1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHN0PTNT huyện mường khương

48 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 393 KB

Nội dung

Bài báo cáo chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương 1: Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của hộ sản xuất Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Chương 1: HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỘ SẢN XUẤT 3

Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHN0&PTNT HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG 24

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHN0&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG 24

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Mường Khương 24

2.1.3 Các nhiệm vụ: 27

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT Ở NHN0&PTNT HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG 41

2.2.1 Hoạt đông tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHN0&PTNT huyện Mường Khương 41

2.2.1.2.2 Quy trình cho vay hộ sản xuất 43

Quy trình cho vay: 43

2.2.1.2.3 Lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất 44

2.2.1.2.4 Thời hạn cho vay: 44

2.2.1.2.5 Tài sản đảm bảo đối với hộ sản xuất: 45

2.2.1 Tình hình cho vay hộ sản xuất ở NHN0&PTNT huyện Mường Khương giai đoạn 2011-2013 45

2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA NHN0&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG 46

2.3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng 46

2.3.2 Một số tồn tại trong vấn đề chất lượng tín dụng và nguyên nhân chủ yếu 46

2.3.2.1 Danh mục sản phẩm tín dụng chưa phong phú, hạn chế khả năng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng 46

2.3.2.2 Thủ tục, hồ sơ vay vốn phức tạp, phiền hà 46

2.3.2.3 Cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án, thời gian thẩm định món vay kéo dài, chất lượng thẩm định món vay còn hạn chế 46

2.3.2.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao, không đồng đều 46

2.3.2.5 Vòng quay vốn tín dụng thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao, Ngân hàng chưa chú trọng đầu tư vào các khoản tín dụng trung, dài hạn 46

2.3.2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ khiến cho nợ quá hạn ngày càng nhiều 46

Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT Ở NHN0&PTNT HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG 47

3.1 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG 47

3.1.1 Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở NHN0&PTNT huyện MƯỜNG KHƯƠNG 47

3.1.2 Giải pháp của NHN0&PTNT huyện MƯỜNG KHƯƠNG 47

3.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN 47

Trang 2

3.2.1 Từ Nhà nước 47

3.2.2 Giải pháp từ phía NHNN 47

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thế giới đang chứng kiến bước chuyển mình vô cùng nhanh chóng của các nước thuộc thế giới thứ ba, trong đó không thể không kể đến Việt Nam Nền kinh tế liên tục tăng trưởng khá cao đã làm cho Việt Nam được đánh giá là một trong những con rồng đang lên của Châu Á Hòa trong nhịp phát triển mau lẹ đó, trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành ngân hàng cũng đang có những bước tiến dài và nhanh chóng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế nước nhà

Ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng có một vị trí quan trọng

và có vai trò rất lớn trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước Với tư cách là trung gian tài chính quan trọng nhất, Ngân hàng thương mại (NHTM) là đơn vị

có khả năng tốt nhất có thể tập trung vốn từ những người thừa vốn và đem chúng đầu

tư trở lại nền kinh tế dưới các hình thức tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng không chỉ chiếm một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế mà còn chiếm vị trí số một trong bản thân hoạt động của NHTM Nó là tài sản quan trọng nhất và là nguồn đem lại doanh thu chủ yếu và lớn nhất cho các NHTM Chính vì tín dụng ngân hàng chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt như vậy nên việc đi sâu tìm hiểu nghiên cứu nó đã trở thành vấn đề được đông đảo người quan tâm, nghiên cứu chứ không riêng gì chỉ có bản thân các NHTM

Với xuất phát điểm như vậy, cộng thêm thực tế hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Mường Khương càng làm em có mong muốn tìm hiểu sâu hơn

về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Bài báo cáo chuyên đề gồm 3 phần chính:

Chương 1: Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của hộ sản xuất

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN 0 &PTNT huyện Mường Khương

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHN 0 &PTNT huyện Mường Khương

Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô để em có thể bổ sung, hoàn thiện đề tài hơn nữa

Trang 3

Chương 1: HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỘ SẢN XUẤT

1.1 KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT

1.1.1 Khái niệm về hộ sản xuất

Hộ sản xuất không chỉ tồn tại ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới Trảiqua nhiều quá trình và phương thức phát triển, có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau

về hộ sản xuất Tuy nhiên, để phù hợp với chế độ sở hữu khác nhau giữa các thànhphần kinh tế và khả năng phát triển kinh tế từng vùng (thành thị và nông thôn), theophụ lục của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 499ATDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau: " Hộ sản xuất làmột đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trongmọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình" Cho tới nay vẫn chưa có văn bản chỉnh sửa, bổ sung thêm

về khái niệm hộ sản xuất ở trên

Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự và lợi ích chungcủa hộ Cha mẹ hoặc thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ Chủ hộ có thể uỷquyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự.Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi ích chungcủa hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hộ sản xuất

Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nênhoặc được tặng cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sảnchung của hộ Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài sản chung của hộ sảnxuất

Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân

sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất Hộ chịu trách nhiệmdân sự bằng tài sản chung của hộ Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiệnnghĩa vụ chung của hộ, thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sảnriêng của mình

Như vậy, hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất to lớn ở nông thôn Hộ sản xuất trongnhiều ngành nghề hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và pháttriển nông thôn Các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh ngành nghề phụ Đặc điểmsản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề mới trên đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các hộ sản xuất ở nước ta trong thời gian qua

Trang 4

1.1.2 Vị trí, phân loại hộ sản xuất

1.1.2.1 Vị trí hộ sản xuất

Nước ta là một nước nông nghiệp thuần túy với trên 80% dân số sống ở khuvực nông thôn, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chiếm giữ vai trò hết sứcquan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và phát triển kinh tếcủa đất nước “ Chỉ khi nào nông thôn được công nghiệp hóa – hiện đại hóa, khi họcvấn, kiến thức và công nghệ tiên tiến nằm trong tay nông dân, được bà con sử dụngthành thạo và vững chắc thay cho “con trâu đi trước, cái càu theo sau”, khi xưởng máymọc lên ở các làng mạc, thị trấn, ngành nghề phát triển rộng khắp, một bộ phận đáng

kể nông dân trở thành công nhân công nghiệp, hình thành cục diện mới ở các vùngnông thôn thì lúc đó mới có thể nói công nghiệp hóa – hiện đại hóa hoàn thành cơ bảntrên phạm vi cả nước “ Chính vì lẽ đó kinh tế nông nghiệp nông thôn mà chủ nhân là

hộ sản xuất có vị trí vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước

Hộ sản xuất ra đời là một yêu cầu bức xúc của nền kinh tế, thể hiện chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước ta Từ khi chỉ thị 100 ra đời, kinh tế hộ sản xuất đãhình thành và phát triển đa dạng Thực chất hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, tựchịu trách nhiệm về kết quả sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm mà mình làm ra Nóicách khác hộ sản xuất là chủ thể trong mọi mối quan hệ sản xuất kinh doanh

1.1.2.2 Phân loại hộ sản xuất

Có nhiều cách để phân loại các hộ sản xuất, có thể phân loại theo đặc điểm hayphân loại theo hình thức sản xuất, theo quy mô… Việc phân loại hộ sản xuất cócăn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp nhằmđầu tư đem lại hiệu quả Tuy nhiên, để phù hợp với đề tài tôi sẽ chỉ đề cập tới cáchphân loại hộ sản xuất nông nghiệp theo ngành nghề hoạt động

Hộ sản xuất được chia làm 3 loại:

Trang 5

Hình 1.1: Phân loại hộ sản xuất

Hộ sản xuất chia làm: Hộ tham gia trồng trọt, hộ tham gia chăn nuôi, hộ nuôi trồngthủy sản, hộ tham gia ngành nghề khác

1.1.3 Đặc trưng của kinh tế hộ sản xuất

Hộ sản xuất là bộ phận quan trọng hợp thành tổng thể nền kinh tế quốc dân, cómối quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế quốc dân khác và có những đặc điểm riêngsau:

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân, các hộ sản xuất ở nôngthôn nước ta đang chuyển dần từ cơ chế khép kín tự cung tự cấp sang nền kinh tế sảnxuất hàng hóa Ngày nay, các hộ nông dân không chỉ làm duy nhất một nghề mà đãbiết kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp kinh doanh ngành nghề phụ theo hướng ai ókhả năng gì thì làm nghề đó Sự chuyển đổi nói trên đã giúp các hộ sản xuất ở nôngthôn bớt lệ thuộc vào yếu tố thời tiết, mùa vụ góp phần nâng cao thu nhập cho hộ, đẩynhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn

Quy mô vật chất và cơ sở vật chất của các hộ sản xuất ở các vùng, các khu vựccác tỉnh thành khác nhau có sự chênh lệch đáng kể Thậm chí đối với các hộ sản xuấttrong cùng một vùng cũng có sự khác biệt về quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độlực lượng lao động, khả năng vốn tự có, sở dĩ có sự khác biệt nói trên mỗi vùng mỗikhu vực có những đặc điểm riêng về điều kiện địa ly, khí hậu nhưng phần lớn là do sựkhác biệt về tiềm năng kinh tế giữa các vùng Bên cạnh đó cũng có một yếu tố khác

Loại 3:

Hộ nuôi trồng thủy sản

Hộ sản xuất

Loại 4:

Hộ tham gia ngành nghề khác như: mộc, rèn, buôn bán

Loại 4:

Hộ tham gia ngành nghề khác như: mộc, rèn, buôn bán

Trang 6

ảnh hưởng tới quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ sản xuất đó là khả năng củachính bản thân các hộ đó.

Do có sự chênh lệch lớn về quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật giữa các hộ, cùng với sựtồn tại của một số lượng lớn các hộ sản xuât nhỏ lẻ, tất yếu sẽ dẫn đến quá trình tích tụ

và tập trung về ruộng đất, cơ sở vật chất kỹ thuật, quá trình tích tụ và tập trung này sẽgóp phần giảm bớt chất phân tán lạc hậu của nền kinh tế tiểu nông tạo điều kiện thuậnlợi để phát triển, mở rộng sản xuất kinh tế hộ

Cùng với sự chuyển hóa nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấup sang

cơ chế thị trường, kinh tế hộ sản xuất cũng sẽ xuất hiện thêm nhiều hình thức tổ chứckinh tế hộ sản xuất khác nhau như hộ nhận khoán, hộ nhận thầu, hộ gia đình là hộthành viên của hợp tác xã, nông trường, tập đoàn sản xuất, doanh nghiệp Nhà nước Sựxuất hiện các hình thức tổ chức mới đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ sảnxuất, tăng thu nhập của hộ Tuy nhiên các hình thúc tổ chức như thế này cũng chịumức độ rủi ro rất lướn vì vậy Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ thích hợp

để kinh tế hộ sản xuất củng cố và nâng cao vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tếquốc dân

Với những đặc điểm kể trên kinh tế hộ sản xuất được coi là nhân tố quyết định sựchuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay và trong tương lai, quan tâm phát triển kinh

tế hộ sản xuất, làm cho hộ nghèo giảm bớt, hộ giàu thêm nhiều là vấn đề quan trọngtrong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới hiện đại rút ngắn khoảng cáchgiữa thành thị và nông thôn Đây là vấn đề lớn quan trọng

Hộ sản xuất thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như dịch vụ, tiểu thủ côngnghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, song phần lớn hiện nay trong tổng số lao đọng nằm trongcác ngành sản xuất vật chất thì riêng ngành nông nghiệp chiếm hơn 70% Hộ sản xuấtvừa sản xuất vừa làm nghề phụ kinh doanh để tăng thu nhập cho gia đình nâng cao đờisống

1.1.4 Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất

1.1.4.1 Sự phát triển của kinh tế hộ

Trước Chỉ thị 100

Trang 7

Sản xuất nông nghiệp nông thôn tồn tại dưới hình thức tập trung như hợp tác xã, nôngtrường quốc doanh,…người lao động làm việc theo kiểu ghi công tính điểm, họ không

có quyền gì trong vấn đề lựa chọn kế hoạch sản xuất, ăn chia, phân phối hay sở hữu tưliệu sản xuất Lúc này khái niệm hộ sản xuất chưa có, hiệu quả sản xuất kém

Sau Chỉ thị 100

Khi chủ trương Nhà nước được đưa ra thực hiện việc giao khoán sản phẩm cuối cùngđến nhóm người lao động thì hình thức hộ sản xuất nhận khoán ra đời Họ là ngườinhận ruộng khoán và tự mình mua sắm vật tư sản xuất, tiến hành đầu tư thâm canh trênruộng của mình và chỉ phải nộp sản phẩm theo quy định cho tập thể Nhất là khi cóquyết định 652 của Nhà nước thực hiện giao ruộng đất lâu dài cho hộ gia đình thì nềnkinh tế sản xuất đã được thực sự phát triển theo hướng đa năng trong tất cả các ngànhnông – lâm – ngư – diêm nghiệp…Cùng trong bối cảnh đó, do biết sắp xếp bố trí laođộng phù hợp mà các hộ tiểu thủ công nghiệp, hộ thương nghiệp dịch vụ đã hìnhthành, củng cố và ngày càng phát triển

1.1.4.2 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Trong nền kinh tế thị trường, hộ sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong quátrình phát triển đất nước

Theo ước tính của Tổng cục thống kê Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành nôngnghiệp năm 2012 đạt 2.8% cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của năm 2011 là 1%.Hơn 70% rau, quả, thịt, trứng, cá, 30% đến 40% quỹ lương thực và một phần hàng tiêudùng xuất khẩu là do lực lượng hộ sản xuất tạo ra Từ chỗ nước ta chưa tự túc đượclương thực thì đến nay đã là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thếgiới, công lao đó cũng thuộc về người nông dân sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh sản xuất lương thực, sản xuất nông sản hàng hoá khác cũng có bước pháttriển, đã hình thành một số vùng chuyên canh có năng suất cao như: dâu tằm, mía,cói

Ngành chăn nuôi cũng đang phát triển theo chiều hướng sản xuất hàng hoá (thịt,sữa tươi ), tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi chiếm 24,7% giá trị nông nghiệp

Từ khi được công nhận hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời với việcnhà nước giao đất, giao rừng cho nông lâm nghiệp, đồng muối trong diêm nghiệp, hợptác xã đã làm cơ sở cho mỗi hộ gia đình sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn laođộng sẵn có của mình Đồng thời chính sách này đã tạo đà cho một số hộ sản xuất vàkinh doanh trong nông thôn tự vươn lên mở rộng sản xuất thành các mô hình kinh tế

Trang 8

trang trại, tổ hợp tác xã thu hút sức lao động, tạo công ăn việc làm cho lực lượng dưthừa ở nông thôn.

Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất hànghóa Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, hộ sản xuất có thể dễ dàngđáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường mà không sợ ảnh hưởng đến tốnkém về mặt chi phí Thêm đó Đảng và Nhà nước có các chính sách khuyến khích tạođiều kiện để nhộ sản xuất phát triển Như vậy với khả năng nhạy bén trước nhu cầu thịtrường, hộ sản xuất đã góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của thị trườngtạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn Kinh tế hộ sản xuất pháttriển góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong cả nước nói chung, nền kinh tế nôngthôn nói riêng và cũng từ đó tăng mọi nguồn thu cho ngân sách địa phương cũng nhưngân sách nhà nước

Tóm lại, với gần 70% dân số nước ta sống ở nông thôn thì kinh tế hộ sản xuất

có vai trò hết sức quan trọng, nhất là khi quyền quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyênlâu dài được giao cho hộ sản xuất thì vai trò sử dụng nguồn lao động, tận dụng tiềmnăng đất đai, tài nguyên, khả năng thích ứng với thị trường ngày càng thể hiện rõ nét.Người lao động có toàn quyền tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, trựctiếp hưởng kết quả lao động sản xuất của mình, có trách nhiệm hơn trong hoạt độngsản xuất kinh doanh

Ở một khía cạnh khác, kinh tế hộ sản xuất còn đóng vai trò đảm bảo an ninh trật

tự, ổn định chính trị xã hội, giảm bớt các tệ nạn trong xã hội do hành vi "nhàn cư vi bấtthiện" gây ra

1.1.4.3 Xu hướng vận động của kinh tế hộ sản xuất

+ Xu hướng phát triển không đều giữa các hộ sản xuất:

Trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại được thì các doanh nghiệp phải khôngngừng mở rộng sản xuất, tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có khảnăng vốn, kỹ thuật để mở rộng phát triển sản xuất Kinh tế hộ sản xuất cũng chịu ảnhhưởng lớn của quy luật trên Trong nền kinh tế thị trường, hộ nào có trình độ quản lý,

có vốn, có sức lao động, có điều kiện kỹ thuật thì sẽ có khả năng phát triển ngành nghềcủa mình theo ý muốn Việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu baocấp sang cơ chế thị trường một mặt làm tăng số hộ giàu ở nước ta lên, mặt khác cũnglàm tăng hố sâu phân cách giàu nghèo dẫn đến sự phát triển không đều giữa các hộ sảnxuất

+ Xu hướng phát triển đa dạng các loại hình, các quy mô sản xuất:

Trang 9

Tùy thuộc vào khả năng về vốn, lao động, điều kiện tự nhiên các hộ sản xuất sẽ lựachọn đối tượng, phương án sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất sao cho nó hiệu quảnhất Nhờ vậy mà kinh tế hộ sản xuất phát triển đa dạng, các hộ có kinh nghiệm, córuộng đất, không đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật sẽ tập trung vào việc trồng lúa hoặcmột số loại cây trồng, vật nuôi như chè, mía, cây ăn quả, trâu bò, lợn gà,…còn đối với

hộ có điều kiện về vốn, kỹ thuật thì tổ chức sản xuất kinh doanh tổng hợp chặt chẽgiữa trồng và chăn nuôi với kinh doanh ngành nghề phụ

+ Xu hướng liên doanh liên kết hợp tác trong quá trình sản xuất:

Để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường các hộ sản xuất phải bổ trợ lẫnnhau, liên kết với nhau để nâng cao sức mạnh cạnh tranh Chính sự liên kết đó sẽ tạo

ra các hình thực hợp tác mới, sự liên doanh, liên kết hợp tác giữa các hộ sản xuất

1.2 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ

1.2.1 Vấn đề về tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ.Trong đó, hoạt động tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm (tín dụng) là hoạtđộng chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng thương mại Qui mô, chất lượng tíndụng ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế giữa bêncho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay Trong đó bên chovay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị (thường dưới hình thái tiền)trong một thời gian nhất dịnh theo những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận (thờigian, phương thức thanh toán lãi- gốc, thế chấp )

Tín dụng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi Sở dĩ như vậy là vì vốnhoạt động của ngân hàng chủ yếu là huy động từ bên ngoài, vốn chủ sở hữu ít khi được

sử dụng để sản xuất kinh doanh mà được sử dụng chủ yếu để đầu tư vào tài sản cốđịnh Chính vì vậy, sau một thời gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho người gửingân hàng Mặt khác ngân hàng cần phải có nguồn để bù đắp chi phí như trả lương,khấu hao… Do đó, người vay ngoài việc trả gốc còn phải trả cho ngân hàng một khoảnlãi Đó là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tồn tại và pháttriển

1.2.1.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng

Trang 10

Chất lượng, giá cả và lượng hàng hoá là ba chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sứcmạnh và khả năng của doanh nghiệp Để có thể đứng vững trong hoạt động kinh doanhthì việc cải thiện chất lượng sản phẩm là điều tất yếu Các nhà kinh tế nói đến chấtlượng bằng nhiều cách: Chất lượng là "Sự phù hợp với mục đích và sự sử dụng" hoặc

là “một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phùhợp với thị trường" hay chất lượng là" năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụnhằm thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng"

Với cách đề cập như vậy, thì chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của kháchhàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng và phù hợp với sự phát triển kinh

tế xã hội

Để có thể hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng, ta xem xét sự thể hiện chất lượng tíndụng trên các khía cạnh sau:

- Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số tiền mà ngân

hàng cho vay phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hútđược nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng

- Đối với ngân hàng thương mại: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm vi,

mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảmbảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.Đối với một ngân hàng nhỏ thì nên cấp tín dụng với mức độ và trong phạm vi nhấtđịnh để thoả mãn một cách tốt nhất khách hàng của mình

- Đối với Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: Chất lượng tín dụng đượcthể hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyếtcông ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trìnhtích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng vớităng trưởng kinh tế

1.2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghi củangân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnhcủa một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển Chính vì vậy, đểđánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng tín dụng

Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, có chỉ tiêu mang tính định lượng cóchỉ tiêu mang tính định tính

Trang 11

Nếu ngân hàng có sơ đồ làm việc của các phòng ban sẽ giúp khách hàng không bị bỡngỡ và đỡ tốn thời gian Từ đó khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về ngân hàng.

Cách bố trí sắp sếp trong phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên, đặcbiệt là thái độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngânhàng Nếu chất lượng tín dụng cao thì chắc chắn ngân hàng sẽ có nhiều khách hàngmới

Uy tín của ngân hàng cũng góp phần làm nên chất lượng tín dụng của ngân hàng

- Các chỉ tiêu định lượng.

a) Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ.

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tạimột thời điểm Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Tổng

dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng,khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp Mặc dùvậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vìđằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánhchịu

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của ngân hàngđối với doanh nghiệp Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng củangân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phân tích kết cấu

dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được gân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào

để cân đối với thực lực của ngân hàng Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồn huyđộng sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất

b) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người

đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn Tỷ lệ

nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thươngmại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm

Trang 12

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

Tổng dư nợ

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quantrọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng Khi một khoản vay không được trảđúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợquá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường Trên thực tế, phần lớn các khoản nợquá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạncàng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy

cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càngcao, chất lượng tín dụng càng thấp

c) Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm đểđánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đápứng nhu cầu của khách hàng

Vòng quay vốn

Doanh số dư nợ

Dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay vốn tíndụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Với một số vốn nhất định, nhưng dovòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho cácdoanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác.Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chấtlượng tín dụng càng cao

d) Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng.

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại mộtkhoản thu nhập cho ngân hàng Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu

để ngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoảnvay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồnvốn cho vay

Thu nhập từ hoạt động

Lãi từ hoạt động tín dụngTổng thu nhập

Trang 13

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ

lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quáhạn thấp cũng không có ý nghĩa Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ýnghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng

e) Chỉ tiêu doanh số cho vay.

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của gân hàng đốivới nền kinh tế Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vaytrong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm

1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế hộ sản xuất 1.2.2.1 Đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất liên

tục, góp phần đầu tư phát triển nền kinh tế

Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cùng với sự chuyên môn hoásản xuất trong xã hội ngày càng cao, đã dẫn đến tình trạng các hộ sản xuất khi chưathu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hoá để bán thì chưa có thu nhập, nhưng trong khi

đó họ vẫn cần tiền để trang trải cho các khoản chi phí sản xuất, mua sắm đổi mới trangthiết bị và rất nhiều khoản chi phí khác Những lúc đó các hộ sản xuất cần có sự trợgiúp của tín dụng Ngân hàng để có đủ vốn duy trì sản xuất liên tục Nhờ có sự hỗ trợ

về vốn, các hộ sản xuất có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có khác như laođộng, tài nguyên để tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức lại sảnxuất , hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý Từ đó nâng cao đời sống vật chất cũng nhưtinh thần cho mọi người

Như vậy, có thể khẳng định rằng tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọngtrong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

1.2.2.2 Thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất trên cơ sở đó góp phần tích cực vào

quá trình vận động liên tục của nguồn vốn

Trong cơ chế thị trường, vai trò tập trung vốn tập trung sản xuất của tín dụngngân hàng đã thực hiện ở mức độ cao hơn hẳn với cơ chế bao cấp cũ

Bằng cách tập trung vốn vào kinh doanh giúp cho các hộ có điều kiện để mở rộng sảnxuất, làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởngkinh tế và đồng thời Ngân hàng cũng đảm bảo hạn chế được rủi ro tín dụng

Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, Ngân hàng quan tâm đếnnguồn vốn đã huy động được để cho hộ sản xuất vay Vì vậy Ngân hàng sẽ thúc đẩycác hộ sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm vốn chosản xuất và lưu thông Trên cơ sở đó hộ sản xuất biết phải tập trung vốn như thế nào

để sản xuất góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn

1.2.2.3 Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ đắc lực cho ngành kinh tế

Trang 14

Thông qua hệ thống ngân hàng cụ thể là hoạt động tín dụng ngân hàng Nhànước đã góp phần tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho vay ưuđãi với lãi suất thấp thời gian dài , mức vốn lớn Trong điều kiện nước ta hiện nay,nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng đáp ứng phần lớn nhu cầu cần thiết cho xãhội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng sản xuất ở nông thôn chưaphát triển, kết cấu hạ tầng còn kém lại chịu ảnh hưởng khắt khe của điều kiện tự nhiên,đơn vị sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, năng suất lao động còn thấp, phương thức canhtác còn lạc hậu, khối lượng hàng hóa sản xuất ra chưa nhiều Vì vậy, trong giai đoạntới Chính phủ cần tập trung đầu tư hỗ trợ cho nông nghiệp như việc nâng cấp cơ sở hạtầng ở nông thôn và các điều kiện tất yếu khác cho sản xuất nông nghiệp như trạmbơm điện, hệ thống thủy lợi, cải tiến công cụ lao động.

1.2.2.4 Tín dụng ngân hàng góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao nên tại thời điểmchưa thu hoạch được, chưa có hàng hóa để bán thì người nông dân thường ở trong tìnhtrạng thiếu thu nhập đáp ứng nhu cầu chi tiêu tối thiểu, từ đó tạo điều kiện để nạn chovay nặng lãi, làm cho hộ sản xuất đã khó khăn lại càng khó khăn

Đứng trước tình hình đó ngân hàng đã nắm bắt được thực tế và tiến hành cho vay trựctiếp đối với hộ sản xuất Tạo điều kiện cho hộ sản xuất tiếp xúc với vốn vay, ngânhàng đã đơn giản hóa các thủ tục vay, tổ chức mạng lưới ngân hàng tới tận thôn xóm

để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, khuyến khích người sản xuất chủ động trongđầu tư

1.2.2.5 Tín dụng ngân hàng kiểm soát đồng tiền và thúc đẩy sản xuất thực hiện

chế độ hạch toán kinh tế

Các ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài chính hoạt độngtrong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán có khả năng kiểm soát đồng tiền đối vớihoạt động của nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng thanh toán

Để thưc hiện được các món vay, cán bộ tín dụng phải nắm bắt tình hình sản xuất kinhdoanh trước, trong và sau khi cho vay có đạt hiệu quả hay không để tiếp tục đầu tư mởrộng sản xuất Qua đó tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được các hoạt động của hộsản xuất

1.2.2.6 Tín dụng ngân hàng thúc đẩy hộ sản xuất tiếp cận mở rộng sản xuất hàng

hóa

Trang 15

Ngân hàng đã tạo ra một bước chuyển hướng quan trọng trong phương thức sảnxuất của hộ sản xuất khi ngân hàng đầu tư vốn, hộ sản xuất phỉa hạch toán kinh tế saocho vốn vay được sử dụng hiệu quả nhất, để tăng thu giảm chi nhằm thu lợi nhuận, đểhoàn trả cả vốn lẫn lãi cho ngân hàng Muốn vậy hộ sản xuất phải nghĩ tới thị trường

để tiêu thụ sản phẩm thì mới thu được lợi nhuận cao

1.2.2.7 Vai trò của tín dụng ngân hàng về mặt chính trị - xã hội

Tín dụng Ngân hàng không những có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩyphát triển kinh tế mà còn có vai trò to lớn về mặt xã hội

Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các hộ sản xuất đã góp phầngiải quyết công ăn việc làm cho người lao động Đó là một trong những vấn đề cấpbách hiện nay ở nước ta Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế đượcnhững tiêu cực xã hội Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giảiquyết việc làm cho lao động thừa ở nông thôn, hạn chế những luồng di dân vào thànhphố Thực hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhậpcho nông dân, đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn

và thành thị càng xích lại gần nhau hơn, hạn chế bớt sự phân hoá bất hợp lý trong xãhội , giữ vững an ninh chính trị xã hội

Ngoài ra tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới củaĐảng và Nhà nước, điển hình là chính sách xoá đói giảm nghèo Tín dụng ngân hàngthúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các hộ nghèotrở lên khá hơn, hộ khá trở lên giàu hơn Chính vì lẽ đó các tệ nạn xã hội dần dần đượcxoá bỏ như: Rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan nâng cao trình độ dân trí, trình độchuyên môn của lực lượng lao động Qua đây chúng ta thấy được vai trò của tín dụngngân hàng trong việc củng cố lòng tin của nông dân nói chung và của hộ sản xuất nóiriêng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Tóm lại: Tín dụng ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ mở rộngsản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề Khai thác các tiềm năng về lao động,đất đai, mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thunhập cho hộ sản xuất

Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiếtsản xuất phù hợp với tín hiệu của thị trường

Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuấthàng hoá, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nôngthôn

Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tínhtoán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất Tạo nhiều việc làm cho

Trang 16

1.2.3 Đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất của NHN 0 &PTNT

1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

Quá trình cho vay hộ sản xuất góp phần tạo nên hiệu quả cuối cùng tăng thu nhậpcủa hộ sản xuất Hiệu quả đó được đánh giá trên các chỉ tiêu sau:

1.2.3.1.2 Dư nợ bình quân hộ sản xuất

Dư nợ bình quân hộ sản xuất = Doanh số cho vay

Tổng số hộ vay sản xuấtChỉ tiêu này phản ánh số tiền vay của mỗi lượt hộ sản xuất Số tiền vay càng caochứng tỏ hiệu quả cho vay tăng lên, thể hiện sức sản xuất cũng như quy mô hoạtđộng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất tăng lên

1.2.3.1.3 Hệ số thu nợ

Doanh số cho vay

Với chỉ tiêu hệ số thu Nợ, ngân hàng có thể đánh giá được hoạt động thu nợ

khách hàng Nếu hệ số thu Nợ càng lớn chứng tỏ hoạt động thu nợ là hiệu quả Hệ sốthu Nợ nhỏ tức là doanh số thu Nợ thấp hơn doanh số cho vay nhiều, dẫn đến những

khoản tín dụng đang tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng tới sự tồn tại của ngân hàng

1.2.3.1.4 Nợ quá hạn hộ sản xuất

Chỉ tiêu nợ quá hạn hộ sản xuất = Nợ quá hạn hộ sản xuấtTổng dư nợ hộ sản xuất

Trang 17

Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng Hoạt động ngân hàng nóichung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng đều chứa đựng nhiều rủi ro tácđộng đến lợi nhuận và sự an toàn kinh doanh của ngân hàng Do vậy, việc đảm thuhồi đủ vốn cho vay đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn là vấn đề quan trọngtrong quản lý ngân hàng liên quan đến việc sống còn của ngân hàng Việc phântích tình hình nợ quá hạn luôn được tiến hành thường xuyên và kết quả thu được làthông tin giúp cho ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp những gia đoạntiếp theo.

Để xem xét khả năng không thu hồi được nợ người ta dùng công thức tỷ lệ nợ khóđòi / tổng dư nợ Tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mất vốn cao docác khoản cho vay có vấn đề

1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất

1.2.3.2.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng

a) Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tíndụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng Chính sáchtín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay vàmức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện Các điều khoản của chính sách tín dụngđược xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sáchtiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhucầu tín dụng của khách hàng Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũngthay đổi theo Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khácnhau cho phù hợp Ví dụ như với các khách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngânhàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãihơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinhlời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lốichính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Điều đó cũng có nghĩa chấtlượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thươngmại có đúng đắn hay không Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốtcũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàngcũng như của thị trường

b) Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiếnhành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Nó bao gồmcác bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình chovay cho đến khi thu hồi được nợ

Trang 18

Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (khách hàngnhập hồ sơ vay vốn ) Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướngdẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm địnhkhách hàng và phương án, dự án vay vốn Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc nhiều vàochất lượng công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng ngânhàng thương mại.

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biếncủa khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnhcan thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Việc lựa chọn và áp dụng

có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữuhiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lượng tín dụng

Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng Sự nhạybén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối vớikhách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảmthiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạtđộng tín dụng

Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thập thông tin Thôngtin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi rotín dụng càng tốt Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trungtâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các ngân hàngthương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng trực tiếpthu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính củakhách hàng

d) Phẩm chất và trình độ cán bộ

Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bạitrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nóiriêng Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu củaquy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng

Trang 19

Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần tráchnhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Trình độchuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng

Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trưòngkinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường…dự đoántrước được những biến động có thể xẩy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựnglại phương án kinh doanh cho phù hợp

1.2.3.2.2 Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàngchấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh Vì vậy,khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngânhàng bị ảnh hưởng Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnhtranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả

b) Sự trung thực của khách hàng

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngânhàng Nếu các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng không cung cấp các số liệu trungthực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngânhàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vaycủa khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn Nếu khách hàng

sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng vớiphương án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ dúng hạn

c) Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy ra ngoàimong muốn và đem lại hậu quả xấu Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu nhưngười ta thường nói” rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh” Rủi ro phát sinhmuôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quan hay khách quan, nhưngchủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dự đoán của doanh nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiêntai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi

Trang 20

chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp…Ví dụ như giá bán nguyên vật liệutăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệpgiảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩmlên thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễdàng vi phạm việc trả nợ Ngân hàng về mặt thời hạn.

d) Tài sản đảm bảo

Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng (cóthể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp) Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của cácpháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu Tài sản cố định phần lớn lànhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp Trong khi đó nhucầu vay vốn ngân hàng là rất lớn Như vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hếtcác doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vay nhưng khôngđáng kể

1.2.3.2.3 Các nhân tố khác

a) Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biệnchứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào

đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại Hoạtđộng của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vựckhác nhau của nền kinh tế Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ cótác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng- đặc biệt là hoạt động tín dụng

Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chấtlượng tín dụng Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện chocác khoản tín dụng có chất lượng cao Tức là các hộ sản xuất hoạt động trong một môitrường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãicho ngân hàng Ngược lại khi nền kinh tế biến động thì các hộ sản xuất hoạt động kinhdoanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thu nhập, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợcủa ngân hàng

b) Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước

Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đếnchất lượng tín dụng của ngân hàng

Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế Nếu hệ thốngpháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động ngân hàng gặp khó khăn.Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lýcho mọi hoạt động sản xuất ngân hàng tiến hành thuận lợi và đạt

kết quả cao

Trang 21

c) Môi trường xã hội

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin Nó là cầu nối giữa ngânhàng và khách hàng Đạo đức xã hội ảnh hưởng tói chất lượng tín dụng Trong trườnghợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tíndụng Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng

sẽ làm giảm chất lượng tín dụng

d) Môi trường tự nhiên

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai(hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷsản, hải sản.Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặpkhó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

Yếu tố nữa gây trở ngại trước mắt đối với tín dụng hộ sản xuất là rủi ro bất khả kháng

về thiên tai, giá cả mà đến nay vẫn chưa có luật về bảo hiểm tín dụng, luật thế chấp,bảo lãnh rõ ràng Do đó nhiều hộ sản xuất vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuấtkinh doanh vì vậy nhu cầu vay vốn còn ít

Trên đây là những nhân tố chính tác động tới chất lượng tín dụng của Ngânhàng thương mại Để nâng cao chất lượng tín dụng, chúng ta cần nghiên cứu và nhậnthức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các ngân hàngthương mại, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao

1.2.3.3 Quy trình và phương thức cho vay

Khi các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ xét duyệt cho vay nếu các hộ

có đủ các điều kiện mà ngân hàng quy định như:

- Các hộ phải tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng trong việc sử dụng vốn vay vàtrả nợ đầy đủ đúng hạn cả gốc và lãi

- Có dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có khả năng hoàntrả hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của phápluật

- Có khả năng tài chính và có các nguồn thu nhập hợp pháp để thực hiện nghĩa vụ trả

nợ cho tổ chức tín dụng

- Cam kết đảm bảo bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu vay từ 10 triệuđồng trở lên và các hộ sản xuất phải có vốn tự có bằng tiền, giá trị vật tư, hay ngàycông lao động đóng góp vào tổng số vốn của dự án sản xuất kinh doanh Hộ sản xuấtphải có hộ khẩu thường trú tại địa phương, những hộ từ địa phương khác tới phải cóxác nhận của UBND nơi có hộ khẩu thường trú và được UBND nơi đến cho phép hoạt

Trang 22

động sản xuất kinh doanh Hộ sản xuất phải chịu sự kiểm tra giám sát của ngân hàngtrước, trong và sau khi cho vay.

 Đối tượng cho vay

NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác đáp ứng nhu cầu tín dụngtrung và dài hạn cho các đối tượng sau:

- Đối tượng cho vay ngành trồng trọt Ở đây chủ yếu là những chi phí trồng các câynhư cây công nghiệp và cây ăn trái

- Đối tượng thuộc ngành chăn nuôi: các tổ chức tín dụng cho vay vốn để mua congiống, thức ăn, chăm sóc, chi phí phát sinh như tiêm phòng, phòng ngừa dịch bệnh,…

- Đối tượng thuộc nuôi trồng thủy sản: Cho vay vốn đáp ứng nhu cầu mua congiống,thuê địa điểm nuôi, mua thức ăn chăn nuôi,…

- Những đối tượng khác như: Xây dựng chuồng trại, nhà kho, sân phơi; mua sắmthiết bị máy móc, chi phí xây dựng hệ thống thủy lợi…

 Lãi suất cho vay

Mức lãi suất cho vay do NHNo nơi cho vay thoả thuận phù hợp với quy định củaNHNN và NHNo&PTNT Việt Nam

Cho vay ưu đãi lãi suất, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vàhướng dẫn của NHNN

 Thời hạn cho vay

Ngân hàng cho vay theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, thời gian luânchuyển vật tư hàng hoá và khấu hao tài sản, máy móc thiết bị

- Thời gian cho vay ngắn hạn, trong vòng 12 tháng

- Thời gian cho vay trung hạn, từ 12 tháng đến 60 tháng

- Thời gian cho vay dài hạn trên 60 tháng

Trang 23

Những hộ vay vượt mức quy định trên, thì phải thế chấp tài sản theo quy định của Nhànước.

Trang 24

Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN

XUẤT TẠI NHN0&PTNT HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHN 0 &PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHN 0 &PTNT chi nhánh huyện Mường Khương

Cùng với sự tái lập tỉnh Lào Cai, Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện MườngKhương được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1991 Mô hình tổ chức hiệnnay gồm: 1 ngân hàng huyện và một phòng giao dịch Bản Lầu, với hơn 20 cán bộ trình

độ chủ yếu là đại hoc, cao đẳng và trung cấp ngân hàng Khi mới thành lập tháng10/1991, Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mường Khương gặp rất nhiều khó khăn,

cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh còn nghèo nàn và lạc hậu, quy mô kinh doanh nhỏ

bé Tổng nguồn vốn chỉ có 0,634 tỷ đồng, dư nợ tín dụng chỉ có 0,492 tỷ đồng, tỷ lệ nợquá hạn cao (41%) Địa bàn hoạt động rộng và phức tạp trình độ dân trí thấp, sản xuấtlạc hậu, kinh tế tự túc, tự cấp còn phổ biến Cơ cấu tín dụng không hợp lý, chủ yếu chovay kinh tế quốc doanh, dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ 14% trong đó dư nợ chovay hộ sản xuất chiếm 4%, một số khách hàng truyền thống như Nông trường, Thươngnghiệp, Lương thực quốc doanh và các tổ hợp tác xã làm ăn thua lỗ, phá sản, giải thể,hoặc tự tan rã đã đẩy hoạt động của chi nhánh đứng trước những khó khăn chồng chất,

có nguy cơ “phá sản” Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mường Khương vừa thựchiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện hoạt động kinh doanh theo chỉ đạo củangành đồng thời tập trung phuc vụ có kết quả mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địaphương

Để thực hiện nhiệm vụ tái thiết lập lại huyện lỵ Mường Khương và đầu tư phục

vụ phát triển kinh tế cho huyện vùng cao biên giới miền núi Được sự tạo điều kiện, sựquan tâm chỉ đạo sát sao của NHNo & PTNT tỉnh, Huyện ủy, HĐND và UBNDhuyện Mường Khương; sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp ban ngành đoàn thể và nhândân các dân tộc trong huyện, Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mường Khương đãtừng bước có những giải pháp tích cực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, xâydựng đơn vị ổn định và ngày càng phát triển Thời gian đầu công tác tổ chức cán bộđược quan tâm, thực hiện các đợt tinh giảm biên chế, sắp xếp tổ chức cán bộ phù hợpvới năng lục sở trường của từng đồng chí, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đápứng nhu cầu nhiệm vụ mới Với phương châm đưa đồng vốn đến tận tay người dân,NHNo & PTNT đã thực hiện mở rộng mạng lưới ngân hàng liên xã, phòng giao dịchđến các trung tâm dân cư

Sau 20 năm đổi mới và phát triển NHNo & PTNT Huyện Mường Khương đãđạt được những kết quả khá toàn diện về cả nguồn vốn huy động và đầu tư tín dụngcho vay, nguồn vốn tăng trưởng nhanh và ổn định đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu

Ngày đăng: 16/11/2015, 08:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w