1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quản trị tác nghiệp nghiên cứu mô hình bảo trì năng suất tại việt nam

19 2,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu mô hình bảo trì năng suất tại Việt Nam
Tác giả Lương Thị Hằng, Dương Thị Thu Hiền, Nguyễn Việt Hùng, Mai Thị Thanh Huyền, Lê Hữu Khánh
Người hướng dẫn Ths. Đào Minh Anh
Trường học Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2015
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 283,41 KB

Nội dung

Trước bài toán vô cùng khó khăn như vậy, phương pháp bảo trì năng suất toàn diện đã ra đời TPM – Total Productive Maintainance, đã trở thành một trong những yếu tố quyết định hiệu quả đầ

Trang 1

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa quản trị kinh doanh

- -BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài

Nghiên cứu mô hình bảo trì năng suất tại Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay

Giáo viên hướng dẫn: Ths Đào Minh Anh Lớp: Quản trị Du lịch-K52

Sinh viên thực hiện:

Lương Thị Hằng MSSV:1312298016

Dương Thị Thu Hiền MSSV:1312298017

Nguyễn Việt Hùng MSSV:1310298018

Mai Thị Thanh Huyền MSSV:1312298021

Lê Hữu Khánh MSSV:1310298022

Trang 2

Quảng Ninh, ngày 25 tháng 9 năm 2015

DANH SÁCH NHÓM 3- QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN

Lương Thị Hằng Các hoạt động chính của

TPM+6 bước cuối quá trình thực hiện mô hình

Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Dương Thị Thu Hiền Ưu nhược điểm của mô

hình+kết luận+chịu trách nhiệm chung

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Nguyễn Việt Hùng Phạm vi áp dụng+mục

tiêu+triết lý+6 bước đầu thực hiện mô hình

Tham gia nhiệt tình,hoàn thành tốt công việc

Mai Thị Thanh Huyền Ví dụ một số mô hình TPM ở

Việt Nam

Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Lê Hữu Khánh Lời mở đầu+khái niệm+lịch

sử ra đời và phát triển+mảng

kỹ thuật

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Trang 3

Mục lục

CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BẢO TRÌ NĂNG SUẤT TOÀN DIỆN( TOTAL

PRODUCTIVE MAINTENANCE-TPM) 1

1 Khái niệm hệ thống bảo trì năng suất toàn diện 1

2 Lich sử ra đời và phát triển của TPM 1

3 Phạm vi áp dụng 2

4 Mục tiêu của TPM 2

5 Triết lý 3

CHƯƠNG II : THỰC HIỆN MÔ HÌNH TPM 4

1 Các hoạt động chính của TPM 4

2 Cách thực hiện TPM 6

CHƯƠNG III.ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH 11

1 Một số mô hình áp dụng TPM hiệu quả ở Việt Nam 11

2 Ưu và nhược điểm của mô hình TPM 13

KẾT LUẬN 14

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên thế giới ngày càng phát triển và có sức cạnh tranh lớn, xu hướng cá nhân hóa, linh hoạt, nhanh chóng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của hoạt động sản xuất Sự cạnh tranh gay gắt buộc các nhà sản xuất phải cân nhắc những giải pháp để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất bằng chi phí hợp lí nhất với thời gian giao hàng sớm nhất Không những thế, doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, đảm bảo sức khỏe của công nhân cũng như bảo vệ môi trường Trước bài toán vô cùng khó khăn như vậy, phương pháp bảo trì năng suất toàn diện đã ra đời (TPM – Total Productive Maintainance), đã trở thành một trong những yếu tố quyết định hiệu quả đầu ra của sản xuất: từ năng suất, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng đến an toàn sản xuất và bảo vệ môi trường Phương pháp này bắt nguồn từ Nhật Bản và nhanh chóng được

áp dụng rộng rãi ở cộng đồng các nước châu Âu và bắt đầu được hội nhập vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Bài tiểu luận này sẽ phân tích ý nghĩa của phương pháp TPM, đồng thời sẽ chỉ ra những nội dung, nguyên tắc và những đối tượng phù hợp có thể sử dụng phương pháp này trong quá trình sản xuất Trong quá trình làm tiểu luận không chúng em không tránh khỏi những sai sót, mong cô giáo góp ý để nhóm hoàn thành bài tiểu luận được tốt hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BẢO TRÌ NĂNG SUẤT TOÀN

DIỆN( TOTAL PRODUCTIVE MAINTENANCE-TPM)

1 Khái niệm hệ thống bảo trì năng suất toàn diện

Bảo trì năng suất toàn diện - TPM (Total Productive Maintenance) là một phương pháp quản lý được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, sau đó được phổ biến, áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới TPM được giới thiệu vào những năm 1950, khi các nhà máy tại Nhật Bản du nhập, nghiên cứu, áp dụng phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa (Preventive Maintenance - PM) từ Mỹ Theo phương pháp này, việc vận hành máy móc tại phân xưởng sản xuất là do công nhân vận hành thực hiện, còn việc bảo dưỡng máy móc mới do một bộ phận chuyên trách khác Tuy nhiên, với mức độ tự động hóa ngày càng cao, hoạt động bảo dưỡng phòng ngừa đòi hỏi nhiều nhân lực chuyên môn cho bộ phận bảo dưỡng, thậm chí

có khi còn cao hơn số lượng công nhân vận hành Điều này khiến các nhà quản lý phải tìm cách thay đổi, theo đó: công nhân vận hành phải đảm nhiệm cả công việc bảo dưỡng hàng ngày còn

bộ phận bảo dưỡng chuyên trách sẽ quản lý và đảm nhiệm các công tác

Khái niệm và phương pháp TPM được Viện Bảo dưỡng Nhà máy Nhật bản (Japan Institute of Plant Maintenance-JIPM) giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1971 Bắt đầu từ những năm 1980, TPM bắt đầu được phổ biến rộng ra bên ngoài Nhật Bản nhờ cuốn sách Introduction

to TPM and TPM Development Program của tác giả Seiichi Nakajima, một chuyên gia của JIPM, PM dần được thay thế bằng TPM (Total Productive Maintenance) Có thể hiểu TPM là việc bảo trì hiệu quả với sự tham gia của tất cả mọi người - một dạng kết hợp của PM và một phần TQM (Quản lý chất lượng toàn diện- Total Quality Management) Nhiều tổ chức hiểu sai

về TPM khi cho rằng chỉ công nhân trong xưởng cần tham gia Thực ra, để có hiệu quả, TPM cần phải được thực hiện có hiệu lực trên cơ sở toàn bộ tổ chức

2 Lich sử ra đời và phát triển của TPM

TPM là một sáng kiến của người Nhật Nguồn gốc của TPM phát triển từ bảo trì phòng ngừa vào năm 1951 của người Nhật Tuy nhiên khái niệm bảo trì phòng ngừa lại được hình thành từ Mỹ Đây là chiếc nôi đầu tiên giới thiệu chương trình bảo trì phòng ngừa vào năm

1960 Đây là một chương trình hỗ trợ người vận hành và bảo trì thiết bị, tuy nhiên khi thiết bị ngày càng tự động và phát triển hơn, vấn đề bảo trì thiết bị theo kiểu truyền thống trở nên không hiệu quả vì đòi hỏi nhân lực bảo trì nhiều hơn, thường xuyên hơn

Trang 6

Do đó, bộ phận quản lý quyết định cho người vận hành thực hiện các động tác như: kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, mà các tác vụ kiểm tra đó có tần suất ngắn hạn, thường xuyên hay còn gọi là tự bảo trì, một phần cốt yếu của TPM Từ đó thiết bị ngày một được cải tiến hơn, có

độ tin cậy cao hơn Từ đó, phương pháp bảo trì năng suất ra đời

Đến năm 1971 Viện Bảo trì nhà máy Nhật Bản đề xuất triển khai Sau một thời gian áp dụng quản lý chất lượng toàn diện TQM Total Quality Management và phương pháp JIT -Just In Time, người ta nhận thấy lĩnh vực bảo trì thiết bị trong quá trình sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, trong khi ở Mỹ, nó đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong sản xuất và nguyên tắc về bảo trì đã trở thành một triết lý “no maintenance, no operation”

Từ nhận thức đó, các công ty Nhật đã kết hợp tinh thần quản lý chất lượng của Nhật với tính hiệu quả của bảo trì kiểu Mỹ, họ đúc kết thành lý thuyết quản lý TPM và đưa vào Nhật sử dụng Dần dần TPM đã được triển khai phổ biến trong các công ty và xí nghiệp tại Nhật

Ngày nay TPM đã được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực TPM văn phòng và TPM

kỹ thuật, đồng thời giá trị của nó cũng vươn dài ra từ bảo trì đến quản lý ở các nước như Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc, đặc biệt là ở Nhật Bản Mục tiêu của bảo trì năng suất là tối đa hóa

sự sẵn sàng của thiết bị, sử dụng thiết bị đạt hiệu suất và hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất

3 Phạm vi áp dụng

TPM hướng nhiều vào phần cứng của hệ thống sản xuất trong một tổ chức, nên các đối tượng thích hợp nhất là các tổ chức/doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, trong đó, phần máy móc thiết bị tham gia đóng góp lớn cho việc tạo ra sản phẩm cũng như đóng vai trò quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm đó Kết hợp phần cứng TPM với phần mềm là TQM (Total Quality Management) & TPS (Toyota Production System), có thể tạo ra một hệ thống quản lý sản xuất tương đối hoàn chỉnh và phù hợp cho nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam Nguồn:http://vnpi.vn/Desktop.aspx/TPM/Thong-tin-chung-TPM/Thong_tin_chung_ve_TPM/

4 Mục tiêu của TPM

Tăng tối đa hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt quá trình tồn tại của máy móc thiết bị

Hướng tới 3 không: không có sự cố dừng máy ngoài kế hoạch (Zero Breakdow), không có phế phẩm (Zero Defect), không có tai nạn xảy ra trong quá trình hoạt động (Zero accident)

Trang 7

Lôi cuốn toàn thể người lao đôngj vào các hoạt động nhóm để bảo dưỡng tự giác và cải thiện thiết bị

5 Triết lý

TPM hoạt động dựa trên các khẩu hiệu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “bác sỹ tốt nhất là chính mình”, “ không có bảo trì,không thể làm việc được” Không ai hiểu máy móc thiết

bị ,nhà xưởng của mình bằng chính mình ,vì vậy chăm sóc bảo trì không ai tốt hơn người sử dụng nó

Trang 8

CHƯƠNG II.: THỰC HIỆN MÔ HÌNH TPM

1 Các hoạt động chính của TPM

Có 8 trụ cột chính của hoạt động TPM:

 Bảo trì tự quản

Người đứng máy hay vận hành máy (Operator) sẽ phải biết sửa chữa và bảo trì máy ở một mức độ nhất định thay vì biết thao tác vận hành, và khi máy hư chỉ biết tắt máy rồi chờ đội bảo trì đến sửa Đào tạo đội ngũ công nhân vận hành để giảm thiểu sự chênh lệch giữa họ và đội ngũ bảo trì nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn khi họ làm việc chung một nhóm Cải tiến máy móc để công nhân vận hành có thể phát hiện được những hiện tượng bất thường và đo lường được sự xuống cấp của thiết bị trước khi có ảnh hưởng đến quá trình và dẫn đến hư hỏng Chỉ cần công nhân vận hành làm được 30% công việc của bộ phận bảo trì thì năng suất thiết

bị sẽ tăng lên thấy rõ

 Cải tiến có trọng điểm

Trong thực tế sản xuất tại mỗi đơn vị luôn luôn nẩy sinh những vấn đề, thí dụ như:

về chất lượng, về chi phí, về năng suất, về an toàn lao động v.v… tuỳ theo từng thời điểm và tuỳ theo ý nghĩa then chốt và tính bức xúc của sự việc trong thời điểm đó, người ta sẽ chọn lựa

và đưa ra vấn đề và thành lập nhóm hay tiểu ban để tập trung cải tiến Bên cạnh đó vẫn khuyến khích những sáng kiến cải tiến nhỏ của từng cá nhân hoặc từng bộ phận trong công

ty nhưng vẫn nằm trong lược phát triển của công ty

 Bảo trì có kế hoạch

Bảo trì có kế hoạch, nhằm thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để tránh dừng máy, tránh các lỗi lặp lại, tăng tuổi thọ máy, giảm thời gian sửa chữa và chi phí cho công tác bảo trì Đồng thời có kế hoạch sử dụng thích hợp cho những máy móc thiết bị mới ngay từ khi bắt đầu đưa vào hoạt động

 Quản lý chất lượng

Xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở con người (kỹ năng), thiết bị (tự động, độ chính xác và tin cậy cao), vật tư (nguyên liệu, bao bì), phương pháp sản xuất và thông

số quá trình Kiểm soát chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối và hậu mãi nhằm xác lập và duy trì các điều kiện để đạt “không lỗi” Có hệ thống khắc phục và ngăn ngừa sự chênh lệch chuẩn của sản phẩm là trách nhiệm của mọi người và người chỉ huy là bộ phận bảo đảm

Trang 9

chất lượng trong đơn vị Tiêu chuẩn quản lý chất lượng Iso 9001 và phương pháp cải tiến “6 Sigma” là những công cụ hiệu quả để duy trì và cải tiến chất lượng

 Quản lý từ đầu

Xác lập một hệ thống dữ liệu để đánh giá và rút kinh nghiệm trong quá khứ khi chuẩn bị đầu tư mua sắm thiết bị mới hay trước khi nghiên cứu phát triển sản phẩm mới Thiết bị mới phải có ưu điểm tích cực hơn thiết bị cũ: dễ vận hành, dễ vệ sinh, dễ bảo trì và tin cậy, ít tiếu tốn năng lượng, tuổi thọ cao hơn v.v… Nội dung này kết hợp chặt chẽ với bảo trì có kế hoạch

 Huấn luyện và đào tạo

TPM là một quá trình học tập không ngừng vì vậy công nhân vận hành phải thường xuyên được huấn luyện, nâng cao kỹ năng và thái độ làm việc Cán bộ cần được đào tạo về khả năng quản lý, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý chất lượng v.v…Nội dung này hỗ trợ tích cực cho các nội dung nói trên, đặc biệt là nội dung bảo trì tự quản Ngược lại, các nội dung nói trên giúp định hướng cho công tác đào tạo của doanh nghiệp

 Hệ thống hỗ trợ

Bộ phận hành chính và các bộ phận hỗ trợ như cung ứng, bán hàng và hậu mãi có thể được xem là một phần của quy trình vì nhiệm vụ của họ là thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cũng như phục vụ các nhu cầu khác của sản xuất Nội dung chính áp dụng ở đây là huấn luyện đào tạo, hoạt động 5S và cải tiến có trọng điểm

 An toàn và môi trường

Mục tiêu của nội dung này là không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không tác động đến môi trường.Thực tế trong sản xuất đã cho thấy không thể đạt được năng suất cao, chất lượng ổn định nếu nơi làm việc bừa bãi, trơn trợt, thiếu ánh sáng, đầy tiếng

ồn, bụi bậm, mùi hôi thối dẫn đến bệnh nghề nghiệp và mối hiểm nguy chực chờ hằng ngày Ngoài ra sẽ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp nếu có sự khiếu nại của cộng đồng khi môi trường sống của họ bị ô nhiễm Đơn vị phải có chính sách về SHE và công bố rõ ràng, bám chặt các quy định của luật pháp về an toàn, sức khoẻ, môi trường Có nhân viên chuyên trách

về an toàn lao động Xác định một hệ thống đánh giá về các mối nguy hiểm, các khía cạnh sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường làm việc và môi trường sống của cộng đồng để tập trung cải tiến Huấn luyện về nhận thức cho mọi người Huấn luyện về các kỹ năng PCCC,

kỹ tăng cứu thương Có quy trình về trường hợp sự cố khẩn cấp Có hệ thống báo cáo tai nạn

Trang 10

và báo cáo suýt bị (Near Miss Report) Trang thiết bị về an toàn đầy đủ Có hệ thống xử lý chất thải và khí thải đạt tiêu chuẩn

Nếu ví TPM như là một tòa nhà, 8 nội dung trên chính là 08 trụ cột của ngôi nhà đó, còn nguyên tắc 5S là nền móng Việc áp dụng 5S là một phương pháp quản lý nhà và xưởng nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc, một chương trình hoạt động thường trực trong một doanh nghiệp hoặc ở một đơn vị hành chính 5S là một phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong thực tế Từ văn phòng, nhà kho cho đến công trường xây dựng, hay nhà xưởng công nghiệp hoặc nông nghiệp Nơi nào có hoạt động thì nơi đó cần sắp xếp, cần phân loại, cần sạch sẽ Không có hoạt động 5S thì không thể bàn đến việc quản lý và cải tiến 5S ngăn chặn sự xuống cấp của nhà xưởng, tạo sự thông thoáng cho nơi làm việc, đỡ mất thời gian cho việc tìm kiếm vật tư, hồ sơ cũng như tránh sự nhầm lẫn Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót Các thiết bị sản xuất hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng an toàn

2 Cách thực hiện TPM

Để xây dựng được hệ thống TPM cần phải thực hiện 4 giai đoạn với 12 bước :

1 Giai đoạn chuẩn bị:

B1:Thông báo của người quản lý cấp cao nhất về quyết định xây dựng hệ thống TPM B2: Bắt đầu đào tạo về TPM và mở chiến dịch giới thiệu TPM

B3: Thành lập tổ chức hoạt động cho TPM

B4: Thiết lập những chiến lược và mục tiêu cơ bản của TPM

B5: Xây dựng kế hoạch chi tiết

2 Giai đoạn thực hiện:

B6: Tiến hành cho TPM bắt đầu hoạt động

B7:Tối ưu hóa hiệu suấ các thiết bị

B8: Phát triển một chương trình bảo dưỡng tự động

3 Giai đoạn duy trì:

B9:Phát triển một chương trình bảo dưỡng định kỳ

B10:Đào tạo để năng cao kỹ năng bảo trì vàvận hành

B11:Tổ chức chương trình về quản lý thiết bị

4 Giai đoạn cải tiến:

B12:Hoàn thiện TPM ở cấp độ cao hơn

Trang 11

Sau đây là nội dung cụ thể của từng giai đoạn:

Bước 1 : Thông báo của người lãnh đạo cao nhất về triển khai TPM

Bước đầu tiên của việc phát triển TPM là đưa ra một thông báo chính thức về quyết định thực hiện TPM

Người quản lý cao nhất phải thong báo cho các công nhân của mình biết về quyết định này và cùng chia sẻ với họ sự tâm huyết thực hiện dự định đó

Thông báo này có thể được trình bày dưới dạng một bài phát biểu chính thức hoặc bằng thông báo nội bộ công ty.TPM chỉ được tiến hành dễ dàng khi công nhân có động cơ và có khả năng tự quản lý các công việc của mình sao cho hiệu quả nhất.Vì thế nội dung thông báo cần nêu được mục tiêu và những lợi ích của TPM,đồng thời gợi lên hứng thú thực hiện mô hình cho toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp

Bước 2 : Tiến hành đào tạo

Chương trình đào tạo cho việc thực hiện TPM cần phải được thiết kế phù hợp nhằm loại

bỏ sự hoài nghi và làm tăng nhuệ khí của mọi người.Ví dụ: ở Nhật Bản một chương trình đào tạo trong 2-3 ngày tùy theo trình độ là hiệu quả nhất đối với những người quản lý,đội ngũ kĩ sư,các nhóm lãnh đạo nhóm và quản đốc

Đôi khi người đứng đầu doanh nghiệp nên tham gia vào các buổi tập huấn cho truỏng phòng và cán bộ cấp dưới nhằm động việ họ bằng sự hiện diện của mình.Công nhân thì có thể đuọc đào tạo dễ hiểu và cụ thể hơn thông qua việc sử dụng đèn chiếu,hình vẽ, hoặc những phương tiện nghe nhìn khác.Và sẽ càng thú vị hơn nếu có dự tham gia của các chuyên gia quản

lý TPM để trao đổi kinh nghiệm

Trong quá trình đào tạo có thể đồng thời sử dụng các băng rôn,tranh cổ động, nhằm tạo

ra một không khí hào hứng

Bước 3 : Xây dựng tổ chức vận hành TPM

Khi hoàn thành bước đào tạo, doanh nghiệp có thể bắt tay vào xây dựng hệ thống hoạt động cho TPM.Cấu trúc hoạt động của TPM được xây dựng dựa trên hình thức tổ chức dạng

ma trận, bao gồm các nhóm liên kết ngang, dưới dạng các uỷ ban hay các nhóm dự án Và phân theo từng cấp theo các phòng ban quản lý theo chiều dọc Điều này là vô cùng quan trọng đối với sự thành công trong việc xây dựng TPM của công ty Các nhóm làm việc sẽ được tổ chức theo hàng ngang, ví dụ, các ủy ban hoạt động của TPM, các phòng ban hoặc các nhà máy, hay

Ngày đăng: 11/11/2015, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w