1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera

81 857 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 780,5 KB

Nội dung

Chương 1 cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất, chương 2 thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera là nội dung chính của 2 chương thuộc khóa luận tốt nghiệp Đại học Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung khóa luận để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN VIỆT TRÌ VIGLACERA

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÚ THỌ, NĂM 2014

Trang 2

A.MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bất kỳ một quá trình sản xuất xã hội nào cũng đều có 3 yếu tố chủ yếu sau:Lao động - Đối tượng lao động - Tư liệu lao động Nguyên vật liệu là một loại củađối tượng lao động.Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là yếu tốkhông thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh.Chi phí nguyên vật liệuthường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm và trong bộ phận

dự trữ chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, quản lý tốt khâuthu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sảnphẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp.Để làm được điều này, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác

kế toán nhất là kế toán nguyên vật liệu Công tác kế toán nguyên vật liệu được thựchiện tốt sẽ cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho các nhà quản trịdoanh nghiệp biết về tình hình sử dụng tài sản lưu động, đồng thời góp phần vàoviệc cung ứng kịp thời, đầy đủ vật tư cho quá trình sản xuất, thuận lợi cho việckiểm tra, giám sát việc chấp hành định mức tiêu hao nguyên vật liệu, góp phầngiảm những chi phí không cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp.Như vậy, công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệunói riêng giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực sản xuất gốm sứ và phụ kiện vệ sinh.Do đặc điểm sản xuất với số lượngnguyên vật liệu lớn, công ty chưa có danh điểm cho từng nguyên vật liệu nên gâykhó khăn cho việc hạch toán Công tác kế toán nguyên vật liệu còn bộc lộ một sốhạn chế, mất nhiều thời gian do đó việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu còn chưađảm bảo cho quá trình sản xuất ra phù hợp

Xuất phát từ những lý do trên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kế

toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera”.

Trang 3

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Vận dụng cơ sở lí luận để phản ánh và đánh giá thực trạng kế toán nguyên vậtliệu tại Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera.Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằmhoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại đơn vị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Kế toán nguyên vật liệu

- Về không gian: Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera Địa chỉ: Phố Hồng Phường Tiên Cát- Thành phố Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ

Hà Về thời gian: số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ năm 2011 –tháng 4/2014, tập trung vào tháng 2/2014

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Là hệ thống lý luận về phương phápnghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực.Tất cả những lý luận vànguyên lý có tác dụng hướng dẫn, gợi mở đều là những lý luận và nguyên lý có ýnghĩa phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp thống kê kinh tế: Là hệ thống các phương pháp từ quan sát,thu thập, xử lý, phân tích và đánh giá các thông tin

Trang 4

- Phương pháp kế toán: Là công cụ quan trọng của kế toán trong việc thunhập, xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin về tình hình kinh tế tài chính của đơn vịcho các đối tượng sử dụng.

+ Phương pháp chứng từ kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng đểphản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địađiểm phát sinh hoạt động đó vào các chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác kếtoán, công tác quản lý

+ Phương pháp tài khoản kế toán: Là phương pháp kế toán được sử dụng đểphân loại đối tượng kế toán từ đối tượng chung tới đối tượng cụ thể để ghi chép,phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình hiện

có và sự biến động của từng đối tượng cụ thể nhằm cung cấp thông tin về các hoạtđộng kinh tế của đơn vị, phục vụ cho lãnh đạo trong quản lý kinh tế, tổ chức và lậpbáo cáo tài chính

+ Phương pháp tính giá: Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ đểxác định giá thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định

+ Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán được sửdụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ vốn có của đốitượng nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thôngtin kế toán phục vụ công tác quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong và ngoàiđơn vị

- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp tham khảo ý kiến của cácchuyên gia và các thầy cô giáo để tìm được định hướng đúng đắn trong việc kháiquát, đánh giá và đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu

Trang 5

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần ViệtTrì Viglacera

Trang 6

B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Nguyên vật liệu và vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu

1.1.1.1 Khái niệm.

Nguyên vật liệu là một trong các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinhdoanh,tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm

Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và được thể hiện

dưới dạng vật hóa Bất kì nguyên vật liệu nào cũng là đối tượng lao động nhưng không phải bất kì đối tượng nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong những điều kiện nhất định, khi lao động của con người có thể tác động vào, biến đổi chúng để phục vụ cho sản xuất hay tái sản xuất sản phẩm mới thì được gọi là

nguyên vật liệu

Trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tất cả các loại vật liệu đều tạothành đối tượng lao động Trong nền kinh tế, vật liệu là tài sản lưu động thuộc

nhóm hàng tồn kho

Trang 7

1.1.1.2 Đặc điểm.

+ Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vật liệu bị tiêu hao toàn

bộ, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị 1 lần vàochi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

+ Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất

và giá thành sản phẩm Do vậy tăng cường công tác quản lý và hạch toán nguyênvật liệu tốt sẽ đảm bảo sử dụng có hiệu qủa tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ thấpchi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm

+ Nhà quản lý phải quản lý nguyên vật liệu ở tất cả các khâu mua, bảo quản,

sử dụng và dự trữ

1.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu

1.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, nhiều thứ khác nhau Vì vậy việc phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học là cơ sở quan trọng để quản lý và sử dụng nguyên vật liệu sao cho có hiệu quả nhất

Phân loại theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh ,vật liệu được phân thành những loại sau:

 Nguyên vật liệu chính: Là những đối tượng chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm ( kể cả bán thành phẩm mua ngoài )

 Vật liệu phụ: là những thứ chỉ có tác động phụ trong sản xuất và chế tạo sản phẩm nhằm làm tăng chất lượng của nguyên vật liệu chính hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm sản xuất ra

 Nhiên liệu: Là những thứ được sử dụng cho công nghệ sản xuất sản phẩmcho những phương tiên vật chất, máy móc thiết bị trong qúa trình sản xuấtkinh doanh

 Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng dùng để thay thế sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải

Trang 8

 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu và thiết bị sử dụng cho việc xây dựng cơ bản.

 Vật liệu khác: Là toàn bộ vật liệu còn lại trong quá trình sản xuất chế tạo

ra sản phẩm và phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản

Phân loại theo nguồn gốc nguyên vật liệu:

 Nguyên vật liệu mua ngoài: là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài

mà có, thông thường mua của các nhà cung cấp

 Vật liệu tự chế biến: là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng nhu cầu vật liệu để sản xuất ra sản phẩm

 Vật liệu thuê ngoài ra công: là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất , cũng không phải mua ngoài mà thuê ở các cơ sở gia công

 Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: là nguyên vật liệu do các bên liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh

 Nguyên vật liệu được cấp: là vật liệu do đơn vị cấp trên theo quy định

 Nguyên vật liệu thu hồi góp vốn liên doanh

 Nguyên vật liệu khác như kiểm kê thừa, vật liệu không dùng đến

Phân loại theo mục đích và nội dung nguyên vật liệu:

 Nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh

 Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác phục vụ ở quản lý phân xưởng,

tổ đội sản xuất, cho nhu cầu bán hàng quản lý doanh nghiệp

 Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác:

+ Đem góp vốn liên doanh

+ Đem quyên tặng

1.1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu

 Mục đích của việc đánh giá nguyên vật liệu

- Tổng hợp các nguyên vật liệu khác nhau để báo cáo tình hình nhập - xuất- tồn kho nguyên vật liệu

Trang 9

- Giúp kế toán thực hiện chức năng ghi chép bằng tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 Các nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu

- Nguyên tắc giá gốc: Vì nguyên vật liệu là hàng tồn kho nên hàng tồn kho thìphải được đánh giá theo nguyên tắc giá gốc Giá gốc của nguyên vật liệu bao gồm:chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việcmua nguyên vật liệu

- Nguyên tắc thận trọng: Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyênvật liệu thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Giátrị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của nguyên vật liệu trong kỳ sảnxuất, kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chiphí ước tính để tiêu thụ chúng

- Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng đánh giá nguyên vật liệu phải đảm bảo tính nhất quán, tức là kế toán đã áp dụng phương pháp

nào thì phải nhất quán trong suốt niên độ kế toán Doanh nghiệp có thể thay thế phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép

trình bày thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó

 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế

 Giá thực tế NVL nhập kho

Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo từngnguồn nhập:

Nhập kho do mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho bao gồm giá mua, các

loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp trong quá trình muahàng và các chi phí liên quan khác có liên quan đến mua nguyên vật liệu, trừ đi các

Trang 10

khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do không đúng quy cách, phẩmchất.

Nhập do tự sản xuất: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá thành sản xuất của

nguyên vật liệu gia công chế biến

Nhập do thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá vốn thực tế nhập kho là trị giá

vốn thực tế của vật liệu xuất ngoài thuê gia công chế biến cộng (+) các chi phí vậnchuyển bốc dỡ khi giao nhận

Nhập nguyên vật liệu do góp vốn liên doanh: Trị giá nguyên vật liệu nhập

kho là giá do hội đồng liên doanh thỏa thuận cộng các chi phí khác phát sinh khitiếp nhận nguyên vật liệu

Nhập nguyên vật liệu do được cấp: Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu

nhập kho là giá ghi trên biên bản giao nhận cộng các chi phí phát sinh khi nhận

Nhập nguyên vật liệu do được biếu tặng, được tài trợ: Trị giá vốn thực tế

nhập kho là giá trị hợp lí cộng các chi phí khác phát sinh

 Đánh giá NVL theo giá hạch toán

Khi áp dụng phương pháp này toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tínhtheo giá hạch toán (giá kế toán hay một loại giá ổn định trong kỳ) Hàng ngày kếtoán sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá trị vật liệu nhập xuất Cuối kỳ phảitính toán để xác định giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ theo các đối tượng, theo giámua thực tế bằng cách xác định hệ số giá giữa giá mua thực tế và giá mua hạchtoán của vật liệu luân chuyển trong kỳ

- Trước hết phải xác định hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL

Hệ số giá =

Giá thực tế VL tồn đầu

Tổng giá thực tế VLnhập trong kỳGiá VL tồn đầu kỳ hạch

Tổng giá trị hạch toán

VL nhập trong kỳ

Trang 11

- Sau đó tính giá thực tế của hàng xuất kho trong kỳ, căn cứ vào giá hạch toánxuất kho và hệ số giá

Giá thực tế VL

xuất kho trong kỳ =

Giá hạch toán VLxuất kho trong kỳ × Hệ số giá

 Giá thưc tế NVL xuất kho

Theo chuẩn mực 02 – hàng tồn kho thì có 4 phương pháp xác định trị giá vốnxuất kho:

+Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này khi xuất kho nguyên

vật liệu thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô

đó để tính trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.Phương pháp nàyđược áp dụng đối với doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định vànhận diện được

+Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc xuất cuối kỳ: Theo

phương pháp này, giá trị của từng loại nguyên vật liệu được tính theo giá trịtrung bình của từng loại nguyên vật liệu tương tự tồn kho đầu kỳ và giá trị từngloại nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theotrung bình cả kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình củadoanh nghiệp

+Phương pháp nhập trước, xuất trước(FIFO): Áp dụng dựa trên giả định là

nguyên vât liệu được mua trước, sản xuất trước thì được xuất trước, và nguyênvật liệu còn lại cuối kỳ là nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất gần thời điểmcuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị của hàng xuất kho sẽ được tính theogiá trị của lô hàng nhập kho tại thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị củanguyên vật liệu tồn kho được tính theo giá trị của hàng nhập kho ở thời điểmcuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

+Phương pháp nhập sau, xuất trước(LIFO): Áp dụng trên giả định là nguyên

vật liệu được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, nguyên vật liệu

Trang 12

còn lại cuối kỳ là nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất trước đó Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá trị của lô hàngnhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của nguyên vật liệu tồn kho được tính theogiá trị của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

1.1.3.Vai trò của nguyên vật liệu.

Chính từ những đặc điểm vừa nêu của nguyên vật liệu chúng ta thấy nguyên vật

liệu có một vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh.Trên thực

tế để sản xuất ra bất kỳ một sản phẩm nào thì doanh nghiệp cũng phải cần đếnnguyên vật liệu…tức là phải có đầu vào hợp lý Nhưng chất lượng sản phẩm sảnxuất ra còn phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu làm ra nó Điều này là tất

yếu vì với chất lượng sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng tới quá tình tiêu thụ ,dẫnđến thu nhập của doanh nghiệp không ổn định và sự tồn tại của doanh nghiệpkhông chắc chắn.Vì vậy, việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với việc

giảm chi phí nguyên vật liệu một cách hợp lý Mặt khác, xét về mặt vốn thì nguyênvật liệu là một thành phần quan trọng của vốn lưu động trong các doanh nghiệp,đặc biệt là vốn dự trữ Để nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng vốn sản xuất

kinh doanh cần phải tăng tốc lưu chuyển vốn lưu động và không thể tách rời việc

dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý và tiết kiệm

1.1.4 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

Trang 13

 Quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm từ khâu thu mua đến khâu bảo toàn

sử dụng, dự trữ chính là yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý nguyên vậtliệu

 Quản lý thu mua nguyên vật liệu sao cho hiệu quả theo đúng nhu cầu sửdụng sao cho hợp lý, đồng thời tổ chức tốt khâu vận chuyển để tránh thấtthoát

 Thực hiện bảo quản nguyên vật liệu tại kho bãi theo đúng chế độ quy địnhcho từng loại trong điều kiện phù hợp với quy mô tổ chức doanh nghiệp đểtránh lãng phí nguyên vật liệu

 Do đặc tính của nguyên vật liệu chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinhdoanh và bị tiêu hao toàn bộ trong quá trình đó, nên doanh nghiệp cần phảixây dựng định mức tồn kho để đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất

 Khâu sử dụng nguyên vật liệu phải quản lý chặt chẽ sao cho sử dụng tiếtkiệm trên cơ sở xác định các định mức dự toán có như vậy mới hạ thấpđược chi phí, từ đó hạ thấp được giá thành làm tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp

1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.2.1 Vài trò của kế toán nguyên vật liệu trong tổ chức quản lý sử dụng nguyên vật liệu

- Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là việc ghi chép, phản ánh đầy

đủ tình hình thu mua, dự trữ ,tình hình nhập –xuất –tồn của nguyên vật liệu.Mặt khácthông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu ta còn biết được chủng loại, quy cách ,chấtlượng có đảm bảo hay không, số lượng thừa hay thiếu, từ đó người quản lý đề ranhững biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát giá cả, chất lượng của nguyên vật liệu

- Thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu còn giúp cho việc kiểm tra chặt chẽtình hình thực hiện kế hoạch sử dụng, cung cấp nguyên vật liệu, từ đó có các biệnpháp đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất một cách có hiệu quả nhất Bên cạnh đó,

kế toán nguyên vật liệu còn ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán giá thành

Trang 14

- Làm tốt kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sẽ giúp lãnh đạo nắmbắt tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển nguyênvật liệu về giá cả và hiện vật Tính toán đúng đắn giá vốn( giá thành) thực tếcủa nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho

- Kiểm tra tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạchtoán nguyên vật liệu thực hiện đầy đủ và đúng chế độ kế toán quy định hiệnhành

- Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, để ghi chépphân loại tổng hợp số liệu đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình biến độngtăng, giảm của vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thôngtin cho việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính và phântích hoạt động kinh doanh

1.3 Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.3.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

1.3.1.1 Chứng từ và sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu

 Chứng từ kế toán sử dụng bao gồm:

+ Phiếu nhập kho

+ Phiếu xuất kho

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa

+ Hóa đơn GTGT

+ Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho

+ Hóa đơn cước phí vận chuyển

+ Bảng kê chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào

 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu:

+ Sổ (thẻ ) kho

Trang 15

+ Sổ ( thẻ )kế toán chi tiết nguyên vật liệu.

+ Sổ đối chiếu luân chuyển

+ Sổ số dư

1.3.1.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là việc hạch toán kết hợp với thủ kho vàphòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho có 3 phương pháp:

+ Phương pháp ghi thẻ song song

+ Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển

+ Phương pháp ghi sổ số dư

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào trong 3 phương pháp trên doanhnghiệp đều phải theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn kho ở đơn vị:

● Tại kho: Cả ba phương pháp trên đều hạch toán giống nhau Theo đó kế

toán lập thẻ kho và giao cho thủ kho theo dõi, ghi chép hàng ngày tình hình nhập-xuất vật liệu, căn cứ vào chứng từ nhập-xuất để ghi chỉ tiêu số lượng Mỗi thẻ kho được mở chi tiết cho một loại vật liệu

● Tại phòng kế toán:

+ Phương pháp ghi thẻ song song

+ Phương pháp ghi sổ số dư

+ Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

 Phương pháp ghi thẻ song song

* Trình tự: Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập - xuất nguyên vật liệu

ở kho, kế toán kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ (thẻ) chi

tiết.Định kỳ phải kiểm tra số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết Cuối tháng

tính ra số tồn kho và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp.Đối chiếu sốliệu giữa sổ chi tiết vật liệu ở phòng kế toán và thẻ kho của thủ kho bằng

cách thông qua báo cáo tình hình biến động của nguyên vật liệu do thủ kho gửi lên

Trang 16

Bảng 1.1: Mẫu sổ chi tiết nguyên vật liệu

SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU

Tài khoản: …Tên kho: …Tên quy cách vật tư, hàng hóa… Mã số … ĐVT…

Chứng từ Diễn

giải

TK đối ứng

Đơn giá

* Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra và đối chiếu.

Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu

số lượng, khối lượng công việc ghi chép quá lớn Công việc còn dồn vào cuốitháng nên hạn chế tính kịp thời của kế toán và gây lãng phí về lao động

Trang 17

Điều kiện áp dụng: Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với

những doanh nghiệp ít chủng loại nguyên vật liệu, việc nhập - xuất diễn ra khôngthường xuyên Đặc biệt trong những doanh nghiệp đã áp dụng kế toán máy thìphương pháp này vẫn áp dụng cho những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tưdiễn ra thường xuyên Do đó xu hướng phương pháp này ngày càng được áp dụngrộng rãi

* Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song

Ghi hàng ngày

Đối chiếu kiểm tra

Ghi cuối tháng

Sơ đồ 1.1 : Phương pháp ghi thẻ song song

 Phương pháp ghi sổ số dư

* Trình tự: Từ các chứng từ nhập xuất hằng ngày, thủ quỹ ghi vào thẻ kho.Sau

đó thủ kho định kỳ gửi chứng từ nhập xuất cho kế toán.Hai bên lập phiếu giao nhậnchứng từ nhập- xuất để chứng minh Kế toán căn cứ vào phiếu giao nhận nhập-xuất ghi vào bảng lũy kế nhập – xuất (bảng kê này được mở chi tiết cho từng đốitượng danh điểm vật tư hàng hóa) theo chỉ tiêu giá trị

Chứng từ nhập

hợp N-X-T

Chứng từxuất

Kế toán tổnghợp

Trang 18

Bảng kê lũy kế nhập- xuất là căn cứ để kế toán lập bảng tổng hợp nhập- tồn.

xuất-Về phần thủ kho: cuối tháng, thủ kho phải ghi số lượng hàng tồn kho cuối kỳvào sổ số dư (cột số lượng) và chuyển cho kế toán.Kế toán tính toán và ghi vào sổ

số dư ở cột giá trị (tiền) Sau đó số dư được đối chiếu với bảng tổng hợp nhập- xuất

- tồn (theo chỉ tiêu giá trị)

Bảng 1.2: Mẫu sổ số dư hàng tồn kho

SỔ SỐ DƯ HÀNG TỒN KHO

Năm: …Kho: …

Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép hằng ngày.Phương pháp này

đã kết hợp chặt chẽ hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán,kế toán đã thực hiệnđược kiểm tra thường xuyên việc ghi chép và bảo quản trong kho của thủ kho.Côngviệc được dàn đều trong tháng

Nhược điểm: Do kế toán chỉ ghi theo chỉ tiêu giá trị nên sẽ không biết được tình

hình biến động của từng thứ vật tư.Ngoài ra, khi kiểm tra đối chiếu nếu có sai sótthì việc phát hiện sai sót sẽ khó khăn

Trang 19

Điều kiện áp dụng: Phù hợp với doanh nghiệp có khối lượng nghiệp vụ nhập- xuất

lớn, nhiều chủng loại vật tư, xây dựng được hệ thống danh điểm vật liệu và sử dụng giáhạch toán để hạch toán hằng ngày với vật tư và trình độ kế toán tương đối cao

Ghi chú

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.2: Phương pháp ghi sổ số dư

 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

* Trình tự: Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập- xuất kho, kế toán tiếnhành kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ Sau đó, tiến hành phân loại chứng từ theotừng thứ vật tư, chứng từ nhập riêng, hoặc có thể lập “bảng kê nhập”, “bảng kêxuất”.Cuối tháng tổng hợp số liệu từ các chứng từ (hoặc bảng kê) để ghi vào “sổ

Chứng từ

nhập

Phiếu giao nhận chứng từ nhập

Thẻ kho

Chứng từ

xuất

Bảng lũy kế N-X-T kho vật liệu

Phiếu giao nhận chứng từ xuất

Sổ số dư

Bảng tổng hợp N-X-T kho vật liệu

Kế toán tổng hợp

Trang 20

đối chiếu luân chuyển” cột luân chuyển và tính ra số tồn cuối tháng.Tiến hànhđối chiếu số liệu giống như phương pháp ghi thẻ song song.

Ưu điểm: So với phương pháp ghi thẻ song song thì phương pháp sổ đối chiếu

luân chuyển có ưu điểm là giảm bớt khối lượng ghi chép của kế toán do chỉ ghimột lần vào cuối tháng

Nhược điểm: Nhưng vẫn không khắc phục được hạn chế phương pháp ghi thẻ

song song là vẫn còn ghi trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu sốlượng, mặt khác việc kiểm tra, đối chiếu giữa thủ kho và kế toán chỉ được tiếnhành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng của kiểm tra kế toán

Điều kiện áp dụng: Trên lý thuyết thì phương pháp này chỉ thích hợp với các

doanh nghiệp có vật tư ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày còn thực tế thì thường ít áp dụng phương pháp này

Ghi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.3: Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

1.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

Chứng từ nhập Bảng kê nhập vật liệu

Thẻ kho Sổ đối chiếu

luân chuyển Kế toán tổng hợp

Chứng từ xuất Bảng kê xuất

vật liệu

Trang 21

1.3.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.

a.Đặc điểm

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán phải tổ chức ghichép một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất vật liệutrên các tài khoản kế toán hàng tồn kho Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất khonguyên vật liệu được phân loại theo từng đối tượng sử dụng vật liệu và giá trị củavật liệu tồn kho có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ căn cứ vào sốliệu trên tài khoản và sổ kế toán

b.Tài khoản sử dụng

* Nội dung: Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” Tài khoản này dùng để

phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu của doanh nghiệp theogiá vốn thực tế

Kết cấu:

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá gốc NVL tại kho trong kỳ Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá gốc NVL tại kho trong kỳ

Dư Nợ: Phản ánh giá gốc NVL tồn kho cuối kỳ.

Tài khoản 152: có thể được mở theo dõi chi tiết theo từng tài khoản cấp 2,theo từng loại nguyên vật liệu phù hợp với cách phân loại theo nội dung kinh tế vàyêu cầu quản trị doanh nghiệp, nó bao gồm các tài khoản cấp 2 sau:

+TK 1521: Nguyên vật liệu chính+TK 1522: Nguyên vật liệu phụ+TK 1523: Nhiên liệu

+TK 1524: Phụ tùng thay thế+TK 1525: Thiết bị xây dựng cơ bản+TK 1528: Vật liệu khác

Trang 22

Trong từng tài khoản cấp 2 có thể mở chi tiết tài khoản cấp 3,cấp 4, tới từng nhómthứ nguyên vật liệu tùy theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

* Nội dung: Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” Tài khoản này dùng

để phản ánh giá trị của nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhậnthanh toán nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp và tình hình hàng đi đường đã vềnhập kho

Kết cấu:

Bên Nợ: phản ánh giá trị hàng đi đường tăng

Bên Có: phản ánh giá trị hàng đi dường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho

các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng

Dư Nợ: giá trị hàng đi đường (đầu và cuối kỳ)

* Nội dung :Tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” phản ánh

việc trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Kết cấu :

Bên Nợ: Hoàn dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên Có: Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào chi phí sản xuất

Dư Có: Phản ánh số trích lập dự phòng hiện có

* Nội dung: Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”.Tài khoản này được

phản ánh quan hệ thanh toán với người bán, được mở chi tiết cho từng đối tượng,người bán, người nhận thầu

*Nội dung: Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” Tài khoản này

được dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và cònđược khấu trừ

Ngoài các tài khoản trên, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 141, TK 128, TK 411, TK 621, TK 627, TK 641…

c Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu

Trang 23

 Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX ,tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Trường hợp tăng vật tư:

+ Khi doanh nghiệp tiến hành mua nguyên vật liệu về nhập kho chưa thanh toáncho người bán hay thanh toán ngay bằng TM,TGNH,

Nợ TK 152- Trị giá vật liệu

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331,111,112,141,311- Tổng giá thanh toán

+ Hàng đi đường kỳ trước về nhập kho

Nợ TK 152- Giá trị hàng đang đi đường về nhập kho

Có TK 151- Giá trị hàng đang đi đường về nhập kho

+ Nhập kho nguyên vật liệu do nhận góp vốn liên doanh

Nợ TK 152- Giá trị do hội đồng liên doanh đánh giá

Có TK 411- Giá trị do hội đồng liên doanh đánh giá+ Nhập kho nguyên vật liệu do tự gia công chế biến

Nợ TK 152- Giá trị vật liệu nhập kho

Có TK 154- Giá trị vật liệu xuất kho tự gia công+ Nhập do nhận lại vốn góp liên doanh

Trang 24

Nợ TK 152- Giá trị vốn góp

Có TK 128,222- Giá trị vốn góp

- Trường hợp giảm vật liệu:

+ Khi doanh nghiệp xuất kho vật liệu phục vụ cho chế tạo sản phẩm

Nợ TK 621

Có TK 152+ Khi doanh nghiệp xuất kho vật liệu phục vụ cho quản lý phân xưởng, cho bộ phận quản lý doanh nghiệp ,bộ phận bán hàng

Nợ TK 627,641,642

Có TK 152+ Khi doanh nghiệp xuất kho vật liệu để cho vay tạm thời

Nợ TK 136,138

Có TK 152

 Trình tự hạch toán NVL theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

- Các trường hợp tăng nguyên vật liệu:

+ Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu về nhập kho chưa thanh toán cho người bán hay đã thanh toán ngay bằng TM,TGNH,

Trang 25

Nợ TK 152- Giá trị vật liệu nhập kho (bao gồm cả thuế)

Có TK 331,111,112, - Tổng giá thanh toán

+ Khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu do nhận lại vốn góp liên doanh

Nợ TK 152- Giá trị vốn góp

Có TK 128,222- Giá trị vốn góp

- Các trường hợp giảm vật liệu:

+ Khi doanh nghiệp xuất kho vật liệu phục vụ cho chế tạo sản phẩm

 Trình tự hạch toán tổng hợp kế toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp

kê khai thường xuyên được mô tả theo sơ đồ sau:

Trang 26

TK 111, 112, 141, 331, 311

NhËp kho vËt liÖu mua ngoµi

TK 1331

ThuÕ VAT ® îc khÊu trõ

XuÊt VL dïng trùc tiÕp cho s¶n xuÊt chÕ t¹o s¶n phÈm

TK 151

NhËp kho vËt liÖu ®ang ®i

® êng kú tr íc b¸n hµng QLDN, XDCB XuÊt VL phôc vô QLSX,

NhËp kho vËt liÖu tù chÕ, thuª

ngoµi gia c«ng chÕ biÕn

XuÊt vËt liÖu thuª ngoµi gia c«ng chÕ biÕn

NhËp kho vËt liÖu mua ngoµi

(tæng gi¸ thanh to¸n)

nh©n kh¸c ë ph©n x ëng, qu¶n lý, XDCB

Sơ đồ 1.5: Tính thuế theo phương pháp trực tiếp

1.3.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ a.Đặc điểm

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán không thực hiện ghi chép,phản ánh thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất vật liệu vào cáctài khoản phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho mà khi phát sinh các nghiệp vụtăng, giảm nguyên vật liệu, kế toán phản ánh vào một tài khoản riêng sử dụng chophương pháp kiểm kê định kỳ, đó là TK 611 Vào cuối kỳ thì phải kiểm kê định kỳ

Trang 27

nguyên vật liệu để xác định giá vốn thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ theo mộttrong bốn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho của chuẩn mực kế toán, sau đómới xác định giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho theo công thức:

b.Tài khoản sử dụng

* TK 611 “Mua hàng” Tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn thực tế của

vật liêụ trong kỳ

* TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” dùng để phản ánh giá trị thực tế nguyên

liệu, vật liệu tồn kho chi tiết theo từng loại

Khác với phương pháp kê khai thường xuyên, đối với doanh nghiệp áp dụng

kế toán theo phương pháp KKĐK thì 2 TK 151, 152 không để theo dõi tình hìnhnhập xuất trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển giá trị thực tế vật liệu và hàng muađang đi đường vào lúc đầu kỳ, cuối kỳ vào TK 611 “mua hàng”

* TK 151 “ hàng mua đang đi đường” dùng để phản ánh trị giá số hàng mua

(thuộc sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán,chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán

Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoảnkhác có liên quan như 133, 331, 111, 112 Các TK này có nội dung và kết cấugiống như phương pháp KKTX

c Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu

 Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK, tính thuế

GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Các trường hợp tăng vật tư:

Giá vốn thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ

Giá vốn thực tế của vật liệu tăng trong kỳ

Trang 28

+ Kết chuyển vật liệu tồn kho đầu kỳ

Nợ TK 151,152

Có TK 611+ Khi doanh nghiệp mua vật liệu nhập kho chưa thanh toán với người bán, hay thanh toán ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 611

Nợ TK 133

Có TK 331,111,112+ Khi nhập kho vật liệu do được quyên tặng

Nợ TK 611

Có TK 711

- Các trường hợp giảm vật tư

+ Kết chuyển vật liệu tồn kho đầu kỳ

Trang 29

+ Khi doanh nghiệp xuất bán vật tư

Nợ TK 632

Có TK 611Trình tự hạch toán tổng hợp kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm

kê định kỳ, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ

TK611 TK152

TK152K/c GT NVL tồn kho K/c NVL tồn kho cuối kỳĐầu kỳ

TK111,112,331 TK331,111,112

Mua NVL nhập kho Giá trị VL trả lại hoặc

giảm giá

TK133 TK 133 Thuế GTGT Thuế GTGT

TK 621,627,641

TK 411 XK phục vụ sx KD

Trang 30

và chất lượng, ngăn ngừa và phát hiện những hiện tượng tham ô, lãng phí

và có biện pháp quản lý tốt hơn đảm bảo an toàn vật tư tài sản của doanh nghiệp

 Khi kiểm kê doanh nghiệp phải lập hội đồng hoặc ban kiểm kê với đầy đủcác thành phần theo quy định Hội đồng hay ban kiểm kê, khi kiểm kê phải cân, đong,đo, đếm cụ thể đối với từng loại vật tư và phải lập biên

bản kiểm kê theo quy định ( Mẫu số 05- VT), xác định chênh lệch giữa sốghi trên sổ kế toán với số thực tế kiểm kê, trình bày ý kiến xử lý các

chênh lệch

 Kiểm kê thường được kiểm kê định kỳ vào cuối kỳ hoặc cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính

Trang 31

+ Nếu thừa vật tư chưa rõ nguyên nhân:

+ Nếu phát hiện thiếu vật tư người chịu trách nhiệm vật chất phải bồi

thường, kế toán ghi:

Nợ TK 138

Có TK 153

1.5 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho

Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi

giảm giá vốn hàng bán trong kỳ

Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn

Trang 32

hàng bán trong kỳ

Số dư bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1 Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

2 Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN VIỆT TRÌ VIGLACERA 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1 Tên và địa chỉ công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera

Trang 33

Giám đốc: Nguyễn Thế Anh

Công ty cổ phần Việt Trì là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera (Tên tiếng anh: Viglacera Viettri Joint- Stock Company), chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sứ vệ sinh và phụ kiện kèm theo

Ngành nghề kinh doanh:

 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm sứ vệ sinh và phụ kiện kèm theo

 Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp

 Trang trí nội, ngoại thất công trình

 Tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ sản xuất sứ vệ sinh

 Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ

 Kinh doanh xăng, dầu, gas; kinh doanh dịch vụ khách sạn; dịch vụ du lịch nữhành nội địa

2.1.1.2 Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển công ty

Công ty cổ phần Việt Trì viglacera là một doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera, tiền than là nhà máy Tường ép Sông Thao được thành lập theo quy định số 477/BXD của bộ xây dựng.Ngày 05/04/1991 được bộ xây dựng ra quyết định đổi tên thành Xí nghiệp vật liệu xây dựng Việt Trì.Đầu những năm 90 thị trường vật liệu xây dựng có nhiều biến động cùng với sự ra đời của ngành vật liệu mới, các sản phẩm của công ty không còn

Trang 34

chiếm ưu thế cạnh tranh.Năm 1998 bộ xây dựng đổi tên thành công ty vật liệu xây dựng Việt Trì Ngày 16/05/1998 theo quy định số 893/BXD-TCLD của bộ xây dựng quyết định sáp nhập công ty Vật liệu xây dựng Việt Trì vào công ty Sứ Thanh Trì Do thị trường tiêu thụ sứ vệ sinh trong nước và quốc tế tăng cao, Bộ xây dựng quyết định thành lập Công ty Sứ Việt Trì và tách khỏi công ty Sứ Thanh Trì.

Theo quyết định số 1777/QĐ-BXD thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của chính phủ đã chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần Việt Trì Viglacera

Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera có trụ sở giao dịch chính tại: Phố Hồng Hà, Phường Tiên Cát, T.P Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ Đây là vị trí thuận lợi cho công việckinh doanh , là nhịp cầu nối giữa các tỉnh như: Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái,

…với các tỉnh khác trong cả nước

Trải qua 30 năm hoạt động, Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera đã liên tục hoàn thành các chỉ tiêu nhà nước giao cho.Từ khi doanh nghiệp thay đổi mô hình quản lý từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần thì tình hình sản xuất kinhdoanh luôn tăng trưởng tạo thêm nhiều công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động không ngừng nâng cao.Tốc đọ tẳng trưởng bình quân năm sau cao hơn năm trước.Với kết quả đạt được công ty đã khẳng định mình trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.1.2.1 Chức năng

 Nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài để định hướng sản xuất phù hợp

 Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch

 Tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ

 Tổ chức chuyển giao công nghệ

Trang 35

2.1.2.2 Nhiệm vụ

 Tìm kiếm, mở rộng thị trường mới, ký kết hợp đồng

 Sản xuất kinh doanh đúng nghành nghề đã đăng ký

 Lập sổ sách kế toán ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ lập báo cáotài chính trung thực

 Đăng ký thuế, kê khai thuế và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nướctheo đúng pháp luật

 Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký

 Kê khai định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ, kịp thời các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh

 Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

a.Tổ chức bộ máy quản lý

Xưởng men Xưởngtạo

hình

Xưởng

lo nung

Xưởng điện nung Xưởng

KCS

Trang 36

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera

b Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

* Ban lãnh đạo công ty gồm: 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 01 giám đốc điều hành, 01 phó giám đốc

* Các phòng ban trong công ty gồm: Phòng tổ chức hành chính, phòng kinh

tế, phòng kỹ thuật thí nghiệm, xưởng tạo hình, xưởng lò nung, xưởng men mộc, xưởng cơ điện, xưởng khuân mẫu, xưởng KCS

+ Giám đốc: là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước hội đồng

quản trị, tổng công ty và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giám đốc có trách nhiệm quản lý vĩ mô và đưa ra quyết định chỉ đạo chung để điều hành toàn bộ công ty hoạt động một cách thống nhất

+ Phó giám đốc: có nhiệm vụ giúp cho giám đốc được phân công trên các

lĩnh vực sản xuất kinh doanh

+ Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận tham mưu của lãnh đạo công ty

thực hiện các lĩnh vực công tác: Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, bảo

vệ chính trị nội bộ, an ninh, thực hiện các chính sách đối với người lao động, hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng, y tế, tạp vụ, nhà ăn, bảo vệ cơ quan

+ Phòng kinh tế: là bộ phận tham mưu của lãnh đạo công ty thực hiện quản

lý các lĩnh vực công tác

+ Phòng kỹ thuật thí nghiệm: kiểm soát chất liệu của các nguyên liệu, kỹ

thuật công nghệ sản xuất, nghiên cứu khoa học và sáng kiến kỹ thuật

+ Xương tạo hình: chế tạo ra các sản phẩm sứ mộc của công ty.

Bảo

vệ Nhà ăn KHDT TCKT KD

Trang 37

+ Xưởng lò nung: thực hiện quá trình nung các sản phẩm sứ mộc sau khi đã

phun men chế tạo sứ thành phẩm

+ Xưởng men mộc: chế tạo đổ rót, chế biến men, kiểm tra mộc, phun men và

dán tem các sản phẩm sau khi phun men, sấy

+ Xưởng cơ điện: theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động, quá trình bảo

dưỡng, sửa chữa, thay thế của các thiết bị máy móc trong công ty

+ Xưởng khuôn mẫu: nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm mới và các phụ

kiện, bao bì, cataloge,… sản xuất khuôn mẹ, khuôn sản xuất phục vụ cho tạo hình

+ Xưởng KSC: Phân loại sản phẩm, đóng gói và bốc xếp hàng lên xe theo

đúng kỹ thuật và đơn đặt hàng

2.1.4 Đặc điểm lao động của công ty

Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera là một trong những doanh nghiệp tập hợpđược đội ngũ cán bộ, công nhân trẻ, năng động, sáng tạo, trình độ tay nghề cao

Tổng số lao động: 330 lao động trong đó:

+ Lao động nam: 250 lao động chiếm 75,76%

+ Lao động nữ: 80 lao động chiếm 24,24%

+ Lao động dưới 30 tuổi: 216 lao động chiếm 65,45%

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera năm 2013

Trang 38

Theo con số thống kê trên ta thấy, do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty

mà số lao động nam chiếm phần lớn trong tổng số lao động của doanh nghiệp:75,76%; số lao nữ chiếm 24,24% tổng số lao động; đội ngũ lao động trong công tytrẻ, lao động dưới 30 tuổi chiếm 65,45% Đây cũng là một lợi thế trong việc pháthuy tính sáng tạo của tuổi trẻ, nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹthuật cũng như thích ứng nhanh với môi trường kinh doanh toàn cầu hóa, quốc tếhóa

Số lao động gián tiếp chỉ chiếm 13,03% trong tổng số lao động, điều này chothấy ưu điểm cuả bộ máy quản lý gọn nhẹ, một người có thể làm nhiều việc nhưngvẫn hiệu quả Đội ngũ lao động của công ty vừa trẻ vừa có trình độ, lao động cótrình độ thạc sỹ chiếm 0,30% trong tổng số lao động, số lao động có trình độ Đạihọc chiếm ưu thế với 9,09% trong tổng số lao động.Đây cũng là một ưu thế củacông ty

Tuy nhiên, đối với lao động trực tiếp sản xuất thì số công nhân tay nghề cònthấp chỉ chủ yếu ở bậc 1,2 chiếm 71,52% tổng số lao động, chiếm 97,93% số lao

Trang 39

động trực tiếp; công nhân tay nghề cao nhất ở bậc 5 chiếm 1,52% trong tổng số laođộng và chiếm 2,07% số lao động trực tiếp Do vậy việc đào tạo nâng cao tay nghềcho đội ngũ lao động trực tiếp là vấn đề mà Công ty nên ưu tiên hàng đầu nhằmnâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củaCông ty.

Đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh có 25 người, chiếm 7,58% trong tổng

số lao động, trong đó các nhân viên được bố trí phụ trách thị trường theo từngvùng, miền Đây là đội ngũ nhân viên trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ bán hàng củacông ty, là bộ mặt của Công ty, là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng do đóviệc tuyển chọn đội ngũ nhân viên kinh doanh đòi hỏi những người có hiểu biết sâurộng, có chuyên môn về kinh tế, có ngoại hình ưa nhìn, có sức khỏe và nhạy béntrong công việc

Bảng 2.2 : Thu nhập của người lao động tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera

qua 3 năm (2011 – 2013)

Chỉ tiêu ĐVT Năm2011 Năm2012 2013Năm

Tốc độ phát triển (%)2012/

2011

2013/

2012

Bìnhquân

Lao động Người

Trang 40

Tổng quỹ lương

1.000đồng

5.761.281 6.858.252 7.513.955

119,04

109,56

114,3Thu nhập bình

quân/tháng

1.000đồng

1.288 1.886 2.698 146,43 143,05 144,74

( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính )

Từ bảng số liệu trên ta thấy: Số lượng lao động năm 2012 so với năm 2011giảm 32 người tương ứng giảm 7,8 % trong khi quỹ lương năm 2012 so với2011tăng 1.096.971.000 đồng tương ứng tăng 19,04% đã làm thu nhập bình quân/tháng năm 2012 so với năm 2011 tăng 598.000 đồng tương ứng tăng 46,43%

Số lượng lao động năm 2013 so với năm 2012 giảm 48 người tương ứng giảm12,7 % trong khi quỹ lương năm 2013 so với 2012 tăng 655,703,000 đồng tươngứng tăng 9,56% đã làm thu nhập bình quân /tháng năm 2013 so với năm 2012 tăng812,000 đồng tương ứng tăng 43,05%

Đây là một dấu hiệu tốt trong việc tăng thu nhập nhằm nâng cao mức sốngcho lao động của Công ty

2.1.5 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty

Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các luật khác

có liên quan, điều lệ tổ chức hoạt động được Đại hội đồng cổ đông nhất trí Vốn

điều lệ của Công ty 6.000.000.000 đồng (sáu tỷ đồng chẵn), trong đó 51% vốn điều

lệ của Nhà nước, 49% vốn điều lệ của các cổ đông khác Trong những năm gần đâydoanh nghiệp thay đổi mô hình quản lý từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh

nghiệp cổ phần nên tình hình sản xuất kinh doanh luôn tăng trưởng và phát triển

Ngày đăng: 11/11/2015, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Chính (2012), “Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ”. NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2012
2. Bộ Tài Chính (2009), “Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 1 - Hệ thống tài khoản kế toán”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 1 - Hệ thống tài khoản kế toán”
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
3. GS.TS. NGND Ngô Thế Chi (2010), “Giáo trình kế toán tài chính”, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính
Tác giả: GS.TS. NGND Ngô Thế Chi
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2010
4. PGS.TS Nguyễn Văn Công, “Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
5. PGS.TS Võ Văn Nhị, TS. Nguyễn Ngọc Dung, TS. Nguyễn Xuân Hưng (2010) “450 tình huống kế toán tài chính”, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 450 tình huống kế toán tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
6. TS Đoàn Quang Thiệu (2007),“ Giáo trình nguyên lý kế toán”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Giáo trình nguyên lý kế toán”
Tác giả: TS Đoàn Quang Thiệu
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2007
7. PGS.TS Võ Văn Nhị, “Nguyên lý kế toán”,NXB Thống kê 8. Luật Kế toán ( Số 03/2003/QH 11 ngày 17 tháng 06 năm 2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguyên lý kế toán”
Nhà XB: NXB Thống kê8. Luật Kế toán ( Số 03/2003/QH 11 ngày 17 tháng 06 năm 2003)
9. Trang web: www.misa.com.vn – Download phần mềm MISA – SME 7.9 10.Trang web: www.webketoan.com.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w