Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó qui định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa; bên mua phải thanh toán tiền và nhận hàng. Theo Luật Thương mại Việt Nam: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những cam kết giữa tổ chức xuất nhập khẩu Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài nhằm thiết lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong lỉnh vực mua bán hàng hóa, phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật, dịch vụ...
LỜI MỞ ĐẦU Sau gần hai mươi năm cải cách mở cửa, nền kinh tế của đất nước ta đang ngày càng đổi mới. Chúng ta đang từng bước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xuất nhập khẩu đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình, góp phần đưa nền kinh tế nước nhà hội nhập vào trào lưu mậu dịch thế giới đang sôi động như hiện nay. Hội nhập với nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc đương đầu cùng với khó khăn và thử thách. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và tự hoàn thiện mình. Trong hoạt động xuất nhập khẩu việc quan trọng là phải tìm kiếm khách hàng và ký kết được nhiều hợp đồng. Tạo được mối quan hệ với nhiều khách hàng, có uy tín trong việc thực hiện hợp đồng là điều minh chứng cho sự thành công của doanh nghiệp trong thương trường và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH SX – TM Tân Thuận Thành, em xin chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC TỔ CHỨC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH SX - TM TÂN THUẬN THÀNH” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Bố cục của đề tài gồm: Chương 1: Một số cơ sở lý luận về hợp đồng ngoại thương. Chương 2: Thực trạng việc tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH SX-TM Tân Thuận Thành trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Vì điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của thầy. Xin trân trọng cảm ơn ! GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 1 SVTH: Nguyễn Hữu Đức CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 1.1. Những hiểu biết cơ bản về hợp đồng ngoại thương. 1.1.1 Khái niệm. Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, về bản chất là một hợp đồng mua bán quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó qui định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa; bên mua phải thanh toán tiền và nhận hàng. Theo Luật Thương mại Việt Nam: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những cam kết giữa tổ chức xuất nhập khẩu Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài nhằm thiết lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong lỉnh vực mua bán hàng hóa, phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật, dịch vụ 1.1.2 Đặc điểm. So với những hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng xuất nhập khẩu có ba đặc điểm sau: Đặc điểm 1: (đặc điểm quan trọng nhất) chủ thể của hợp đồng – người mua, người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Ở đây vẫn lưu ý rằng quốc tịch không phải là yếu tố phân biệt, dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau. Nhưng nếu việc mua bán diễn ra trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính quốc tế. Đặc điểm 2: đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên. Đặc điểm 3: hàng hóa – đối tượng mua bán của hợp đồng – được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. 1.1.3 Bố cục một văn bản hợp đồng ngoại thương. Thông thường một văn bản hợp đồng ngoại thương sẽ bao gồm những nội dung như sau: Phần mở đầu: tiêu đề hợp đồng, số và ký hiệu hợp đồng, thời gian ký kết hợp đồng. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng: tên đơn vị, địa chỉ, số điện thoại, số fax, số tài khoản ngân hàng, người đại diện ký kết hợp đồng. Phần nội dung của văn bản hợp đồng kinh tế, thường gồm 3 cụm điều khoản: GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 2 SVTH: Nguyễn Hữu Đức + Những điều khoản chủ yếu. + Những điều khoản thường lệ. + Những điều khoản tùy nghi. Phần ký kết hợp đồng. Phần nội dung: (3 cụm điều khoản) có thể bao gồm 14 điều khoản như sau: Điều 1: Commodity: Phần mô tả hàng hóa. Nhằm mục đích các bên xác định được loại hàng cần mua bán, do đó phải diễn tả thật chính xác. Điều 2: Quality: Điều kiện về phẩm chất. "Phẩm chất" là điều khoản nói lên mặt "chất" của hàng hóa mua bán như tính năng, tác dụng, công suất, hiệu suất . . .của hàng hóa đó. Xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm, là cơ sở để xác định giá cả. Do vậy: xác định điều kiện phẩm chất tốt, dẫn đến xác định giá cả tốt, đúng, và mua được hàng hóa đúng yêu cầu của mình. Điều 3: Quantity: Điều kiện về số lượng hoặc trọng lượng. Nhằm nói lên mặt "lượng" của hàng hóa được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng. Ở đây cần lưu ý về hệ thống đo lường, vì bên cạnh hệ mét, nhiều nước còn sử dụng hệ thống đo lường khác. . . do đó để tránh hiểu lầm nên thống nhất dùng hệ mét hoặc qui định lượng tương đương của chúng tính bằng mét. Trong các hợp đồng ngoại thương, người ta sử dụng hai phương pháp qui định số lượng hàng hóa. + Phương pháp qui định dứt khoát số lượng: Thường dùng trong buôn bán hàng công nghiệp, hàng bách hóa. + Phương pháp qui định phỏng chừng: Phương pháp này thường được dùng khi mua bán hàng hóa có khối lượng lớn như: phân bón, quặng, ngũ cốc Điều 4: Shipment: Điều kiện giao hàng hóa. Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng. GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 3 SVTH: Nguyễn Hữu Đức Điều 5: Price: Giá cả. Trong điều kiện này cần xác định: Ðơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp qui định giá cả, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng. - Tiêu chuẩn tiền tệ giá cả: Giá cả của 1 hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đó. Nên khi ghi giá bao giờ người ta cũng phải xác định tiền tệ để biểu thị giá đó. Ðồng tiền ghi giá có thể là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng có thể của nước thứ ba. Điều 6: Payment: Thanh toán. Trong mục này của hợp đồng qui định đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ làm căn cứ để trả tiền. Điều 7: Packing and Marking: Bao bì và ký mã hiệu. - Bao bì: Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thỏa thuận với nhau về: + Yêu cầu chất lượng bao bì. + Phương thức cung cấp bao bì. + Giá cả bao bì. - Ký mã hiệu: Là những ký hiệu bằng chữ hoặc hình vẽ dùng để hướng dẫn trong giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Điều 8: Warranty: Bảo hành. Trong điều khoản này, cần phải thể hiện được hai yếu tố: - Thời gian bảo hành: cần phải qui định hết sức rõ ràng. - Nội dung bảo hành: người bán hàng cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hóa sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với qui định của hợp đồng, với điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hóa, thì người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế. Điều 9: Penalty: Phạt và bồi thường thiệt hại. Ðiều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Ðiều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu: - Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng. - Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra. GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 4 SVTH: Nguyễn Hữu Đức Điều 10: Insurance: Bảo hiểm. Trong điều khoản này cần thỏa thuận ai là người mua bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm cần mua. Điều 11: Force majeure: Trường hợp bất khả kháng. Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 3 đặc điểm sau: - Không thể lường trước được . - Không thể vượt qua. - Xảy ra từ bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn có thể quy định trong hợp đồng coi là bất khả kháng các sự kiện mà bình thường ra thì không có đủ 3 đặc điểm trên, ví dụ: đình công, hỏng máy, mất điện, chậm được cung cấp vật tư . . . Cũng có thể quy định thêm rằng: các sự kiện đó chỉ tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực. Điều 12: Claim: Khiếu nại. Khiếu nại là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượng giao hàng, hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng. Về điều khoản này các bên qui định trình tự tiến hành khiếu nại, thời hạn có thể nộp đơn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc phát đơn khiếu nại, các phương pháp điều chỉnh khiếu nại. Khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản và gồm các số liệu sau: Tên hàng, số lượng, và xuất xứ hàng hóa, cơ sở để khiếu nại kèm theo chỉ dẫn chính về những thiếu xót mà đơn khiếu nại được phát ra, các yêu cầu về điều chỉnh khiếu nại. Ðơn khiếu nại được gởi đi kèm theo các chứng từ cần thiết như: biên bản giám định, biên bản chứng nhận tổn thất, mất mát, vận đơn đường biển, bản liệt kê chi tiết, giấy chứng nhận chất lượng. Điều 13: Aritration: Trọng tài hòa giải. Trong điều khoản này cần quy định các nội dung sau: GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 5 SVTH: Nguyễn Hữu Đức - Ai là người đứng ra phân xử? Tòa án Quốc gia hay Tòa án trọng tài, trọng tài nào, thành lập ra sao? Ðể giải quyết tranh chấp giữa các bên giao dịch, khi những tranh chấp này không thể giải quyết bằng con đường thương lượng. - Luật áp dụng vào việc xét xử. - Ðịa điểm tiến hành xét xử. - Phân định chi phí trọng tài. - Phân định chi phí trọng tài. Điều 14: Other terms and conditions: Những quy định khác. Trong số các điều khoảng trên đây, các điều khoảng từ 1 đến 6 bao gồm tên hàng, chất lượng, số lượng, đơn giá, thời gian, địa điểm giao hàng và phương thức thanh toán được xem là các điều khoảng chủ yếu, không thể thiếu đối với một hợp đồng ngoại thương hợp pháp theo quy định của Luật Thương mại. 1.1.4 Yêu cầu đối với hợp đồng ngoại thương. - Hợp đồng phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc, cụ thể là người xây dựng hợp đồng ngoại thương phải nắm vững: • Luật của nước người mua, nước người bán. • Các luật và các tập quán có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế như: incoterms, công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, - Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp: • Người tham gia ký kết phải có tư cách pháp nhân. • Nếu một tổ chức kinh doanh phải có đầy đủ các điều kiện sau: o Phải được Nhà nước công nhận thông qua việc cấp giấy phép kinh doanh o Phải có tài sản cố định, đội ngũ lao động, trình độ nghiệp vụ, chịu trách nhiệm về công việc của mình và hoạt động một cách độc lập. o Phải có ngành nghề kinh doanh. - Nội dung hợp đồng hợp pháp: • Ngày, tháng, năm ký hợp đồng. • Không có điều khoản nào trái với pháp luật Nhà nước và thông lệ quốc tế. • Phải có những điều chủ yếu như: đối tượng hàng hóa, giá cả, quy cách chất lượng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán. GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 6 SVTH: Nguyễn Hữu Đức - Hình thức hợp pháp: • Phải được ký kết bằng văn bản. • Người ký phải có đầy đủ thẩm quyền. - Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia mới có hiệu lực. 1.1.5 Phân loại hợp đồng ngoại thương. - Xét về thời gian thực hiện hợp đồng: có hai loại + Hợp đồng ngắn hạn thường được ký trong một thời gian tương đối ngắn và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc. + Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành nhiều lần. - Xét về nội dung kinh doanh trong hợp đồng: người ta chia làm 5 loại hợp đồng . + Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng hóa cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời chuyển quyền sử dụng hàng hóa đó sang tay người khác. + Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng hóa của nước ngoài rồi đưa hàng hoá đó vào nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước, phục vụ ngành sản xuất, chế biến trong nước. + Hợp đồng tái xuất khẩu: là hợp đồng mà trước kia đã nhập từ nước ngoài không qua tái chế hoặc sản xuất gì trong nước. + Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước ngoài sản xuất mà trước kia đã bán ra nước ngoài. Việc tái nhập khẩu không có ý nghĩa lớn trong ngoại thương của các nước. + Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện một bên trong nước nhập nguyên liệu từ bên nước ngoài để lắp ráp, gia công hoặc chế biến thành sản phẩm rồi xuất sang nước đó chứ không tiêu thụ trong nước. - Xét về hình thức hợp đồng: có các loại sau: + Hình thức văn bản. + Hình thức miệng. GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 7 SVTH: Nguyễn Hữu Đức + Hình thức mặc nhiên. Công ước Viên năm 1980 cho phép các nước thành viên sử dụng tất cả các hình thức trên. 1.2 Quy trình thực hiện đàm phán hợp đồng ngoại thương. Thực tế có nhiều công việc cần làm để thực hiện một cuộc đàm phán hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên, việc đàm phán được thực hiện qua hai hình thức chủ yếu: Đàm phán trực tiếp và đàm phán giao dịch bằng thư từ. 1.2.1 Đàm phán trực tiếp. Để giao dịch trực tiếp đạt kết quả tốt, ngoài việc nắm vững một số thông tin về đối tác như: nhu cầu, tình trạng tài chính, uy tín, kinh nghiệm… ta còn phải tìm hiểu về phong cách đàm phán của đối tác, phong tục tập quán nhằm tránh hiểu lầm đáng tiếc ảnh hưởng đến kết quả đàm phán. -Ưu: có thể trực tiếp bàn bạc, dễ hiểu nhau hơn, cùng nhau giải quyết những điểm chưa hiểu. -Nhược: đi lại tốn kém, dễ lộ bí mật. Quy trình thực hiện: Bước 1- Giai đoạn chuẩn bị đàm phán: Thông thường các nhà kinh doanh cần thực hiện năm công việc cụ thể như sau: nghiên cứu thông tin, lập phương án đàm phán, tổ chức đoàn đàm phán, chuẩn bị thời gian, địa điểm. Bước 2- Chuẩn bị đàm phán thử: Sau khi đã có sự chuẩn bị, nên gặp gỡ hoặc trao đổi bằng thư từ, điện thoại để thử đàm phán nhằm thăm dò thái độ, quan điểm của bên đối tác, có dịp hiểu thêm về đối tác thì khả năng trong đàm phán thật sẽ càng chắc chắn hơn. Chỉ có như thế, các nhà kinh doanh mới có điều kiện đánh giá lại toàn bộ thông tin đã thu thập được, kịp thời điều chỉnh lại phương án đàm phán thích hợp. Bước 3- Thực hiện tiếp xúc đàm phán: Cần tạo không khí hữu nghị và tin cậy sẽ giúp cho cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi và dễ dàng thành công. Đưa ra những đề nghị phù hợp với tình hình đàm phán và có thể chấp nhận được đối với bên đối tác. Bước 4- Những công việc cần làm sau khi đàm phán: Nên có một cuộc họp lại trong đoàn phía mình để đánh giá việc thực hiện phương án đàm phán đạt kết quả ra sao, rút kinh nghiệm cho lần sau. Có thể xác nhận lại với bên đối tác những điều còn chưa rõ khi đàm phán. Chuẩn bị soạn thảo hợp đồng ngoại thương. GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 8 SVTH: Nguyễn Hữu Đức Bước 5- Ký kết hợp đồng ngoại thương: Nội dung và tính pháp lý của hợp đồng sẽ được trình bày chi tiết và rõ ràng. 1.2.2 Đàm phán giao dịch bằng thư từ. Công việc giao dịch bằng thư được tiến hành thông qua việc viết các loại thư: chào hàng, hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, chấp nhận, đặt hàng, xác nhận Các thư từ này được viết dưới nhiều dạng phong phú, tuy nhiên trong thực tế không phải thực hiện hết tất cả thư này trong một cuộc đàm phán hợp đồng ngoại thương, sẽ có loại cần dùng, có loại không cần dùng, miễn sao đạt được yêu cầu của đàm phán là hai bên đi đến thỏa thuận với nhau để ký hợp đồng. Khi soạn thảo văn bản để giao dịch thì cần chú ý: + Giấy viết thư cần chuẩn bị chu đáo. Chú ý màu giấy viết, mỗi màu giấy được coi là sang trọng và lịch sự khác nhau. + Tiêu đề phải in rõ ràng và đầy đủ, địa chỉ, điện tính của công ty. + Thư chỉ nên viết một mặt giấy. + Mỗi thư chỉ đề cập đến một vấn đề. + Nên sử dụng thứ tiếng đối tác biết và hiểu. Tuy nhiên nó cũng có ưu nhược điểm như sau: - Ưu: ít tốn kém về việc đi lại, có thể giữ bí mật, có thể đem ra bàn bạc tập thể, có thể cùng một lúc giao dịch với nhiều bạn hàng khác nhau. - Nhược: tốn thời gian, nhiều khi không hiểu hết ý nhau. 1.2.3 Các hoạt động hổ trợ cho việc đàm phán và ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu. Muốn đàm phán thành công cần chuẩn bị tốt các yếu tố sau: Ngôn ngữ Trong giao dịch ngoại thương, vấn đề bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất. Để khắc phục khó khăn này người cán bộ ngoại thương cần nắm vững và sử dụng thành thạo các ngoại ngữ. Thông tin GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 9 SVTH: Nguyễn Hữu Đức Trong thời đại ngày nay, với sự bùng nổ thông tin thì dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, người nắm bắt được thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chính xác nhất sẽ là người chiến thắng. Nội dung thông tin cần thu thập để phục vụ cho cuộc đàm phán hết sức phong phú, nhưng có thể kể đến một số thông tin cơ bản như sau: - Thông tin về hàng hóa: cần tìm hiểu về công dụng, giá trị, yêu cầu của thị trường đối với cá loại hàng hóa. Ngoài ra, để chủ động trong giao dịch mua bán cần nắm vững tình hình sản xuất của các mặt hàng . - Thông tin về thị trường: + Các thông tin đại cương về đất nước, con người, tình hình chính trị xã hội… + Những thông tin kinh tế cơ bản: đồng tiền trong nước, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ, các chỉ số bán buôn, bán lẻ… + Cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, các phương tiện giao thông … + Chính sách ngoại thương: các mối quan hệ buôn bán đặt biệt, chính sách kinh tế nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng. + Hệ thống ngân hàng tín dụng. + Điều kiện vận tải và giá cước. Thông tin về thương nhân: + Về lịch sử hình thành của công ty. + Hình thức tổ chức, địa vị pháp lý của thương nhân (công ty cổ phần, công ty TNHH, tập đoàn xuyên quốc gia). + Phạm vi, mức độ và các mặt hàng kinh doanh. + Thái độ cư xử và thiện chí làm ăn. + Kinh nghiệm và uy tín. + Phong tục, tập quán trong kinh doanh cũng như trong lĩnh vực khác của đời sống xã hội. + Phương hướng phát triển. Ngoài ra, cũng cần nắm vững thông tin về công ty mình, thông tin về cạnh tranh trong và ngoài nước, dự đoán xu hướng biến động giá cả trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu, lạm phát. Nghiên cứu thị trường. GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 10 SVTH: Nguyễn Hữu Đức [...]... hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng Nó như là xương sống trong hoạt động của một công ty Hiệu quả kinh doanh của công ty gắn liền với hiệu quả của công tác đàm GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 35 SVTH: Nguyễn Hữu Đức phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tại công ty Vì thế, em xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Tân. .. thúc quá trình thực hiện hợp đồng 2.3.4 Kết quả Trong những năm gần đây tình hình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng ở công ty diễn ra khá suôn sẽ Nhìn chung quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty cũng đạt kết quả tốt Đó là nhờ vào đội ngũ cán bộ công GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 33 SVTH: Nguyễn Hữu Đức nhân viên có nghiệp vụ và chuyên môn cao, năng động,... Nguyễn Hữu Đức Thành tích mà công ty đạt được thể hiện sự quyết tâm và nổ lực của tất cả các thành viên trong công ty Hiện nay, công ty đã có được thị trường tiêu thụ ổn định, doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng, đó chính là thành quả đáng khích lệ của tập thể cán bộ, công nhân viên Tân Thuận Thành 2.3 Phân tích hiện trạng ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty trong thời gian... thảo hợp đồng và ký, sau đó hợp đồng được Fax cho công ty bên mua ở Việt Nam, nếu đồng ý các điều khoản trên hợp đồng thì công ty sẽ ký, sau đó Fax bản hợp đồng này lại cho bên bán ở Thái Lan Về hình thức, hợp đồng này cũng có bố cục như sau: Mẫu 3: (Phần Phụ lục) Hợp đồng số 2016 Phần mở đầu: tiêu đề hợp đồng, số và ký hiệu hợp đồng, thời gian ký kết hợp đồng Phần thông tin về chủ thể hợp đồng: ... lực và thời gian Nếu chi phí trực tiếp quá cao thì việc ký kết hợp đồng không mang lại hiệu quả cao Chi phí cơ hội: là chi phí mất đi do mất cơ hội đầu tư kiếm lợi khác khi tập trung quá mức vào việc đàm phán mà không ký kết được hợp đồng ngoại thương GVHD: Ncs Nguyễn Văn Nhơn Trang 15 SVTH: Nguyễn Hữu Đức CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH SX. .. TM TÂN THUẬN THÀNH TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH SX - TM Tân Thuận Thành 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Sau nhiều năm hoạt động dưới hình thức xưởng sản xuất, năm 15/02/1994, Công ty TNHH SX- TM Tân Thuận Thành chính thức được thành lập Sản phẩm đầu tiên của Công ty là bao bì giấy cacton được sản xuất trên diện tích nhà xưởng ban đầu 0,5ha tại khu công nghiệp Tân. .. các cán bộ công nhân viên công ty trong nền kinh tế thị trường luôn có sự biến động về nguồn hàng, giá cả thị trường 2.3.5 Ưu điểm - Đối tác hợp tác với công ty đã nhiều năm, nên việc ký kết và thực hiện hợp đồng tương đối ổn định và nhanh chóng Hai đối tác hiện nay của công ty là hai tập đoàn lớn về sản xuất giấy và có uy tính cao ở Thái Lan - Việc đàm phán và ký kết hợp đồng được thực hiện qua Fax... động, giàu kinh nghiệm trong công việc Tuy nhiên, công ty không chủ động trong việc tìm kiếm đối tác mà chủ yếu chỉ thực hiện hợp đồng với những đối tác cũ Còn những khách hàng mới thường do họ chủ động thiết lập mối quan hệ với công ty Quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty có hiệu quả, thể hiện qua tình hình nhập khẩu ổn định qua các năm và chưa có trường hợp khiếu nại đòi bồi... tương ứng tăng 10,7% Trong đó các mặt hàng nhập khẩu đều gia tăng về số tuyệt đối Chủ yếu hàng được nhập khẩu từ Thái Lan Bảng 2.4: Thống kê tổng hợp các hợp đồng nhập khẩu Năm Số Hợp Đồng Tổng Giá Trị (USD) Năm 2007 59 351.220 Năm 2008 68 470.337 Năm 2009 71 520.460 ( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu của Công ty Tân Thuận Thành) Qua bảng số liệu ta thấy số lượng các hợp đồng được ký kết đều tăng qua các... chất lượng ở trong nước - Thủ tục khiếu nại còn phức tạp và mất thời gian (nếu có rủi ro tổn thất xảy ra) CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 3.1 Mục tiêu, kế hoạch của công ty trong những năm tới Trong năm 2010 công ty sẽ tìm thêm đối tác cung cấp nguyên liệu ở các nước Đông Nam Á Tìm thêm các nguồn cung cấp nguyên liệu ở trong nước có giá rẻ và đạt yêu . việc tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH SX- TM Tân Thuận Thành trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. . xuất nhập khẩu. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH SX – TM Tân Thuận Thành, em xin chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC TỔ CHỨC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU. Đức CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH SX – TM TÂN THUẬN THÀNH TRONG THỜI GIAN QUA. 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH SX - TM Tân Thuận Thành. 2.1.1