Mục tiêu, kế hoạch của công ty trong những năm tới.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty tnhh sx - tm tân thuận thành (Trang 35 - 40)

Trong năm 2010 công ty sẽ tìm thêm đối tác cung cấp nguyên liệu ở các nước Đông Nam Á. Tìm thêm các nguồn cung cấp nguyên liệu ở trong nước có giá rẻ và đạt yêu cầu về chất lượng.

Mua nguyên liệu với điều kiện FOB.

Trong năm 2010 công ty phấn đấu đạt doanh thu 40 tỉ đồng, lợi nhuận tăng 30% so với năm trước.

Cuối năm 2010 công ty sẽ tiến hành bồi dưỡng nâng cao kỹ năng của các nhân viên. Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.

Mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới.

3.2 Giải pháp.

Trong hoạt động nhập khẩu, công tác đàm phán tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng. Nó như là xương sống trong hoạt động của một công ty. Hiệu quả kinh doanh của công ty gắn liền với hiệu quả của công tác đàm

phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tại công ty. Vì thế, em xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Tân Thuận Thành.

Biện Pháp 1: Tìm hiểu các thị trường cung cấp nguyên liệu.

Nắm bắt các thông tin về giá và khả năng cung cấp hàng, qua đó có thể giao dịch và ký kết hợp đồng.

+ Nghiên cứu chính sách ngoại thương của nhà nước, những thay đổi về qui định xuất nhập khẩu của Nhà nước qua từng thời kỳ.

+ Nghiên cứu phát hiện ra những nhà cung cấp lớn có khả năng chi phối hợp đồng xuất khẩu.

+ Nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu của các đơn vị sản xuất trong nước, những khó khăn, thuận lợi biến động theo thời vụ, tình hình cạch tranh giữa các nhà cung cấp và vai trò của họ, các kênh phân phối.

- Nghiên cứu thị trường nước ngoài:

+ Nghiên cứu những điểm tổng quát của thị trường ở những nước mà công ty đang có hoặc đang muốn thâm nhập về: điều kiện, chính trị, hàng rào thương mại, những chế độ ưu đãi giành cho các nước đang phát triển .

+ Nghiên cứu tiềm lực của thị trường nước ngoài đối với hàng nhập khẩu ở nước ta.

+ Tìm kiếm và lựa chọn những công ty có khả năng làm đối tác giao dịch với ta. + Nghiên cứu và dự báo tình hình biến động hàng hoá, giá cả những mặt hàng mà công ty đang kinh doanh. Dự báo xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái.

+ Các triển vọng kinh doanh trong tương lai.

Biện pháp 2: Xây dựng phương án cho quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng:

 Chuẩn bị nguồn thông tin: - Công ty:

+ Giá cả đưa ra là bao nhiêu?

+ Số luợng hàng mà công ty có nhu cầu.

+ Những chỉ tiêu chất lượng mặt hàng của công ty. + Mẫu mã hàng hoá.

+ Thu thập thông tin về đất nước, con người, tình hình chính trị, xã hội, ngôn ngữ, địa lý, khí hậu, trung tâm thương mại, các chính sách kinh tế…

+ Nhu cầu về mặt hàng và chất lượng hàng.

+ Thông tin cơ bản về đồng tiền trong nước, tỷ giá hối đoái, tổng sản phẩm quốc dân…

+ Thông tin cụ thể về đối tác như: Quá trình hoạt động, tình hình tổ chức, địa vị pháp lý của thương nhân, phạm vi và mặt hàng kinh doanh, thái độ cư xử và thiện chí làm ăn, kinh nghiệm và uy tín, phong tục tập quán trong kinh doanh và phương hướng phát triển.

- Thị trường:

+ Đối tác tham gia đàm phán có nằm trong các nước là thành viên của các tổ chức thuế quan, GATT,vùng buôn bán tự do…hay không?

+ Hệ thống tín dụng ngân hàng. + Điều kiện vận tải và giá cước. + Giá cả mặt hàng trên thị trường. Lập phương án:

- Phương án 1: khách hàng đồng ý với mức giá, điều kiện cơ sở giao hàng của công ty và ký kết hợp đồng.

- Phương án 2: khách hàng muốn tăng giá, mức giá tối thiểu có thể tăng là bao nhiêu? Sau khi thỏa thuận về giá cả và các điều kiện khác thì hợp đồng được ký kết.

- Phương án 3: khách hàng muốn thay đổi mặt hàng, trong trường hợp này giá cả sẽ thay đổi như thế nào? Công ty sẽ lựa chọn bảng giá để thỏa thuận khi đàm phán.

- Phương án 4: khách hàng chưa đưa ra quyết định, nếu vậy công ty cần tìm hiểu xem khách hàng mong muốn điều gì?

Xây dựng phương án cho quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng sẽ giúp công ty chủ động hơn trong giao dịch với khách hàng, nâng cao hiệu quả của quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, từ đó việc đàm phán sẽ có hiệu quả hơn.

Biện pháp 3: Xây dựng phương án chỉ đạo việc tổ chức thực hiện hợp đồng:

Phương án chỉ đạo thực hiện hợp đồng xuất khẩu: - Phân bổ thời gian thực hiện hợp đồng:

+ Từ khi ký kết đến khi mở L/C: bao nhiêu ngày? + Tàu chạy đến khi đến cảng đến : bao nhiêu ngày?

+ Làm thủ tục nhận hàng: bao nhiêu ngày? + Dự trữ: bao nhiêu ngày?

Tuỳ theo tính chất kinh doanh của mỗi hợp đồng mà phương án chỉ đạo được áp dụng vào thực tế khác nhau.

Nhờ việc lên phương án cụ thể, nhất là chú trọng thời gian thực hiện hợp đồng mà các cán bộ lãnh đạo sẽ nắm bắt được khá chính xác tiến độ thực hiện hợp đồng. Qua đó tiết kiệm được thời gian, bảo đảm hiệu quả kinh tế và góp phần làm tăng uy tín của công ty đối với khách hàng.

Việc xây dựng phương án kinh doanh phải bảo đảm chính xác tương đối, đầy đủ, thuyết phục được ban lãnh đạo. Đó là cở sở của việc tính toán hiệu quả của hợp đồng và là căn cứ để thực hiện hợp đồng về sau. Khi xây dựng phương án phải đảm bảo mức lãi ước tính.

Việc lập phương án kinh doanh chính xác, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho việc thanh lý hợp đồng dễ dàng và đề ra các biện pháp kịp thời để nâng cao mức lợi nhuận thực tế cho công ty, nâng cao hiệu quả nhập khẩu và hiệu quả hợp đồng chung của công ty.

Muốn dự đoán chính xác được giá cả và mức độ của nó khi xét phương án kinh doanh ta tìm hiểu các yếu tố sau:

- Nhu cầu thị trường.

- Thời điểm mùa vụ, khả năng cung ứng hoặc tiêu thụ các mặt hàng trên thị trường.

- Khả năng cung cấp hàng của các nhà phân phối lớn.

Biện pháp 4: Đa dạng hóa đồng tiền giao dịch.

Hiện nay tỷ giá USD đang tăng cao, việc nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Ở đây chúng ta phải hiểu việc sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài USD trong thanh toán quốc tế không chỉ là nhu cầu và mong muốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam, mà đôi khi trong nhiều trường hợp nó còn là mong muốn của nhiều nhà nhập khẩu. Hệ thống ngân hàng Việt Nam có lẽ sẽ làm được một số việc để giúp cho khách hàng của mình có thể tiết kiệm cả được về mặt thời gian và chi phí trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.

Thứ nhất, các ngân hàng Việt Nam nên hướng dẫn khách hàng sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài USD và chỉ cho họ thấy rằng việc sử dụng ngoại tệ khác ấy sẽ tạo ra được những thuận lợi nhất định cho bản thân và khách hàng của họ.

Thứ hai, bằng việc sử dụng các ngoại tệ khác ngoài USD sẽ tiết kiệm được những chi phí trung gian, tức là cũng tiết kiệm cho những nhà xuất khẩu; và như thế nhà nhập khẩu có điều kiện mua được hàng hóa với giá rẻ hơn.

Thứ ba, hệ thống ngân hàng Việt Nam vì sức ép phải mua USD phục vụ thanh toán cho khách hàng nên chi phí cơ hội là rất cao. Nếu như khách hàng sử dụng đồng tiền khác sẽ làm cho chi phí cơ hội cho ngân hàng thương mại giảm xuống, vì thế ngân hàng có điều kiện giảm phí cho khách hàng của mình trong quá trình thanh toán với các ngân hàng nước ngoài.

Thực tế trên thế giới, nhiều nước đã có những biện pháp khuyến khích sử dụng đồng bản tệ trong việc thanh toán quốc tế. Theo đó các ngân hàng có những chương trình hoàn trả lại một phần phí thanh toán họ thu được.

Biện pháp 5: Đơn giản hóa thủ tục hải quan.

Việc thông quan điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí. Việc thực hiện thông quan như hiện nay còn chậm và phía doanh nghiệp còn phải chi thêm một khoản phí để làm thủ tục hải quan. Điều này làm cho chi phí xuất nhập khẩu tăng cao.

Thời gian từ khi nộp tờ khai đến khi có quyết định về kiểm hóa còn mất nhiều thời gian (thông thường khoảng 3 giờ).

Biện pháp 6:Nhập khẩu theo điều kiện FOB

Thay vì các doanh nghiệp nhập khẩu theo điều kiện CIF như hiện nay, chúng ta nên yêu cầu khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB.

+ Lợi ích cho quốc gia: Nếu tất cả các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo điều kiện FOB, thuê tàu và mua bảo hiểm trong nước, trả phí bằng đồng Việt Nam, do đó chúng ta tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tàu phải trả cho nước ngoài.

+ Lợi ích đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu: Các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF. Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB, khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tàu, doanh nghiệp không bị tồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu.

KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập tại Công ty, em có một số kiến nghị sau:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty tnhh sx - tm tân thuận thành (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w