1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến việt nam

18 659 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 42,61 KB

Nội dung

Lời mở đầuCuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 vừa qua đã để lại những tổn thất nặng nề đối với nền kinh tế của toàn thế giới, trong tiến trình hội nhập nền kinh tế phát triển toàn

Trang 1

Lời mở đầu

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 vừa qua đã để lại

những tổn thất nặng nề đối với nền kinh tế của toàn thế giới, trong tiến trình hội nhập nền kinh tế phát triển toàn diện của thế giới Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nhiều tiềm năng trong tương lai, tuy vậy vì là một nước đang phát triển còn non yếu về mặt kinh tế nên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 vừa qua đã có tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế của nước ta

Nội dung của bài viết:

1. Chương I: Lý thuyết của Mác về khủng hoảng kinh tế và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 vừa qua

2. Chương II: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm

2008 đến Việt Nam

3. Chương III: Chống suy giảm kinh tế ở nước ta hiện nay

1

Trang 2

Chương I

Lý thuyết của Mác về khủng hoảng kinh tế và cuộc khủng hoảng

kinh tế toàn cầu 2008

I/ Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa

tư bản

Trong sản xuất hàng hóa giản đơn , với sự phát triển của chức năng phương tiện thanh toán tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng bùng nổ khủng hoảng kinh tế

Theo quan điểm của Mác, đến chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã

xã hội hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi

Từ đầu thế kỉ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị gián đoạn bởi những cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất thừa Khi khủng hoảng nổ ra hàng hóa khôngtiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản,công nhân thất nghiệp, thị trường bị rối loạn.tình trạng thừa hàng hóa không phải thừa so với nhu cầu của

xã hội mà là thừa so với sức mua có hạn của quần chúng lao động Trong lúc khủng hoảng thừa đang nổ ra, hàng háo đang bị phá hủy thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ

tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.mâu thuẫn này biểu hiện ra các mâu thuẫn sau:

2

Trang 3

- Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính chủ trong toàn xã hội,

- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa

- Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê

Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên tại anh năm 1825 và cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên diễn ra trên quy mô thế giới nổ ra vào năm 1847

II/ Tính chu kì của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

Chu kì kinh tế gồm bốn giai đoạn:

- Khủng hoảng: là giai đoạn khởi điểm của chu kì kinh tế mới Ở giai

đoạn này, hàng hóa ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công giảm tư bản vỡ nợ, phá sản…

- Tiêu diều: sản xuất trì trệ,không đi xuống nhưng cũng không tăng

lên, thương nghiệp đình đốn, hàng hó bán hạ giá, tư bản rỗi nhiều, để giảm bế tắc các nhà tư bản đã hạ thấp tiền công của công nhân nhưng lại tăng cường độ và thời gian làm việc của công nhân Đổi mới tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn có lời trong tình hình hạ giá, đổi mới tư bản cố định làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế

- Phục hồi:các xí nghiệp khôi phục và phục hồi sản xuất, công nhân

có việc làm, mức sản xuất đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản tăng lên

- Hưng thịnh: sản xuất vượt quá điểm cao nhất mà chu kì trước đã đạt

được, nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức

3

Trang 4

mua của xã hội Do đó lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới

Trong chủ nghĩa tư bản hiện nay khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi, nhưng có sự can thiệp của tích cực của nhà nước tư bản vào quá trình kinh tế Sự can thiệp này mặc dù không triệt tiêu được khủng hoảng và chu kỳ trong nền kinh tế nhưng đã làm cho tác động phá hoại của khủng hoảng giảm bớt

Theo Mác, các giải pháp để giải quyết khủng hoảng tài chính hiện nay là:

- Một là thu lại lợi nhuận siêu ngạch trong các ngành phi sản xuất, đưa về mức lợi nhuận bình quân của các ngành sản xuất và nộp lợi nhuận siêu ngạch vào các quĩ của nhà nước và phục vụ an sinh xã hội (điều 1 trong tuyên ngôn Đảng Cộng sản)

- Hai là áp dụng một hệ thống ngân hàng thống nhất, đảm bảo mức cung ứng tiền tệ ổn định trong nền kinh tế, đảm bảo mức lãi suất chênh lệch giữa các ngành có tỉ suất lợi nhuận khác nhau

- Ba là kết hợp quá trình đào tạo với sự phát triển của lực lượng sản xuất với khoa học kĩ thuật để đảm bảo cho cơ cấu lao động ở mức hợp lí, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng quốc gia nhưng

không bị chi phối bới thị trường

III/ Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, nguyên nhân và tác động của nó đến nền kinh tế toàn thế giới

Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ lâm vào tình trạng khủng

hoảng từ giữa năm 2007 và đỉnh điểm là tháng 9 /2008 Cuộc

khủng hoảng bắt nguồn từ cho vay nhà đất thứ cấp làm sụp đổ 3 trong 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Bear Stearns, Merill Lynch, Lehman Brothers (chỉ còn lại Goldman Sachs và Morgan Stanley) và 2 tập đoàn cung cấp tín dụng thế chấp thứ cấp bất động sản lớn nhất nước Mỹ (chiếm gần một nửa bất động sản cầm cố

trong cả nước, khoảng 5.000 tỷ Đô la Mỹ) là Fannie Mae và

4

Trang 5

Freddie Mac được Chính phủ tiếp quản Để cứu vãn thị trường tài chính, tránh một cuộc sụp đổ hệ thống, Quốc Hội Mỹ đã buộc phải phê chuẩn kế hoạch 700 tỷ USD để hỗ trợ thị trường tài chính

Cuộc khủng hoảng tài chính cho vay thế chấp bất động sản tại Mỹ cũng đã lan rộng và làm điêu đứng nhiều ngân hàng lớn tại các

quốc gia ở Châu âu như tập đoàn cho vay bất động sản Hypo Real Estate, ngân hàng IKB, SachsenLB, DZ BanK, Deutsche Bank của Đức; ngân hàng đứng thứ 2 Bradford & Bingley (B&B) và thứ 5 Northen Rock của Anh bị quốc hữu hóa; ngân hàng Dexia SA

Pháp; ngân hàng Fortis của Bỉ; ngân hàng Glitnir Bank của

Iceland; Ngân hàng Roskilde Bank của Đan Mạch; tập đoàn tài

chính Centro Properties của Úc Chính phủ các nước Châu Âu

cũng phải vào cuộc để cứu vãn tình thế, tránh một cuộc đổ vỡ hệ thống tài chính, suy thoái kinh tế Nhiều nước đã phải tuyên bố bảo hiểm 100% tiền gửi ngân hàng của các cá nhân để bảo vệ người gửi tiền, tránh tình trạng rút tiền ồ ạt

Năm 2008 nước Mỹ đã rung chuyển trong cuộc đại suy thoái kinh tế chưa có hồi kết khiến cho toàn thế giới phải một phen chao đảo Không ai có thể ngờ một tượng đài, một đầu tầu kinh tế thế giới lại

có thể suy sụp nhanh đến như vậy Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế ngay trong nội bộ nước Mỹ thì cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân sâu xa từ chính cơ cấu và động lực tăng trưởng bất hợp lý của nước Mỹ trong thời gian đó nhưng nó đã được bỏ qua bởi các nhà hoạch định chính sách tự mãn và sự lạc quan thái quá của người dân Mỹ

Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu thì Mỹ đã chọn cho mìnhmột con đường riêng để duy trì đà tăng trưởng kinh tế đó là khuyến khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa.Trong những năm này, tiêu dùng của người dân luôn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của nước này và hiện đang tỷ trọng lớn đến 70% GDP Chiến lược này trong một thời gian đã tỏ ra rất hiệu quả khi lòng tin của người tiêu dùng vào triển vọng của nền kinh tế đang ở mức cao nhưng nó đã tạo nên một lỗ hổng to lớn trong nền kinh tế đó chính là làm cho nền kinh tế trở nên mất cân bằng Tiêu dùng của người dân

Mỹ đã dần dần trở nên quá mức bởi tư tưởng lạc quan thái và được khuyến khích bởi sự dễ dãi của các tổ chức tín dụng trong cho vay tiêu dùng Chính điều đó đã tạo khoản thâm hụt thương mại cực lớn

và có dấu hiệu ngày càng tăng, đồng thời hệ thống kinh tế trở nên dễ

5

Trang 6

bị tổn thương hơn bao giờ hết bởi các mối quan hệ vay nợ dễ dãi và chồng chéo

Toàn cầu hoá bên cạnh việc mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc

gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong đó

có nguy cơ khủng hoảng toàn cầu Sự thay đổi của các thị trường tài chính với mức độ mở cửa thương mại và tài chính của các nước, mỗi điều kiện bên trong của mỗi quốc gia đều dẫn tới khả năng khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế (wikipedia) là sự suy giảm của hoạt động kinh

tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế Khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm là nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tài chính vì khủng hoảng kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng sản xuất thừa sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng tiền cho mục đích tiêu dùng hàng hóa Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung của xã hội, nhu cầu về tiền của nhân dân hay của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã gây ra sức ép cho hệ thống ngân hàng

và tổ chức tài chính khiến cho ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể sụp đổ Khủng hoảng tài chính chỉ là một phần của khủng hoảng kinh tế nhưng khủng hoảng tài chính lại gây ra thiệt hại lớn nhất vì các nước có tự do thương mại, nguồn vốn được di chuyển qua những nước khác nhau nên khủng hoảng tài chính là yếu tố lây lan còn khủng hoảng kinh tế nó không có yếu tố trực tiếp lây lan

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng khái quát lại có một số nguyên nhân chính: Theo chủ nghĩa

Mác – Lênin cho rằng: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu chính là mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của người dân; Sự mất cân bằng phát triển trong nền kinh

tế thế giới, sự nổi lên rất mạnh của một số nền kinh tế phát triển khổng lồ như: Mỹ, Nhật, Nga, Anh, Đức, Pháp,… bên cạnh đó là các nước đang phát triển với trình độ phát triển còn chưa cao; Do chủ trương đẩy mạnh tư nhân hóa nền kinh tế, giảm bớt tối đa các thể chế

và sự can thiệp của nhà nước dẫn đến sự buông lỏng quản lý giám sát đối với hoạt động của các tập đoàn tài chính ngân hàng và sự phát

6

Trang 7

triển quá nóng của nền kinh tế Khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những vấn đề kinh tế, tài chính xã hội, môi trường… vượt khỏi tầm kiểm soát của quốc gia

Nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 –

2009 là do những tồn tại và bất ổn của kinh tế Mỹ như: Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, nợ nước ngoài khổng lồ; khủng hoảng nợ dưới chuẩn; khủng hoảng bất động sản Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước này quá dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hoạt động cho vay không đạt tiêu chuẩn Có thể nói một cách đơn giản là từ lâu nay, đa

số người dân vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà với thời hạn hợp đồng từ 10 – 30 năm Nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất phát triển mạnh do các ngân hàng và các tổ chức tài chính cho vay ào ạt tiếp thị tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không có đủ khả năng vay tiền để mua nhà Ngoài ra, các tổ chức cho vay còn sáng chế ra những hợp đồng bắt đầu với lãi suất thấp trong những năm đầu và sau đó thực hiện với lãi suất thị trường Hậu quả một số hợp đồng cho vay khó đòi được nợ Việc mua bán các loại chứng khoán phái sinh được đảm bảo bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp này chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới khủng hoảng tài chính toàn cầu

Cuộc khủng hoảng kinh tế đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của một số nước, từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển Sản xuất bị đình trệ, tiêu dùng giảm sút do người dân “thắt lưng buộc bụng” đã làm phá sản hàng loạt tập đoàn lớn cũng như những công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu đã tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ Chính vì vậy, “bong bóng” nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm cho các tổ chức tài chính này gặp nguy cơ như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ

Hầu hết các khu vực trên thế giới đều bị tác động mạnh và rơi vào tình trạng suy thoái toàn cầu trong năm 2009 Mỹ rơi vào tình trạng

7

Trang 8

suy thoái, Nhật Bản, Tây Âu tăng trưởng âm, các nước công nghiệp rơi vào tình trạng của Nhật Bản những năm 90 đó là lãi suất 0% và giá cả giảm xuống không có tăng trưởng Các nền kinh tế có mức tăng trưởng âm đứng đầu là Anh (-1,3%), Đức (-0,8%), Mỹ và Tây Ban Nha (-0,7%), một số nước như Nga cũng chỉ tăng trưởng khoảng 3,5%, Trung Quốc khoảng 8,5% Thị trường tiền tệ, chứng khoán của làng đại gia thế giới cũng lâm vào tình trạng chao đảo, sụt giảm nghiêm trọng Nhiều đồng tiền lớn trên thế giới bị mất giá nghiêm trọng, đời sống nhân dân khổ cực, tình trạng thất nghiệp tràn lan

Chương II

8

Trang 9

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đến Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam Qua quá trình nghiên cứu, cuộc khủng hoảng đã có tác động nhất định đến thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam, vì kinh tế Mỹ là một nền kinh

tế lớn chiếm 30% tổng sản lượng chu chuyển vốn của thị trường thế giới Trong điều kiện tất cả các quốc gia đều đã hội nhập nên bất cứ hoạt động nào của nền kinh tế đều có ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế thế giới Ngoài ra, trong giai đoạn này Việt Nam còn chịu tác động của lạm phát (trên 20%/năm) dẫn đến Việt Nam vừa phải kiềm chế lạm phát vừa phải chống đỡ để thoát khỏi khủng hoảng Cuộc khủng hoảng này tác động đến kinh tế Việt Nam trên một số mảng cơ bản:

- Đối với thị trường tài chính

Mặc dù Việt Nam không chịu tác động trực tiếp, nhưng tác động gián tiếp cũng khá lớn Tác động này được thể hiện thông qua việc các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng dẫn đến nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp tăng, làm cho người dân

dự đoán đồng USD giảm nên họ đã rút đồng USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD mua tiền Việt Nam gửi vào,… làm cho cấu trúc tài sản ngân hàng gặp khó khăn Tuy nhiên, vì mức độ và khả năng liên kết của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hệ thống tài chính quốc tế còn hạn chế nên các ngân hàng Việt Nam ít chịu tác động trực tiếp

9

Trang 10

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhưng cũng không đáng kể do sự liên kết giữa thị trường Việt Nam với thế giới là không cao Việc phát hành và huy động vốn trên thị trường quốc tế là khó khăn và chi phí tăng cao Việc huy động vốn gián tiếp vào thị trường chứng khoán cũng khó khăn do các nhà đầu tư hướng tới các kênh đầu tư an toàn

- Đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam Điều này được thể hiện thông qua hai tác động sau: Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với Việt Nam (Việt Nam là một trong 37 nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ, trong đó có một số mặt hàng đứng thứ hạng cao như: Dệt may, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ

gỗ, thuỷ sản ) giảm sút nghiêm trọng

- Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Hầu hết các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu giảm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nên việc thu hút FDI ở hai thị trường này của Việt Nam đều bị tác động đáng kể Hơn thế nữa, chi phí huy động vốn toàn cầu tăng do biên độ tín dụng gia tăng dẫn tới khả năng thu hút đầu tư bị hạn chế; tiêu dùng giảm sút dẫn tới việc giải ngân FDI giảm

Hầu hết các nước trên thế giới đều phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hoặc âm Việt Nam cũng không thoát khỏi yếu

tố này Trong khi lạm phátlà một vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế Việt Nam năm 2009 Ngoài ra, tiền gửi ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng trong nước bị giảm lợi tức do nhiều nước nới lỏng tiền tệ để tránh lâm vào suy thoái sâu rộng; dòng ngoại hối suy giảm; nhiều hoạt động kinh tế ở nước ta cũng gặp khó khăn, đặc biệt các hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài bị ngưng trệ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng dẫn tới giá nhiều loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh giảm, đặc biệt là dầu thô Giá dầu thế giới giảm đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân

10

Ngày đăng: 16/05/2016, 14:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w