Ô số Nội dung cần ghi
1 Người nhập khẩu - Mã số: Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp các nhân xuất khẩu, kể cả số điện thoại và fax. 2 Người xuất khẩu - Mã số: Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp các
nhân xuất khẩu, kể cả số điện thoại và fax. 3 Người ủy thác - Mã số.
4 Đại lý làm thủ tục hải quan - Mã số.
5 Loại hình: đánh dấu vào các ô như kinh doanh, gia công, tạm nhập... 6 Giấy phép/ ngày cấp/ ngày hết hạn.
7 Hợp đồng: ghi số, ngày ký, ngày hết hạn. 8 Hóa đơn thương mại: ghi số, ngày. 9 Phương tiện vận tải
10 Vận tải đơn: ghi số, ngày tháng năm. 11 Nước xuất khẩu.
12 Cảng, địa điểm xếp hàng. 13 Cảng, địa điểm dở hàng.
14 Điều kiện giao hàng: được ghi trong hợp đồng thương mại.
15 Đồng tiền thanh toán: Tỷ giá tính thuế được tính tại thời điểm đăng ký tờ khai.
16 Phương thức thanh toán.
17 Tên hàng, quy cách, phẩm chất.
18 Mã số hàng hóa: nếu có từ 4 mặt hàng trở lên thì ghi rõ mã số từng mặt hàng ở phụ lục tờ khai.
19 Xuất xứ.
20 Lượng: Ghi số lượng hoặc trọng lượng của từng mặt hàng. 21 Đơn vị tính.
22 Đơn giá nguyên tệ. 23 Trị giá nguyên tệ.
24 Thuế nhập khẩu: ghi trị giá tính thuế, thuế suất, tiền thuế. 25 Tiền thuế GTGT hoặc thuế tiêu thụ đặt biệt.
26 Thu khác.
27 Tổng số tiền thuế và thu khác. 28 Chứng từ đi kèm.
29 Người khai hải quan ký tên, đóng dấu.
Nhận lệnh giao hàng (D/O) và làm thủ tục mượn container: Sau khi nhận được Vận đơn gốc (B/L) ở ngân hàng. Nhân viên của công ty đến hãng tàu xuất trình vận đơn bản gốc hợp lệ, giấy giới thiệu của công ty để lấy lệnh giao hàng (D/O). Hãng tàu nhận lại vận đơn gốc và trao bốn bản D/O cho nhân viên công ty.
Đồng thời tại đây, nhân viên công ty cũng đóng một số loại phí như phí dịch vụ bến bãi (THC), phí chứng từ (D/O) phí vệ sinh container (nếu có) và làm thủ tục mượn
container do hàng hóa của công ty nhập khẩu về chủ yếu là hàng nguyên container. Thủ tục này yêu cầu phía công ty phải đặt cọc một khoảng tiền để cược container và trả vỏ container cho hãng tàu đúng thời hạn quy định.
Đăng ký tờ khai:
Bộ hồ sơ khai báo hải quan gồm có: + Giấy giới thiệu của công ty. + Phiếu tiếp nhận tờ khai.
+ Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu (2 bản chính) và phụ lục tờ khai nếu có. + Hợp đồng ngoại thương.
+ Bill of Lading (2 bản). + Packing List (3 bản).
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). + Certificte quantity (C/Q)
C/O phải do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nhà nước và được nộp cho hải quan tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục hải quan. Nếu tại thời điểm khai báo hải quan mà chưa có C/O thì nhân viên giao nhận phải có công văn xin nộp chậm C/O và thời gian chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Hải quan vẫn tiến hành giải quyết các thủ tục theo chế độ thông thường đối với những trường hợp nộp chậm C/O, mọi thay đổi sẽ được thực hiện khi nhân viên giao nhận của công ty bổ sung C/O.
Căn cứ vào lệnh giao hàng, hóa đơn thương mại, Packing List,...Nhân viên công ty thực hiện việc khai báo hải quan (chủ hàng phải khai báo và nộp tờ khai hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng tới cửa khẩu). Nhân viên khai báo đầy đủ về chi tiết hàng hóa, đơn giá, số lượng, hình thức thanh toán, xuất xứ hàng hóa...
Nhân viên công ty đến cảng nơi hàng đến và nộp Bộ tờ khai hải quan sau đó chờ kiểm tra. Nếu bộ tờ khai hợp lệ thì hải quan sẽ cho số tờ khai, đóng dấu ký tên lên tờ khai ra mức độ kiểm tra hàng hóa.
Kiểm hóa: Sau khi cung cấp số tờ khai, hải quan sẽ in lệnh hình thức kiểm tra lô hàng. Nếu cán bộ hải quan và máy xác định:
- Mức 1: Miễn kiểm tra thực tế lô hàng.
- Mức 2: Có thể kiểm tra hoặc miễn kiểm tra thực tế lô hàng. Kiểm tra chi tiết hồ sơ.
- Mức 3: Bắt buộc kiểm tra thực tế lô hàng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh, mức nợ thuế và doanh nghiệp có được ân hạn thuế hay không mà mức độ kiểm tra sẽ khác nhau.
Nếu hàng hóa của công ty phải kiểm tra thực tế thì nhân viên công ty phải tiến hành đi đến chỗ container trên bãi cảng và gặp cán bộ kiểm hóa. Nhờ nhân viên cắt seal ở cảng đến mở container cho cán bộ kiểm hóa kiểm tra.
Cán bộ kiểm hóa dựa vào bộ tờ khai và so sánh các ký hiệu trên bao bì hàng hóa để xác định lại tính chính xác của lô hàng. Đồng thời xác định mã tính thuế cho lô hàng.
Nếu lô hàng đúng như khai báo thì cán bộ kiểm hóa sẽ xác nhận và ký tên vào ô 32 rồi đưa cho nhân viên công ty ký tên vào ô 31 của tờ khai hải quan. Quá trình kiểm hóa kết thúc.
Tính thuế: sau khi mở tờ khai hoặc sau khi kiểm hóa xong, bộ tờ khai sẽ được chuyển qua bộ phận tính thuế để kiểm tra xem doanh nghiệp có áp dụng mã tính thuế đúng hay không. Nếu sai thì hải quan sẽ yêu cầu sửa lại. Nếu đã áp dụng đúng thì hải quan sẽ ra thông báo thuế và công ty sẽ tiến hành nộp thuế theo thời hạn quy định.
Nhận lại tờ khai: sau khi tính thuế, bộ tờ khai sẽ được chuyển đến bộ phận trả tờ khai. Tại đây nhân viên phải nộp biên lai màu tím để lấy tờ khai, giữ lại biên lai màu đỏ. Hải quan sẽ yêu cầu ký tên vào sổ lưu tờ khai (nếu có).
Thanh toán lệ phí và làm thủ tục thanh lý cổng: Nhân viên công ty mang 1 bản D/O đến nộp nơi thu phí để đóng lệ phí cảng và nhận phiếu giao nhận hàng của cảng. Sau đó mang thêm 1 bảng D/O, tờ khai đã đóng dấu thông quan và phiếu giao nhận container đến phòng thanh lý container của cảng. Nộp D/O và đóng dấu vào phiếu giao nhận container.
Kết thúc khâu làm thủ tục hải quan.
Bước 8: Thuê phương tiện vận tải.
Sau khi làm thủ tục hải quan, nhân viên công ty sẽ thuê phương tiện vận tải đến cảng để vận chuyển hàng hóa về kho của công ty. Lúc này nhân viên công ty sẽ đưa cho người vận tải phiếu giao nhận container đã được đóng dấu ở trên. Người vận tải phải xuất trình phiếu này khi vận chuyển container ra khỏi cảng và về kho của công ty.
Bước 9: Nhận hàng từ người vận tải.
Đây là bước tiếp nhận hàng hóa sau khi phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho của người mua. Người thủ kho dựa vào Stuffing list (chi tiết container) để kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho.
Bước 10: Khiếu nại đòi bồi thường khi hàng hóa có tổn thất (hiện công ty chưa có
trường hợp nào).
Trong trường hợp nếu như hàng sai xuất xứ đối với hợp đồng, hàng bị hư hỏng thì người bán phải bồi thường.
Trong trường hợp nhân viên công ty phát hiện hàng hóa bị thiệt hại, nhân viên này sẽ trực tiếp niêm phong hàng hóa đó và mời đại diện hãng tàu, bảo hiểm, cơ quan giám định... đến hiện trường giám định mức độ thiệt hại để tiến hành lập hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường. Thời hạn khiếu nại là 2 năm.
Bộ hồ sơ khiếu nại gồm:
+ Giấy yêu cầu bồi thường.
+ Bản chính đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
+ Bản chính hóa đơn thương mại kèm theo bảng chi tiết hàng hóa. + Bản chính vận đơn đường biển.
+ Bản chính biên bản giám định.
+ Các chứng từ chứng minh tình trạng hàng hóa ở cảng đến. + Các chứng từ có liên quan đến việc đòi người thứ 3 bồi thường.
+ Giấy chuyển nhượng cho công ty bảo hiểm quyền thay mặt người được bảo hiểm đòi người thứ 3 bồi thường.
Bước 11: Thanh toán tien hàng: đến thời hạn thanh toán (30 ngày sau ngày B/L, công
ty thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng người bán và người mua.
Bước 12: Nhận tiền cược:
Sau khi trả vỏ container, nhân viên công ty đến hãng tàu nhận lại tiền cược container. Kết thúc quá trình thực hiện hợp đồng.
2.3.4 Kết quả.
Trong những năm gần đây tình hình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng ở công ty diễn ra khá suôn sẽ. Nhìn chung quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty cũng đạt kết quả tốt. Đó là nhờ vào đội ngũ cán bộ công
nhân viên có nghiệp vụ và chuyên môn cao, năng động, giàu kinh nghiệm trong công việc.
Tuy nhiên, công ty không chủ động trong việc tìm kiếm đối tác mà chủ yếu chỉ thực hiện hợp đồng với những đối tác cũ. Còn những khách hàng mới thường do họ chủ động thiết lập mối quan hệ với công ty.
Quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty có hiệu quả, thể hiện qua tình hình nhập khẩu ổn định qua các năm và chưa có trường hợp khiếu nại đòi bồi thường nào xảy ra. Điều này cho thấy sự nổ lực phấn đấu của các cán bộ công nhân viên công ty trong nền kinh tế thị trường luôn có sự biến động về nguồn hàng, giá cả thị trường.
2.3.5 Ưu điểm.
- Đối tác hợp tác với công ty đã nhiều năm, nên việc ký kết và thực hiện hợp đồng tương đối ổn định và nhanh chóng. Hai đối tác hiện nay của công ty là hai tập đoàn lớn về sản xuất giấy và có uy tính cao ở Thái Lan.
- Việc đàm phán và ký kết hợp đồng được thực hiện qua Fax nên tiết kiệm được thời gian và chi phí.
- Hải quan cảng cho phép các doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử nên khi nhân viên công ty ra cảng nộp tờ khai thì các thủ tục hải quan được thực hiện nhanh chóng.
- Hệ thống thanh toán của ngân hàng ngày càng được hiện đại hóa với các hình thức và thủ tục đơn giản.
- Nhân viên phòng xuất nhập khẩu thực hiện việc làm thủ tục hải quan nhanh chóng và chưa có trường hợp mắc sai lầm lớn nào. Tổ phụ trách việc đàm phán ký kết hợp đồng có tin thần trách nhiệm cao và hiểu rõ phía đối tác.
- Thời gian nhập khẩu hàng không lâu, từ khi đối tác tiến hành giao hàng đến khi hàng hóa về đến kho của công ty chỉ khoảng 4 ngày. Trong khu vực Đông Nam Á, có nhiều nước có thể đáp ứng những nguyên liệu giấy mà công ty cần như Malayxia, indonexia...
- Nguyên liệu mà công ty nhập khẩu ít bị hao hụt nên không làm giảm giá trị của nó trong thời gian vận chuyển.