1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiêu luận quản trị tác nghiệp nghiên cứu mô hình quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và ứng dụng mô hình SCM vào doanh nghiệp

29 2,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 433 KB

Nội dung

Các nghiệp vụ của quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh...9 1.. Quản lý chuỗi cung ứng gắn liến với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp: từ việc hoạch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu mô hình quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và

ứng dụng mô hình SCM vào doanh nghiệp

Quảng Ninh 09/2015

Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Khuyên

Bùi Thị Lan Đặng Thị Lan Mai Thị Lan Hoàng Thị Linh Giảng viên hướng dẫn: Th.s: Đào Minh Anh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP5 I Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 5

1 Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 5

2 Nguồn gốc của SCM 6

3 Cấu trúc của SCM 7

4 Các cấp trong quản trị chuỗi cung ứng 7

5 Những thành phần trong chuỗi cung ứng 7

II Các nghiệp vụ của quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 9

1 Hoạch định 9

2 Thu mua 10

3 Sản xuất 11

4 Phân phối 12

CHƯƠNG II: TRÌNH BÀY CÁC MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG VÀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ TRONG DOANH NGHIỆP 13

I Trình bày mô hình quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp 13

II Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nền kinh tế 15

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL 17

I, Mô hình chuỗi cung ứng của Dell 17

1 Mô hình chuỗi cung ứng của Dell: 17

2 Thành phần trong chuỗi cung ứng của Dell và vai trò của họ trong chuỗi 18

II, Đánh giá chuỗi cung ứng của Dell: 20

1 Thành công 20

2 Hạn chế 22

3 Bài học kinh nghiệm cho một số công ty điện tử ở Việt Nam 22

Kết luận 24

Tài liệu tham khảo 25

Phân chia nhiệm vụ và đánh giá các thành viên nhóm 4 26

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Sự xuất hiện của quản trị chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là việc liên kết sự vận

chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả được gọi chung là quá trình thumua hàng hóa Quá trình hợp nhất ban đầu này sớm mở rộng ra lĩnh vực phân phối vàlogistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng Các công ty sản xuất bắt đầu tích hợpchức năng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này.Từ đó, chuỗi cung ứng ngày

càng chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng gắn

liến với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp: từ việc hoạch định và quản lýquá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lýhậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung cấp, các kênh trung gian, nhàcung cấp dịch vụ và khách hàng.Hiện nay các công ty sản xuất bắt đầu tích hợp chứcnăng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này Từ đó, chuỗi cung ứng ngày càng

chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng gắn liến

với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp: từ việc hoạch định và quản lý quátrình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậucần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung cấp, các kênh trung gian, nhà cungcấp dịch vụ và khách hàng.Đã có rất nhiều bài báo trong những số trước đây của tạpchí Supply Chain Management Review mô tả cách mà một tổ chức đang phát triển đã

cố gắng tạo ra những lợi thế bền vững bằng cách thực thi hàng loạt các chiến lược vàtiếp cận về chuỗi cung ứng Nhưng thay vì chỉ bó hẹp ở những việc này thì các nhàquản lý không trực tiếp có thể thấy có ích nếu như họ đứng ra ngoài và cân nhắc đếnmục tiêu rộng hơn về những gì có thể đạt được từ những sáng kiến trong chuỗi cungứng.Những mục tiêu này bao gồm việc quản lý hiệu quả rủi ro, các mối quan hệ vàcác thỏa thuận Một khi đã hiểu được những mục tiêu rộng lớn này, các nhà quản lý

Trang 4

không trực tiếp bắt đầu nhận thức việc tại sao các công ty của họ lại đang theo đuổinhững chiến lược chuỗi cung ứng như vậy Họ cũng sẽ bắt đầu hiểu rõ hơn công việccủa các chuyên viên về chuỗi cung ứng có bao gồm cả việc quản lý rủi ro, quản lýmối quan hệ và các thỏa thuận Để nghiên cứu kĩ hơn về chuỗi cung ứng SCM chúng

em chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và ứng dụng

mô hình SCM vào doanh nghiệp” nhằm phân tích, đánh giá và rút ra các kinh

nghiệm và giải pháp cho các doanh nghiệp ở Việt Nam

1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nhằm tổng kết kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ở Việt Nam từ việcnghiên cứu, phân tích về mô hình quản trị chuỗi cung ứng SCM

2 Đối tượng nghiên cứu

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng SCM

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài

3.2 Tìm hiểu thực trạng của vấn đề

3.3 Tổng kết cho các doanh nghiệp ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu qua sách báo, tạpchí

4.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực tế hoạt động của chuỗicung ứng SCM

5 Giới hạn đề tài :

▪ Giới hạn về mặt không gian: Tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng SCM trongthời gian

▪ Giới hạn về mặt thời gian: Trong vòng 10 năm trở lại đây

6 Kết cấu khóa luận

Trang 5

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,nội dung chính của tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1:Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Chương 2 :trình bày các mô hình chuỗi cung ứng và vai trò, chức năng, nhiệm vụ tỏng

doanh nghiệp

Chương 3 :Ứng dụng mô hình chuỗi cung ứng của DELL

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG

ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP

I Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

1 Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

Khái niệm ―Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) xuất hiện đầu nhữngnăm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước và trở nên phổ biến vào những năm 1990.Các họcgiả chuyên môn đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này Tuy nhiên, trướckhi tìm hiểu về khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ta cần tìm hiểu khái niệm chuỗi cungứng

- “Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và cơ sở phân phối thực hiện chức năngthu mua nguyên vật liệu, sử dụng những vật liệu này để sản xuất ra bán thành phẩm vàthành phẩm, đồng thời, phân phối những thành phẩm này đến khách hàng.”– ( Ganeshan

và Harrison,1995)

Từ các định nghĩa về chuỗi cung ứng ở trên ta định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng là:-“Quản trị chuỗi cung ứng là sự thống nhất các quá trình kinh doanh then chốt từ ngườitiêu dùng cuối cùng với nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin để tạo ra giá trị giatăng tới khách hàng và các người hưởng lợi khác” - (Douglas M.Lambert, 2004)

- “Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chứcnăng kinh doanh truyền thống đồng thời đề ra sách lược phối hợp các chức năng nàytrong một công ty cụ thể cũng như liên kết các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứngnhằm mục đích nâng cao năng lực của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng trong dàihạn”

Trang 7

2 Nguồn gốc của SCM

Cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là một chức năng kinh doanh chủ yếu, manglại thành công cho các công ty cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP)ghi nhận Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution)

Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm đảm bảocung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách hiệu quả nhất Giai đoạn này baogồm các hoạt động nghiệp vụ sau:

-Vận tải

-Phân phối

-Bảo quản hàng bãi

- Bao bì, nhãn mác, đóng gói

Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics

Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặt trên vào cùng một hệthống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm

Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM)

Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ nhàcung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đến người tiêu dùng Khái niệm SCM chú trọngviệc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhàcung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty vận tải, kho bãi, giaonhận và các công ty công nghệ thông tin

Trang 8

- Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng.

- Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất

4 Các cấp trong quản trị chuỗi cung ứng

Theo ông David Simchi-Levi trong cuốn ―Designing and Managing the SupplyChain: Concept, Strategies and Case Studies” Nhà xuất bản McGraw- Hill Companies,(2008), việc quản trị chuỗi cung ứng có thể chia làm ba cấp:

+ Cấp chiến lược (strategic level): giải quyết các quyết định có tác động lâu dài đếndoanh nghiệp

+ Cấp chiến thuật (tactical level): bao gồm các quyết định tiểu biểu được cập nhật bất cứnơi nào theo từng quý hoặc một năm một lần

+ Cấp tác nghiệp (operational level): liên quan đến các quyết định hàng ngày nhờ việc lênlịch trình, thời gian sản xuất, lộ trình và chất hàng

5 Những thành phần trong chuỗi cung ứng

Các doanh nghiệp tham gia trong một chuỗi cung ứng bất kì đều phải đưa ra quyết địnhvới tư cách cá nhân và tập thể liên quan đến hoạt động của mình trong các linh vực sau:

Trang 9

Sản xuất: thị trường muốn tiêu thụ sản phẩm gì? Nên sản xuất với số lượng bao nhiêu và

vào thời điểm nào? Hoạt động này bao gồm việc tạo ra chu trình sản xuất linh hoạt cótính đến năng suất của nhà máy, cân bằng khối lượng công việc,kiểm soát chất lượng vàbảo trì trang thiết bị

Lưu kho: nên dự trữ loại hàng hóa nào trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng? Nên dự

trữ bao nhiêu nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm.Mục đích cơ bản của việclưu trữ hàng tồn trong kho là nhằm đề phòng những biến động bất thường có thể xảy ratrong chuỗi cung ứng.Tuy nhiên chi phí cho việc lưu kho hàng hóa lại khá tốn kém, vì thếphải xác định được mức độ trữ và đặt hàng tối ưu và thời điểm đặt hàng mới

Địa điểm: Các nhà máy sản xuất và kho lưu trữ hàng tồn cần được đặt ở đâu? Đâu là vị trí

hiệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng tồn? Có nên sử dụng các nhà máy

có sẵn hay xây mới Một khi các vấn đề này được giải quyết sẽ định đoạt các kênh lưuthông để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng

Vận tải: Làm thế nào để vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa ttrong chuỗi cung ứng?

Phân phối bằng hàng không và xe tải nói chung là nhanh chóng và đáng tin nhưng chúngthường chi phí cao Vận chuyển bằng đường biển và xe lửa có chi phí vận chuyển thấphơn nhưng thường mất thời gian trung chuyển và độ an toàn không cao Tính chất không

an toàn này phải được khắc phục bằng cách nâng tỷ lệ hàng dự trữ Mỗi phương thức vậntải phù hợp với những trường hợp nào?

Thông tin: Nên thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông tin là đủ? Sự nắm

bắt thông tin được thông tin đúng lúc và chính xác sẽ củng cố mối quan hệ hợp tác đồngthời giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về chủng loại, số lượng sản phẩm,mức độ dự trữ hàng, địa điểm đặt kho hàng và cách thức vận chuyển tối ưu

Nhà cung cấp: Sử dụng các nhà cung cấp nào để đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn? Phân

bổ vị trí các nhà cung cấp ra sao để giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu?Thiết lập vàduy trì mối quan hệ với nhà cung cấp như thế nào?

Trang 10

Đại lý: phân bổ hàng hóa đến đại lý như thế nào cho hợp lý? Trợ giúp các đại lý theo

hình thức nào để đại lý hoạt động tốt để thu thập các thông tin phản hồi từ đại lý và từkhách hàng lẻ

II Các nghiệp vụ của quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mô hình nhận diện hoạt động chuỗi cung ứng đơn giản gồm có 4 quy trình

Trang 11

1.1 Dự báo lượng cầu

Dự báo là dự tính và báo trước các sự việc sẽ diễn ra trong tương lai một cách có cơsở.Đối tượng nghiên cứu của dự báo là sự phát triển của các yếu tố, hiện tượng trongtương lai.Dự báo nhu cầu sản phẩm là dự kiến, đánh giá nhu cầu trong tương lai củacác sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định được chủng loại và số lượng sản phẩm(hàng hóa và dịch vụ) cần có trong tương lai.Tất cả các dự báo với 4 biến số chínhphối hợp với nhau quết định diễn biến của điều kiện thị trường.Những biến số đó là:nguồn cung, lượng cầu, đặc điểm sản phẩm, và môi trường cạnh tranh

 Nguồn cung được quyết định bởi số lượng nhà sản xuất và khoảng thời gian

2 Thu mua

2.1 Tuyển chọn nhà cung cấp

Trong quản trị chuỗi cung ứng, việc tuyển chọn và thiết lập mối quan hệ với nhà cungcấp là một khâu rất quan trọng Đây là một quy trình nhằm xác định các nhà cung cấpchiến lược để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt việc thu mua nguyên vật liệu cần thiết

để hỗ trợ kế hoạch kinh doanh và mô hình vận hành

Trang 12

2.2 Đàm phán hợp đồng

Hiện nay, các công ty có xu hướng đi thuê ngoài các nhà cung cấp sản xuất các bộphận của sản phẩm,vì thế hợp đồng cung cấp được soạn thảo tỉ mỉ và hợp lý sẽ manglại hiệu quả lớn cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, khi tham gia đàm phán

kí kết hợp đồng mua nguyên vật liệu trực tiếp ta phải lưu ý đến yêu cầu chính xác vềchất lượng, hỗ trợ kĩ thuật tốt và dịch vụ tốt Công tác đàm phán hợp đồng cần chútrọng đến thời hạn và địa điểm giao hàng, thời hạn thanh toán để tối thiểu hóa chi phí

Để đạt hiệu quả mua hàng tối ưu, các nhà cung cấp cần có khả năng thiết lập hệ thốngliên kết điện tử nhằm mục đích nhận đơn hàng, gửi thông báo giao hàng, gửi hóa đơn,nhận thanh toán…một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian

Trang 13

3.2 Lựa chọn vị trí sản xuất

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc lựa chọn vị trí sản xuất đóng vai tròquan trọng nhằm đảm bảo mục tiêu chiến lược và để vận hành tốt chuỗi cung ứng.Mục tiêu lựa chọn vị trí sản xuất đặt trong chuỗi cung ứng là vị trí cho thuê có giá hợp

lý, thuận tiện về giao thông để đảm bảo cho hoạt động logistics vận hành tốt, thuậntiện cho việc phân phối sản phẩm đến thị trường với chi phí thấp, gần nguồn nguyênvật liệu, cơ sở hạ tầng tốt…

3.3 Lập lịch trình sản xuất

Lập lịch trình sản xuất là việc phân bổ nguồn lực sẵn có ( trang thiết bị, nhâncông, nhà xưởng) để tiến hành sản xuất Mục đích của việc này là để sử dụng năng lựcsẵn có một cách hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận Công đoạn lập lịch trình sản xuất làquá trình tìm kiếm sự cân bằng giữa các mục tiêu như: tần suất hoạt động cao, mứclưu kho thấp và chất lượng dịch vụ khách hàng cao

4 Phân phối

Quy trình phân phối là một khâu rất quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng, nóquyết định đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng đó Các vấn đề cầnquan tâm ở trong quá trình này là:

Quản trị đơn đặt hàng như thế nào??

Lập lịch trình gia hàng ra sao??

Cách phân phối và vận chuyển hàng như thế nào??

Trang 14

CHƯƠNG II: TRÌNH BÀY CÁC MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG

VÀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ TRONG DOANH

NGHIỆP

I Trình bày mô hình quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Các mô hình dây chuyền cung ứng được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp.Một công ty

sản xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà

cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng

Trong mô hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp

(đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối và từ các nhà máy

“chị em” (có điểm tương đồng với nhà sản xuất) Ngoài việc tự sản xuất ra sản phẩm,doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ cácnhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng Trong mô hình phức tạp này, hệ thốngSCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm ra sản phẩm

và đưa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện

Ngày đăng: 11/11/2015, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w