Một số đánh giá về các biện pháp đối phó với KHKT của các

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương và một số kiến nghị (Trang 35 - 38)

KHKT toàn cầu đã xảy ra và tác động ảnh hƣởng của nó đến nền kinh tế thế giới là rất lớn. Chính phủ nhiều nƣớc phải bắt tay vào đối phó khủng

28

hoảng nhằm hạn chế tác động xấu của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên sự phối hợp giữa Chính phủ các nƣớc không cao dẫn đến kết quả không nhƣ mong đợi. Nhìn chung lại, Chính phủ các nƣớc đã áp dụng một số biện pháp ứng phó với khủng hoảng nhƣ sau:

Bảng 2.2: Một số biện pháp ứng phó với KHKT của Chính phủ các nƣớc.

STT Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nƣớc

01 Quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng và quỹ tƣ nhân 02 Kiểm soát các quỹ đầu tƣ

03 Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính 04 Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tƣ nƣớc ngoài 05 Hạ lãi suất cơ bản

06 Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế

07 Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của một số ngân hàng lớn trong 02 năm.

08 Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém 09 Cho phép một số ngân hàng tuyên bố phá sản

10 Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề hoặc bị phá sản 11 Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nƣớc ngoài

12 Huy động tiền từ các nhà đầu tƣ toàn cầu để chống đỡ cơn khủng hoảng 13 Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu của chính họ

29

Nhìn nhận về các biện pháp ứng phó khủng hoảng của các nƣớc cho thấy đằng sau nó là một số vấn đề then chốt nhƣ sau:

- Thứ nhất: Duy trì niềm tin cho các nhà đầu tƣ, ngƣời dân về chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối phó với khủng hoảng.

Dù rằng cho đến thời điểm hiện nay, Chính phủ các nƣớc đã đổ rất nhiều tiền vào các gói giải pháp ứng phó với cuộc KHKT. Tuy nhiên, niềm tin vào hiệu quả do các chính sách đó mang lại đối với đầu tƣ và ngƣời dân chƣa thật sự cao. Thị trƣờng tài chính thế giới vẫn ảm đạm: thị trƣờng chứng khoán sụt giảm, thị trƣờng bất động sản không khởi sắc và thiếu tính thanh khoản, thị trƣờng tiền tệ ngân hàng vẫn còn trong giai đoạn chờ đợi phục hồi, khu vực sản xuất vẫn thiếu vốn, thị trƣờng - động lực để tăng trƣởng.

- Thứ hai: Phòng chống rủi ro đỗ vỡ thanh khoản toàn hệ thống tài chính, đặc biệt là đổ vỡ khủng hoảng cho vay cầm đồ dƣới tiêu chuẩn.

Việc hỗ trợ của Chính phủ đối phó với khủng hoảng nợ cho vay thế chấp dƣới tiêu chuẩn đã đƣợc thực thi thông qua nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tài chính và ngân hàng nhƣ quốc hữu hóa ngân hàng, khuyến khích sáp nhập ngân hàng, mua lại các khoản nợ của các ngân hàng có vấn đề hoặc bị phá sản,…

- Thứ ba: Khủng hoảng tín dụng lan sang khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế.

Một thực tế cho thấy việc ứng phó khủng hoảng trong thời gian qua của Chính phủ đã không lƣờng hết tính liên thông thị trƣờng của hệ thống tài chính. Khủng hoảng cho vay cầm cố dƣới chuẩn làm năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng và các quỹ đầu tƣ bất động sản trở nên yếu kém.

- Thứ tƣ: Hiệu ứng của khủng hoảng kinh tế tài chính và vấn đề an sinh xã hội.

30

Không thể phủ nhận việc ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế tài chính đã tác động không nhỏ đến vấn đề an sinh xã hội nhƣ làm cho thất nghiệp gia tăng, thu nhập của dân cƣ giảm và đầu tƣ hạn chế. Vấn đề này đã khiến cho Chính phủ các nƣớc ngoài việc thực thi các biện pháp ứng phó khủng hoảng còn phải chi thêm tiền cho các tác động ảnh hƣởng của khủng hoảng, cụ thể:

- Ứng cứu ngân hàng và các tổ chức tài chính còn phải tăng thêm chi phí cho bảo hiểm xã hội, hỗ trợ những ngƣời bị thất nghiệp.

- Hỗ trợ thanh khoản cho các khoản nợ dƣới tiêu chuẩn ngoài việc tăng tính thanh khoản và tăng năng lực tài chính cho ngân hàng, còn là việc giãn nợ cho ngƣời dân đang nợ tiền ngân hàng để mua nhà nhƣng không trả đƣợc nợ, góp phần hạn chế sự tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính lên nhóm đối tƣợng đang gặp khó khăn này.

- Tăng cƣờng chi tiêu cho hoạt động tái dạy nghề cho những ngƣời bị thất nghiệp nhằm giúp họ chuyển hƣớng nghề nghiệp mới trong giai đoạn kinh tế khó khăn, thất nghiệp gia tăng.

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương và một số kiến nghị (Trang 35 - 38)