1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ

75 364 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 610,42 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HOÀNG TRÚC LINH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HOÀNG TRÚC LINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính - Ngân hàng

Mã số ngành: 52340201

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HOÀNG TRÚC LINH

MSSV: 4117176

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐOÀN TUYẾT NHIỄN

8/2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính - Ngân hàng

Mã số ngành: 52340201

Trang 3

Để hoàn thành khóa Luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đoàn Tuyết Nhiễn đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy cho em trong suốt quá trình em viết bài Báo cáo

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc Sacombank Chi nhánh Cần Thơ đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại Ngân hàng Em chân thành cảm ơn các tất cả các Anh Chị làm việc tại Sacombank Chi nhánh Cần Thơ và đặc biệt là các Anh Chị phòng Kế toán và Quỹ, các Anh Chị phòng Kinh Doanh đã chỉ dạy nhiệt tình và luôn giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành tốt khóa thực tập cũng như khóa Luận tốt nghiệp của em

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã ủng hộ

và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện Đề tài nghiên cứu

Trong quá trình thực tập cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh khỏi những sai sót, bên cạnh đó thì khả năng lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của em còn hạn chế nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và các Anh Chị tại Ngân hàng để em có thể học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình

Cuối lời, em xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe, vui vẽ và thành công trong sự nghiệp cao quý Kính chúc Ban Giám Đốc Ngân hàng và toàn thể các Anh Chị làm việc tại Sacombank Chi nhánh Cần Thơ luôn dồi dào sức khỏe và công việc luôn thành công tốt đẹp

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014

Nguyễn Hoàng Trúc Linh

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2014

Nguyễn Hoàng Trúc Linh

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở lí luận 3

2.1.1 Khái niệm tín dụng 3

2.1.2 Phân loại tín dụng 3

2.1.3 Tín dụng trung và dài hạn 5

2.1.4 Đảm bảo tín dụng 7

2.1.5 Khái quát về rủi ro tín dụng và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 8

2.2 Phương pháp nghiên cứu 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.2.2 Phương pháp xử lí số liệu 11

Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 13

3.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ 13

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank 14

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ 14

Trang 7

3.1.4 Sản phẩm dịch vụ của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ 21

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 22

3.2.1 Phân tích tổng thu nhập 22

3.2.2 Phân tích tổng chi phí 26

3.2.3 Phân tích lợi nhuận 26

3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ 27

3.3.1 Những thuận lợi 27

3.3.2 Những khó khăn 28

3.4 Phương hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ 28

Chương 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÕN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 30

4.1 Khái quát về nguồn vốn 30

4.1.1 Vốn huy động 30

4.1.2 Vốn điều chuyển 32

4.1.3 Vốn khác 32

4.2 Khái quát hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 33

4.2.1 Doanh số cho vay 33

4.2.2 Doanh số thu nợ 35

4.2.3 Dư nợ cho vay 35

4.2.4 Nợ xấu 35

4.3 Phân tích hoạt động tín dụng trung dài - hạn của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 36

4.3.1 Doanh số cho vay trung – dài hạn 36

4.3.2 Doanh số thu nợ 42

4.3.3 Dư nợ trung – dài hạn 47

4.3.4 Nợ xấu trung và dài hạn 51

Trang 8

4.4 Đánh giá hoạt động tín dụng trung – dài hạn của Ngân hàng từ năm 2011

đến 6 tháng đầu năm 2014 55

4.4.1 Hệ số thu nợ cho vay 55

4.4.2 Vòng quay vốn tín dụng trung – dài hạn 56

4.4.3 Tỷ lệ nợ xấu 56

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 59

5.1 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng trung – dài hạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 59

5.1.1 Thành tựu đạt được 59

5.1.2 Những khó khăn gặp phải 59

5.2 Cơ sở - giải pháp 60

5.2.1 Giải pháp đối với nợ xấu 60

5.2.2 Giải pháp đối với dư nợ 60

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

6.1 Kết luận 62

6.2 Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ 17

Trang 10

MỤC LỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 25

Bảng 4.1: Nguồn vốn của Ngân hàng 31

Bảng 4.2: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng 34

Bảng 4.3: Doanh số cho vay trung – dài hạn theo ngành kinh tế 41

Bảng 4.5: Doanh số cho vay trung – dài hạn theo đối tƣợng khách hàng 44

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế 48

Bảng 4.7 : Doanh số thu nợ trung – dài hạn theo đối tƣợng khách hàng 50

Bảng 4.8 : Dƣ nợ trung – dài hạn theo ngành kinh tế 54

Bảng 4.9 : Dƣ nợ trung – dài hạn theo đối tƣợng khách hàng 56

Bảng 4.10 : Nợ xấu trung – dài hạn theo đối tƣợng khách hàng 58

Bảng 4.11 : Nợ xấu trung – dài hạn theo ngành kinh tế 60

Bảng 4.12: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng 61

Bảng 4.13: Tỷ lệ nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng 63

Bảng 4.14: Tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tế 64

Trang 11

TƯ NHÂN–CÔNG TY CP: Tư nhân và công ty cổ phần

DSCV : Doanh số cho vay

TRUNG – DÀI : Trung và dài

UBND : Ủy ban nhân dân

VAMC : VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xu thế hội nhập của thế giới, sự tăng trưởng và phát triển đất nước

là quy luật tất yếu, là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương –

Trang 12

Thành phố Cần Thơ đang tích cực đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế xã hội bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng môi trường kinh doanh thúc đẩy phát triển các công ty có quy mô lớn hoặc các công ty vừa và nhỏ nhằm từng bước hoàn thiện bộ mặt kinh tế lớn mạnh của mình.Vì vậy, hiện tại cũng như trong thời gian tới thì Thành phố Cần Thơ cần một nguồn vốn lớn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi để hoạt động tín dụng tại các ngân hàng phát triển đặc biệt là hoạt động tín dụng trung và dài hạn (trung – dài hạn) Hoạt động tín dụng trung - dài hạn phục vụ cho nhu cầu mua máy móc thiết bị, bổ sung nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng…Nhưng làm thế nào để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả thật sự là vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư và bản thân mỗi Ngân hàng Vì vậy việc thực hiện đánh giá hoạt động tín dụng của các Ngân hàng là vô cùng thiết yếu và quan trọng, việc phân tích hoạt động tín dụng sẽ giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình cho vay, thu hồi vốn, tình hình nợ xấu, vòng quay tín dụng,… để từ đó sẽ có những biện pháp cũng như chiến lược hoạt động phù hợp cho Ngân hàng trong gian đoạn này

Biết được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đặc biệt là tín dụng trung - dài hạn tại Ngân hàng đối với nền kinh tế nước ta nói chung và tại Thành phố Cần Thơ nói riêng, thông qua mạng lưới được phân bố rộng khắp các Quận/Huyện của hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại Thành phố Cần Thơ và những thành tựu vượt trọi mà Ngân hàng này đã gặt hái được trong những năm gần đây nên tôi quyết định chọn Sacombank là Ngân hàng để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình với nội dung như sau: “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ”, để hiểu rõ hơn về hiện trạng cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng đối với công tác phát triển kinh tế hiện nay, đồng thời tìm và hạn chế những rủi ro do hoạt động tín dụng mang lại để từ đó đưa ra những hướng giải quyết hợp lý nhất cho Ngân hàng

Trang 13

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động tín dụng trung - dài hạn của Ngân hàng Thương mại

cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ (Sacombank Chi nhánh Cần Thơ) và từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:

(1) Phân tích hoạt động tín dụng trung - dài hạn của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 để thấy được thực trạng tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng

(2) Đánh giá hoạt động tín dụng trung - dài hạn của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 thông qua các chỉ số tài chính

(3) Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng trung – dài hạn của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn này và thời gian tới

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động tín dụng trung - dài hạn của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Trang 14

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (quyết định số 1627/2011/QĐ-NHNN ngày 31/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN))

2.1.2 Phân loại tín dụng

2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Ở Việt Nam hiện nay theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cùng với quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN ngày 31/12/2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam thì:

Cho vay ngắn hạn: Tối đa đến 12 tháng

Cho vay trung hạn: Từ trên 12 tháng đến dưới 60 tháng

Cho vay dài hạn: Từ 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân

a) Tín dụng ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân (Thái Văn Đại, 2012, trang 42)

b)Tín dụng trung hạn

Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, loại tín dụng này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh (Thái Văn Đại, 2012, trang 42)

Trang 15

c)Tín dụng dài hạn

Tín dụng dài hạn là loại có thời hạn trên 60 tháng, tín dụng dài hạn được

sử dụng để cấp vốn cho các doanh nghiệp vào các vấn đề như: xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn (Thái Văn Đại, 2012, trang 42)

2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

a) Tín dụng vốn lưu động

Là loại vốn tín dụng đực sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua nguyên vật liệu cho sản xuất Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời Loại tín dụng này thường được chia ra các loại: cho vay dự trữ hàng hoá; cho vay chi phí sản xuất và cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu (Trần Ái Kết, 2008, trang 59)

b) Tín dụng vốn cố định

Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và dài hạn (Trần Ái Kết, 2008, trang 59)

2.1.2.3 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng

a) Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33)

b) Tín dụng Ngân hàng

Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân Ở đây, trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, Ngân hàng là người đi vay đồng thời là người cho vay (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33)

Trang 16

động này có thể tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta không thể biết được Do

đó mà một khoản vay dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro hơn một khoản vay ngắn hạn vì thời gian càng dài thì xác suất xảy ra những biến động này lớn hơn Lãi suất của cho vay trung - dài hạn thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, vì độ rủi ro cao hơn, thời gian thu hồi vốn lâu hơn

Tín dụng trung - dài hạn được cấp cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho họ trong việc mua sắm, tạo lập tài sản cố định Do đó, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng thương mại (NHTM) trong hình thức tín dụng này là các doanh nghiệp có nhu cầu vốn để đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nhà kho,

2.1.3.2 Các hình thức của tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng

Trung hạn:

- Đối với doanh nghiệp: mua máy móc, thiết bị, đầu tư các dự án vừa và nhỏ

- Đối với cá nhân: chăn nuôi, mua đất, xây nhà,…

Dài hạn: cho vay đầu tư các dự án lớn, cho thuê tài chính

2.1.3.3 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng

a) Đối với khách hàng

Phục vụ cho quá trình đầu tư, kinh doanh, sản xuất…, giúp phát triển nền kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung, giúp nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, giúp chúng ta tiếp cận các trang thiết bị hiện đại, nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm hàng hóa nước ngoài

b) Đối với nền kinh tế - xã hội

Tín dụng giúp luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế, chuyển giao vốn từ người có sang người tạm thời thiếu hụt vốn

Tín dụng phân bố nguồn lực tài chính, giúp lưu thông tiền tệ hàng hóa, thúc đẩy mở rộng giao lưu kinh tế trong và ngoài nước

Tín dụng giúp kích thích, phát triển sản xuất Các khoản tiền vay tăng đồng nghĩa tăng trưởng về nhu cầu, về sức mua của người dân, sản phẩm hàng hóa của các cửa hàng doanh nghiệp được tiêu thụ giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, nhờ đó giảm các tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội…Đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi

Trang 17

c) Đối với Ngân hàng

Là một cách thức kinh doanh sinh lời, tạo điều kiện để Ngân hàng phát triển mạnh không những về tài lực mà còn về vị thế của mình trong nền kinh

tế

Là cơ sở mở rộng quan hệ với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập được mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng, giới thiệu các sản phẩm của Ngân hàng, các NHTM hiện nay có xu hướng phát triển đa dạng hóa các sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân

và tín dụng trung - dài hạn cũng đáp ứng đủ các yêu cầu trong các chiến lược phát triển đó của Ngân hàng góp phần làm tăng sức cạnh tranh của Ngân hàng với các đối thủ tiềm năng khác

Tín dụng ràng buộc khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi vay theo thỏa thuận

2.1.4 Đảm bảo tín dụng

2.1.4.1 Khái niệm

Đảm bảo tín dụng là một phương tiện tạo cho Ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn tiền khác để hoàn trả nợ vay khi người đi vay đến hạn không có khả năng hoặc không trả nợ cho Ngân hàng (Thái Văn Đại,

2012, trang 49)

- Đảm bảo tín dụng sẽ tạo động lực cho người vay trả nợ Ngân hàng, vì giá trị của món vay nhỏ hơn giá trị tài sản đảm bảo

- Đảm bảo tín dụng làm nản lòng người đi vay nhưng có ý định giật nợ Đối với những người đi vay có ý định lừa đảo nếu Ngân hàng cho vay tín chấp thì điều đó đối với họ dể dàng thực hiện Một khi Ngân hàng đặt yêu cầu người đi vay phải có tài sản đảm bảo thì làm cho ý định lừa đảo khó thực hiện

vì Ngân hàng còn nắm giữ tài sản của người đi vay và giá trị món vay nhỏ hơn giá trị tài sản đảm bảo

- Đảm bảo tín dụng là tuyến phòng thủ của Ngân hàng: thực hiện kí kết hợp đồng thế chấp và cầm cố hay hợp đồng bảo lãnh là thiết lập cơ sỡ pháp lý của khoản tín dụng đã cấp với những tài sản của người vay hay người thứ ba

để khi không thu được nợ sẽ có thể dựa vào việc bán tài sản đó để thu hồi nợ Người đi vay phải có trách nhiệm chủ động thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng dòng tiền thu về được khi đầu tư sản xuất kinh doanh

Trang 18

2.1.4.3 Phân loại

a) Đảm bảo đối vật:

Đảm bảo đối vật là hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản là vật chất của người vay nhằm xác định những cơ sở pháp lý để Ngân hàng có được những quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng vay Nhằm tạo ra nguồn thu nợ thứ hai khi người mắc nợ không trả hay không có khả năng trả

nợ (Thái Văn Đại, 2012, trang 50)

Đảm bảo đối vật bao gồm: Những bất động sản, những động sản…giá trị của vật đảm bảo có thể hao mòn trong quá trình sử dụng của khách hàng vay nên trong suốt thời gian cho vay, Ngân hàng phải định kỳ đánh giá lại vật đảm bảo này

- Thế chấp: Thế chấp là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản hay động sản thuộc quyền sở hữu của chính mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi nguồn thu thứ nhất bị mất Tùy thuộc vào các căn cứ pháp lý, vào việc thế chấp, vào tài sản đem thế chấp mà chọn các loại thế chấp khác nhau

- Cầm cố: Cầm cố là việc người vay vốn dùng tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình giao cho Ngân hàng cất vào kho để đảm bảo chắc chắn nguồn thu nợ thứ hai Động sản có thể là hàng hóa, chứng khoán,…

b) Đảm bảo đối nhân

Đảm bảo đối nhân hay còn gọi là bảo lãnh vay vốn Ngân hàng là một hợp đồng, qua đó bên thứ 3 - người bảo lãnh cam kết với Ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay mất khả năng thanh toán (Thái Văn Đại, 2012, trang 58)

- Tùy thuộc vào độ an toàn của bảo lãnh, vào phạm vi bảo lãnh mà có các loại bảo lãnh tương ứng

2.1.5 Khái quát về rủi ro tín dụng và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

2.1.4.1 Khái quát về rủi ro tín dụng

a) Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết (theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN)

Trang 19

Theo đó, rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu được cả gốc lẫn lãi của khoản vay hoặc là việc thanh toán lãi và gốc không đúng kỳ hạn

Biểu hiện rủi ro: Nợ xấu càng lớn, lãi chưa thu hồi ngày càng tăng

b) Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

* Nguyên nhân từ phía khách hàng

Người vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị cạnh tranh mất thị trường tiêu thụ,

bị ứ đọng hàng hóa, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, bị lừa đảo, dẫn đến kinh doanh thua lỗ, khiến cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn để trả nợ cho Ngân hàng

* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, thiếu tài sản đảm bảo, thiếu trách nhiệm và đạo đức trong kinh doanh như thông đồng với khách hàng làm hồ sơ giả để vay vốn Đồng thời cán bộ Ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng Chạy đua tăng trưởng về tín dụng, nới lỏng điều kiện cho vay, Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận trước mắt

* Một số nguyên nhân khác

Hoạt động cho vay của Ngân hàng là hoạt động rất nhạy cảm theo sự biến động của nền kinh tế Khi nền kinh tế suy thoái làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hàng tồn kho tăng cao, không còn khả năng trả nợ Ngân hàng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Sự biến động về chính trị - xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng

Khách hàng có thể gặp những sự kiện bất ngờ như: hỏa hoạn, lũ lụt, tai nạn nghề nghiệp,…

c) Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Phải thẩm định khách hàng trước khi cho vay, đánh giá tài sản thế chấp một cách chính xác

Trang 20

Ngân hàng hạn chế dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn Hoàn hiện cơ chế cho vay, tránh tập trung “nhiều trứng vào một rổ”

Thường xuyên quan tâm giáo dục tư tưởng, đạo đức trong nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng (CBTD) Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời những sai phạm các “lỗ hổng” trong hoạt động tín dụng để đề ra các giải pháp điều chỉnh hợp lí

Khi Ngân hàng tiến hành giải ngân thì CBTD phải có trách nhiệm kiểm tra định kỳ việc thực hiện trả nợ và việc sử dụng nguồn vốn, đôn đốc việc trả

nợ khi khoản nợ đó đã quá hạn theo kế hoạch trả nợ mà không có sự điều chỉnh

Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng

2.1.4.1 Một số chỉ số phản ánh hoạt động tín dụng trung và dài hạn

a) Doanh số cho vay

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi Doanh số cho vay (DSCV) thường xác định theo tháng, quý, năm

Dư nợ cuối kì = Doanh số cho vay trong kì – doanh số thu nợ trong kì

d) Nợ xấu

Khách hàng có nợ quá hạn thuộc nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 được gọi là nợ xấu theo thông tư số 02/2013/TT-NHNH

2.1.4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng

a) Tỷ lệ nợ xấu (%)

Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, tỉ lệ này càng thấp chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngược lại Nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

Trang 21

c) Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng lớn tức là thời gian thu hồi vốn nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trang 22

2.2.2 Phương pháp xử lí số liệu

Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối kết hợp với các kiến thức liên quan trong ngành Ngân hàng để đánh giá

 Đối với mục tiêu 1

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp các thông tin, tín toán các số liệu thứ cấp để qua đó thấy được tình hình nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng

- Sử dụng phương pháp so sánh để xác định mức tăng, giảm qua các thời

kỳ, từ đó có cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và về hoạt động tín dụng trung – dài hạn nói riêng

 Đối với mục tiêu 2

- Sử dụng các chỉ số DSCV, doanh số thu nợ (DSTN), dư nợ cho vay, nợ xấu, các tỷ số nợ xấu trung- dài hạn trên tổng dư nợ trung – dài hạn, DSTN trên DSCV,…để đánh giá hoạt động tín dụng trung – dài hạn trong giai đoạn nghiên cứu

- Đánh giá hoạt động tín dụng dựa trên kết quả phân tích ở mục tiêu 1

 Đối với mục tiêu 3

- Từ việc phân tích các chỉ tiêu và sử dụng chỉ số tài chính ở mục tiêu 1

và mục tiêu 2, thấy được những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế trong hoạt động tín dụng của Chi Nhánh trong thời gian qua

- Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó

- Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh tại Chi Nhánh Ngân hàng

2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu

Dựa trên số liệu thu thập được để mô tả tình hình hoạt động kinh doanh,

mô tả thực trạng hoạt động tín dụng trung – dài hạn tại Sacombank Chi nhánh Cần Thơ

Trang 23

Trong bài sử dụng: biểu diễn số liệu thu thập được thành các bảng số liệu tóm tắt

- So sánh tương đối: là phương pháp so sánh dựa trên kết quả của phép chia giữa chỉ số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, từ đó cho biết được số phần trăm thay đổi của kỳ phân tích so với kỳ gốc

Trang 24

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank

Tên Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Tên tiếng anh: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank

Tên giao dịch: Sacombank

Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: (+84 8) 38 469 516

Số fax: (+848) 39 320 424

Website: www.sacombank.com.vn

Logo:

Vốn điều lệ tính đến thời điểm 05/03/2014 là 12.425 tỷ đồng

Vốn chủ sở hữu đến thời điểm 05/09/2014: 17.137 tỷ đồng

Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam

Giấy chứng nhận: Số 0301103908 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp

Điều kiện đăng ký: (đăng ký lần đầu ngày 31/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 34 ngày 22/06/2012)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng

Trải qua hơn 22 năm xây dựng và hoạt động đến nay Sacombank đã phát

Trang 25

rộng khắp cả nước và mở rộng sang các nước như Lào và Campuchia, gồm

428 điểm giao dịch, 344 Phòng giao dịch Tại khu vực Đông Dương có 11 điểm giao dịch, 07 chi nhánh tại Campuchia và tại Lào có 02 chi nhánh, 01 quầy giao dịch và 01 Ngân hàng con Sacombank được đánh giá là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam về vốn điều lệ, về mạng lưới hoạt động cũng như về tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh

Hơn 22 năm qua, Sacombank luôn kiên định với chiến lược phát triển của mình, tự tin mở ra những lối đi riêng và trở thành Ngân hàng tiên phong trong nhiều lĩnh vực

Chiến lược phát triển Sacombank giai đoạn 2011-2020 tiếp tục kiên định với mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Khu vực” và theo định hướng hoạt động HIỆU QUẢ - AN TOÀN – BỀN VỮNG

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ

3.1.2.1 Lịch sử hình thành

- Sacombank Cần Thơ là chi nhánh cấp một của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập đầu tiên tại Đồng Bằng Sông Cửu Long trên

cơ sở sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng

- Thành lập ngày 31/10/2001, là chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập đầu tiên tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, trên cơ sở sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và dựa trên 1 số công văn sau:

+ Công văn số 2538/UB, ngày 13/09/2001 của UBND tỉnh Cần Thơ chấp nhận cho Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín mở chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ

+ Quyết định số 1325/QĐ, ngày 24/10/2001 của Thống Đốc NHNN chuẩn y cho việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

+ Quyết định số 208/2001/QĐ – Hội đồng Quản Trị ngày 25/10/2001 cùa Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ + Quyết định số 102/2002/QĐ – Hội đồng Quản Trị ngày 25/10/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về việc dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ về số 34A2 Khu công nghiệp Trà Nóc I, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ

Trang 26

- Ngày 11/11/2011 Sacombank Chi nhánh Cần Thơ tổ chức kỉ niệm 10 năm thành lập (31/10/2001 – 31/10/2011) và khánh thành trụ sở mới tại số 95-97-99 Võ Văn Tần, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Tel: (07103) 843 295

Fax: (07103) 843 289

Email: cantho@sacombank.com

- Sacombank Chi nhánh Cần Thơ là đơn vị tiên phong khai thác thị trường giàu tiềm năng tại khu vực Tây Nam Bộ, làm tiền đề cho chiến lược phát triển mạng lưới của Sacombank tại khu vực này

- Hiện tại Sacombank Chi nhánh Cần Thơ hoạt động với 09 điểm giao dịch, trong đó có 01 trụ sở và 08 phòng Giao dịch trực thuộc như sau:

Phòng giao dịch Cái Răng: Số 415-418 Quốc lộ 1A, phường Lê Bình, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ

Phòng giao Ninh Kiều: Số 168C đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Phòng giao dịch An Phú Cần Thơ: Số 228/1C-228/1Đ đường Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Phòng giao dịch Cái Khế: Số 81-83 đường Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Phòng giao dịch Trà Nóc: Số 34A2 KCN Trà Nóc 1, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ

Phòng giao dịch Ô Môn: Số 956/6 đường 26/3, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ

Phòng giao dịch tiềm năng Thốt Nốt: Số 314 Quốc lộ 91, ấp Long Thạnh

A, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ

Phòng giao dịch Vĩnh Thạnh: Số 1315B-1315C ấp Vĩnh Quới, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ

- Với địa bàn hoạt động có nhiều cơ sở kinh doanh và ngành nghề truyền thống phát triển Mục tiêu của Chi nhánh là phát triển mạnh đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các khu công nghiệp, các tổ chức kinh

tế, cá nhân

- Sacombank được biết đến với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động am hiểu nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác phục vụ khách hàng Sacombank

Trang 27

nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ phục vụ cá nhân, định hướng Sacombank sẽ trở thành một trong những Ngân hàng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam với phương châm “nhanh chóng – an toàn – hiệu quả”

3.1.2.2 Chức năng của Chi nhánh

- Sacombank Chi nhánh Cần Thơ là trung tâm huấn luyện, điều phối vốn, quản lý máy tính phân vùng tập trung, hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội

bộ Sacombank Chi nhánh Cần Thơ góp phần tạo động lực thúc đẩy tiến trình

đi tắt đón đầu trong nền kinh tế tri thức, gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

- Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, cho vay và gửi tiền, vay tiền, các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng theo quy định của NHNN và quy định về phạm

vi hoạt động được phép của Chi nhánh, các quy định quy chế của Nhà nước có liên quan của từng nghiệp vụ

- Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh theo định hướng phát triển chung của Khu vực và của toàn Ngân hàng trong thời kỳ

- Sacombank Chi nhánh Cần Thơ hoạt động theo nguyên tắc:

Tự đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí (kể cả chi phí điều hành) và có lãi điều đối chiếu hòa vốn nội bộ

Có bảng cân đối tài khoản riêng

Được để tồn quỹ qua đêm

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ khá đơn giản gồm 4 phòng ban Nghiệp vụ phối hợp dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc Cụ thể qua

sơ đồ sau:

Trang 28

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán & Quỹ Phòng

Kiểm soát rủi ro Doanh nghiệp

Kế Toán

Hành Chánh Nhân Sự CNTT

Quản lý Tín dụng

Quản lý rủi ro hoạt động

(Nguồn: Phòng Kế toán và Quỹ Sacombank Cần Thơ

Phòng Giao Dịch

Cái Răng An Phú Cái Khế Trà Nóc

Thốt Nốt Vĩnh Thạnh Ô Môn Ninh Kiều

Trang 29

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

a) Giám Đốc Chi nhánh

Là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng Giám Đốc về kết quả hoạt động của chi nhánh Giám Đốc Chi Nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Giám Đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh theo sự ủy quyền của Tổng Giám Đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng phải chịu trách nhiệm về kết quả do người nhận ủy quyền thực hiện

b) Phó Giám Đốc

Có trách nhiệm giúp Giám Đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo

sự ủy quyền của Giám Đốc Chức danh thuộc quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Tổng Giám Đốc có ý kiến của Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Cần Thơ có 2 Phó Giám Đốc: Phó Giám Đốc nội nghiệp và Phó Giám Đốc kinh doanh

c) Chức năng hoạt động của các phòng ban

Phòng Kinh Doanh

Bao gồm các mảng: Doanh nghiệp, cá nhân, kinh doanh tiền tệ và thanh toán quốc tế

 Mảng Doanh Nghiệp

- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần

và chăm sóc khách hàng hiện hữu

- Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề liên quan đến cho vay, bảo lãnh

- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng

- Phân tích thẩm định sơ bộ, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay bảo lãnh

- Hướng dẫn khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ

- Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng

- Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp và đăng

ký dịch vụ đảm bảo

Trang 30

- Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố

- Lập chứng thư bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa

- Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay

- Đôn đốc khách hàng trả lãi và vốn đúng kỳ hạn Đề xuất các biện pháp

xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của NH

- Xây dựng kế hoạch theo tháng, quý, năm Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám Đốc Chi Nhánh các biện pháp khắc phục khó khăn trong công tác

 Mảng Cá Nhân

Chức năng hoạt động cũng tương tự như mảng Doanh nghiệp nhưng đối tượng là khách hàng cá nhân Tuy nhiên, chức năng thứ 3 được bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng; tham gia thực hiện việc giải ngân thu hồi đối với nghiệp vụ cho vay bất động sản và tiêu dùng; tham gia thực hiện việc giải ngân, thu nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán

bộ nhân viên theo quy định của NH

 Mảng Kinh Doanh Tiền Tệ

Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế, chuyển tiền quốc tế, cập nhật thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngoại hối, hỗ trợ hoạt động kinh doanh vốn, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng nhằm mục đích sinh lời cho NH theo kế hoạch

 Mảng Thanh Toán Quốc Tế

- Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế

- Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán

- Lập thủ tục thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của NH

- Thực hiện việc chuyển tiền phí mậu dịch

 Phòng Kế Toán & Quỹ

 Mảng Xử Lý Giao Dịch

Trang 31

- Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng

- Thu nhập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của chi nhánh

 Mảng Ngân Quỹ

- Thu chi và xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá

- Kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định

- Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá

- Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá

 Mảng Kế Toán

- Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh

- Đảm nhận công tác thanh toán

- Tiếp nhận, kiệm tra và tổng hợp các số liệu kế toán hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm

- Kiểm tra kịp thời chứng từ kế toán

- Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định

 Mảng Hành Chánh Nhân Sự Công Nghệ Thông Tin

- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư

- Đảm nhận công tác tiếp tân, hậu cần của chi nhánh

- Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối các loại tài sản trong chi nhánh

- Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi công tác kiểm tra, công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh,…

 Phòng Kiểm Soát Rủi Ro

Bao gồm các mảng: Quản lý tín dụng, Quản lý rủi ro hoạt động

 Mảng Quản Lý Tín Dụng

- Kiểm soát hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân

- Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng

Trang 32

- Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc

 Mảng Quản Lý Rủi Ro Hoạt Động

- Thực hiện các hỗ trợ quản lý rủi ro tất cả các mặt hoạt động của toàn Chi nhánh/Phòng giao dịch

- Tổ chức công tác quản lý hành chánh, bảo đảm an toàn an ninh, theo dõi, tham mưu cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị Đồng thời, phòng giao dịch phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đơn vị

3.1.4 Sản phẩm dịch vụ của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ

Trang 33

3.1.4.3 Sản phẩm thẻ

- Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa/Master Card/Union Pay/JCB

- Thẻ tín dụng Family/Quốc tế Sacombank Visa Debit/Sacombank Union Pay

- Thẻ tín dụng quốc tế Visa Platinum/Ladies First/Parkson

Privilege/Citimart

- Thẻ thanh toán Plus

- Thẻ thanh toán Doanh nghiệp

- Thẻ thanh toán 4Student

- Thẻ trả trước Sacombank – Vinamilk/Trung Nguyên

- Thẻ trả trước quốc tế Sacombank – Sony/Union Pay

- Thẻ trả trước quốc tế Visa All For You

- Thẻ quà tặng Visa Lucky Gift/Citimart/Parkson Gift

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả khi có thể tối đa hóa được lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí Ngân hàng muốn hoạt động tốt trước hết phải có nguồn vốn dồi dào và biết sử dụng nguồn vốn ấy thật hiệu quả, nhằm tạo ra lợi nhuận tối ưu với mức rủi ro thấp nhất Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh Bảng số liệu 3.1 sẽ đánh giá rõ tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Qua bảng 3.1, ta nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tương đối tốt và luôn có chiều hướng tăng trưởng qua các năm Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ vẫn được duy trì tốt mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Tổ chức tín dụng khác trên địa bàn cũng như chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế khó khăn trong những năm gần đây

3.2.1 Phân tích tổng thu nhập

Thu nhập đem lại cho Ngân hàng từ hai nguồn chủ yếu: Thu nhập từ lãi

và thu nhập ngoài lãi, tuy nhiên phần lớn là thu nhập từ lãi Hoạt động chính của Sacombank Chi Nhánh Cần Thơ là huy động vốn và sử dụng vốn đó thông qua hoạt động tín dụng và cũng chính hoạt động này đem lại nguồn thu rất lớn

Trang 34

cho Ngân hàng Qua bảng số liệu trên thu nhập từ lãi tăng qua các năm nghiên cứu

Bên cạnh đó thu nhập còn được thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu qua phần thu nhập ngoài lãi và thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng luôn tăng trong giai đoạn này Trong đó thì dịch vụ thanh toán và quỹ thông qua dịch vụ chuyển tiền, phí dịch vụ,…tăng qua các năm làm cho thu nhập ngoài lãi luôn tăng Sự tăng trưởng trong cơ cấu thu nhập của Ngân cũng tăng trưởng tương tự ở 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Nguyên nhân thu nhập luôn tăng trưởng trong giai đoạn này do Sacombank Chi nhánh Cần Thơ luôn tìm kiếm được thị trường tiềm năng về các khoản cho vay khách hàng, thực hiện chiến lược Maketing tốt, Ngân hàng luôn đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm dịch vụ để phục vụ các nhu cầu khách hàng khác nhau Do thói quen của người dân, doanh nghiệp cũng dần thay đổi từ việc chuyển tiền để thanh toán trong sản xuất kinh doanh (SXKD), khách hàng cũng biết đến tiện ích của việc sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng đặc biệt là dịch vụ thẻ ATM, internet banking, … Nhìn nhận và nắm bắt được đối tượng khách hàng, Sacombank Chi nhánh Cần Thơ luôn đưa ra các chiến lược khách hàng hợp lý, từ đó doanh thu của Ngân hàng cũng gia tăng mạnh Các khoản thu nhập ngoài lãi khác tăng do các hoạt động về thanh toán, chuyển tiền được nhiều khách hàng biết đến hơn

Mặc dù năm 2012 là một năm khó khăn – bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước biến động rất phức tạp, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp Trong năm 2012, có hơn 57.000 doanh nghiệp, công ty tuyên bố phá sản và hàng loạt các ngân hàng buộc phải sáp nhập để duy trì hoạt động của mình

Tháng 8 năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho việc sáp nhập của Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) Cuối năm 2011 đầu năm 2012, Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) hợp nhất với tổng công ty Cổ phần Tài chính dầu khí (PVFC) Trong nền kinh tế bất ổn, nhưng Sacombank nói chung và Sacombank Chi nhánh Cần Thơ nói riêng luôn duy trì hoạt động của mình ở trạng thái tốt nhất, cụ thể

ở đây là thu nhập đều tăng qua các năm Nguyên nhân là do tập thể ngôi nhà chung Sacombank luôn cố gắng đoàn kết để cùng nhau phát triển và vượt lên trên mọi khó khăn thách thức

Với nổ lực không ngừng, sự nhiệt huyết hết mình trong công việc đã đem đến thành công cho Sacombank qua các giai đoạn, thể hiện rõ qua kết quả

Trang 35

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn tăng trưởng từ năm 2011 đến năm

2013 (vượt qua ngưỡng 2012 đầy rẫy những mối đe dọa đến kinh tế đơn vị)

Trang 36

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Trang 37

3.2.2 Phân tích tổng chi phí

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải gánh chịu những khoản chi phí nhất định và Sacombank cũng vậy chi phí tại Sacombank Chi nhánh Cần Thơ chủ yếu là chi trả lãi từ hoạt động điều hòa vốn và huy động vốn của Ngân hàng (các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng từ 80% - 90% trong tổng chi phí mà Ngân hàng gánh chịu), sở dĩ Ngân hàng chịu khoản chi phí cao như thế là do đặc thù của ngành nghề - để có nguồn vốn đáp ứng cho công tác tăng trưởng tín dụng thì Ngân hàng phải trả chi phí huy động vốn cho người gửi Chi phí luôn tăng trong giai đoạn này và chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu chi phí của Ngân hàng nên khi chi phí này tăng cũng góp phần làm tổng chi phí tăng theo Nguyên nhân chi trả lãi tăng một phần là do Sacombank Chi nhánh Cần Thơ nhận điều hoà vốn từ Hội Sở tăng và mặt khác cũng phản ánh được sự tăng trưởng lượng vốn huy động trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng làm chi phí trả lãi tăng Chi phí khác (chi phí ngoài lãi và chi điều hành) tăng do trích lập dự phòng tăng, các khoản chi phí khác cũng phát sinh như trích khấu hao, tăng phí nhân viên…, các chi phí cho công tác quảng bá, tiếp thị

để phát triển các hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng tăng mạnh nên tổng chi phí cũng tăng so với cùng kỳ năm trước

Nhìn chung chi phí luôn tăng trong giai đoạn này và điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng cần phải có chính sách điều chỉnh chi phí hợp lý góp phần đảm bảo lợi nhuận của Ngân hàng

3.2.3 Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà bất kỳ đơn vị nào cũng mong đạt được trong quá trình kinh doanh Lợi nhuận càng cao chứng tỏ Ngân hàng hoạt động càng hiệu quả

Qua việc phân tích thu nhập và chi phí ta thấy trong giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 luôn tăng và lợi nhuận trước thuế của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ cũng tăng trong giai đoạn Từ việc luôn duy trì tốt hoạt động kinh doanh của mình trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn cho thấy Ngân hàng đã xây dựng được hệ thống khách hàng ổn định, đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và phù hợp với từng thời kỳ - luôn làm mới mình trong mọi hoàn cảnh để đạt được mức tăng trưởng tốt Nhìn chung, qua kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, mặc dù trên địa bàn Thành phố Cần Thơ các Ngân hàng cạnh tranh gay gắt và nền kinh tế khó khăn nhưng kết quả của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ luôn tăng trưởng tương đối ổn định, đó là do

sự nổ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là sự điều

Ngày đăng: 13/11/2015, 14:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
3. Thái Văn Đại và Bùi văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ - Ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
5. Trần Ái Kết – Chủ biên (2008). Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, trường Đại Học Cần Thơ.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
Tác giả: Trần Ái Kết – Chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
Năm: 2008
1. Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHTMCP Sacombank Chi Nhánh Cần Thơ giai đọan 2011- 6.2014 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w