên cứu 6

Một số mô hình sử dụng trong nghiên cứu đề tài 7

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1 Khủng hoảng kinh tế và một số vấn đề liên quan 10

1.2.1.1 Khủng hoảng kinh tế và nguyên nhân 10

1.2.1.2 Những tác động của KHKT tới nền kinh tế 10

1.2.2 Đầu tư 11

1.2.2.1 Đầu tư 11

1.2.2.2 Phân loại đầu tư: 11

1.2.2.3 Hoạt động thu hút đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng 13

1.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư 14

1.2.3 Khu công nghiệp 16

1.2.3.1 Khái niệm khu công nghiệp 16

1.2.3.2 Đặc điểm của các KCN 16

Các KCN có những đặc điểm sau: 16

1.2.3.3 Vai trò của các KCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội 17

Trang 4

1.2.4 Sự hình thành và các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư vào

các KCN 19

1.2.4.1 Sự hình thành các KCN 19

1.2.4.2 Nguồn vốn và phương thức huy động vốn 20

1.2.4.3 Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN 20

Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 22

2.1 Cuộc KHKT thế giới cuối năm 2008, nửa đầu năm 2009 22

2.1.1 Nguyên nhân và diễn biến của cuộc KHKT 22

2.1.2 Tác động của cuộc KHKT đối với các nước trên thế giới 24

2.1.3 Một số đánh giá về các biện pháp đối phó với KHKT của các Chính phủ 27

2.2 Tác động của cuộc KHKT thế giới tới dòng vốn đầu tư vào Việt Nam 30

2.2.1 Những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam 30

2.2.2 Tác động của cuộc KHKT tới tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam 32

2.3 Đánh giá tác động của cuộc KHKT đến nền kinh tế Việt Nam 34

2.3.1 Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế 34

2.3.2 Đối với hệ thống tài chính – ngân hàng 34

2.3.3 Đối với hoạt động xuất khẩu 35

2.3.4 Đối với vốn đầu tư của nước ngoài kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp 35

2.3.5 Đối với thị trường hàng hoá và dịch vụ 36

2.3.6 Giải pháp ứng phó của Việt Nam đối với cuộc kủng hoảng 36

2.4 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương 39

Trang 5

2.4.1 Khái quát về các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương 39

2.4.2 Tác động của cuộc KHKT tới tình hình thu hút vốn đầu tư và các KCN của tỉnh Hải Dương 43

2.5 Một số đánh giá về đầu tư và tình hình thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương 46

2.5.1 Những thành quả đã đạt được 46

2.5.2 Vấn đề thu hút và duy trì sự phát triển các doanh nghiệp 48

2.5.3 Vấn đề đặt ra 51

Chương 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 52

3.1 Những lợi thế so sánh của các KCN của tỉnh Hải Dương trong thu hút vốn đầu tư 52

3.1.1 Những lợi thế 52

3.1.2 Những cơ hội 53

3.1.3 Những thách thức 54

3.2 Một số kiến nghị, giải pháp 57

KẾT LUẬN 62

Danh mục tài liệu tham khảo 64

Trang 6

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

3 KCNC Khu công nghệ cao

5 KHKT Khủng hoảng kinh tế

Trang 7

ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 3.1 Mô hình SWOT: tổng hợp tác động của cuộc KHKT 27

2 Bảng 3.2 Một số biện pháp ứng phó với KHKT của Chính

53

Trang 8

iii

DANH MỤC HÌNH VẼ

1 Hình 3.1 Sụt giảm dòng vốn đầu tư vào Việt Nam (tỷ USD) 33

2 Hình 3.2 Cơ cấu các nước đầu tư trong các KCN (theo số

3 Hình 3.3 Sự sụt giảm về đầu tư (theo số lượng dự án) 43

4 Hình 3.4 Sự sụt giảm về đầu tư (theo số vốn đăng ký của

Trang 9

1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh

Đến nay, các KCN của tỉnh Hải Dương đã thu hút 184 dự án thứ cấp đầu

tư vào các KCN (trong đó: 147 dự án FDI và 37 dự án DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký (ước quy đổi) 3,336 tỷ USD, đưa tỉnh Hải Dương luôn là tỉnh đứng trong Top 10 tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư Năm 2006 được gọi

là năm 'được mùa' về đầu tư đối với các KCN, có 41 dự án với tổng số vốn đăng

ký 585 triệu USD, năm 2007 có 27 dự án với tổng số vốn đăng ký 350 triệu USD, năm 2008 có 29 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 520 triệu USD

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới nền kinh tế của các quốc gia, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế Điều đó đã trực tiếp tác động tới tình hình đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương nói riêng Cụ thể, dưới tác động của cuộc khủng hoảng, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào các KCN của tỉnh Hải Dương từ khi xảy ra cuộc KHKT thế giới đến nay sụt giảm đáng kể Năm 2009, vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh có 07 dự án cấp mới với

số vốn đầu tư đăng ký 128 triệu USD Năm 2010, số dự án cấp mới chỉ đạt mức

14 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 90,3 triệu USD

Từ năm 2011, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh tăng năm 2011 đạt gần 140 triệu USD; năm 2012 đạt 121 triệu USD; năm 2013 đạt 772,5 triệu USD; năm 2014 đạt 572,2 triệu USD; Từ đầu năm 2015 đến nay, thu hút được gần 160 triệu USD

Trang 10

2

Trước tình hình như vậy, việc phân tích, đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và nhìn lại những thành quả đã đạt được cũng như thực trạng tình hình thu hút đầu tư các KCN của tỉnh Hải Dương đặc biệt khi xảy ra những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh

tế Việt Nam nói riêng có ý nghĩa quan rất quan trọng trong việc tìm ra những giải pháp phù hợp để đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh trong thời gian tới

Đề tài "Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tình

hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương

và một số kiến nghị" sẽ phân tích, đánh giá và đưa ra một số biện pháp giải

quyết vấn đề nêu trên

Kết cấu của luận văn như sau:

Ngoài phần tóm tắt luận văn, mục lục, danh mục bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Chương 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

Trang 11

3

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Giới thiệu chung

Trong những năm gần đây, thu hút đầu tư vào các KCN đã trở thành một xu hướng mạnh mẽ, có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nước đang phát triển trên thế giới Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển thì vốn và công nghệ là chìa khoá là điều kiện hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên nhiều quốc gia đã sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội này để phát triển

Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển dịch từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao Để đưa đất nước phát triển nhanh, mạnh Đảng ta khẳng định

“phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài” là

giải pháp tối quan trọng để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo và sớm trở thành một nước công nghiệp, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới

Hải Dương là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Bộ đang trên đà phát triển mạnh mẽ Tỉnh đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và đóng góp vào sự phát triển của cả nước nói chung Sau gần 10 năm

kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập khu công nghiệp đầu tiên (vào năm 2003) đến nay, tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép quy hoạch và đầu tư xây dựng đến năm 2015 và định hướng đến năm

Trang 12

4

2020 là 18 KCN với diện tích quy hoạch 3.517 ha Trong thời gian qua số KCN được phê duyệt quy hoạch và đang tiến hành xây dựng là 11 KCN, với diện tích quy hoạch 1.380 ha

Tuy vừa đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng vừa thu hút đầu tư, nhưng đến nay trong các khu công nghiệp của tỉnh đã các KCN của tỉnh Hải Dương

đã thu hút 184 dự án thứ cấp đầu tư vào các KCN (trong đó: 147 dự án FDI và

37 dự án DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký (ước quy đổi) 3,336 tỷ USD, vốn đầu tư đã thực hiện trên 2.374 triệu USD, với giá trị sản xuất, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm đạt khoảng 2.800 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 7,6 lao động và đóng góp một phần đáng kể cho nguồn thu cho ngân sách địa phương

trên 100 triệu USD/năm thì năm 2006 được gọi là năm 'được mùa' về đầu tư

đã có 41 dự án với tổng số vốn đăng ký 585 triệu USD, năm 2007 có 27 dự án với tổng số vốn đăng ký 350 triệu USD, năm 2008 có 29 dự án với tổng số

vốn đầu tư đăng ký 520 triệu USD

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới nền kinh tế của các quốc gia, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế Điều đó đã trực tiếp tác động tới tình hình đầu tư vào Việt Nam nói chung và

Trang 13

5

vào các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương nói riêng Dòng vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh từ khi xảy ra cuộc KHKT thế giới đến nay sụt giảm đáng

kể Năm 2009, vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh chỉ có 07 dự án cấp mới với

số vốn đầu tư đăng ký 128 triệu USD Năm 2010, số dự án cấp mới chỉ đạt 14

dự án với số vốn đầu tư đăng ký 90,3 triệu USD

Từ năm 2011, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam có dấu hiệu phục hồi tích cực Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh tăng năm 2011 đạt gần 140 triệu USD; năm 2012 đạt 121 triệu USD; năm 2013 đạt 772,5 triệu USD; năm 2014 đạt 572,2 triệu USD; Từ đầu năm 2015 đến nay thu hút được gần 160 triệu USD

Chính vì vậy, để đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng kinh

tế và nhìn lại những thành quả đã đạt được cũng như thực trạng tình hình thu hút đầu tư các KCN của tỉnh Hải Dương đặc biệt khi xảy ra những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng

em đã chọn nghiên cứu đề tài "Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế

giới đối với tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và một số kiến nghị"

Đề tài đưa ra một số lý luận chung liên quan đến các nội dung về KHKT, đầu tư, KCN và tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng, thực trạng tình hình thu hút đầu tư vào các KCN, vai trò của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh trong thời gian tới

1.1.3 Những vấn đề nghiên cứu đặt ra

Việc nghiên cứu, xây dựng luận văn này là việc làm cần thiết và có ý nghĩa, giúp cho các cấp chính quyền của tỉnh có được những thông tin, những

Trang 14

6

gợi ý đã được hệ thống lại một cách lôgíc, mang tính chất định hướng phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương

Đề tài đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu như sau:

Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về KHKT, đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng, về vai trò của các KCN đối với sự phát triển kinh tế -

Bốn là, trên cơ sở phân tích các số liệu về tác động của cuộc KHKT và một số kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư sẽ giúp cho các cấp chính quyền

có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình các KCN của tỉnh, có thể tham khảo đối với việc xây dựng chiến lược phát triển các KCN của tỉnh

- Năm là, luận văn chỉ ra những kết quả đạt được những hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh và thông qua đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh trong thời gian tới

1.1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.1.4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở xem xét, phân tích tác động của cuộc KHKT thế giới tới tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN và các mối quan hệ như: vai trò, chính sách, biện pháp của chính quyền địa phương trong thu hút vốn đầu tư; vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Luận văn này đi vào nghiên cứu,

Trang 15

7

đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tới lĩnh vực đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương để đề xuất một số kiến nghị đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh Hải Dương giai đoạn tiếp theo

1.1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện luận văn này, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn

- Phương pháp nghiên cứu hiện trường

Trong đó, các phương pháp cụ thể như: quan sát, phỏng vấn

Trong quá trình làm luận văn này đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi thông tin với khoảng 30 người (chủ yếu là các Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành, giám đốc nhân sự, Kế toán trưởng và một số cán bộ chủ chốt khác của doanh nghiệp) đại diện các doanh nghiệp thường xuyên làm việc với Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương nơi em đang công tác để thu thập thông tin phục vụ việc đánh giá về đầu tư trong quá trình các Chủ đầu tư thực hiện đầu

tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh

Một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh vv

1.4.2.1 Một số mô hình sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Mô hình SWOT

Mô hình SWOT (Strength, Weak, Opportunity, Threat) là ma trận dùng

để tổng hợp các kết quả phân tích tạo ra cái nhìn toàn cảnh, từ đó tìm ra chiến lược cụ thể, phù hợp Ở đây việc phân tích dựa trên việc đánh giá 04 tiêu thức

Trang 16

sự hấp dẫn thu hút vốn đầu tư vào các KCN

Điểm yếu là những yếu tố nội tại của địa phương thể hiện những khả năng kém hơn so với các địa phương khác trong việc thực hiện tạo sự hấp dẫn thu hút vốn đầu tư vào các KCN

Để chỉ ra được điểm mạnh điểm yếu phải dựa vào phân tích nội bộ địa phương về các mặt như: việc quản lý của chính quyền địa phương, việc thực hiện các quy định pháp luật, các chính sách địa phương thực hiện đối với các vấn đề liên quan tới việc thu hút; các chính sách về lao động, đào tạo lao động; thủ tục hành chính khi cấp giấy chứng nhận đầu tư

Cơ hội là những yếu tố từ bên ngoài môi trường đem lại, nó có tác động tích cực đến mục tiêu thu hút vốn đầu tư của địa phương như đem lại những điều kiện thuận lợi như xu thế, cơ chế chính sách, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

Thách thức là những yếu tố bên ngoài do môi trường đem lại, nó có tác động tiêu cực đến mục tiêu thu hút vốn đầu tư của địa phương, đem lại những điều kiện khó khăn, tác động làm giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút FDI của địa phương

Tìm ra những cơ hội, thách thức dựa trên phân tích môi trường bên ngoài mà chủ yếu là phân tích môi trường vĩ mô như môi trường luật pháp về đầu tư tại Việt nam, xu thế đầu tư quốc tế vào Việt nam Bên cạnh đó phân tích những khó khăn thuận lợi do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Trang 17

9

Marketing Mix

Trên thực tế để thu hút vốn đầu tư, chính quyền địa phương phải chỉ ra được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư để thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư Đây là việc cung cấp thông tin đầu vào cho việc ra quyết định đầu tư Việc dẫn đến ra quyết định đầu tư hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quảng bá giới thiệu về môi trường đầu tư của địa phương Tuy nhiên cách giới thiệu, quảng bá có thể lúc này hiệu quả, lúc khác không hoặc đối với quốc gia này hiệu quả, đối với quốc gia khác thì ngược lại Vì vậy, ở đây cũng cần áp dụng các chính sách Marketting phù hợp sao cho cách giới thiệu hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tư theo đúng mục tiêu đã đề ra Do vậy, luận văn áp dụng mô hình Marketting mix với việc trả lời các câu hỏi để có các biện pháp thu hút vốn đầu tư của tỉnh Hải Dương được hiệu quả nhất: Thu hút vốn đầu

tư thông qua những kênh nào thì hiệu quả cao? Đầu tư cho việc xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để quảng bá hay thuê ngoài? Cách thức thực hiện khuyếch trương như thế nào? Mục tiêu giới thiệu nhằm lôi kéo những nhà đầu

tư ở nước nào, lĩnh vực nào? Chỉ rõ những điều kiện thật sự thuận lợi của môi trường đầu tư tại địa phương?

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn các dòng vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh Hải Dương Phương châm chủ đạo trong việc nghiên cứu, phân tích của luận văn này là tôn trọng hiện thực khách quan Trên cơ sở thực tế tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN đang diễn ra ở tỉnh Hải Dương luận văn muốn khái quát thành lý luận chung, soi rọi vào thực tiễn nhằm đánh giá đúng mức tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và tìm ra những giải pháp phù hợp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh trong thời gian tới

Trang 18

10

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1 Khủng hoảng kinh tế và một số vấn đề liên quan

1.2.1.1 Khủng hoảng kinh tế và nguyên nhân

Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế

Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác - Lênin Từ ngữ chỉ này khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế KHKT đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới

Nhiều nhà quan sát sự áp dụng của học thuyết Marx cho rằng tự bản thân Karl Marx không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản Thực vậy, những nghiên cứu của ông gợi ý nhiều lý luận khác nhau mà tất cả chúng đều gây tranh cãi Một đặc điểm chủ yếu của những lý luận này là khủng hoảng không phải ngẫu nhiên và không tự nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư bản với vai trò là một hình thái xã hội Marx viết, “cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”

1.2.1.2 Những tác động của KHKT tới nền kinh tế

- Thị trường tài chính suy giảm

- Dòng vốn đầu tư suy giảm

- Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh

- Các doanh nghiệp: khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, lợi nhuận giảm sút dẫn tới phá sản

Trang 19

Nguồn lực hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ

Những kết quả sẽ đạt được đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn) tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện ), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lí ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất XH

1.2.2.2 Phân loại đầu tư:

Có rất nhiều cách phân loại đầu tư, nhưng tiểu luận chỉ quan tâm đến 2 cách phân loại phổ biến trong các KCN của tỉnh Hải Dương:

Căn cứ vào quan hệ quản lý của chủ đầu tư:

- Đầu tư trực tiếp là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp dịch vụ, buôn bán tại nước nhận đầu tư Hình thức đầu tư này thường dẫn đến sự thành lập một pháp nhân riêng như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài Đầu tư trực tiếp góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý, kinh doanh tiên tiến, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước nhận đầu tư

Trang 20

12

- Đầu tư gián tiếp là sự đầu tư thông qua việc buôn bán cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị, gọi chung là chứng khoán Hình thức đầu tư này không dẫn đến việc thành lập pháp nhân riêng Hình thức này mang tính đầu cơ nên có thể thu lãi rất lớn thông qua sự biến động giá chứng khoán (điều này lại liên quan đến nhiều yếu tố khác như tình hình chính trị, phát triển kinh tế, chính sách điều hành vĩ mô, v.v ), nhưng cũng chính vì thế mà có thể phải chịu những rủi ro khó lường trước Đối với nước nhận đầu tư, hình thức đầu tư góp phần giải quyết sự khan hiếm vốn, nhưng khi các nhà đầu tư đồng loạt rút đi (bằng cách bán lại chứng khoán) sẽ dễ dẫn đến những biến động trên thị trường tiền tệ, ảnh hưởng tới nền kinh tế

Căn cứ vào quốc tịch nhà đầu tư chúng ta có thể chia đầu tư ra làm 2 loại:

- Đầu tư trong nước: được hiểu là nhà đầu tư có quốc tịch Việt Nam (cá nhân hoặc pháp nhân) bỏ vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức nào để tiến hành hoạt động đầu tư ở trong nước

- Đầu tư nước ngoài: bao gồm nhiều loại, hình thức nhưng ở đây tiểu luận chỉ đề cập tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vì đây là hình thức đầu tư chủ yếu vào các KCN

Trong các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương chủ yếu là các dự án FDI

và mục tiêu thu hút vốn đầu tư cũng nhắm vào đối tượng là các dự án FDI, cho nên đề tài chủ yếu quan tâm đến hình thức đầu tư này

Theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 thì FDI được hiểu là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư

Trang 21

13

Như vậy FDI được hiểu là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay của công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh và có tham gia hoạt động quản lý nó FDI cũng chính là một loại hình

di chuyển vốn giữa các quốc gia

1.2.3 Hoạt động thu hút đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng

1.2.3.1 Hoạt động thu hút đầu tư:

Lý thuyết về kinh tế học và quản trị đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề thu hút vốn đầu tư Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và thực hiện đầu tư tại một địa điểm, địa phương xác định Thu hút vốn đầu tư thường được tiếp cận từ góc độ marketing công cộng, và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Trên khía cạnh thu hút vốn đầu tư, các nhà đầu tư có thể được coi là

"khách hàng" của chính quyền các cấp (trung ương hoặc địa phương) Theo cách tiếp cận marketing công cộng, chiến lược marketing hỗn hợp mà các

tổ chức chính quyền xây dựng để thu hút "khách hàng" phải hướng đến chiến lược "sản phẩm" và "xúc tiến" "Sản phẩm" ở đây được hiểu là những

gì mà chính quyền có thể cung cấp được cho các nhà đầu tư gồm tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, hệ thống các quy định chính sách liên quan đến đầu tư, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư Có thể thấy rằng trong các yếu tố cấu thành nên "sản phẩm" ở trên, tài nguyên và vị trí địa lý

là những khía cạnh mà các cấp chính quyền không tác để thay đổi được Tuy nhiên, những yếu tố còn lại hoàn toàn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các tổ chức chính quyền Trong xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trong thời gian gần đây, các vấn đề liên quan hệ thống chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quyết định đầu tư Để tạo ra một "sản phẩm" phù hợp với

Trang 22

1.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư

Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý:

Tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môi trường pháp lý Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng quyết định đến đặc điểm của thị trường địa phương và trong nước Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp Một môi trường pháp lý ổn định và phù hợp là cơ sở rất quan trọng cho một môi trường kinh doanh tốt và điều này đóng vai trò quyết định đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Đây thường là yếu tố được quan

Trang 23

15

tâm đầu tiên của các nhà dầu tư khi lựa chọn địa điểm thực hiện các hoạt động kinh doanh

Nguồn lực cho sản xuất kinh doanh:

Chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quyết định cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm Vì vậy mức độ sẵn có, chất lượng, và chi phí của các đầu vào cần thiết luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Thông thường, các yếu tố nguồn lực sản xuất bao gồm vốn, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và công nghệ Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài các yếu tố nguồn vốn và công nghệ thường đóng vai trò thứ yếu so với hai yếu tố còn lại

Để đảm bảo tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp

cố gắng khai thác tối đa các nguồn lực này tại địa phương để giảm chi phí sản xuất và đảm bảo tính chủ động cho doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Cơ sở hạ tầng thường được các nhà đầu tư đưa ra xem xét rất kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư hoặc mở rộng hoạt động tại địa phương Cùng với yếu

tố đó, hệ thống các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp hiện cũng được coi là yếu tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp Hệ thống phụ trợ này có thể bao gồm các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp, cung cấp các thông tin có liên quan đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính Do môi trường chính sách trên toàn quốc thống nhất, nên vai trò của chính quyền địa phương trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ là yếu

tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương so với các địa bàn khác

Trang 24

16

Hệ thống thông tin:

Trong hoàn cảnh lãnh thổ là sự kết nối của các hệ thống và mạng lưới, thông tin giữ vai trò quan trọng Một mạng lưới thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống doanh nghiệp có thường được tổ chức theo nguyên tắc trung gian Trung gian ở đây được hiểu là một nhóm các chuyên gia đảm trách việc thu thập và quản lý thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp tiếp cận Các chuyên gia này phải hiểu rõ các vấn đề doanh nghiệp gặp phải và thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp Nếu thiết lập được một bầu không khí tin tưởng giữa chủ doanh nghiệp và các chuyên gia thu thập thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược phát triển và đóng vai trò chính cho việc ra quyết định cho các hoạt động của doanh nghiệp

1.2.4 Khu công nghiệp

1.2.4.1 Khái niệm khu công nghiệp

Trong xu hướng toàn cầu hoá, có sự cạnh tranh rất lớn giữa các quốc gia trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư Bởi vậy, các nước đã không ngừng tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, về cả môi trường pháp lý lẫn cơ sở hạ tầng Một trong những biện pháp để thu hút vốn đầu tư đó là lập các khu vực đặc biệt với rất nhiều những ưu đãi về tài chính, cơ sở hạ tầng Đó là các KCN

Khu công nghiệp: Theo định nghĩa khu công nghiệp tại Nghị định số

29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định

1.2.4.2 Đặc điểm của các KCN

Các KCN có những đặc điểm sau:

Trang 25

sở hạ tầng KCN do một công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đẩm nhiệm Ở Việt Nam những công ty này có thể là doanh nghiệp trong nước, liên doanh, 100% vốn nước ngoài Công ty sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng KCN sau đó cho các doanh nghiệp khác thuê lại

- Về tổ chức quản lý: trên thực tế mỗi KCN đều có một Ban Quản lý của danh nghiệp hạ tầng lập ra để quản lý trực tiếp hoạt động của các doanh nghiệp đã thuê lạ cơ sở hạ tầng Về mặt quản lý nhà nước ở cấp tỉnh có Ban Quản lý các KCN trực tiếp quản lý các KCN về mọi mặt (bao gồm cả các doanh nghiệp hạ tầng) Ngoài ra, tham gia vào quản lý các KCN còn có nhiều

Bộ, ngành

1.2.4.3 Vai trò của các KCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Vai trò của các KCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Để hội nhập và phát triển trong điều kiện nền kinh tế tích luỹ nội bộ còn thấp thi thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng KCN

là một mô hình quản lý kinh tế hiện đạị, là giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, là nơi giao thoa của nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới Từ đó chúng ta có thể từng bước học hỏi, nâng cao nhận thức và chuẩn hoá luật pháp, các quy trình và thông lệ theo tiêu

Trang 26

cả nước đã thu hút được trên 4.770 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD, vốn đầu tư đã thực hiện đạt 36,2 tỷ USD, bằng 52% vốn đầu tư đã đăng ký; và trên 5.210 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng

ký hơn 464.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 250.000 tỷ đồng, bằng 53% tổng vốn đăng ký Các khu công nghiệp, khu kinh tế cả nước đã thu hút trên 2,6 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp

Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hàng năm đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động

Các KCN góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và công nghệ mới, làm cho cơ cấu kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố và khu vực toàn tuyến hành lang kin htế nói chung từng bước chuyển biến theo hướng một nền kinh tế công nghiệp hoá, thị trường và hiện đại Theo đánh giá, những công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp FDI trong các KCN ở nước ta đều hiện đại hơn công nghệ vốn có của nước ta Đó là cơ hội

để các doanh nghiệp trong nước học hỏi, áp dụng và nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp

KCN còn góp phần quan trọng vào mở rộng thị trường, đẩy mạnh kinh

tế đối ngoại và tăng kim ngạch xuất khẩu cho khu vực hành lang kinh tế Do

đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp trong các KCN có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu Các doanh nghiệp trong

Trang 27

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã nghiên cứu và đẩy mạnh

mô hình KCN, KCX, KCNC Mở đầu là việc ban hành Quy chế về KCN, KCX, KCNC (Ban hành kèm theo Nghị định số 36/1997/NĐ-CP, ngày 24/4/1997 của Chính phủ) kể từ đó hành lang pháp lý của mô hình KCN chính thức được hình thành thúc đẩy sự ra đời của các KCN trên phạm vi cả nước Hiện nay, các KCN, KCX, KCNC thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT; Căn cứ Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm

2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế

và các Thông tư hướng dẫn khác

Trang 28

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý thuận lợi gồm: các yếu tơ như tuyến giao thông đường bộ, hàng không, bến cảng và các điều kiện thuận lợi khác như: gần các trung tâm kinh tế và

đô thị (đó là nơi tập trung lao động kỹ thuật có chất lượng cao; tập trung các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, dạy nghề; có sẵn hệ thồng tài chính ngân hàng, các

cơ sở công, nông nghiệp phụ trợ thuận lợi cho sự phát triển KCN

Các yếu tố chính trị, pháp luật, kinh tế

Pháp luật: bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các quy định, cơ chế chính sách của nhà nước Hành lang pháp luật là cơ sở để hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài

Tình hình kinh tế của mộ quốc gia cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư Một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng ổn định Các chỉ số về lạm phát, thất nghiệp thấp sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư

Chính trị: Một quốc gia có nền kinh tế chính trị ổn định ít xảy ra biến động là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư

Trang 29

21

Sự ổn định về chính trị xã hội là điều kiện để:

- Đảm bảo đầu tư lâu dài, đó là yếu tố cơ bản

- Điều kiện ưu đãi về vốn, các khoản vay ngân hàng

- Đảm bảo yêu cầu ổn định yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

- Thuận lợi trong việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới

- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Thị trường

Mức tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước ảnh hưởng rất lớn tới

sự thu hút vốn đầu tư Một quốc gia có sức tiêu thụ lớn về các loại hàng hoá, dịch vụ và có nhiều doanh nghiệp của các nước tên tuổi đã và đang đầu tư là

cơ sở tốt để thu hút các nhà đầu tư khác vào đầu tư

Trang 30

22

Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1 Cuộc KHKT thế giới cuối năm 2008, nửa đầu năm 2009

2.1.1 Nguyên nhân và diễn biến của cuộc KHKT

Theo các chuyên gia kinh tế, cuộc KHKT toàn cầu vừa qua là cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế năm 1930 Và đây cũng là lý

do để xếp sự kiện này vào danh sách 10 sự kiện nổi bật của thế giới trong 10 năm đầu thế kỷ 21

Cuộc suy thoái kinh tế thế giới lần này bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ năm 2007 Trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến

2006 một lượng tiền rất lớn từ nước ngoài đổ vào Mỹ để đầu tư đã tạo điều kiện cho quỹ dự trữ liên bang giữ được lãi suất cho vay ở mức thấp Điều này khiến các điều kiện cho vay trở nên dễ dãi hơn Lúc này tại Mỹ xuất hiện phổ biến loại cho vay gọi là sub-prime hay còn gọi là "thứ cấp", nghĩa là cho người chưa đủ tiêu chuẩn vay để mua nhà Người người, nhà nhà đổ đi vay tiền mua nhà theo dạng dưới chuẩn, với điều kiện lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng hàng năm

Khi số người mua nhà gia tăng, giá nhà đã tăng vọt Nhiều người mua nhà đầu tư nhà đất theo dạng này, chờ đợi cơ hội để bán lại với giá cao hơn Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2006, giá nhà trung bình ở Hoa

Kỳ đã tăng thêm 124% Dư nợ từ mảng này tăng từ 160 tỷ đô la năm 2001 lên

540 tỷ đô la vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ đô la vào năm 2007

Trang 31

Bong bóng thị trường nhà đất băt đầu vỡ khi vào giữa năm 2006, quỹ dự trữ liên bang Mỹ bắt đầu tăng lãi suất liên tục qua nhiều đợt, từ 1% lên 5,25% Việc tăng lãi suất khiến nhiều người đi vay tiền mua nhà theo dạng thứ cấp không có khả năng trả tiền nhà khi đáo hạn vì lãi suất cho vay biến động đã bị đội lên quá cao Hàng loạt các nhà mua theo dạng thứ cấp không có khả năng thanh toán bị ngân hàng kéo nợ trong khi thị trường nhà đất bị đóng băng

Bong bóng nhà đất vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà đối với các tổ hợp tài chính và đánh sụt giá cổ phiếu của các tổ hợp này Đáng ngại hơn nữa là vì các tổ hợp này đã gói các khoản

nợ với nhau như cái kén có nhiều lớp, và bán tiếp cho cơ sở khác để lấy tiền tài trợ tiếp Bên trong tỷ trọng nợ xấu sẽ mất là bao nhiêu thì chính họ cũng không biết

Chỉ số Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009 là 6.547,05, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997 Chỉ trong 6 tuần lễ, chỉ số này sụt tới 20%

Vì một lượng tiền lớn đổ vào Mỹ để đầu tư lại đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và các nước có nhiều dầu lửa, khủng hoảng tài chính tại Mỹ có phản ứng dây chuyền đến một loạt các nước khác

Trang 32

24

Các thị trường chứng khoán lớn của thế giới như New York, London, Paris, Frankfurt, Tokyo đều chịu những lúc sụt giá lớn Tại Nhật Bản, chỉ số giá cổ phiếu bình quân Nikkei đã xuống mức thấp nhất lịch sử vào ngày 8 và

10 tháng 10 năm 2008

Nước Mỹ là thành viên chủ chốt của nhóm G7, và KHKT toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ cũng kéo theo sự khủng hoảng nghiêm trọng cho sáu nước còn lại là: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada, riêng nhóm G8 có thêm nước Nga Những nước khác cũng bị ảnh hưởng trong thời kỳ đại suy thoái này bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Singapore v.v… mà theo Giáo sư kinh tế học người Mỹ Paul Krugman - người đoạt giải Nobel kinh tế năm

2008 dự đoán khủng hoảng này phải mất tối thiểu là ba năm, tức là vào cuối năm 2011 mới có thể phục hồi, thực tế đến nay kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng

2.1.2 Tác động của cuộc KHKT đối với các nước trên thế giới

2.1.2.1 Tác động đối với Hoa Kỳ

Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007 Các chuyên gia cho rằng đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm

Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng

lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được

Trang 33

25

hàng hóa Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó

có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford Motor

và Chrysler LLC Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng không thành công Hôm 12 tháng 12 năm 2008,

GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc

Mỹ Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát

Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại

2.1.2.2 Tác động đối với thế giới

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại

Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập

Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa

Kỳ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu

Trang 34

26

vực và khi giá dầu giảm mạnh Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ

Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu

mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại Đồng thời, do lo ngại về bất

ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ khi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008

Để ứng phó với KHKT Chính phủ và các Tổ chức tài chính đã bơm hàng ngàn tỷ USD nhằm cứu vãn tình hình, kích thích kinh tế tăng trưởng

Trang 35

27

Bảng 2.1: Mô hình SWOT: tổng hợp tác động của cuộc KHKT

Tài chính - Rút vốn ồ ạt

- Phá giá đồng tiền

Lòng tin Trợ cấp Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thắt chặt tín dụng

Đầu tư Giá tài sản có

Hỗ trợ cho các ngân hàng

Vay từ các tổ chức tài chính quốc tế

Trợ cấp cho các ngành được lựa chọn

Lới lỏng luật lao động

Tái sản xuất Kiều hối

Công việc có thu nhập phi chính thức Chi tiêu xã hội của Chính phủ

Lợi nhuận Dinh dưỡng

Số trẻ đến trường

Công việc không được trả thù lao

Công việc có thu nhập phi chính thức

Bảo trợ xã hội

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.1.3 Một số đánh giá về các biện pháp đối phó với KHKT của các Chính phủ

KHKT toàn cầu đã xảy ra và tác động ảnh hưởng của nó đến nền kinh

tế thế giới là rất lớn Chính phủ nhiều nước phải bắt tay vào đối phó khủng

Trang 36

28

hoảng nhằm hạn chế tác động xấu của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên sự phối hợp giữa Chính phủ các nước không cao dẫn đến kết quả không như mong đợi Nhìn chung lại, Chính phủ các nước đã áp dụng một số biện pháp ứng phó với khủng hoảng như sau:

Bảng 2.2: Một số biện pháp ứng phó với KHKT của Chính phủ các nước STT Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước

01 Quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng và quỹ tư nhân

02 Kiểm soát các quỹ đầu tư

03 Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính

04 Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tư nước ngoài

05 Hạ lãi suất cơ bản

06 Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế

07 Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của một số ngân

hàng lớn trong 02 năm

08 Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém

09 Cho phép một số ngân hàng tuyên bố phá sản

10 Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề hoặc bị phá sản

11 Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nước ngoài

12 Huy động tiền từ các nhà đầu tư toàn cầu để chống đỡ cơn khủng hoảng

13 Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu của chính họ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trang 37

- Thứ hai: Phòng chống rủi ro đỗ vỡ thanh khoản toàn hệ thống tài chính, đặc biệt là đổ vỡ khủng hoảng cho vay cầm đồ dưới tiêu chuẩn

Việc hỗ trợ của Chính phủ đối phó với khủng hoảng nợ cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn đã được thực thi thông qua nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tài chính và ngân hàng như quốc hữu hóa ngân hàng, khuyến khích sáp nhập ngân hàng, mua lại các khoản nợ của các ngân hàng có vấn đề hoặc bị phá sản,…

- Thứ ba: Khủng hoảng tín dụng lan sang khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế

Một thực tế cho thấy việc ứng phó khủng hoảng trong thời gian qua của Chính phủ đã không lường hết tính liên thông thị trường của hệ thống tài chính Khủng hoảng cho vay cầm cố dưới chuẩn làm năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng và các quỹ đầu tư bất động sản trở nên yếu kém

- Thứ tư: Hiệu ứng của khủng hoảng kinh tế tài chính và vấn đề an sinh

xã hội

Ngày đăng: 16/11/2015, 12:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, các năm 2006 - 2014, Sáu tháng đầu năm 2015. Báo cáo tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, các năm 2006 - 2014, Sáu tháng đầu năm 2015
2. Cục Đầu tư nước ngoài, 2006-2014, Sáu tháng đầu năm 2015. Báo cáo Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoà
3. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, 2008-2014. Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương. Hải Dương: NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Fred R.David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về quản trị chiến lược
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
5. Dunlap A.J. (Minh Đức biên dịch), 1994. Bí quyết vực dậy một doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết vực dậy một doanh nghiệp
Nhà XB: Nxb Tổng hợp
6. Hoàng Văn Hải, 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Phan Phúc Hiếu, 2007. Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng. Hà Nội: Nxb Giao thông Vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng
Nhà XB: Nxb Giao thông Vận tải
8. Nguyễn Thị Hường, 2002. Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI. Hà Nội: NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI
Nhà XB: NXB Thống kê
9. Philippe Lasserre, Joseph Puttin, 1996. Chiến lược quản lý và kinh doanh, Tập I. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quản lý và kinh doanh, Tập I
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
10. Raymond Alain-Thiestsart, 1999. Chiến lược doanh nghiệp. Hà Nội: Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược doanh nghiệp
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
11. Nguyễn Văn Tạo, 2009. Kinh tế Việt nam trước khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tạp chí phát triển kinh tế, số 220, tháng 2 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí phát triển kinh tế
12. UBND tỉnh Hải Dương, 2010. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 của tỉnh Hải Dương. Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 của tỉnh Hải Dương
13. Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ KH&ĐT, 2010. Đề án Thành lập Cục Quản lý các Khu kinh tế trên cơ sở tổ chức lại Vụ Quản lý các Khu kinh tế. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Thành lập Cục Quản lý các Khu kinh tế trên cơ sở tổ chức lại Vụ Quản lý các Khu kinh tế
14. Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế mới nổi: ảnh hưởng tiêu cực và tổn thất. Tháng 3/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế mới nổi: ảnh hưởng tiêu cực và tổn thất
15. Michel Beaud và Gilles Dostaler (2008), Tư tưởng kinh tế từ Keynes, NXB Trí Thức, Hà Nội.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng kinh tế từ Keynes, NXB Trí Thức, Hà Nội
Tác giả: Michel Beaud và Gilles Dostaler
Nhà XB: NXB Trí Thức
Năm: 2008
18. Bùi Anh Tuấn, 2007. Thu hút và nuôi dưỡng sự tăng trưởng doanh nghiệp FDI ở tỉnh Đồng Nai (Đề tài cấp tỉnh), Website:http://thuvienluanvan.com Link
19. Website: http://thuvienluanvan.com, Đề tài "Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp Việt Nam. Mã số đề tài B0087 Link
20. Website: http://thuvienluanvan.com, Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hải Dương trong giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Mã số đề tài: LA1932 Link
21. Website: http://www.vietnaminvestment.vn, truy cập ngày 18/8/2010 Link
22. Website: http://www.unctad.org truy cập ngày 18/8/2010 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w