Nguyên nhân và diễn biến của cuộc KHKT

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương và một số kiến nghị (Trang 30)

Theo các chuyên gia kinh tế, cuộc KHKT toàn cầu vừa qua là cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế năm 1930. Và đây cũng là lý do để xếp sự kiện này vào danh sách 10 sự kiện nổi bật của thế giới trong 10 năm đầu thế kỷ 21.

Cuộc suy thoái kinh tế thế giới lần này bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ năm 2007. Trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2006 một lƣợng tiền rất lớn từ nƣớc ngoài đổ vào Mỹ để đầu tƣ đã tạo điều kiện cho quỹ dự trữ liên bang giữ đƣợc lãi suất cho vay ở mức thấp. Điều này khiến các điều kiện cho vay trở nên dễ dãi hơn. Lúc này tại Mỹ xuất hiện phổ biến loại cho vay gọi là sub-prime hay còn gọi là "thứ cấp", nghĩa là cho ngƣời chƣa đủ tiêu chuẩn vay để mua nhà. Ngƣời ngƣời, nhà nhà đổ đi vay tiền mua nhà theo dạng dƣới chuẩn, với điều kiện lãi suất sẽ đƣợc điều chỉnh tăng hàng năm.

Khi số ngƣời mua nhà gia tăng, giá nhà đã tăng vọt. Nhiều ngƣời mua nhà đầu tƣ nhà đất theo dạng này, chờ đợi cơ hội để bán lại với giá cao hơn. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2006, giá nhà trung bình ở Hoa Kỳ đã tăng thêm 124%. Dƣ nợ từ mảng này tăng từ 160 tỷ đô la năm 2001 lên 540 tỷ đô la vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ đô la vào năm 2007.

23

Theo ƣớc tính đến cuối quý 3 năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trƣờng nhà đất là tiền đi vay, và một phần ba là nợ khó đòi.

Năm 2008 đánh dấu sự sụp đổ của một loạt các tổ chức tài chính tại Hoa Kỳ nhƣ Lehman Brothers, Washington Mutual. Một số khác thì bị mua lại. Fannie Mae và Freddie Mac, hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ phải để chính phủ tiếp quản để tránh nguy cơ phá sản. Tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG phải nhận 85 tỷ đô la cứu nguy từ chính phủ.

Bong bóng thị trƣờng nhà đất băt đầu vỡ khi vào giữa năm 2006, quỹ dự trữ liên bang Mỹ bắt đầu tăng lãi suất liên tục qua nhiều đợt, từ 1% lên 5,25%. Việc tăng lãi suất khiến nhiều ngƣời đi vay tiền mua nhà theo dạng thứ cấp không có khả năng trả tiền nhà khi đáo hạn vì lãi suất cho vay biến động đã bị đội lên quá cao. Hàng loạt các nhà mua theo dạng thứ cấp không có khả năng thanh toán bị ngân hàng kéo nợ trong khi thị trƣờng nhà đất bị đóng băng.

Bong bóng nhà đất vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của ngƣời đầu tƣ nhà đối với các tổ hợp tài chính và đánh sụt giá cổ phiếu của các tổ hợp này. Đáng ngại hơn nữa là vì các tổ hợp này đã gói các khoản nợ với nhau nhƣ cái kén có nhiều lớp, và bán tiếp cho cơ sở khác để lấy tiền tài trợ tiếp. Bên trong tỷ trọng nợ xấu sẽ mất là bao nhiêu thì chính họ cũng không biết.

Chỉ số Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009 là 6.547,05, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997. Chỉ trong 6 tuần lễ, chỉ số này sụt tới 20%.

Vì một lƣợng tiền lớn đổ vào Mỹ để đầu tƣ lại đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và các nƣớc có nhiều dầu lửa, khủng hoảng tài chính tại Mỹ có phản ứng dây chuyền đến một loạt các nƣớc khác.

24

Các thị trƣờng chứng khoán lớn của thế giới nhƣ New York, London, Paris, Frankfurt, Tokyo đều chịu những lúc sụt giá lớn. Tại Nhật Bản, chỉ số giá cổ phiếu bình quân Nikkei đã xuống mức thấp nhất lịch sử vào ngày 8 và 10 tháng 10 năm 2008.

Nƣớc Mỹ là thành viên chủ chốt của nhóm G7, và KHKT toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ cũng kéo theo sự khủng hoảng nghiêm trọng cho sáu nƣớc còn lại là: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada, riêng nhóm G8 có thêm nƣớc Nga. Những nƣớc khác cũng bị ảnh hƣởng trong thời kỳ đại suy thoái này bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Singapore v.v… mà theo Giáo sƣ kinh tế học ngƣời Mỹ Paul Krugman - ngƣời đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008 dự đoán khủng hoảng này phải mất tối thiểu là ba năm, tức là vào cuối năm 2011 mới có thể phục hồi, thực tế đến nay kinh tế thế giới vẫn chƣa thoát khỏi khủng hoảng.

2.1.2. Tác động của cuộc KHKT đối với các nước trên thế giới

2.1.2.1. Tác động đối với Hoa Kỳ

Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Các chuyên gia cho rằng đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lƣợt ngƣời lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm.

Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lƣợt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hƣởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hƣởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán đƣợc

25

hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhƣng không thành công. Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát.

Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phƣơng tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tƣ toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.

2.1.2.2. Tác động đối với thế giới.

Hoa Kỳ là thị trƣờng nhập khẩu quan trọng của nhiều nƣớc, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nƣớc bị thiệt hại, nhất là những nƣớc theo hƣớng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trƣởng chậm lại.

Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nƣớc nhƣ Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trƣởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập.

Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng bị ảnh hƣởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu

26

vực và khi giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.

Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lƣợng cầu về dầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng nhƣ giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lƣơng thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lƣơng thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lƣơng thực toàn cầu. Nhiều thị trƣờng chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tƣ chuyển danh mục đầu tƣ của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh nhƣ dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nƣớc buộc họ phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ khi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008.

Để ứng phó với KHKT Chính phủ và các Tổ chức tài chính đã bơm hàng ngàn tỷ USD nhằm cứu vãn tình hình, kích thích kinh tế tăng trƣởng.

27

Bảng 2.1: Mô hình SWOT: tổng hợp tác động của cuộc KHKT

Truyền tải Tác động Biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài chính - Rút vốn ồ ạt - Phá giá đồng tiền Lòng tin Trợ cấp Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Thắt chặt tín dụng Đầu tƣ Giá tài sản có Hỗ trợ cho các ngân hàng Vay từ các tổ chức tài chính quốc tế Vay nợ

Ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ

Sản xuất Cầu (xuất khẩu) Sản lƣợng Việc làm Hƣởng quyền lợi

Trợ cấp cho các ngành đƣợc lựa chọn

Lới lỏng luật lao động

Tái sản xuất Kiều hối Công việc có thu nhập phi chính thức Chi tiêu xã hội của Chính phủ

Lợi nhuận Dinh dƣỡng Số trẻ đến trƣờng

Công việc không đƣợc trả thù lao

Công việc có thu nhập phi chính thức

Bảo trợ xã hội

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.1.3. Một số đánh giá về các biện pháp đối phó với KHKT của các Chính phủ.

KHKT toàn cầu đã xảy ra và tác động ảnh hƣởng của nó đến nền kinh tế thế giới là rất lớn. Chính phủ nhiều nƣớc phải bắt tay vào đối phó khủng

28

hoảng nhằm hạn chế tác động xấu của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên sự phối hợp giữa Chính phủ các nƣớc không cao dẫn đến kết quả không nhƣ mong đợi. Nhìn chung lại, Chính phủ các nƣớc đã áp dụng một số biện pháp ứng phó với khủng hoảng nhƣ sau:

Bảng 2.2: Một số biện pháp ứng phó với KHKT của Chính phủ các nƣớc.

STT Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nƣớc

01 Quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng và quỹ tƣ nhân 02 Kiểm soát các quỹ đầu tƣ

03 Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính 04 Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tƣ nƣớc ngoài 05 Hạ lãi suất cơ bản

06 Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế

07 Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của một số ngân hàng lớn trong 02 năm.

08 Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém 09 Cho phép một số ngân hàng tuyên bố phá sản

10 Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề hoặc bị phá sản 11 Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nƣớc ngoài

12 Huy động tiền từ các nhà đầu tƣ toàn cầu để chống đỡ cơn khủng hoảng 13 Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu của chính họ

29

Nhìn nhận về các biện pháp ứng phó khủng hoảng của các nƣớc cho thấy đằng sau nó là một số vấn đề then chốt nhƣ sau:

- Thứ nhất: Duy trì niềm tin cho các nhà đầu tƣ, ngƣời dân về chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối phó với khủng hoảng.

Dù rằng cho đến thời điểm hiện nay, Chính phủ các nƣớc đã đổ rất nhiều tiền vào các gói giải pháp ứng phó với cuộc KHKT. Tuy nhiên, niềm tin vào hiệu quả do các chính sách đó mang lại đối với đầu tƣ và ngƣời dân chƣa thật sự cao. Thị trƣờng tài chính thế giới vẫn ảm đạm: thị trƣờng chứng khoán sụt giảm, thị trƣờng bất động sản không khởi sắc và thiếu tính thanh khoản, thị trƣờng tiền tệ ngân hàng vẫn còn trong giai đoạn chờ đợi phục hồi, khu vực sản xuất vẫn thiếu vốn, thị trƣờng - động lực để tăng trƣởng.

- Thứ hai: Phòng chống rủi ro đỗ vỡ thanh khoản toàn hệ thống tài chính, đặc biệt là đổ vỡ khủng hoảng cho vay cầm đồ dƣới tiêu chuẩn.

Việc hỗ trợ của Chính phủ đối phó với khủng hoảng nợ cho vay thế chấp dƣới tiêu chuẩn đã đƣợc thực thi thông qua nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tài chính và ngân hàng nhƣ quốc hữu hóa ngân hàng, khuyến khích sáp nhập ngân hàng, mua lại các khoản nợ của các ngân hàng có vấn đề hoặc bị phá sản,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ ba: Khủng hoảng tín dụng lan sang khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế.

Một thực tế cho thấy việc ứng phó khủng hoảng trong thời gian qua của Chính phủ đã không lƣờng hết tính liên thông thị trƣờng của hệ thống tài chính. Khủng hoảng cho vay cầm cố dƣới chuẩn làm năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng và các quỹ đầu tƣ bất động sản trở nên yếu kém.

- Thứ tƣ: Hiệu ứng của khủng hoảng kinh tế tài chính và vấn đề an sinh xã hội.

30

Không thể phủ nhận việc ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế tài chính đã tác động không nhỏ đến vấn đề an sinh xã hội nhƣ làm cho thất nghiệp gia tăng, thu nhập của dân cƣ giảm và đầu tƣ hạn chế. Vấn đề này đã khiến cho Chính phủ các nƣớc ngoài việc thực thi các biện pháp ứng phó khủng hoảng còn phải chi thêm tiền cho các tác động ảnh hƣởng của khủng hoảng, cụ thể:

- Ứng cứu ngân hàng và các tổ chức tài chính còn phải tăng thêm chi phí cho bảo hiểm xã hội, hỗ trợ những ngƣời bị thất nghiệp.

- Hỗ trợ thanh khoản cho các khoản nợ dƣới tiêu chuẩn ngoài việc tăng tính thanh khoản và tăng năng lực tài chính cho ngân hàng, còn là việc giãn nợ cho ngƣời dân đang nợ tiền ngân hàng để mua nhà nhƣng không trả đƣợc nợ, góp phần hạn chế sự tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính lên nhóm đối tƣợng đang gặp khó khăn này.

- Tăng cƣờng chi tiêu cho hoạt động tái dạy nghề cho những ngƣời bị thất nghiệp nhằm giúp họ chuyển hƣớng nghề nghiệp mới trong giai đoạn kinh tế khó khăn, thất nghiệp gia tăng.

2.2. Tác động của cuộc KHKT thế giới tới dòng vốn đầu tƣ vào Việt Nam.

2.2.1. Những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam.

Việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn kết với nền kinh tế thế giới. Cùng với những thuận lợi đã có thông qua việc mở rộng thị trƣờng hàng hóa, tăng cƣờng giao lƣu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia… thì ảnh hƣởng bất lợi từ thị trƣờng thế giới đối với Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, phải nhìn nhận là nền kinh tế nƣớc ta với độ mở còn hạn chế thì tác động ảnh hƣởng của cuộc KHKT toàn cầu đến Việt Nam là không lớn. Một số tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam nhƣ sau:

31

- Thứ nhất: Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho kinh tế thế giới suy giảm. Sự suy thoái kinh tế thế giới trong thời gian tới cộng với chính sách bảo hộ mậu dịch ở các quốc gia đang có chiều hƣớng gia tăng sẽ khiến cho nguồn cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm sút.

- Thứ hai: Thay đổi dòng vốn đầu tƣ tài chính vào Việt Nam:

Gia tăng mức độ tác động đối với nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam và tác động trực tiếp đến dòng chu chuyển vốn giữa các thị trƣờng, đặc biệt là dòng vốn đầu tƣ gián tiếp. Mối đe dọa này thể hiện rõ nhất khi cuộc khủng

Một phần của tài liệu Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hải dương và một số kiến nghị (Trang 30)