1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp ở kinh môn hải dương

35 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 151,5 KB

Nội dung

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp ở kinh môn hải dương

Luận văn tốt nghiệp Lời nói đầu Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với chủ trơng đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trờng có sự điều tiết của Nhà nớc, nền kinh tế của Việt Nam đã đạt đợc nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên để hoàn thành công cuộc CNH- HĐH mà Đảng và Nhà nớc ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu t và phát triển. Kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế trong nớc là hệ thống Ngân hàng. Do đó muốn thu hút đợc nhiều vốn trớc hết phải làm tốt công tác tín dụng. Trong nền kinh tế nớc ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trí vô cùng quan trọng, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng nh tham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì hộ sản xuất đều cần vốn và tín dụng Ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó. Là một Ngân hàng thơng mại quốc doanh, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nớc ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với hộ sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao dời sống nhân dân, có đợc kết quả đó phải kể đến sự đóng góp của NHNo&PTNT huyện Kinh Môn, một trong những chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hải Dơng. Xuất phát từ những luận cứ và thực tế qua khảo sát cho vay vốn đến từng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dơng cùng với sự hớng dẫn của TS Nguyễn Võ Ngoạn, em mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dơng" nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng đầu t đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội toàn địa bàn huyện. Bài luận văn gồm 3 chơng : Chơng I: Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ. Chơng II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn trong thời gian qua. Chơng III: Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh tế hộ gia đình tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dơng. Luận văn tốt nghiệp Ch ơng I Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với Kinh tế hộ I- Hộ sản xuất và vai trò của kinh tế hộ đối với nền kinh tế . 1. Khái quát chung. Hộ sản xuất xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, đợc Nhà nớc giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và đợc phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do Nhà nớc quy định. Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh doanh kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ng nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ đề trong các quan hệ đó. Những hộ gia đình mà đất đợc giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đó. 1.1. Đại diện của hộ sản xuất: Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự và lợi ích chung của hộ. Cha mẹ hoặc thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do ngời đại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hộ sản xuất. 1.2. Tài sản chung của hộ sản xuất: Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc đợc tặng, cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài sản chung của hộ sản xuất. 1.3.Trách nhiệm dân sự của hộ sản xuất: Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền ,nghĩa vụ dân sự do ngời đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất. Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Luận văn tốt nghiệp 1.4. Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất: Quy mô sản xuất nhỏ, có sức lao động ,có các điều kiện về đất đai, mặt nớc nhng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trờng nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nớc và các cơ chế chính sách về vốn thì kinh tế hộ không thể chuyển sang sản xuất hàng hoá, không thể tiếp cận với cơ chế thị tr- ờng. 2. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với kinh tế: Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Là động lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn vốn, lao động, tài nguyên, đất đai đa vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội. Là đối tác cạnh tranh của kinh tế quốc doanh trong quá trình đó để cùng vận động và phát triển. Hiệu quả đó gắn liền với sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm đ- ợc chi phí, chuyển hớng sản xuất nhanh tạo đợc quỹ hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu tăng thu cho ngân sách Nhà nớc. Xét về lĩnh vực tài chính tiền tệ thì kinh tế hộ tạo điều kiện mở rộng thị trờng vốn, thu hút nhiều nguồn đầu t. Cùng với các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển đã góp phần đảm bảo an ninh lơng thực quốc gia và tạo đợc nhiều việc làm cho ngời lao động, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội, nâng cao trình độ dân trí, sức khoẻ và đời sống của ngời dân.Thực hiện mục tiêu "dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng văn minh". Kinh tế hộ đợc thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bớc phát triển mạnh mẽ, sôi động, sử dụng có hiệu quả hơn đất đai, lao động,tiền vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng vùng. Kinh tế hộ nông thôn và một bộ phận kinh tế trang trại đang trở thành lực lợng sản xuất chủ yếu về lơng thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản, sản xuất các ngành nghề thủ công phục vụ tiêu dùng trong nớc và xuất khẩu. II- Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất. 1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng: - Khái niệm: Tín dụng là sự chuyển nhợng tạm thời một lợng giá trị từ ngời sở hữu sang ngời sử dụng và sau một thời gian nhất định đợc quay trở lại ngời sở hữu một lợng giá trị lớn hơn ban đầu. - Tín dụng ngân hàng đợc xác định bởi hai hành vi là: + Cho vay + Trả lãi Luận văn tốt nghiệp - Trong tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất thì ngân hàng là ngời chuyển nhợng tạm thời một lợng giá trị (ngời cung ứng vốn - ngời cho vay), còn hộ sản xuất là ngời (nhận cung ứng vốn-ngời đi vay). Sau một thời gian nhất định hộ sản xuất trả lại số vốn đã nhận từ ngân hàng, số vốn hoàn trả lại lớn hơn số vốn ban đầu (phần lớn hơn gọi là lãi). 2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất. - Đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ sản xuất mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, mặt nớc và các nguồn lực vào sản xuất. Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ sản xuất. - Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trờng và từng bớc điều tiết sản xuất phù hợp với tín hiệu của thị trờng. - Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, góp phần thực hiện CNH - HĐH nông nghiệpnông thôn. - Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tính toán lựa chọn đối tợng đầu t để đạt đợc hiệu quả cao nhất. Tạo nhiều việc làm cho ngời lao động. - Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn, tình trạng bán lúa non - Kinh tế hộ sản xuất trong nông nghiệphọ làm nghề gì cũng có đặc trng phát triển do nền sản xuất nông, lâm, ng nghiệp quy định. Nh vậy hộ sản xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá không có giới hạn về phơng diện kinh tế xã hội mà phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật, quyền làm chủ những t liệu sản xuất và mức độ vốn đầu t của mỗi hộ sản xuất. III- Một số cơ chế chính sách tín dụng đối với phát triển kinh tế xã hội sản xuất. Xác định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế đất nớc, Chính phủ, các ngành, các cấp và các ngành Ngân hàng có nhiều chủ trơng, chính sách, cơ chế chỉ đạo đầu t cho ngành nông nghiệpnông thôn nói chung, cũng nh đầu t cho hộ sản xuất nói riêng. Ngày 30/03/1999 Thủ tớng Chính phủ có Quyết định số 67/1999/QĐ- TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệpnông thôn, ngày 16/04/1999 Thống đốc Ngân hàng nhà nớc có văn bản số 320/CV - NHNN14 hớng dẫn thực hiện một số nội dung trong quyết định 67 Luận văn tốt nghiệp của Thủ tớng Chính phủ và giao cho NHNo&PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm chủ yếu tổ chức thực hiện. Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam có văn bản 791/NHNo-06 về việc thực hiện một số chính sách tín dụng nhằm triển khai cụ thể các chủ trơng lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nớc. Ngày 15/08/2000 Ngân hàng Nhà nớc có quyết định số 284/2000/QĐ- NHNN1 Quy định cơ chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.Ngày 18/01/2001NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định số 06/QĐ- HĐQT tiếp tục triển khai cụ thể QĐ284 của Ngân hàng Nhà nớc về quy diịnh cho vay đối với khách hàng. Những nội dung chủ yếu của các văn bản nói trên đợc thể hiện nh sau: 1.Về nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm: + Vốn Ngân hàng huy động + Vốn ngân sách Nhà nớc + Vốn vay các tổ chức Tài chính Quốc tế và nớc ngoài Để phục vụ chủ trơng phát triển nông nghiệpnông thôn của Chính phủ, các Ngân hàng thơng mại có thể phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động bình thờng tại cùng thời điểm, mức lãi suất cao hơn tối đa 1%/năm. Có thể huy động bằng vàng để chuyển đổi số vàng huy động đợc thành đồng Việt Nam để cho vay. 2. Đối tợng cho vay. NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác huy động và cân đối đủ nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu tăng khối lợng tín dụng cho nhu cầu phát triển nông nghiệpnông thôn bao gồm: - Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi nh: Vật t, phân bón, cây giống, con giống, thuốc trừ sâu, trừ cỏ,thuốc phòng, chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi ;Chi phí nuôi trồng thuỷ sản (nớc ngọt,nớc nợ) nh: cải tạo ruộng nuôi, lồng nuôi, con giống, thức ăn, thuốc phòng, chữa bệnh Đánh bắt hải sản nh: Đầu t đóng mới; chi phí bơm tới, tiêu nớc làm thuỷ lợi nội đồng. - Tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ, hải sản và muối. - Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn. -Mua sắm công cụ máy móc, máy móc thiết bị phục vụ cho phát triển nông nghiệpnông thôn nh: Máy cày, máy bừa, máy bơm, máy gặt, máy tuốt lúa, máy say sát, máy xấy, thiết bị chế biến, bình bơm thuốc trừ sâu ; Mua sắm phơng tiện vận chuyển hàng hoá trong nông nghiệp; xây dựng chuồng trại, nhà kho,sân phơi, các phơng tiện bảo quản sau thu hoạch. Luận văn tốt nghiệp - Cho vay sinh hoạt nh xây, sửa nhà ở, mua sắm đồ dùng phơng tiện đi lại - Phát triển cơ sở hạ tầng nh: Điện, đờng giao thông nông thôn, cung cấp nớc sạch, vệ sinh môi trờng. 3. Lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay do NHNo nơi cho vay thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. Cho vay u đãi lãi suất, thực hiện theo quyết định của Thủ tớng Chính phủ và hớng dẫn của NHNN. 4. Thời hạn cho vay Ngân hàng cho vay theo chu kỳ sinh trởng của cây trồng, vật nuôi, thời gian luân chuyển vật t hàng hoá và khấu hao tài sản, máy móc thiết bị. Thời gian cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng. Thời gian cho vay trung hạn, từ 12 tháng đến 5 năm. Thời gian cho vay dài hạn trên 5 năm. 5. Bộ hồcho vay. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nớc đã nêu rõ: Các tổ chức tín dụng cần phải cải tiến quy trình cho vay đối với từng đối tợng khách hàng là: Hộ gia đình, các hợp tác xã, các doanh nghiệp đảm bảo thủ tục đơn giản, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. 5.1. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tá: 5.1.1. Hồpháp lý: CMND, Hộ khẩu( các tài liệu chỉ cần xuất trình khi vay vốn ). Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh. Hợp đồng hợp tác đối với tổ hợp tác. Giấy uỷ quyền cho ngời đại diện (nếu có). 5.1.2. Hồvay vốn: Hộ sản xuất nông, lâm, ng nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phơng án sản xuất, kinh doanh. Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình đợc quy định tại điểm trên): + Giấy đề nghị vay vốn. + Dự án hoặc phơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. + Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định. 5.2. Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn: + Giấy đề nghị vay vốn kiêm phơng án sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân. + Biên bản thành lập tổ vay vốn. Luận văn tốt nghiệp + Hợp đồng làm dịch vụ. 5.3.Hộ gia đình vay vốn thông qua doanh nghiệp: Ngoài các hồ sơ đã quy định nh trên, đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác phải có thêm: + Hợp đồng cung ứng vật t, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán + Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị ngân hàng cho vay. 6. Bảo đảm tiền vay: Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ng nghiệp mức vay đến 10 triệu đồng. Những hộ làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất hàng hoá mức cho vay có thể tới 20 triệu đồng và hộ sản xuất giống thuỷ sản vay vốn đén 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản. Những hộ vay vợt mức quy định trên, thì phải thế chấp tài sản theo quy định của Nhà nớc. 7. Xử lý rủi ro: Các tổ chức tín dụng tham gia cho vay vốn phát triển nông nghiệpnông thôn, trong các trờng hợp rủi ro thông thờng thì xử lý theo quy chế chung quy định. Trong trờng hợp do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng nh: Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh thì Nhà nớc có chính sách xử lý cho ngời vayNgân hàng vay nh: Xoá, miễn, khoanh, dãn nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại. IV. Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng th ơng mại. 1. Khái niệm về hiệu quả cho vay: Hiệu quả cho vay là kết quả đầu t vốn thu đợc sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ sau cao hơn kỳ trớc cả về số lợng và giá trị. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng thơng mại. Hiệu quả cho vay đợc đánh giá bằng sự so sánh giữa hai chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chu kỳ trớc cha có sự đầu t vốn kịp thời, thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sau có sự đầu t vốn kịp thời, thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả kinh doanh giữa hai chu kỳ đợc so sánh để đánh giá. Do vậy hiệu quả cho vay đợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu về sản lợng hàng hoá. + Chỉ tiêu về giá trị sản lợng hàng hóa. + Lợi nhuận sau chu kỳ sản xuất kinh doanh. + Vòng quay vốn tín dụng. + Số lao động đợc giải quyết công ăn việc làm. Luận văn tốt nghiệp + Tỷ lệ quá hạn, tỷ lệ thu lãi cho vay. Từ những chỉ tiêu trên mà ta đánh giá đợc hiệu quả cho vay cao hay thấp, cho vayhiệu quả hay không có hiệu quả, đồng thời cũng đánh giá đợc kết quả sử dụng vốn vay của khách hàng. 2. Các nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng th- ơng mại. Sự ảnh hởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thơng mại không chỉ chịu ảnh hởng giới hạn của một hay hai nhân tố (ngời đi vay và ngời cho vay) mà còn chịu ảnh hởng của các nhân tố khác ( cụ thể nh sau). 2.1. Chính sách của Đảng và Nhà nớc: (Chính sách của Đảng và Nhà nớc cũng là những nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả cho vay ) nh: - Về cơ chế cho vay, về đảm bảo tiền vay, về giao đất giao rừng. - Về hành lang quản lý. - Về tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, trợ giá trong sản xuất nông nghiệp, đối tợng cho vay 2.2. Chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nớc đối với Ngân hàng thơng mại nh thực hiện cơ chế cho vay mở rộng. 2.3. Chủ quan của Ngân hàng thơng mại: - Đây cũng là những nhân tố ảnh hởng lớn đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thơng mại nh: + Nguồn vốn của Ngân hàng thơng mại. + Uy tín - tín nhiệm - tinh thần phục vụ của Ngân hàng thơng mại. + Trình độ của cán bộ Ngân hàng trong thẩm định cho vay - trong tiếp thị, trong Marketing và sự am hiểu về khoa học kỹ thuật cũng nh am hiểu về pháp luật (nhất là luật kinh tế). + Tổ chức, phân công công tác phù hợp với năng kực của cán bộ. 2.4. Chủ quan của khách hàng vay vốn: Yếu tố chủ quan của khách hàng vay vốn cũng là những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thơng mại: + Trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh. + Sự am hiểu về khoa học kỹ thuật. + Sự am hiểu và nhạy cảm với kinh tế thị trờng và thị yếu. + Trình độ quản lý và chấp hành pháp luật cũng nh sự am hiểu pháp luật. Luận văn tốt nghiệp 2.5. Thị trờng: ( Sự tác động của thị trờng) Thị trờng cũng là nhân tố ảnh hởng tới hiệu quả cho vay của Ngân hàng thơng mại, yếu tố thị trờng tác động đến đầu vào đầu ra của sản phẩm, của hàng hoá trong sản xuất kinh doanh. Đôi lúc nó tác động bất lợi đến tiêu thụ sản phẩm gây khó khăn cho ngời sản xuất, từ đó ảnh hởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng vì ngời sản xuất vay vốn Ngân hàng. 2.6. Thiên tai: ( Sự tác động của thiên nhiên) Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngời sản xuất kinh doanh vay vốn Ngân hàng gặp phải rủi ro nh nắng hạn kéo dài, ma lũ, chăn nuôi bị dịch bệnh không đợc thu hoạch, không có vốn trả nợ vốn vay đã gây ảnh hởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thơng mại. 3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất. Hộ sản xuất đợc xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, đợc Nhà nớc giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và đợc phép kinh doanh trên một số lĩnh vực do Nhà nớc quy định. Nh chúng ta đã biết, dân số nớc ta có khoảng 85 triệu dân ( theo ớc tính của cục thống kê) trong đó gồm 70% và hơn 60% lao động sống nông thôn và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nớc ta đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm hiện đại hoá nông thôn. Trong thực tế hộ sản xuất với kinh tế tự chủ đợc giao đất quản lý và sử dụng, đợc phép kinh doanh và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đa dạng các mặt hàng kinh doanh ( trừ những mặt hàng Nhà nớc nghiêm cấm). Với sức lao động sẵn có trong mỗi gia đình hộ sản xuất, họ đợc phép kinh doanh, đợc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên diện tích họ đợc giao. Để thực hiện đợc những mục đích trên họ phải cần vốn để đầu t vào sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, trồng những cây có giá trị cao, những con có giá trị lớn để tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ. Đồng thời đầu t ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Do vậy, họ cần Ngân hàng thơng mại hỗ trợ về vốn để họ thực hịên những phơng án trồng trọt - chăn nuôi hay kinh doanh dịch vụ ngay trên quê hơng họ. Thực hiện đờng lối chính sách của Đảng và Nhà nớc về cho vay vốn đáp ứng nhu cầu vốn đối với nông nghiệp - nông thôn. Ngân hàng thơng mại đã cho vay tới tận hộ sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết để phát triển kinh tế. Xuất phát từ chức năng của Ngân hàng thơng mại là đi vay để cho vay cho nên vốn cho vay phải hoàn trả đúng hạn gốc + lãi. Có nh vậy Ngân hàng mới đảm bảo sự hoạt động bình thờng. Đáp ứng đợc nhu cầu vốn đối với hộ Luận văn tốt nghiệp sản xuất cũng nh nền kinh tế. Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất, có nâng cao hiệu quả cho vay mới giúp hộ sản xuất có vốn để đầu t vào sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả, tăng thêm thu nhập cho gia đình họ, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ. Phát huy đợc mọi nguồn lực nông thôn, từ đó khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng và phát triển tiểu thủ công nghiệp đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của thị trờng. [...]... 6 IV- Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng thơng mại 6 1 Khái niệm về hiệu quả cho vay 6 2 Các nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thơng mại 7 Luận văn tốt nghiệp 3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất 8 chơng II : Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn ... tốt nghiệp mục lục lời nói đầu Chơng I : Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với Kinh tế hộ 1 I- Hộ sản xuất và vai trò của kinh tế hộ đối với nền kinh tế 1 1 Khái quát chung 1 1 2 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với kinh tế 2 II- Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất 2 1 Khái niệm về tín dụng ngân. .. độ quy định, đây là cơ sở đảm bảo vững chắc cho an toàn vốn huy động 2 Cho vay đối với hộ sản xuất: Đối với kinh tế nông nghiệpnông thôn hộ sản xuất đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền sản xuất ( Huyện Kinh Môn chiếm tới 90% là hộ sản xuất) Qua khảo sát nhu cầu vay vốn trên địa bàn huyện Kinh Môn có tới 50% hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn, mức nhu cầu bình quân 1 hộ từ 67 triệu đồng Nh vậy,... dụng cho vay hộ sản xuất năm 2003 cao hơn vòng quay vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất năm 2002 nên hoạt động kinh doanh năm 2003 của chi nhánh đạt hiệu quả hơn năm 2002 Nhìn chung Ngân hàng đã áp dụng phơng pháp cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp đến hộ sản xuất và đợc Ngân hàng thực hiện nh sau: Luận văn tốt nghiệp 3.1- Cho vay trực tiếp Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn khách hàng gửi đơn xin vay. .. hình kinh doanh của Ngân hàng Kinh Môn năm 2001-2003) * Từ số liệu của bảng trên cho ta thấy doanh số cho hộ sản xuất vay năm 2003 đã tăng 43.072 triệu so với năm 2001 và tăng 22.574 triệu so với năm 2002, điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụng, mở rộng đầu t cho vay, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất Với phơng pháp giải ngân chuyển tải vốn đến tay hộ sản xuất * Vòng quay vốn tín dụng cho. .. với trình độ dân trí nông thôn * Biện pháp cho vay: Ngân hàng nông nghiệp Việt Namnên có hớng dẫn cụ thể về cho vay đối với kinh tế trang trại, cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tạo điều kiện cho khách hàngNgân hàng cho vay * Đối với tài sản thế chấp: Đối với cấp huyện cha có trụ sở giao dịch đảm bảo nên cụ thể phân cấp đăng ký hợp đồng thế chấp cho UBND xã Xã là những... động kinh doanh nhno&ptnt huyện kinh môn 10 1 Một vài nét về NHNo&PTNT huyện Kinh Môn 10 2.Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Kinh Môn năm 2003 12 II Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn 15 1 Những vấn đề chung về cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng 15 2 Thủ tục và quy trình xét duyệt cho vay 16 3 Kết quả cho vay đối với hộ sản xuất. .. quả cho vay đối với hộ sản xuất trong thời gian qua Bảng 3: Kết quả cho hộ sản xuất vay trên địa bàn năm 2002- 2003 chỉ tiêu năm2002 năm2003 Tổng số hộ sản xuất kinh doanh trong toàn 42650 42667 huyện Số hộ đợc vay Ngân hàng 13619 14035 Hộ vay cao nhất ( Đồng ) 800.000.000 1.500.000.000 Hộ vay thấp nhất ( Đồng ) 500.000 1.000.000 Số hộ nợ quá hạn 65 68 Qua số liệu của bảng 3 cho ta thấy số hộ sản xuât... dịch với Ngân hàng III Những kết quả đạt đợc và những tồn tại trong cho vay vốn hộ sản xuất NHNo&PTNT huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dơng 1 Kết quả đạt đợc * Thông qua việc cho vay tăng cờng mối quan hệ đoàn kết giữa nhân dân với các cấp chính quỳên, đoàn thể, hạn chế đi đến xoá bỏ tệ cho vay nặng lãi nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội * Thông qua việc cho vay hộ sản xuất đã giúp cho các hộ có... Những kết quả đạt đợc và những tồn tại trong cho vay vốn hộ sản xuất NHNo&PTNT huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dơng 20 1 Kết quả đạt đợc 20 2 Những mặt tồn tại 20 3 Nguyên nhân của những tồn tại trên 21 Chơng III : Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn Tỉnh hải dơng

Ngày đăng: 19/04/2014, 01:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả huy động vốn  qua bảng số liệu sau: - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp ở kinh môn hải dương
Bảng 1 Kết quả huy động vốn qua bảng số liệu sau: (Trang 14)
Bảng 2: Quy mô và tỷ lê tín dụng qua từng năm - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp ở kinh môn hải dương
Bảng 2 Quy mô và tỷ lê tín dụng qua từng năm (Trang 15)
Bảng 4: Kết quả cho vay hộ sản xuất - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở ngân hàng nông nghiệp ở kinh môn hải dương
Bảng 4 Kết quả cho vay hộ sản xuất (Trang 19)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w