1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH mô HÌNH HOẠCH ĐỊNH NGUỒN lực DOANH NGHIỆP và THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI tại một số DOANH NGHIỆP ở VIỆT NAM

23 574 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 391,91 KB

Nội dung

Để tăng năng suất, tiếtkiệm thời gian, chi phí vươn doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ thông tin quản lý đểsử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất k

Trang 1

VÀ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI TẠI

MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Quảng Ninh, tháng 09 năm 2015

Giáo viên hướng dẫn : ThS Đào Minh Anh

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Linh

Trần Thị Hoài Linh

Vũ Thị Hồng Linh Nguyễn Tiến Mạnh Ngô Thị Thúy Nga

Lớp : K52 – Quản trị du lịch và khách sạn

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ENTERPRISE RESOURCE PLANNING) 2

1.1 Quá trình hình thành và phát triển Hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP): 2

1.1.1 Khái niệm: 2

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển: 2

1.2 Các phân hệ ứng dụng của ERP: 4

1.3 Lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng ERP: 4

1.3.1 Lợi ích: 4

1.3.2 Khó khăn: 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH ERP TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 6

2.1 Quy trình triển khai ứng dụng ERP vào doanh nghiệp: 6

2.2 Thực trạng triển khai ERP tại 1 số doanh nghiệp ở Việt Nam: 8

2.2.1 Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk: 8

2.2.1.1 Trước khi triển khai ERP: 8

2.2.1.2 Triển khai: 8

2.2.2 Công ty may Tiền Tiến: 10

2.2.2.1 Trước khi triển khai ERP: 10

2.2.2.2 Triển khai: 10

2.2.3 Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex: 12

2.2.3.1 Trước khi triển khai ERP: 12

2.2.3.2 Triển khai: 12

Trang 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, ỨNG DỤNG ERP ĐỐI VỚI CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM 14

3.1 Giải pháp giúp triển khai ERP đạt hiệu quả: 14

3.2 Những lưu ý khác: 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Thời đại kinh tế mở cửa, cạnh tranh trở nên vô cùng gay gắt buộc doanh nghiệpluôn phải tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn,rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuấttrở nên phổ biến và là một yếu tố cần thiết không thể thiếu Để tăng năng suất, tiếtkiệm thời gian, chi phí vươn doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ thông tin quản lý đểsử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh Tuy vậy,phổ biến trên thị trường phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp hiện nay mới chỉ là cácsản phẩm áp dụng cho hệ thống kế toán hay quản lý công văn giấy tờ, chưa xuất hiệnnhững hệ thống tích hợp có khả năng bao quát toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Những năm gần đây, một khái niệm mới được giới thiệu tại Việt Nam; đó là Hệthống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp - Enterprise Resource Planning (ERP).Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý tất cả các nguồnlực của doanh nghiệp ( nhân lực, tài chính, phương tiện và tư liệu sản xuất )

Ngoài chức năng quản lý, ERP còn đảm nhận luôn nhiệm vụ phân tích, kiểm trathực trạng sử dụng nguồn lực với mọi mức độ cập nhật phù hợp theo yêu cầu của nhàquản lý Vậy với những tính năng ưu việt của nó đã đem lại kết quả gì cho doanhnghiệp? Vận dụng thế nào mới gọi là hợp lý? Và doanh nghiệp Việt Nam đã vận dụngthành công hay chưa? Nếu chưa thì doanh nghiệp cần làm gì để có thể vận dụng thànhcông hệ thống này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua phân tích về ERP dưới đây Tiểuluận sử dụng chủ yếu các phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Kết cấu baogồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Mô hình Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

(Enterprise Resource Planning)

Chương 2: Thực trạng triển khai mô hình ERP tại một số doanh nghiệp ở Việt

Nam

Chương 3: Giải pháp, ứng dụng ERP đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Trang 5

Một hệ thống ERP sẽ tích hợp những chức năng chung của một tổ chức vào một

hệ thống duy nhất, gói gọn lại công tác quản lý của tổ chức đó, thay vì phải sử dụngnhững phần mềm chuyên biệt như phần mềm kế toán, phần mềm quản trị sản xuất,phần mềm nhân sự – tiền lương… ERP là một dạng sản phẩm đặc biệt, nó là sự kếthợp giữa kinh nghiệm quản lý lâu dài và công nghệ thông tin hiện đại Do vậy, việctiến hành đầu tư cho một hệ thống ERP cho một tổ chức không chỉ đơn giản là muamột phần mềm mà còn là một quy trình chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ của doanhnghiệp bằng cách sử dụng công nghệ thông tin

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:

Khái niệm ERP đã có từ những năm 60 Khi đó ERP mới đóng vai trò như một

hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh Kể từ đó tớinay, hệ thống ERP luôn mở rộng chức năng của mình trong vai trò quản lý doanhnghiệp với các giai đoạn sau:

 Giai đoạn 1: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – MaterialRequirement Planning)

Trang 6

Ra đời từ những năm 60 với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả trong công việcquản lý nguyên vật liệu mà cụ thể là tìm ra phương thức xử lý đơn đặt hàng nguyên vậtliệu và các thành phần một cách tốt hơn với các câu hỏi như sau:

- Sản xuất cái gì?

- Để sản xuất những cái đó thì cần những gì?

- Hiện nay đã có trong tay những gì?

- Những gì cần phải có nữa để sản xuất?

 Giai đoạn 2: Closed-loop MRP

Ở giai đoạn này không chỉ đơn thuần là hoạch định về nguyên vật liệu, hệ thốngcòn có một loạt các chức năng nhiệm vụ khác Hệ thống cung cấp các công cụ nhằmchỉ ra độ ưu tiên và khả năng cung ứng về nguyên vật liệu Đồng thời hỗ trợ việc lậpkế hoạch nguyên vật liệu cũng như việc thực hiện kế hoạch đó Sau khi thực hiện kếhoạch, hệ thống có khả năng nhận dữ liệu, dự trù và phản hồi ngược trở lại với kếhoạch Sau đó nếu cần thiết thì các kế hoạch có thể được sửa đổi nếu có điều kiện thayđổi theo hiệu lực của độ ưu tiên

 Giai đoạn 3: Hoạch định nguồn lực sản xuất – Manufacturing ResourcePlanning (MRPII)

Hoạch định cho sản xuất là kết quả trực tiếp và là sự mở rộng của giai đoạnClosed-loop MRP Ở giai đoạn này hệ thống đã chỉ ra việc hoạch định tới từng đơn vị,lập kế hoạch về tài chính và có khả năng mô phỏng, khả năng cung ứng nhằm trả lờicác câu hỏi như: “cái gì sẽ nếu”

 Giai đoạn 4: Hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp – Enterprise ResourcePlanning (ERP)

Đây là giai đoạn cuối trong quá trình phát triển ERP Về cơ bản thì ERP cũnggiống như các quy trình kinh doanh ở phạm vi ngày càng rộng lớn hơn, quản lý hiệuquả hơn đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị, phòng ban Hệ thống tài chính đượctích hợp chặt chẽ hơn Mục tiêu của ERP: Giảm chi phí và đạt hiệu quả kinh doanhthông qua sự tích hợp các quy trình nghiệp vụ

Với sự phát triển của Internet, ERP tiếp tục phát triển:

Trang 7

- Inter-Enprise Co-operation: mục tiêu là tăng hiệu quả thông qua sự hợp tác dựatrên dây chuyền cung ứng (SCM).

- Collaborative Business: mục tiêu là giá trị được tạo ra thông qua sự cộng táctrong cộng đồng kinh doanh

1.2 Các phân hệ ứng dụng của ERP:

Một phần mềm ERP phải có các tính năng như cho phép quản lý đa tiền tệ, quảnlý nhiều công ty, nhiều chi nhánh; có giao diện đa ngôn ngữ; cho phép copy vào – ravới Excel, có khả năng phân tích dữ liệu Drill – Down Các phân hệ cơ bản của mộtphần mềm ERP điển hình có thể như sau:

1 Kế toán tài chính (Finance)

2 Quản lý bán hàng và phân phối (Sales and Distribution)

3 Quản lý mua hàng (Purchase Control)

4 Quản lý hàng tồn kho (Stock Control)

5 Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control)

6 Quản lý dự án (Project Management)

7 Quản lý dịch vụ (Service Management)

8 Quản lý nhân sự (Human Resource Management)

9 Báo cáo Quản trị (Management Reporting)

10 Báo cáo thuế (Tax Reports)

Đối với các phần mềm ERP hiện đại thì ngoài các phân hệ trên còn có thêm cácgiải pháp kết nối với các thiết bị mã vạch, kết nối với các máy tính cầm tay PDA phụcvụ đội ngũ bán hàng di động phục vụ cho truy cập từ xa và không dây

1.3 Lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng ERP:

1.3.1 Lợi ích:

- Đồng bộ hóa các thông tin trong danh nghiệp về tài chính, kế toán, nguồn nhânlực, thông tin khách hàng… Giúp cho người quản lý dễ dàng tiếp cận và nắmbắt được những thông tin chính thức và có độ tin vậy cao, qua đó có thể đưa ranhững quyết định kịp thời, đúng đắn và sát với tình hình của doanh nghiệp

Trang 8

- Tăng năng suất lao động do thông tin chỉ được nhập vào một lần cho mọi cuộcgiao dịch có liên quan, tốc độ xử lý các chứng từ và hóa đơn diễn ra nhanh vàchính xác hơn do hệ thống được tích hợp và đồng bộ với nhau, giúp các công tysản xuất nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém hiệu quả trong qui trình sảnxuất.

- ERP giúp tiến hành sản xuất và thực hiện các đơn đặt hàng diễn ra trôi chảy.Điều đó có thể dẫn đến giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho và giúp cho ngườisử dụng hoạch định tốt hơn kế hoạch giao hàng

- Giảm bớt khâu và quy trình không cần thiết trong hệ thống quản lý cũ

- Giúp cho công ty trong việc quản lý nhân sự và tối ưu hóa nguồn nhân lực ERP

sẽ giúp cho nhà quản trị biết được số lượng và đời sống của từng nhân viên, qua

đó có những biện pháp để quản lý và kích thích được năng lực thật sự của từngnhân viên

1.3.2 Khó khăn:

- Vấn đề từ phía đơn vị tư vấn, triển khai

- Chi phí đầu tư lớn

- Khó khăn về trình độ quản lý, nguồn lực bên trong doanh nghiệp

- Vấn đề công nghệ

Trang 9

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH ERP TẠI MỘT SỐ

DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Quy trình triển khai ứng dụng ERP vào doanh nghiệp:

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), hiện nay chỉ

có khoảng 1,1% doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công mô hình hoạch địnhdoanh nghiệp Với những lợi ích nhìn thấy từ ERP đã đưa nhiều doanh nghiệp tớimong muốn và quyết định đầu tư triển khai một hệ thống ERP cho doanh nghiệp mình.Tuy nhiên, với sự chuẩn bị chưa đầy đủ về kiến thức cũng như nguồn lực khi triển khaiERP sẽ khiến các doanh nghiệp chịu hậu quả nặng nề

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình tin họchóa nói chung và vấn đề triển khai, ứng dụng ERP nói riêng cho một doanh nghiệp đólà tính hợp lý của các bước thực hiện Qui trình hóa một cách rõ ràng các giai đoạnthực hiện là một yêu cầu hết sức cần thiết để có thể đạt được những kết quả như mongmuốn Tùy theo từng nhà tư vấn giải pháp, tùy theo hiện trạng của từng doanh nghiệpmà các bước đi có thể mang những đặc trưng riêng và cách thức thực hiện tương đốikhác nhau…

*Giai đoạn 1: Ý tưởng

Ý tưởng là yếu tố căn bản đầu tiên để nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa racác quyết định đúng đắn Thiếu ý tưởng, các bước đi tiếp theo vẫn có thể thực hiệnđược, nhưng kết quả mang lại sẽ không cao, hoặc có thể chẳng đi đến đâu

*Giai đoạn 2: Hoàn thiện ý tưởng: Xây dựng chiến lược, lập mục tiêu, vạchđịnh hướng

- Cần phải hoàn thiện ý tưởng Xây dựng chiến lược để làm nền tảng cho nhữngđường đi nước bước trong suốt quá trình Các chiến lược được đề xuất, lựachọn cần phải dựa trên sự phân tích đầy đủ, chính xác các nguồn lực của doanhnghiệp: con người, qui trình sản xuất kinh doanh, thực trạng ứng dụng tin học…

- Lập mục tiêu để biết được cái đích mà mình cần đạt được

Trang 10

- Định hướng để có được một con đường đi đúng đắn Ở giai đoạn này, doanhnghiệp có thể tạo lập các tài liệu, bảng biểu, sơ đồ,… để hỗ trợ cho việc lập kếhoạch dự án, dự kiến nguồn lực tham gia, ước lượng tiến độ thực hiện, dự trùngân sách tài chính…

*Giai đoạn 3: Thực hiện: Tìm hiểu, tiếp cận, đánh giá và lựa chọn giải pháp

Ý tưởng sau khi đã được hoàn thiện, vẫn chỉ là những ghi chép, lưu trữ trên một hệthống giấy tờ hoặc các sơ đồ thiết kế, bảng kế hoạch, mô tả dự án trên màn hình máytính Đã đến lúc doanh nghiệp cần phải mạnh mẽ, quyết liệt để thực tế hóa ý tưởng banđầu của mình Một số công việc, doanh nghiệp cần phải thực hiện ở giai đoạn này:

- Tìm nhà tư vấn giải pháp

- Tiếp cận các phần mềm mà nhà tư vấn giới thiệu hoặc tự mình tìm hiểuđược

- Đánh giá, so sánh và lựa chọn phần mềm

- Thương lượng với các nhà cung cấp giải pháp

- Quyết định sẽ sử dụng phần mềm nào thích hợp với doanh nghiệp mìnhnhất

*Giai đoạn 4: Triển khai, thử nghiệm

Đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với bản thân doanh nghiệp, sự thành cônghay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của giai đoạn này Cần lưu ý chọnphương án triển khai phù hợp với hiện trạng của doanh nghiệp, thiết lập đồng bộ hệthống máy tính, ghi nhận các lỗi và yêu cầu nhà cung cấp giải pháp giải đáp nhữngđiểm còn vướng mắc…

*Giai đoạn 5: Vận hành và ứng dụng thực tế

Nếu những bước triển khai ban đầu và thử nghiệm thành công, doanh nghiệp sẽvui mừng đưa phần mềm vào vận hành và quản lý các hoạt động sản xuất – kinh doanhmột cách thực tế Đây là giai đoạn, doanh nghiệp có thể thấy được những kết quả tốthơn trong quá trình hoạt động của mình

*Giai đoạn 6: Nâng cấp, phát triển, tái đầu tư

Theo thời gian, sự vật, hiện tượng có thể thay đổi Yêu cầu quản lý, các nghiệpvụ chức năng cũng không nằm ngoài yếu tố khách quan này Một hệ thống phần mềm

Trang 11

hoạt động lâu ngày cần được nâng cấp, cải tiến những chức năng đã có; mở rộng thêmnhững chức năng mới Lúc này, doanh nghiệp không nên tự mãn với những thànhcông ít nhiều ở giai đoạn 5 mà cần có thêm đường hướng để tái đầu tư và phát triển hệthống quản lý đang vận hành của mình.

2.2 Thực trạng triển khai ERP tại 1 số doanh nghiệp ở Việt Nam:

2.2.1 Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:

2.2.1.1 Trước khi triển khai ERP:

- Quy trình quản lý hàng hóa đầu vào và đầu ra hoàn toàn thủ công, điều này đãdẫn đến một số hậu quả như lượng hàng tồn kho quá nhiều trong khi sản phẩmđầu ra lại tiêu thụ quá chậm hay việc sử dụng máy móc và công nhân đều chưađạt hết công suất… Tất cả những điều này đều đã gây ra tốn kém trong cả quátrình sản xuất của Vinamilk, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

- Trong hạch toán, kế toán thủ công Vinamilk vẫn thường gặp phải những sai sótmà nhân viên thường mắc phải Với hạch toán theo kiểu thủ công, các cán bộquản lý của Vinamilk cũng không dễ dàng gì khi kiểm tra các bước toán và cácquy trình

- Từ những lý do cụ thể này, Vinamilk đã tìm giải pháp và khắc phục một cách

có hiệu quả tình trạng trên bằng việc sử dụng hệ thống thông tin hoạch địnhnguồn lực doanh nghiệp ERP

2.2.1.2 Triển khai:

 Chuẩn bị cơ sở hạ tầng và nhân lực:

Phòng CNTT của Vinamilk được thành lập với 26 nhân viên chia ra thànhnhiều nhóm: nhóm hỗ trợ máy tính, nhóm mạng, nhóm máy chủ - cơ sở dữ liệu, nhómlập trình và nhóm hỗ trợ Solomon Vinamilk đã hợp tác với IBM để xây dựng và triểnkhai cơ sở hạ tầng CNTT theo yêu cầu bao gồm hệ thống máy chủ thuộc dòng IBMBlade Center System X (chạy bộ vi xử lý intel); hệ thống lưu trữ SAN của IBMDS8100 dung lượng 10TB nặng 1 tấn, được điều khiển bằng 2 máy chủ IBM system p-Vinamilk là khách hàng đầu tiên của IBM áp dụng hệ thống này( chỉ riêng hệ thống

Ngày đăng: 11/11/2015, 20:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w