Tính cấp thiết của đề tài Thế kỉ 21 là thời đại mà quan hệ quốc tế đa cực, tiêu dùng đa dạng, kinh tế toàn cầu và tự do thương mại, tiến bộ khoa học công nghệ và xã hội thông tin, coi tr
Trang 1Trường Đại học Ngoại thương
Khoa Quản trị kinh doanh
-o0o -Đề tài: Tìm hiểu đặc điểm, vai trò ngành
công nghiệp cơ khí đối với ngành kinh tế quốc dân
Giảng viên hướng dẫn: Đào Minh Anh
Sinh viên: Trương Thị Thảo Nguyên
Nguyễn Thị Quyên Nguyễn Thị Phương Quỳnh Vương Thị Hương Quỳnh Trần Thị Tâm
Lớp: Du lịch & Khách sạn
Khóa: 52
Quảng Ninh, 24/09/2015
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.1 Đối tượng 4
1.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Nội dung 4
CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ 5
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CƠ KHÍ 6
1 Nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp cơ khí 6
1.1 Nguồn nhân lực về con người 6
1.2 Nguồn nhân lực vật chất 7
2 Ngành cơ khí: "Miếng ngon" vẫn rơi vào tay khối ngoại 7
3 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn chưa cao 8
CHƯƠNG 3 VAI TRÒ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC 9
1 Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí đối với nền kinh tế 9
1.1 Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, quyết định đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác và nền kinh tế cả nước 9
1.2 Công nghiệp cơ khí tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển 10
1.3 Công nghiệp cơ khí giúp tạo việc làm cho người dân lao động 10
1.4 Ngành công nghiệp cơ khí tạo ra nguồn thu ngoại tệ 11
2 Định hướng phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong tương lai 11
KẾT LUẬN 13
NHẬN XÉT CÁC THÀNH VIÊN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỉ 21 là thời đại mà quan hệ quốc tế đa cực, tiêu dùng đa dạng, kinh tế toàn cầu và tự do thương mại, tiến bộ khoa học công nghệ và xã hội thông tin, coi trọng bảo vệ môi trường khiến cho vị trí của ngành công nghiệp cơ khí được các nước thế giới quan tâm đặc biệt , nó trở thành một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế bởi vì đây là một ngành công nghiệp sản xuấ ra máy móc, thiết
bị cung cấp cho toàn bộ các ngành kinh tế khác Thực tế cho thấy, ngành công nghiệp
cơ khí đang là ngành then chốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bất kì quốc gia thực hiện công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước cũng có nền
cơ khí mạnh , sự phát triển của ngành cơ khí vừa là nền tảng, vừa là động lực cho sự phát triển của tất ca các ngành nghề khác nhau trong xã hội, nó còn có tác động tích cực đến ngành dịch vụ thông qua sự phát triển của mạng lưới phân phối, thu hút số lượng lao dộng xã hội tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế
Phát triển công nghiệp cơ khí sẽ cho phép các nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ lớn dành cho nhập khẩu máy móc thiết bị hàng năm (những năm gần đây Việt Nam đa nhập khẩu bình quân hàng năm là trên 10 tỉ USD đối với máy móc thiết bị) và phát huy được thế mạnh cạnh tranh của nguồn nhân lực của các nước phát triển
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nội dung là xây dựng nền kinh tế mà sản phẩm của nó chủ yếu được sản xuát bằng máy móc, thiết bị hiện đại do vật ngành công nghiệp cơ khí càng có vai trò quan trọng, hơn nữa Việt Nam là đất nước xuất phát điểm thuần nông, có số dân lớn
do vậy chúng ta không thể tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng máy móc, thiết bị của nước ngoài tức là không thể bằng bàn tay của người khác, chính vì vậy phát triển công nghiệp càng trở nên có ý nghĩa và cấp thiết hơn bao giờ hết
Ngành công nghiệp cơ khí nước ta được hình thành và phát triển từ rất sớm, nhận thức được tầm quan trọng của ngành Đảnng và nhà nước ta đã luôn đặt ở một vị trí quan trọng và từng bước ưu tiên phát triển Ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam
đã có thời kì thuộc loại mạnh của khu vực và đáp ứng đến 50% nhu cầu của nền kinh
tế Hiện nay, cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một làn sóng đầu tư ồ ạt chảy vào Việt Nam, các công ty sản xuất các sản phẩm cơ khí (cơ khí thiết bị , thiết bị đóng tàu, lắp ráp ô tô ) của Việt Nam
đã bắt đầu tìm gặp những đối tác chiến lược để hình thành nên các liên doanh sản
Trang 4xuất và lắp ráp thiết bị cơ khí Tuy nhiên, do xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, cơ sở vật chấ kĩ thuật và nguồn nhân lực yếu nên sản phẩm cơ khí của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam nói chung đến nay vẫn còn nhỏ bé, giá trị kim ngạch thấp, manh mún, thiếu vốn, thiếu nguồn cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phần lớn lạc hậu và rất nhiều bất cập khác Cho nên chất lượng thấp, mẫu mã đơn điệu, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao, hạn chế về thị trường xuất khẩu và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn so với ngành công nghiệp cơ khí thế giới
5 Mục đích nghiên cứu
- Sơ lược về sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng
- Phân tích đặc điểm chung của các doanh nghiệp cơ khí
- Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí đối với nền kinh tế quốc dân
- Định hướng về ngành công nghiệp cơ khí tại Việt Nam trong tương lai
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1 Đối tượng
Nghiên cứu thực tiển phát triển ngành công nghiệp cơ khí
1.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng
Chương 1: Khái niệm chung về ngành công nghiệp cơ khí
Chương 2: Đặc điểm chung của các doanh nghiệp cơ khí
Chương 3: Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí với nền kinh tế quốc dân.
Định hướng của Việt Nam về ngành công nghiệp cơ khí trong thời kì đổi mới
Trang 5CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CƠ KHÍ
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa, vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ khoa học và kỹ
thuật.
Cơ khí là một ngành khoa học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các khí cụ các
nguyên lý, định nghĩa cơ học mang tính công nghệ vào các quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, giảm thiểu đến mức tối ưu về thời gian và hao mòn trong các quá trinh sản xuất
Công nghệ cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại
máy móc, thiết bị, vật dụng hữu ích phục vụ cho đời sống và sản xuất như: ô tô, máy bay, robot, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, thiết bị sản xuất, đồ dùng gia đình, vũ khí,
Công nghệ cơ khí thường tạo ra các giả lập mô phỏng hoạt động của các đối tượng, như quy trình chế tạo thực tế theo trình tự tối ưu hóa sự thực hiện, hiệu quả kinh tế và chi phí năng lượng trước khi quyết định lựa chọn một thiết kế cụ thể
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định được đăng kí kinh doanh theo quy đinh của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh
Trang 6CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CƠ
KHÍ
Nhìn chung các doanh nghiệp ngành cơ khí của nước ta cũng có những chuyển biến tích cực, ngày càng phát triển hơn trước, tạo ra giá trị kinh tế và đem về ngoại tệ cho đất nước Sau 10 năm ngành công nghiệp cơ khí đã hình thành thêm 3 ngành hàng mới là đóng tàu biển, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, lắp ráp ôtô chở khách và xe tải nhẹ Một số doanh nghiệp cơ khí đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ hợp tác quốc tế tạo nguồn nhân lực về chế tạo được nhiều sản phẩm có giá trị như máy động lực nhỏ, máy biến áp, trong khi khối doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực này cũng trưởng thành hơn, đã tự thiết kế và đóng mới được một số thiết bị như cẩu trục lầm kết cấu phụ tùng… Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng mạnh dạn và khẳng định mình trong việc sản xuất chế tạo cũng như tham gia các tổng thầu EPC và một số công trình công nghiệp
Năm 2010 Việt Nam đã xuất khẩu hàng cơ khí đạt 5,5 tỷ USD, năm 2011 là 6,2
tỷ USD nhưng vẫn chủ yếu là khối FDI
Từ năm 2002 đến nay, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phát triển ngành
Cơ khí Việt Nam, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện Quyết định 186/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam với 8 nhóm cơ khí trọng điểm, các doanh nghiệp cơ khí đã có những bước đi phù hợp, đạt được nhiều thành tựu và trở thành một ngành mang lại lợi ích kinh tế rất lớn Chính vì vậy hiện nay càng ngày có càng nhiều những doanh nghiệp cơ khí Đa phần các doanh nghiệp cơ khí có những đặc điểm sau đây:
1 Nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp cơ khí
1.2 Nguồn nhân lực về con người
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với ngành cơ khí: vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn, không đủ điều kiện để quán xuyến thường xuyên hoặc tư vấn cho các cấp có thẩm quyền giải quyết Tính đến năm 2014, chúng ta vẫn chưa giải quyết được bài toán đầu tư cơ khí trọng điểm cho nước nhà sẽ như thế nào để cơ khí Việt Nam
đủ nội lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Quản trị viên cấp cao: gồm ban giám đốc và các trưởng phòng phó ban Đây là đội ngũ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh
Quản trị viên cấp trung gian: đội ngũ trực tiếp quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm
Đội ngũ quản trị viên cấp thấp và các cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm: là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, cần tạo điều
Trang 7kiện cho họ hoàn thành tốt công việc được giao Họ có tinh thần làm việc chăm chỉ, cần cù chịu khó nhưng kinh nghiệm chuyên môn chưa cao Cần tạo điều kiện tập huấn học hỏi kinh nghiêm của các doanh nghiệp nước ngoài
1.3 Nguồn nhân lực vật chất
Đây là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ ngành nghề nào, tuy nhiên hiện tại máy móc của các doang nghiệp cơ khí kể cả tư nhân và nhà nước đa phần đều có sức cạnh tranh thấp, đầu tư của các doanh nghiệp trong nước chắp vá, dàn trải, công nghệ sản xuất khép kín, lạc hậu, thiết bị chậm được đổi mới, hiệu quả chưa cao, thậm chí chưa đủ sức chiếm được thị phần ngay trong nước
Tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều thiếu vốn; công nghệ, thiết bị chế tạo còn lạc hậu, sản xuất còn manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm công nghệ cao; vốn ít, việc tiếp cận vốn của ngân hàng với lãi suất thấp hết sức khó khăn Việc đầu tư của ngành cơ khí chế tạo những năm qua còn phân tán và chưa đồng bộ, chưa có một cơ sở chế tạo nào đủ mạnh làm đòn bẩy thúc đẩy toàn ngành Việc phối hợp liên kết chưa thực hiện được cũng vì thiếu những chuyên ngành cơ khí cần thiết như các dự án sản xuất phôi thép rèn, đúc chất lượng cao, khối lượng lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến; thiếu các cơ sở có máy gia công chế tạo thiết bị lớn; thiếu nhân lực chất lượng cao cho ngành kể cả cán bộ hoạch định chính sách, quản lý, tư vấn, thiết kế, công nhân kỹ thuật có tay nghề… Muốn phát triển ngành này cần phải từng bước trang bị lại và hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có Đổi mới công nghệ, ứng dụng kỹ thuật số trong khâu thiết kế, chế tạo Ngoài ra, cần tập trung, chủ động đào tạo nhân tố con người để từng bước làm chủ công nghệ Đây là yếu tố quan trọng nhất để phát triển ngành cũng như phát triển đất nước
8 Ngành cơ khí: " Miếng ngon" vẫn rơi vào tay khối ngoại
Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí, ước tính đến năm 2055 doanh thu từ ngành cơ khí của Việt Nam có thể đem lại gần 300 tỷ USD, nhưng do năng lực cạnh tranh thấp, công nghệ lạc hậu nên thị phần ngành cơ khí vẫn rôi vào rơi vào các tập đoàn đầu tư nước ngoài Ngoài hai ngành chính là: cơ khí lắp ráp thiết bị nâng hạ, lắp ráp ôtô và đóng tàu thủy được đầu tư mạnh nên phát triển rất nhanh chóng, thì ngược lại lĩnh vực chế tạo máy do ít đước đầu tư vẫn chậm phát triển Số liệu của Hiệp hội cho thấy, sau hơn 10 năm toàn ngành vẫn chưa đầu tư thêm được một nhà máy mới nào về chế tạo máy dẫn đến cơ khí nước ta phát triển lệch
Thêm vào đó, những lĩnh vực quan trọng vẫn chưa được Chính phủ chú trọng đầu tư phát triển Ngoài ra, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ do chúng ta sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và sự ổn định, giá cả và mẫu mã theo yêu cầu của
Trang 8các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh nên chưa tham gia được chuỗi cung ứng của họ
Hiện nhập siêu ngành cơ khí tương đối lớn, trong đó giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất (năm 2006 là 6,6 tỷ USD; năm
2012 là 16,04 tỷ USD) Điều đó cho thấy mục tiêu phát triển ngành cơ khí còn nhiều bất cập Phần lớn các lĩnh vực chưa đạt chỉ tiêu đề ra, trong đó đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí và phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm Theo ước tính, doanh thu từ thị trường cơ khí của Việt Nam đến 2055 cỡ gần 300 tỷ USD, nhưng nếu không được đầu tư và có chiến lược phát triển cụ thể thì với năng lực cạnh tranh thấp, máy móc kỹ thuật lạc hậu, thị phần của ngành cơ khí sẽ rơi vào cá đoàn đầu tư nước ngoài
Công nghiệp đóng tàu đã hình thành nhưng chủ yếu vẫn chỉ khép kín trong tập đoàn và tổng công ty đó, không có sự phối hợp để liên kết với nhau Hơn nữa, không
có công nghiệp phụ trợ để đáp ứng được cho ngành này như sắt thép không đủ nên
dù có nhu cầu nhưng chủ yếu vẫn chỉ làm được phần gia công thôi còn những phần cốt yếu vẫn chưa làm được mà phải phụ thuộc vào nhập khẩu Phần lớn các doanh nghiệp cơ khí của nước ta hiện nay đều là gia công cho các nước ngoài điển hình như việc gia công lắp ráp ô tô các máy móc linh kiện điện tử, chi tiết, phụ tùng cho các hãng lớn như Ford, Toyota,
9 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn chưa cao
Các doanh nghiệp ngành cơ khí có năng lực cạnh tranh cao so với các ngành công nghiệp khác trong nước So với các ngành nông nghiệp hay ngành công nghiệp chế biến thì ngành cơ khí chiếm tỉ trọng lớn hơn Nhưng nếu so sánh với ngành công nghiệp cơ khí trên thế giới thì ngành công nghiệp cơ khí ở nước ta vẫn còn thiếu sót rất nhiều, chưa thể cạnh tranh với các nước khác Thậm chí một số công trình lớn ở nước ta vẫn cần phải có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài chứ chưa tính đến việc ta có thể tự lập tham gia thầu hay nhận những công trình, hợp đồng đóng tàu nước ngoài vì năng lực cạnh tranh cong thấp nên các hợp đồng lớn thường rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài
Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện quyết định trên được nhìn nhận chủ yếu là do trong một thời gian dài, tỷ lệ lạm phát và lãi suất tín dụng luôn ở mức cao, tỷ suất lợi nhuận một số ngành cao hơn nhiều đã hạn chế nguồn lực đầu tư của
xã hội vào ngành cơ khí Cơ chế chính sách thiếu sự nhất quán, thủ tục vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn phức tạp, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thiếu các chuyên gia chuyên nghiệp, cơ sở hạ tầng và máy móc hiện đại còn hạn chế
Trang 9CHƯƠNG 3 VAI TRÒ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
NGHIỆP CƠ KHÍ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC
1 Vai trò của ngành công nghiệp cơ khí đối với nền kinh tế
Ngành công nghiệp Cơ khí đóng vai trò có tính nền tảng và có sự hiện diện hầu như trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của cộng đồng quốc tế
Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhân loại được chứng kiến nhiều biến đổi sâu rộng lớn của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng Khoa học
& Công nghệ hiện đại, mà đặc trưng là các ngành công nghệ cao như công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không và
vũ trụ đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính trị quốc
tế, làm thay đổi diện mạo thế giới đương đại Trong sự phát triển vĩ đại đó, ngành công nghiệp cơ khí đóng vai trò có tính nền tảng và có sự hiện diện hầu như trong tất
cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của cộng đồng quốc tế Chính vì vậy, xu hướng phát triển Khoa học & Công nghệ cơ khí tạo được chú trọng và tập trung phát triển
1.1 Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, quyết định đến sự
phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác và nền kinh tế cả nước
Với vai trò quan trọng của ngành cơ khí và xuất phát từ nhu cầu thị trường, trong những năm qua ngành cơ khí đã có sự tăng trưởng đáng kể, đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội Ngành cơ khí từ vài xưởng quân cụ chuyên sửa chữa xe quân sự, vũ khí, máy bay tàu hải quân, vài xưởng cơ khí chuyên cán, kéo sắt ri, xưởng sửa chữa nhỏ của tư nhân chuyên sửa chữa ôtô, xe máy, tàu thuyền… tập trung rải rác chủ yếu ở Huế, Đà Nẵng, Điện Bàn, Tam Kỳ, Chu Lai, Quảng Ngãi, Qui Nhơn…đến hôm nay là cả một ngành cơ khí với hàng ngàn doanh nghiệp bao gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia với quy mô vốn đầu tư từ vài tỷ đến hàng ngàn tỷ, với máy móc, thiết bị đủ các loại từ đơn giản đến phức tạp ứng dụng công nghệ PLC, CNC …; sản xuất ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho tất cả các ngành nông – lâm- ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phục vụ nhu cầu trong nước
và bước đầu vươn ra thị trường nước ngoài Ngành công nghiệp cơ khí, nhất là cơ khí trọng điểm, trong suốt hơn 10 năm qua, chỉ tiêu chính về sản xuất, kinh doanh của ngành cơ khí năm sau cao hơn năm trước và đến năm 2013 giá trị sản xuất của toàn ngành đạt trên 251.000 tỷ đồng, tăng hơn 7 lần so với năm 2000 Giá trị xuất khẩu cơ khí cũng đã đạt gần 35% trên tổng giá trị ngành cơ khí, cao hơn mục tiêu đề
ra trong chiến lược Doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được các loại thiết bị như:
cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện; dây chuyền thiết bị cán thép xây dựng công suất đến 30.000 tấn/năm; sản xuất, lắp ráp các loại xe bus đến 80 chỗ chất
Trang 10lượng cao với tỷ lệ nội địa hóa lên tới 40% gắn với chế tạo ô tô nông dụng, ô tô tải nặng và xe chuyên dụng… Ở Mỹ hơn nửa nguồn giá trị tổng sản phẩm quốc dân và hoạt động kinh doanh năm 1992 của nuiwcs Mỹ là do ngành cơ khí đem lại Người
Mỹ vô cùng ngạc nhiên và có thể nói rằng nhân dân Mỹ đạt được sự thịnh vượng như vậy là nhờ vào ngành công nghiệp cơ khí
1.2 Công nghiệp cơ khí tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp khác
phát triển.
Các sản phẩm chủ yếu của ngành cơ khí bao gồm: Nông cụ cầm tay, xe máy, lắp ráp ôtô, máy nông nghiệp, tàu, thuyền, ống áp lực, khung nhà tiền chế,…Trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành cơ khí có những mặt thuận lợi để phát triển và không ít khó khăn thách thức phải vượt qua Bất cứ ngành công nghiệp nào muốn hoạt động và phát triển đều phụ thuộc vào ngành công nghiệp
cơ khí Ngành công nghiệp cơ khí cung cấp vật liệu, máy móc, trang thiết bị…cho các ngành công nghiệp khác nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Có thể kể đến là công nghiệp cơ khí đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xây dựng(xi măng, vật liệu xây dựng,…), trong ngành nông nghiệp (máy bừa, máy cày…), thiết bị y tế, chế tạo thiết bị điện, đóng tàu và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí…Mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng mục tiêu đến năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng 40-50% nhu cầu trong nước đến nay vẫn chưa đạt được; tỷ lệ nhập siêu vẫn cao hơn xuất khẩu; chất lượng sản phẩm cơ khí còn nhiều hạn chế; doanh nghiệp chưa làm chủ được công tác thiết kế đối với các dự án lớn; năng lực, quản trị doanh nghiệp và sự phối hợp, liên kết còn kém hiệu quả…
1.3 Công nghiệp cơ khí giúp tạo việc làm cho người dân lao động
Ở nước ta số người làm việc trong ngành công nghiệp cơ khí chiếm hơn 10% tổng số lao động toàn quốc Theo như thống kê của Trung Quốc thì với số dân là hơn 1tỷ người thì có đến 84.43 triệu người làm việc trong ngành công nghiệp cơ khí Như vậy nếu không có nghành công nghiệp cơ khí hay ngành công nghiệp cơ khí không phát triển thì tỷ lệ người thất nghiệp ở mỗi quốc gia là rất cao Hiện nay, các ngành công nghiệp cơ khí còn đang cần rất nhiều nhân lực, trên các trang tìm việc làm như careerlink, Việc làm 24h, tìm việc nhanh…thì cơ khí là một trong những ngành mà các doanh nghiệp có nhu cầu lớn nhất Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Falmi cho biết: “Từ nay đến 2020, có 4 ngành kinh tế chủ lực cần nhiều lao động là cơ khí chế tạo chính xác – tự động hóa: Cần khoảng hơn 8000 người/ năm; hóa chất- dhóa
dược-mỹ phẩm: Cần 10.800 người/ năm; điện tử- công nghệ thông tin: Cần 16.200 người/ năm; chế biến thực phẩm: Cần 10.800 người/ năm” Do đó sinh viên tốt nghiệp những ngành này trong thời gian tới sẽ dễ dàng tìm việc làm và có thu nhập ổn định Còn theo nguồn nhân lực TP.HCM từ nay đến 2020, cơ khí chế tạo chính xác và tự