Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - EXIMBANK

64 495 1
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - EXIMBANK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - EXIMBANK

LỜI CẢM ƠN Khoảng thời gian 3 tháng thực tập tuy không nhiều nhưng thật đáng quý. Em đã có cơ hội để vận dụng những kiến thức xã hội và chuyên môn đã được tích lũy qua những năm tháng học ở trường Đại học Kinh tế TP.HCM vào thực tế. Chính sự nhiệt tình trong giảng dạy và vốn kiến thức sâu rộng của thầy cô trường Đại học Kinh tế TP.HCM nói chung và khoa Ngân hàng nói riêng đã giúp em thành công trong quá trình thực tập. Với tất cả lòng tôn kính em xin gửi đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP.HCM lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Phan Chung Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các anh chị tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Sở Giao dịch 1 và nhất là các anh chị thuộc phòng Tín dụng doanh nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được học hỏi những công việc thực tế của ngân hàng. Do thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô và các anh chị nhiệt tình xem xét, góp ý kiến để em rút ra những kinh nghiệm quý giá. Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô và các anh chị ở Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Sở Giao dịch 1 dồi dào sức khỏe, có được nhiều niềm vui, luôn luôn vui vẻ và mọi việc thành công. Em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, tháng 3 năm 2013 Sinh viên thực hiện Võ Trịnh Quốc Lâm Trang 1 [Type text] Nhận xét của cơ quan thực tập Trang 2 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Trang 3 Mục lục Trang 4 Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu qua các năm của NHTMCP Eximbank Việt Nam từ 2009-2012 Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn phân theo kỳ hạn của Eximbank SGD 1 năm 2009-2012 Bảng 1.3 Tương quan giữa huy động và cho vay theo kỳ hạn tại Eximbank SGD 1 Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009- 2012 Bảng 2.1 Dư nợ cho vay Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-2012 Bảng 2.2 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại SGD 1 giai đoạn 2009-2012 Bảng 2.3 Chất lượng tín dụng theo quy định của Eximbank Bảng 2.4 Chất lượng tín dụng tại Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-2012 Bảng 2.5 Dư nợ quá hạn phân theo kỳ hạn tại Eximbank SGD 1 Bảng 2.6 Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-2012 Trang 5 Danh sách các hình vẽ, biểu đồ Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Eximbank Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức SGD 1 Eximbank Biểu đồ 1.1 Tổng tài sản, tổng dư nợ của Eximbank giai đoạn 2009-2012 Biểu đồ 1.2 Tình hình huy động vốn và vốn chủ sở hữu của EIB so với ACB, Sacombank giai đoạn 2009-2012 Biểu đồ 1.3 ROA, ROE, lợi nhuận trước thuế của Eximbank Biểu đồ 1.4 Mạng lưới hoạt động của Eximbank giai đoạn 2009-2012 Biểu đồ 1.5 Dư nợ của Eximbank SGD 1 giai đoạn 2009-2012 Biểu đồ 2.1 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Eximbank SGD 1giaiđoạn 2009-2012 Biểu đồ 2.2 Tương quan tỉ lệ nợ xấu của Eximbank SGD 1 và hệ thống Eximbank Hình 2.1 Quy trình xét duyệt tín dụng tại Eximbank từ năm 2009-2011 Hình 2.2 Mô hình xét cấp tín dụng 3 bộ phận được Eximbank áp dụng trong năm 2012 Trang 6 Danh mục từ viết tắt NHTMCP – Ngân hàng thương mại cổ phần TMCP - Thương mại cổ phần NH – Ngân hàng NHTM – Ngân hàng thương mại NHNN – Ngân hàng Nhà nước KH – Khách hàng DN – Doanh nghiệp CIC – Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Trang 7 Lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, không ngừng lớn mạnh về số lượng, chất lượng và quy mô. Trong những năm qua hoạt động của các NHTM nước ta góp phần tích cực vào việc huy động vốn và cung cấp vốn cho lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển. Hệ thống NHTM là ngành có tốc độ phát triển nhanh và mạnh trong thời gian qua, có thể nói NHTM chiếm một trong những vị trí chủ chốt trong quá trình đổi mới kinh tế, đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế xã hội nước ta. Với bất cứ quốc gia nào thì tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các ngân hàng. Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy và mang lại sự phát triển kinh tế cho các ngành,lĩnh vực. Nó giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp, công ty và hộ gia đình nhằm sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng. Tín dụng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại và do đó nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch,… Lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng cũng phải ngoại lệ trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế nước nhà cũng như cả nền kinh tế thế giới. Tình hình kinh tế trong những năm qua có những diễn biến hết sức bất thường với sự tăng/ giảm khôn lường của thị trường chứng khoán, thị trường vàng và ngoại tệ… Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước khi thị trường xuất khẩu thu hẹp do sự sụt giảm của kinh tế thế giới, hàng hóa tồn kho còn nhiều,…Nhận thấy bối cảnh kinh tế với nhiều khó khăn như trên có thể sẽ là hệ quả dẫn đến những rủi ro tín dụng không mong đợi nên các ngân hàng thương mại luôn quan tâm và tích cực triển khai nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng để hạn chế tối đa khả năng xảy ra. Trang 8 Chính vì những tính cấp thiết trên đây mà tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Sở Giao dịch 1”làm đề tài nghiên cứu của mình trong quá trình thực tập tại ngân hàng nhằm nghiên cứu những đặc điểm của hoạt động tín dụng tại ngân hàng, từ đó nhận diện và nghiên cứu những nguyên nhân gây ra rủi ro, phân tích các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng và đề ra những giải pháp thiết thực và hữu ích trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nhận diện và phân tích những nguyên nhân chủ yếu gây ra các rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Phân tích và đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thong qua các phương pháp quản trị rủi ro mà ngân hàng đang áp dụng. Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nang cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Eximbank – Sở Giao dịch 1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Căn cứ vào mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank SGD 1 trong bốn năm từ 2009-2012. Trong đó nói đến hoạt động tín dụng thì hoạt động cho vay cũng là hoạt động chủ yếu tại phòng tín dụng Eximbank SGD 1 nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các rủi ro trong quá trình cho vay tại NHTMCP Eximbank – Sở Giao dịch 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh… số liệu qua các năm. Từ đó đưa ra các nhận định, phân tích được các vấn đề chung về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Góp phần đưa ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Eximbank – Sở Giao dịch 1. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn có 3 phần chính sau: Chương 1:Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank – Sở Giao dịch 1: Giới thiệu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, Trang 9 các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại ngân hàng, kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng cũng như thành tựu và định hướng phát triển của ngân hàng. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank – Sở Giao dịch 1: Nêu ra các quy trình tín dụng và chính sách tín dụng tại ngân hàng. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng từ đó nhận diện và phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng. Phân tích các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thông qua các phương pháp quản trị rủi ro đã được ngân hàng triển khai trong những năm qua và đánh giá việc thực hiện các phương pháp quản trị rủi ro tại ngân hàng. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Sở Giao dịch 1: Nêu ra các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất những kiến nghị đóng góp cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Eximbank – Sở Giao dịch 1. Trang 10 [...]... và sử dụng vốn cũng như kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Eximbank SGD 1 giai đoạn 200 9-2 012 đã cho người đọc những góc nhìn khái quát ban đầu về tình hình tại ngân hàng Trang 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SGD 1 2.1 Chính sách tín dụng của Eximbank – SGD 1: Chính sách tín dụng là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều... 1.2 Giới thiệu về NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Sở giao dịch 1: 1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển: Sở giao dịch 1 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam được thành lập trên quyết định số 1589/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 05/07/2007 chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam thành lập Sở giao dịch 1 Kèm với đó là quyết định số 204/EIB-HĐQT/07... HSBC trao tặng danh - hiệu này cho Eximbank Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2010 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng • Năm 2012: Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt NamEximbank vinh dự được bình chọn trong - Top “50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam Eximbank vinh dự được tạp chí The Banker – tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính - quốc tế chọn vào... tín dụng Những vấn đề vướng mắc, khó khăn và các phát sinh trong thực tế chưa có trong quy định phải trình cấp trên xem xét giải quyết Tổ chức hạch toán, phân loại nợ, thống kê thông tin tín dụng đảm bảo tính chính xác, minh bạch, nhằm làm cơ sở cho việc quản lý thông tin tín dụnghiệu quả và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định 2.2 Giới thiệu về một số sản phẩm tín dụng của Eximbank: Trong... thi , hiệu quả của phương án, dự án đề - nghị cấp tín dụng; nhận định các rủi ro liên quan Bộ phân hỗ trợ tín dụng BO (Back Office): là đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ cho bộ - phận FO, MO để hoàn thành nhiệm vụ Bộ phận xét cấp tín dụng: Cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng dựa trên báo cáo đề xuất cấp tín dụng do bộ phận FO lập và báo cáo thẩm định, phân tích rủi ro do bộ phận MO lập Trang 32 - ... quan, biện pháp phòng ngừa rủi ro - sau đó lập đề xuất tín dụng Bước 5: Bộ phận MO, FO chuyển hồ sơ đề xuất tín dụng cho bộ phận cấp tín dụng Bước 6: Bộ phận cấp xét tín dụng kiểm tra và đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng Rồi chuyển cho bộ phận FO Bước 7: Bộ phận FO trả lời khách hàng  Nhận xét về quy trình xét duyệt tín dụng năm 2012 của Eximbank:  Ưu điểm: Điều nổi bật nhất trong quy... định tín dụng nhằm bảo đảm tính khách quan, giảm thiểu rủi ro tín dụng Kinh doanh tín dụng phải theo nguyên tắc thương mại và thị trường: Hoạt động cấp tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc kinh doanh lấy thu bù chi, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro và có lãi Chỉ cấp tín dụng đối với các phương án vay vốn có hiệu quả kinh tế, đảm bảo tạo ra nguồn để trả nợ vay ngân hàng cả gốc và lãi Không cấp tín dụng. .. ba: Do hiện nay chưa thể có giải pháp hữu hiệu hơn Hiện nay, về phía ngân hàng vẫn cho là ở điều kiện hiện tại của Việt Nam thì không còn giải pháp nào tốt hơn thay thế  Nhận xét về quy trình xét duyệt tín dụng giai đoạn năm 200 9-2 011: Qua quy trình tín dụng được ngân hàng áp dụng trong thời gian 200 9-2 011 ở trên, - tác giả xin có một số nhận xét sau: Quy trình xét duyệt tín dụng cho thấy cơ cấu vẫn... thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng nói chung và tại NHTMCP Eximbank- SGD 1 nói riêng, được thể hiện bằng các định hướng, tư tưởng chỉ đạo, cho đến các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý khoản tín dụng, danh mục tín dụng, phân cấp thẩm quyền Chính sách tín dụng của Eximbank – SGD 1 là quá trình kế thừa và phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự... Eximbank áp dụng trong năm 2012 (Nguồn: Tài liệu nội bộ Eximbank) B - ộ phận quan hệ khách hàng FO (First Office): là đơn vị khởi tạo tín dụng, tiếp thị khách hàng; tư vấn sản phẩm tín dụng cho khách hàng; tìm hiểu thông tin về khách - hàng và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng Bộ phận thẩm định tín dụng MO (Middle Office): là đơn vị trực tiếp thẩm định tín dụng; phan tích thông tin, đánh giá về tính . L nh vực Tài ch nh – Ngân hàng cũng phải ngoại lệ trong t nh h nh khó khăn chung của nền kinh tế nước nh cũng nh cả nền kinh tế thế giới. T nh h nh kinh tế trong nh ng năm qua có nh ng diễn biến. kinh doanh theo quy đ nh tại Giấy chứng nh n đăng ký kinh doanh số 059023 do Sở kế hoạch – Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 03/07/2007. Khi th nh lập thì Sở giao dịch 1 có nhiệm vụ là tiếp nh n. cho l nh vực sản xuất, đầu tư phát triển. Hệ thống NHTM là ng nh có tốc độ phát triển nhanh và m nh trong thời gian qua, có thể nói NHTM chiếm một trong nh ng vị trí chủ chốt trong quá tr nh đổi

Ngày đăng: 15/04/2014, 22:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • Nhận xét của cơ quan thực tập

  • Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

  • Danh sách các hình vẽ, biểu đồ

  • Danh mục từ viết tắt

  • Lời nói đầu

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SGD 1

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan