Mục đích của đề tài nghiên cứu này nhằm điều tra chất lượng của quátrình giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết tại Hà Nội.Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả thiết kế một ph
Trang 1Mục Lục
Mục Lục 1
DANH SÁCH VIẾT TẮT 2
TÓM TẮT SƠ LƯỢC 3
GIỚI THIỆU CHUNG 5
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 12
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ BỐN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐƯỢC CHỌN 20
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 25
1.Tính kế hoạch 25
1.Tuyển chọn và phát triển đội ngũ giảng viên 25
2.Nội dung và chương trình học 27
3.Thiết kế và bố trí giờ giảng và học tập 29
2.Thực hiện 30
a.Xây dựng và củng cố chất lượng giảng viên 30
b.Phương pháp giảng dạy và học tập 32
c.Đánh giá kết quả học tập của sinh viên 35
3.Cải thiện 38
a.Đánh giá trong và ngoài 38
b.Sự hài lòng của sinh viên 41
4.Hệ thống cơ sở vật chất 42
5.Kênh thông tin giữa các nhân viên quản trị và sinh viên 45
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT 50
1.Lập kế hoạch 50
a.Lập kế hoạch đầu mỗi kỳ học: 50
b.Phân bổ nhân sự giảng dạy và không giảng dạy: 51
c.Hiệu quả của thông tin liên lạc giữa cán bộ quản lý và sinh viên: 52
2.Thực hiện 52
a.Chất lượng sinh viên tốt nghiệp 52
Trang 23.Cải thiện 53 a.Trả lời thông tin phản hồi của sinh viên 53 KẾT LUẬN 56
DANH SÁCH VIẾT TẮT
ITP: Chương trình Đào tạo quốc tế
Trang 3BA: Học viện Ngân hàng
IBD: Chương trình Cứ nhân quốc tế
NEU: Đại học Kinh tế Quốc dân
RMIT: Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne
CHEA: Hội đồng thẩm định Giáo dục cấp cao
NATO: Khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương
TÓM TẮT SƠ LƯỢC
Sự phát triển nhanh chóng của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại
Hà Nội đánh dấu sự phát triển vượt bậc của đất nước trong quá trình toàn cầu hóa
và hướng nền giáo dục đại học nước nhà tới chuẩn quốc tế Tuy nhiên, cũng do sự
Trang 4phát triển nhanh chóng vượt bậc đó mà có một mối lo ngại rằng chất lượng củanhững chương trình liên kết đào tạo quốc tế này (sau đây sẽ gọi ngắn gọn bằngchương trình liên kết) không đồng đều và có sự khác nhau giữa các chương trìnhliên kết Mục đích của đề tài nghiên cứu này nhằm điều tra chất lượng của quátrình giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết tại Hà Nội.
Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả thiết kế một phiếu điều tra gồm 16 câuhỏi và phát cho 440 sinh viên tại bốn chương trình liên kết: Học viện Công nghệHoàng gia Melbourne (khuôn viên Hà Nội), Chương trình Cử nhân quốc tế tại Đạihọc Kinh tế Quốc dân, Chương trình Đào tạo quốc tế tại Học viện Ngân hàng vàChương trình La Trobe tại Đại học Hà Nội Thêm vào đó, một buổi thảo luậnnhóm được tổ chức với sự tham gia của 2 sinh viên mỗi chương trình để thảo luậnsâu hơn những vấn đề về chất lượng quá trình giảng dạy và học tập tại bốn chươngtrình liên kết Tác giả cũng dự định sẽ phỏng vấn giáo sư và giảng viên tại bốnchương trình liên kết tuy nhiên tác giả chỉ tiếp cận được các giảng viên tại RMIT
và IBD cho nên kết quả các cuộc phỏng vấn này sẽ chỉ dùng để củng cố thêm cácnguồn thông tin và dữ liệu thu thập được qua các nguồn khác Về mặt dữ liệu thứcấp, tác giả sử dụng các báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các tờ rơicũng như các cổng thông tin chính thức khác của các chương trình liên kết
Sau quá trình tổng quan lý thuyết, tác giả đã xây dựng một mô hình đánh giáchất lượng giảng dạy và học tập với ba giai đoạn: lên kế hoạch, thực thi và cảithiện và điều chỉnh; mỗi giai đoạn có các yếu tố đánh giá qua phân tích sẽ thể hiệnchất lượng quá trình giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết Dựa trên
mô hình này, tác giả đã tổng hợp và phân tích dữ liệu và cũng qua quá trình phântích dữ liệu, tác giả đã phát hiện được một số vấn đề trong mỗi giai đoạn của môhình ở các chương trình liên kết, điển hình nhất là các vấn đề liên quan đến việctận dụng các nguồn lực, hệ thống phản hồi thông tin giữa ban quản lý chương trình
Trang 5và sinh viên và sự thỏa mãn của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy và học tậptại các chương trình liên kết.
Sau đó, dựa trên những số liệu và dữ liệu thu thập được, tác giả đã đề xuấtnhững nguyên nhân và phương hướng cải thiện những vấn đề này để cải thiện tìnhhình chất lượng chung của các chương trình liên kết Các phương hướng cải thiệnbao gồm một hệ thống các phương án đồng bộ hóa chất lượng cũng như cácchương trình và kế hoạch có thể được tổ chức để nâng cao chất lượng quá trìnhgiảng dạy và học tập
GIỚI THIỆU CHUNG
Theo một báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009, có khá nhiều sinhviên Việt Nam lựa chọn các chương trình có yếu tố quốc tế
Trang 6Số lượng các trường đại học được hưởng 100% vốn nước ngoài hiện naykhông nhiều Vào thời điểm này chỉ có hai trường là RMIT và Đại học Anh tạiViệt Nam (British University Vietnam) Tuy nhiên, các chương trình liên kết giữacác cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam và các trường đại học nước ngoài đang có
xu hướng phát triển mạnh do những chương trình hình thành dưới dạng này có rấtnhiều lợi ích Vào thời điểm hiện tại, có khoảng 200 chương trình liên kết được cấpgiấy phép hoạt động dưới sự cho phép của Văn phòng Chính phủ và Bộ Giáo dục
và Đào tạo
Do sự phát triển và mở rộng nhanh chóng như vậy, để đảm bảo chất lượngquá trình giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết này, quá trình quản lýchất lượng giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng Một hệ quả trực tiếp của
sự phát triển này là càng nhiều các chương trình liên kết được mở thì chất lượngchung của các chương trình này càng không đồng đều Một câu hỏi đặt ra là liệunhững chương trình liên kết này đã đáp ứng được các chuẩn quốc tế chưa Để hiểuthêm về vấn đề này, tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu để khảo sát chấtlượng của quá trình giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết ở Hà Nội
Mục đích của đề tài nghiên cứu này là để tìm hiểu quá trình giảng dạy vàhọc tập diễn ra như thế nào tại các chương trình liên kết Để làm được điều đó, tácgiả sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến quá trình giảng dạy và học tập tại bốnchương trình cũng như xác định rõ những giá trị cơ bản cũng như giá trị riêng biệttại mỗi chương trình
Để đạt được mục đích nghiên cứu đó, tác giả đã đề ra ba câu hỏi nghiên cứu
là trung tâm của đề án nghiên cứu này:
• Những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình giảng dạy
và học tập tại một chương trình liên kết là gì?
Trang 7• Chất lượng chung của quá trình giảng dạy và học tập tại các chương trìnhliên kết là như thế nào?
Sau khi hoàn thành đề án nghiên cứu, tác giả đã tìm ra câu trả lời cho cả bacâu hỏi trên
NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đem lại câu trả lời cho các câu hỏi trên, hai nguồn dữ liệu đã được sửdụng: nguồn dữ liệu thứ cấp và nguồn dữ liệu sơ cấp Ở giai đoạn đầu của cuộcnghiên cứu, các dữ liệu thứ cấp được sử dụng để xây dựng một cái nhìn sơ lược vềchất lượng chung của các chương trình liên kết hiện tại tại Hà Nội
Trang 8Đi vào chi tiết, một trong những nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng là báocáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Qua báo cáo này, tác giả xác định số lượng sinhviên tham gia học tập tại các chương trình liên kết để xác định mức độ phát triển
và phổ biến của các chương trình này tại Hà Nội trong những năm gần đây và quátrình quản lý chất lượng đang được áp dụng cho những chương trình này Mộtnguồn dữ liệu thứ cấp mà tác giả đã tận dụng triệt để là thư viện trường Bồi dưỡngCán bộ Giáo dục Hà Nội Tại đây có hàng loạt những tài liệu nghiên cứu đã đượcxuất bản cũng như những bài tham luận, thảo luận về việc quản lý chất lượng giáodục của các loại hình, chương trình đào tạo Qua nguồn dữ liệu thứ cấp này, tác giả
đã hiểu được thêm nhiều về chất lượng dạy và học tại các chương trình liên kết,qua đó cũng hiểu được những sự khác biệt về tính chất cũng như hình thức đào tạogiữa những chương trình liên kết này và chương trình đào tạo đại học truyền thống.Thêm vào đó, việc sử dụng các trang web của các báo điện tử Giáo dục thời đại vàGiáo dục Việt Nam giúp tác giả có điều kiện tra cứu và tham khảo thêm về cácchính sách và hệ thống quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngoài ra, đểhiểu thêm về quá trình cũng như mô hình đào tạo tại bốn chương trình đã chọn, tácgiả cũng tham khảo thêm trang web của các chương trình này và các tờ rơi giớithiệu thông tin về các chương trình do các cơ sở đào tạo cung cấp
Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng ba nguồn chính để thu thập dữ liệu:phiếu điều tra, thảo luận nhóm và phỏng vấn Tác giả sẽ thu thập thông tin về chấtlượng của các chương trình liên kết dưới góc nhìn của người học là các sinh viênbằng việc phát phiếu điều tra dưới dạng phiếu hỏi tại bốn chương trình liên kết đãđược chọn
Trang 9Phiếu điều tra bao gồm 16 câu hỏi được chia làm 3 phần: khâu tổ chức cáchoạt động giảng dạy và học tập, đánh giá chất lượng của quá trình giảng dạy vàhọc tập, và cuối cùng, mong đợi và ý kiến đóng góp của sinh viên Phần đầu tiêncủa phiếu điều tra, khâu tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập, bao gồm 8câu hỏi lựa chọn cho phép sinh viên miêu tả tình hình thực tế về việc tổ chức cáchoạt động giảng dạy và học tập Trong phần hai của phiếu điều tra, có 6 câu hỏiđánh giá sinh viên sẽ trả lời để đưa ra ý kiến và đánh giá của mỗi sinh viên về chấtlượng của các yếu tố có tính quyết định ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy vàhọc tập tại các chương trình liên kết Cuối cùng, trong phần cuối của phiếu điều tra,
2 câu hỏi tạo điều kiện cho sinh viên đưa ra những ý kiến quan điểm của họ vềnhững phần còn thiếu sót trong chương trình họ đang theo học cũng như nhữngphương hướng khắc phục họ cho là có thể giúp cải thiện chất lượng của nhữngchương trình đó
Trang 10Qua điều tra các sinh viên, tác giả sẽ có được một cái nhìn sâu sắc hơn vềquá trình và kế hoạch đào tạo tại các chương trình liên kết cũng như thu thập thêmđược những góc nhìn, ý kiến của sinh viên về chất lượng của những chương trìnhnày Tuy nhiên, tác giả hiểu rằng những thông tin này còn mang nhiều tính baoquát và bề nổi chứ chưa thật sự sâu sắc Dữ liệu thu thập được qua cuộc điều tra sẽchỉ được sử dụng để xây dựng một bức tranh bao quát về cái nhìn của sinh viên vềthực trạng chất lượng dạy và học tại các chương trình liên kết và dựa vào đó, tácgiả đã xây dựng một khung chương trình cho cuộc thảo luận nhóm Thảo luậnnhóm được tổ chức với sự tham gia của hai sinh viên tại mỗi chương trình Haisinh viên được chọn từ mỗi chương trình đều là những sinh viên có kết quả học tậptốt và năng nổ tham gia các hoạt động học tập cũng như ngoại khóa của chươngtrình họ đang theo học để đảm bảo rằng họ hiểu rõ về chương trình của mình.Xuyên suốt cuộc thảo luận nhóm, các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng quá trìnhgiảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết mà đã được nhận dạng qua phântích các phiếu trả lời được đưa ra thảo luận và các thành viên cùng đưa ra ý kiến vềnhững nguyên nhân cũng như phương hướng khắc phục nhằm nâng cao chất lượngdạy và học tại các chương trình đó Qua cuộc thảo luận nhóm này, tác giả có mộtcái nhìn toàn diện hơn về chất lượng quá trình giảng dạy và học tập tại các chươngtrình liên kết và hiểu thêm về những giá trị riêng biệt mà từng chương trình đem lạicho sinh viên nhằm đem lại những trải nghiệm khác biệt cho sinh viên tại mỗichương trình Tác giả quyết định thu thập dữ liệu sơ cấp qua phương thức thảoluận nhóm bởi bằng cách này, các thành viên tham gia có thể thảo luận và đưa racác quan điểm, ý kiến của mình về cùng một chủ đề, qua đó nhiều khía cạnh củavấn đề được phản ánh và một góc nhìn toàn diện hơn được hình thành Một biệnpháp khác mà tác giả sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp là phỏng vấn trực tiếp cácgiảng viên giảng viên và nhân viên giảng dạy và làm việc tại bốn chương trình liênkết được chọn Phương pháp phỏng vấn được lựa chọn sử dụng bởi phương pháp
Trang 11này tạo được một không gian riêng cho mỗi cá nhân tham gia phỏng vấn, tạo điềukiện cho người được phỏng vấn chia sẻ nhiều hơn những suy nghĩ, ý kiến quanđiểm mà có thể họ, vì một lý do nào đó, không muốn chia sẻ rộng rãi Qua quátrình phỏng vấn này, tác giả hy vọng sẽ có được một cái nhìn đa góc hơn về chấtlượng giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết Tuy nhiên, tác giả chỉ cóthể tiếp cận và tiến hành phỏng vấn với các giảng viên và nhân viên tại hai chươngtrình là RMIT và IBD, do đó dữ liệu thu thập được từ những cuộc phỏng vấn nàychỉ được sử dụng để hỗ trợ cho việc phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp khácchứ không phải là một trong những nguồn dữ liệu chính như dự kiến nữa.
Do điều kiện có giới hạn, tác giả quyết định chỉ tập trung phạm vi nghiêncứu trong các chương trình liên kết đào tạo hai nghành học Quản trị Kinh doanhvà/hoặc Tài chính Bốn chương trình được lựa chọn để làm cơ sở điều tra là:RMIT, IBD tại Đại học Kinh tế Quốc dân, ITP tại Học viện Ngân hàng và LaTrobe tại Đại học Hà Nội
Với phương pháp nghiên cứu được sử dụng như trên, tác giả đã có thể thuthập đủ dữ liệu để xây dựng một bức tranh toàn cảnh về chất lượng của quá trìnhgiảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết hiện tại tại Hà Nội Từ đó, tác giả
dự định sẽ đưa ra những ý kiến tham khảo, những phương hướng khắc phục đểnâng cao chất lượng của những chương trình thuộc dạng liên kết
Trang 12CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Để nâng cao chất lượng của quá trình giảng dạy và học tập tại các chươngtrình liên kết tại Hà Nội, tác giả trước hết đã xây dựng một mô hình để làm chuẩndựa vào đó sẽ đưa ra các tiêu chí đánh giá để phân tích chất lượng của bốn chươngtrình Mô hình mà tác giả xây dựng là kết quả của việc phân tích, đánh giá và tổnghợp các mô hình và lý thuyết quản lý giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục
Hội đồng thẩm định Giáo dục cấp cao (CHEA) cho rằng chất lượng của mộtchương trình giáo dục được gắn liền với sự phù hợp của chương trình đó đối vớimục đích đào tạo Điều này có nghĩa rằng một chương trình đào tạo có chất lượngcao sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng họ muốn được học Ý
Trang 13kiến này mang tính thực tiến lớn khi phân tích đánh giá chất lượng giáo dục dướigóc nhìn của khách hàng là các sinh viên theo học chương trình Trong cùng tàiliệu đó, CHEA định nghĩa quá trình đảm bảo chất lượng là một chu trình kiểm trađánh giá một cơ sở hay một chương trình theo một kế hoạch và một hệ thống đượcđịnh ra từ trước nhằm xác định liệu các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, hệ thống đàotạo và các hoạt động hỗ trợ có được đảm bảo không Do đó, có thể hiểu rằng mụcđích của lý thuyết đảm bảo chất lượng là nhằm định ra một hệ các tiêu chuẩn đồng
bộ để có thể áp dụng cho việc kiểm tra đánh giá chất lượng của bất ký một hệthống hay chương trình giáo dục nào trong bối cảnh xã hội tương ứng Trong đề tài
nghiên cứu “Giáo dục và Đào tạo trong thế kỷ 21: Những hệ quả cho quá trình đảm bảo chất lượng” của mình, Wallace K Pond đã nêu ra một vài đặc thù chung
của một hệ thống giáo dục có chất lượng cao là: sự liên hệ giữa những giá trị đượcquảng cáo và những giá trị thực mà chương trình giáo dục đó mang lại và giữa mụcđích của chương trình đào tạo và thực tế quá trình đào tạo, sự phát triển toàn diệncho sinh viên, tính thực tiễn cao, giáo dục đa chiều và đa phương tiện vv
Nhiều mô hình đã được xây dựng và phát triển để đánh giá chất lượng củacác chương trình và hệ thống giáo dục, từ bậc mầm non cho đến bậc đại học và sauđại học Trong quá trình tổng quan lý thuyết, tác giả đã tìm hiểu và đánh giá một số
mô hình và từ đó rút ra những điểm cốt lõi để xây dựng một mô hình riêng nhằmđánh giá chất lượng của các chương trình liên kết tại Hà Nội, Việt Nam
Mô hình 1: Luis Eduardo Gonzalez 1998
Năm 1998, Luis Eduardo Gonzalez xây dựng một mô hình để đánh giá vàkiểm tra chất lượng của chương trình giáo dục ở bậc đại học Mô hình màGonzalez xây dựng không chỉ có thể đánh giá chất lượng của các chương trình đào
Trang 14tạo tại các trường đại học đơn lẻ mà còn có thể được sử dụng để đánh giá chấtlượng của cả một hệ thống giáo dục Theo như mô hình của Gonzalez, có sáu yếu
tố quyết định chất lượng của một chương trình giáo dục ở bậc đại học, mỗi yếu tốliên hệ mật thiết đến năm yếu tố còn lại: tính
Mô hình 2: Mô hình C.I.P.O cho hoàn cảnh Việt Nam
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Châu, tác giả cuốn Chất lượng giáo dục – Lý thuyết và thực tiễn (2008) đề xuất mô hình quản lý chất lượng giáo dục C.I.P.O và mô hình
này đã được Tiến sỹ Châu biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh xã hội, văn hóa ViệtNam
ĐẦU RA
Sự phát triển của sinh viên
HOÀN CẢNH
Các yếu tố kinh tế-xã hội
Sự quan tâm của chính phủ
Hình 1: Mô hình C.I.P.O cho môi trường Việt Nam
Trang 15Yếu tố đầu tiên, “Đầu vào”, bao gồm 3 thành tố nhỏ: nguồn lực, người thamgia và chính phủ Chi tiết hơn nữa, nguồn lực bao gồm hệ thống cơ sở vật chất và
cơ sở hạ tầng, kể cả hệ thống thư viện, tài liệu cũng như phòng học, trang thiết bịdụng cụ Những người tham gia vào chương trình giáo dục bao gồm từ những cán
bộ làm quản lý chương trình cho đến giảng viên, trợ giảng và sinh viên, kể cả độingũ nhân viên hỗ trợ như thủ thư, văn thư vv Cuối cùng, các chính sách và sựquan tâm của chính phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng, ví dụ như việc chínhphủ dành bao nhiêu tiền hỗ trợ các hoạt động giáo dục Tuy nhiên, đối với đề tàinghiên cứu này, do phạm vi đề tài quá nhỏ và tập trung chủ yếu vào các chươngtrình liên kết tại Hà Nội nên tác động của các chính sách và sự quan tâm của chínhphủ không phải là lớn
Yếu tố thứ hai là “Quá trình”, đánh dấu việc vận hành của hệ thống giáodục, ví dụ như là việc sắp xếp thời gian cho các giờ học và các hoạt động ngoạikhóa khác, việc sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật giảng dạy và học tập, hệ thống kiểmtra đánh giá sinh viên vv Ngoài ra, kích cỡ lớp học, nguồn nhân lực cũng như hệthống quản lý của cơ sở giáo dục cũng có tính quyết định đến chất lượng của “Quátrình”
Yếu tố thứ ba của mô hình, “Đầu ra”, đại diện cho sản phẩm của quá trìnhđào tạo, chủ yếu được phản ánh qua chất lượng và giá trị của sinh viên tốt nghiệpsau khi học xong chương trình Ngoài ra, chất lượng của “Đầu ra” cũng được thểhiện qua sự phát triển về kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên và quản
lý tại chương trình
Yếu tố cuối cùng là yếu tố “Hoàn cảnh”, bao gồm các thành tố bên ngoài cótác động đến chương trình giáo dục, như là các yếu tố kinh tế-xã hội, nguồn lựccủa chính phủ, hiện trạng thị trường việc làm, sự hỗ trợ của phụ huynh, dư luận vv
Trang 16Từ mô hình C.I.P.O trên, ta thấy được sự liên hệ và gắn kết giữa các yếu tốđược thể hiện rất rõ ràng và logic Tuy nhiên, đối với đề tài nghiên cứu này, một sốthành tố mang tầm vĩ mô và tác giả đánh giá là không phù hợp với đề tài nghiêncứu này Do vậy, tác giả dự định chỉ sử dụng ba yếu tố bên trong là “Đầu vào”,
“Quá trình” và “Đầu ra” làm cơ sở và khung sườn để xây dựng mô hình riêng cho
đề tài này
Mô hình 3: BS 5750/ISO 9000
Mô hình BS 5750 được xây dựng bởi Allied Quality Assurance Produces,một phần của Bộ Quốc Phòng Vương quốc Anh và Khối liên minh quân sự BắcĐại Tây Dương NATO Mục đích của mô hình này là hội nhập ba hệ thống tiêuchuẩn chất lượng từ ba góc nhìn riêng biệt để tạo nên một quy chuẩn chất lượngchung phù hợp cho cả ba bên là: cơ sở kinh doanh, sản xuất, khách hàng và xã hội.Tuy nhiên, sau đánh giá mô hình, tác giả nhận thấy mô hình này phù hợp để ápdụng cho quá trình sản xuất công nghiệp hơn là chương trình giáo dục Mục đíchcủa việc áp dụng mô hình BS 5750 là để tạo ra các sản phẩm đồng nhất về mẫu mã
và chất lượng Đối với giáo dục, điều này là bất khả thi vì mỗi cá nhân, từ giảngviên đến sinh viên, đều là những cá thể riêng biệt và do đó, các mối quan hệ cũngnhư việc giao tiếp giữa những cá nhân này là vô cùng đa dạng và do đó, việc đàotạo ra một nhóm sinh viên đồng nhất về kiến thức và kỹ năng là hoàn toàn bất khảthi Tuy nhiên, mô hình này vẫn được Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Chính đưa ra
trong tài liệu khóa học Chất lượng và Quản lý chất lượng trong giáo dục của mình
và Giáo sư cũng đề cập rằng mô hình BS 5750, tuy không thực tiễn đối với quản lýgiáo dục, nhưng là cơ sở hình thành của lý thuyết Quản lý chất lượng tổng thể, một
lý thuyết khâ phổ biến và được áp dụng cho nhiều chương trình và hệ thống giáodục
Trang 17Mô hình 4: Mô hình Quản lý chất lượng tổng thể của Edward Sallis
Mô hình Quản lý chất lượng tổng thể của Edward Sallis đánh giá chươngtrình giáo dục dưới góc độ của một dịch vụ với nhóm khách hàng bao gồm sinhviên, phụ huynh và cả giảng viên
Trong cuốn sách Quản lý chất lượng tổng thể trong Giáo dục (1993) của
mình, Edward Sallis đề xuất mô hình sau:
Giáo dục = dịch vụ
Sinh viên = khách hàng số 1
Phụ huynh và các nhà tuyển dụng = khách hàng số 2
Thị trường tuyển dụng nói chung và xã hội = khách hàng vòng ngoài
Giảng viên và nhân viên trong chương trình = khách hàng vòng trong
Nguyên lý cơ bản nhất của mô hình này là việc các chương trình giáo dụccần lấy sinh viên làm trung tâm và phải đáp ứng được các nhu cầu của sinh viên.Trong khi các mô hình khác đi sâu vào việc phân tích và đánh giá các bước và giaiđoạn trong một chương trình giáo dục, mô hình của Sallis đưa ra một góc nhìn mới
mẻ mà các mô hình khác không làm rõ được, đó là vai trò của sinh viên và phụhuynh với tư cách là khách hàng của các chương trình giáo dục và khi đánh giáchất lượng của các chương trình giáo dục thì sự phù hợp với nhu cầu của những
“khách hàng” này cũng cần được cân nhắc Đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội ViệtNam và các chương trình liên kết, học phí của những chương trình này là khá cao
so với chương trình truyền thống, do đó phụ huynh phải chi trả một khoản tiền cao
Trang 18hơn rất nhiều và tương ứng, mối quan tâm của họ cũng tăng lên Tuy nhiên, dophạm vi nghiên cứu của chương trình chỉ đánh giá chất lượng của quá trình giảngdạy và học tập tại các chương trình liên kết này, tác giả cho rằng phụ huynh và cácnhà tuyển dụng không phải là nguồn dữ liệu chính của đề tài do họ không có nhiềuảnh hưởng đến chất lượng của quá trình giảng dạy và học tập.
Sau khi tìm hiểu, phân tích và đánh giá nhiều mô hình và lý thuyết, tác giả
đã xây dựng một mô hình gồm ba giai đoạn để đánh giá chất lượng của quá trìnhgiảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết tại Hà Nội Trong mỗi giai đoạn,
có các chỉ số đánh giá khi phân tích sẽ thể hiện chất lượng của từng giai đoạn
Giai đoạn Chỉ tiêu đánh giá
Lên kế hoạch Tuyển chọn và phát triển đội ngũ giảng viên
Nội dung và chương trình học
Lên kế hoạch Thực hiện Cải tiến Kênh thông tin liên lạc
Cơ sở vật chất Môi trường học tập
Trang 19Thiết kế và bố trí giờ giảng và học tậpThực hiện
Xây dựng và củng cố chất lượng giảng viênPhương pháp giảng dạy và học tập
Đánh giá kết quả học tập của sinh viênCải tiến Đánh giá bên trong và bên ngoài.
Dự thảo kế hoạch cải tiến dựa trên kết quả các đánh giá
Hình 2: Mô hình đánh giá
Như đã giải thích ở trên, những chỉ số đánh giá này sẽ được xem xét dựatrên góc nhìn của người sử dụng chương trình giáo dục là các sinh viên Tuy nhiên,phần lớn những chỉ số đánh giá trên mang tính định lượng và do đó phù hợp vớimục đích và bản chất của đề tài nghiên cứu là điều tra và định hình về tình hìnhchất lượng chung của quá trình giảng dạy và học tập tại các chương trình liên kết
Trang 20CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ BỐN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
ĐƯỢC CHỌN
Việc lựa chọn bốn chương trình liên kết đã nêu làm nhóm đối tượng nghiêncứu xuất phát từ việc tác giả nhận thức được rằng mỗi chương trình có một mặtmạnh và giá trị đặc trưng riêng biệt giúp chương trình đó xây dựng lợi thế cạnhtranh riêng tại chương trình mình, và tạo ra một chương trình đào tạo có chất lượngcao ở nhiều mặt khác nhau Do đó, việc lựa chọn bốn chương trình này cho phéptác giả đi sâu tìm hiểu quá trình giảng dạy và học tập có chất lượng cao ở nhiềumặt đa dạng khác nhau Cả chương trình ITP tại Học viện Ngân hàng và IBD tạiĐại học Kinh tế Quốc dân đều cấp cho sinh viên khi ra trường bằng Cử nhân Quảntrị Kinh doanh do trường Đại học Tổng hợp Sunderland tại Vương quốc Anh cấp,tuy nhiên sau quá trình đánh giá ngoài do Mạng lưới các Cơ quan Đảm bảo chấtlượng Quốc tế (INQAAHE) thực hiện, kết quả cho thấy chất lượng giảng dạy vàhọc tập tại hai chương trình ITP và IBD là khác nhau Ngoài ra, Đại học Hà Nộicũng cấp bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh nhưng do trường Đại học La Trobecủa Úc cấp bằng và chương trình đào tạo này là một trong những chương trình liênkết có từ sớm nhất tại Hà Nội, do đó có thể nói rằng chương trình này là một trongnhững chương trình có nhiều kinh nghiệm nhất về việc tổ chức công tác giảng dạy
và học tập tại các chương trình liên kết Còn về Đại học RMIT, có thể nói rằng đây
là một khuôn viên của RMIT, một trường đai học quốc tế của Úc, tại Việt Nam Cóthể cho rằng RMIT là đại diện cho loại hình chương trình liên kết mang tầm cỡquốc tế nhất tại Hà Nội với đặc thù 100% vốn nước ngoài Do đó có thể nói rằng
Trang 21trong bốn chương trình nêu trên, mỗi chương trình có một đặc thù riêng về cơ cấucũng như các nguồn lực, dẫn đến sự đa dạng hóa về chất lượng và lợi thế cạnhtranh trong mỗi chương trình.
Đối với chương trình La Trobe tại Đại học Hà Nội, một trong những lợi thếcạnh tranh của chương trình này là sự gắn kết rất sâu sắc về mặt tinh thần mà sinhviên học tại chương trình có được đối với trường Đại học La Trobe tại Úc Việcchương trình tạo điều kiện cho sinh viên có thể sở hữu những đồ dùng, vật dụngmang logo của Đại học La Trobe như áo, cờ, mũ vv giúp cho sinh viên theo họcchương trình cảm thấy họ đúng là sinh viên của Đại học La Trobe thực thụ Điềunày là một động lực rất lớn cho sinh viên và theo như kết quả của cuộc thảo luậnnhóm thì đa số sinh viên cảm thấy rằng họ, mặc dù nhận bằng của các trường đạihọc nước ngoài, nhưng không cảm thấy mình là sinh viên của những trường đó.Lợi thế cạnh tranh tương tự cũng được RMIT phát triển một cách triệt để qua cáccuộc thi đấu sinh viên mang tầm cỡ quốc tế giữa các khuôn viên của trường trêntoàn thế giới, như là cuộc thi RMIT Business Plan Competition được tổ chức hàngnăm
Một lợi thế cạnh tranh nữa đã đưa RMIT vượt bứt phá trên các chương trìnhliên kết khác là sự đầu tư và phát triển về cơ sở hạ tầng tại chương trình Thư việncủa chương trình tại Hà Nôi được trang bị với các thiết bị hỗ trợ học tập như máy
vi tính, internet, máy chiếu vv với công nghệ được cập nhật liên tục Ngoài ra, việctrang trí và bài trí bàn ghế tại đây rất hấp dẫn đối với sinh viên với những gam màutươi trẻ, mà theo như nhận xét của sinh viên trong buổi thảo luận nhóm, rất phùhợp để giúp sinh viên tập trung và tỉnh tảo khi học trong thư viện Điều này cũnggiải thích được qua kết quả của cuộc điều tra khi mà 95% sinh viên RMIT sử dụngthư viện là nguồn cung cấp kiến thức chính Tác giả cho rằng lợi thế cạnh tranhnày của RMIT giúp củng cố đáng kể khả năng tự học của sinh viên tại chương
Trang 22trình cũng như là chất lượng học tập tại đây qua việc cung cấp cho sinh viên mộtmôi trường và điều kiện nghiên cứu, học tập tốt Thêm vào đó, qua phỏng vấn vớinhân viên làm việc tại chương trình, tác giả ước lượng số lượng đầu sách trong thưviện tại RMIT Hà Nội vào khoảng 2,000 đầu sách Số lượng đầu sách này tạo điềukiện cho giảng viên cung cấp cho sinh viên một danh sách các loại sách tham khảo
và sách hỗ trợ học tập rộng hơn, do đó cũng nâng cao chất lượng giảng dạy tạichương trình
Ngoài ra, không thể không nói thêm về một lợi thế cạnh tranh nữa của RMIT
là việc chương trình có thể đồng bộ hóa chất lượng và yêu cầu của các khóa họckhông chỉ trong nội bộ chương trình mà còn giữa các khuôn viên khác nhau trêntoàn thế giới Từ kết quả của cuộc thảo luận nhóm cũng như cuộc phỏng vấn vớicác nhân viên làm việc tại chương trình, tác giả phát hiện ra rằng tất cả các bàikiểm tra và bài tập lớn được gửi thẳng trực tiếp từ Úc tới các khuôn viên trên toànthế giới, do đó chất lượng giảng dạy được bảo đảm trên mọi khuôn viên củatrường Tác giả cũng muốn lưu ý rằng lợi thế cạnh tranh này chỉ duy nhất RMIT cóđược Mặc dù các chương trình liên kết khác cũng sử dụng giáo trình và hệ thốngkhóa học giống như các trường đại học đối tác nước ngoài, sự đồng bộ hóa về chấtlượng giảng viên cũng như là về chất lượng giảng dạy là không cao
Không như RMIT hay chương trình La Trobe, chương trình IBD có nhữnglợi thế cạnh tranh riêng Điểm đầu tiên cần phải đề cập đến là việc phân bổ vị trínhân lực tại chương trình Khi phỏng vấn các giảng viên tại chương trình, tác giảphát hiện ra rằng chỉ có tại IBD, các vị trí giảng viên, quản trị và điều phối viênchương trình đều do một cán bộ phụ trách Lợi thế cạnh tranh đặc biệt này củachương trình cho phép cán bộ làm việc tại đây hiểu rõ hơn về các môn và khóa họccũng như nhu cầu của sinh viên và giảng viên, từ đó có một góc nhìn đầy đủ hơn
về các vấn đề của chương trình Do đó, chương trình IBD có điều kiện để nhanh
Trang 23chóng đáp ứng được các thay đổi cũng như yêu cầu từ phía sinh viên và giảng viênhơn Điều này không những giúp cho chương trình có thể cung cấp cho sinh viên
và giảng viên môi trường làm việc và học tập phù hợp và tốt nhất mà còn gây cho
họ cảm giác được trân trọng qua việc giải quyết nhanh chóng và thích hợp nhữngvấn đề mà giảng viên và sinh viên gặp phải Qua đó, không chỉ chất lượng học tậptăng mà chất lượng giảng dạy cũng được nâng cao hơn do trợ giảng và cũng là điềuphối viên của chương trình có thể làm việc sát sao hơn với các giảng viên giảngchính để đưa ra một chương trình hiệu quả nhất cho sinh viên
Một lợi thế cạnh tranh nữa của chương trình IBD là chương trình được lợirất nhiều từ chương trình Cao học Việt-Bỉ cũng do Viện Đào tạo Quốc tế - Đại họcKinh tế Quốc dân quản lý, cả về mặt danh tiếng cũng như chuyên môn Các giảngviên và cán bộ giảng dạy tại chương trình Cao học đều là những cá nhân có kinhnghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng và chương trình IBD đã tận dụngđược điều này bằng cách xây dựng nguồn giảng viên chính một phần từ đội ngũgiảng dạy tại chương trình Cao học Qua đó, chất lượng giảng dạy tại chương trìnhIBD được nâng cao đáng kể, đặc biệt là khi chương trình Cao học Việt-Bỉ đào tạobằng Thạc sỹ trong cùng chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, là ngành mà chươngtrình IBD đào tạo chương trình Cử nhân
Lợi thế cạnh tranh trên của chương trình IBD cũng là một điểm chung củachương trình với chương trình ITP tại Học viện Ngân hàng Chương trình ITP tạiHọc viện Ngân hàng đào tạo Cử nhân Tài chính Quản trị, do đó chương trình ITPđược hưởng lợi rất nhiều từ Học viện Ngân hàng, cả về đội ngũ giảng dạy cũngnhư danh tiếng
Trang 24RMIT IBD ITP La Trobe
Cảm giác đúng là
sinh viên của trường
đối tác nước ngoài
Sự hỗ trợ lớn từ chươngtrình Cao học Việt-Bỉ
Tính kỷ luật của giảngviên cao
Cảm giác đúng là sinhviên của trường đối tácnước ngoài
về mặt danh tiếng
Đồng bộ hóa về chất
lượng kiểm tra và
chất lượng giảng dạy
Sự sắp xếp nguồn nhânlực một cách chiến lược
Hình 3: Lợi thế cạnh tranh của 4 chương trình
Những điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh này của các chương trình cho tác giảmột hệ thống các hoàn cảnh và thực trạng tại các chương trình này Dựa trên
những hoàn cảnh đó, tác giả có thể phân tích dữ liệu sát với thực tế hơn
Trang 25CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1 Tính kế hoạch
1 Tuyển chọn và phát triển đội ngũ giảng viên
Xét trên khía cạnh kế hoạch của công tác tuyển chọn và phát triển đội ngũgiảng viên, nhìn chung tất cả các cơ sở đào tạo liên kết đều có cùng những tiêu chí
cơ bản khi lựa chọn và tuyển chọn giảng viên, trong đó có thể chia làm 3 tiêu chílớn như sau: bằng cấp, khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) và khả năng làm việc trongmôi trường quốc tế Trong 3 tiêu chí này, ngoài tiêu chí thứ nhất về bằng cấp làtuyệt đối, 2 tiêu chí còn lại vẫn mang nhiều tính tương đối trong đánh giá và tiêuchí tuyển chọn, đặc biệt là tiêu chí cuối về khả năng làm việc trong môi trườngquốc tế
Về bằng cấp chuyên môn, tất cả các cơ sở đào tạo và chương trình liên kếtđều đặt ra tiêu chí chung trong việc tuyển chọn giảng viên, đó là tổi thiểu ngườigiảng viên phải đạt trình độ thạc sỹ trong phạm vi kiến thức chuyên môn của mônhọc Còn về trình độ tiếng Anh của giảng viên, mặc dù tất cả các chương trình và
cơ sở đào tạo đều nhận ra được tầm quan trọng của chỉ tiêu này trong việc đảm bảochất lượng dạy và học khi mà nội dung chương trình yêu cầu người giảng viên phảigiảng dạy và giao tiếp với sinh viên bằng tiếng Anh, vẫn chưa có một tiêu chíchung để đánh giá khả năng tiếng Anh của giảng viên Mặc dù phần lớn cácchương trình liên kết sử dụng 2 thang đánh giá chính là TOEFL và IELTS để đánhgiá khả năng tiếng Anh của giảng viên, mỗi cơ sở định ra một mức tiêu chuẩn khácnhau, dao động trong khoảng 6.0 đến 7.0 trên thang điểm IELTS và tương ứng trênTOEFL Duy có trường RMIT không áp dụng tiêu chí đánh giá trên đối với khảnăng tiếng Anh của giảng viên bởi lẽ ngoài 60% số lượng giảng viên là người bảnđịa tại các quốc gia nói tiếng Anh, 40% giảng viên còn lại đều đã có kinh nghiệm
Trang 26sống và làm việc ít nhất 5 năm tại các quốc gia và khu vực lãnh thổ sử dụng tiếngAnh là ngôn ngữ giao tiếp chính Cũng trong thực trạng đó, kể từ khi Bộ Giáo dục
và Đào tạo có chỉ thị yêu cầu về khả năng ngoại ngữ đối với nghiên cứu sinh vàhọc viên sau đại học, việc kiểm tra đánh giá chất lượng tiếng Anh của giảng viên
đã có thể nói là thuận tiện hơn khi tất cả các học viên từ cấp thạc sỹ trở lên đềuphần lớn đã được kiểm định chất lượng tiếng Anh qua kỳ thi TOEFL hoặc IELTS
Như đã nói ở trên, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế là tiêu chíđược đánh giá mang nhiều tính chủ quan nhất và cũng ít được đồng bộ hóa nhất domỗi chương trình, mỗi cơ sở liên kết quan niệm khác nhau, đặt tầm quan trọngkhác nhau vào những yếu tố khác nhau của một môi trường quốc tế Do vậy, đây
có thể nói là yếu tố chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ yếu tố môi trường học tập và làmviệc do bị ảnh hưởng nặng nề từ quan điểm cũng như văn hóa tổ chức riêng biệtcủa các cơ sở liên kết đào tạo khác nhau
Về nguồn giảng viên, do đặc thù liên kết và cấu thành của từng chươngtrình, các cơ sở liên kết có các nguồn huy động giảng viên khác nhau nhưng tựutrung lại gồm có 3 hình thức chính sau: huy động từ chính các trường đại học host,
do các đối tác giới thiệu và tự tìm kiếm Trong quá trình thực tế, kết quả điều tracho thấy chương trình nghiên cứu đào tạo tại Học viện Ngân hàng và trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân có nhiều điểm tương đồng trong việc lựa chọn và tuyểngiảng viên do có cùng đối tác là tổ chức Tyndale và trường Đại học Tổng hợpSunderland Tuy nhiên, chương trình Cử nhân Quốc tế tại Đại học Kinh tế Quốcdân sử dụng cả phương pháp thứ 3, tích cực tìm kiếm nguồn giảng viên bên ngoàichứ không hoàn toàn phụ thuộc vào các đối tác hay nguồn giảng viên của trườngđại học host Nhìn chung trong các phương pháp trên không có phương pháp nào làhoàn toàn bất lợi, thậm chí, có những phương pháp khi được sử dụng khéo léo và
Trang 27chiến lược, sẽ phát huy được thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của chương trình Ví
dụ như chương trình ITP tại Học viện Ngân hàng tận dụng được thế mạnh về đàotạo ngành tài chính và nghiệp vụ ngân hàng tại trường đại học host nên các giảngviên cho mảng kiến thức này đều được huy động ngay tại trường host để đảm bảotính hiệu quả và thiết thực Cũng tương tự như vậy với chương trình IBD@NEUkhi mà chương trình tận dụng được nguồn giảng viên kinh tế và quản trị kinhdoanh giàu kinh nghiệm của các khoa, các viện trong trường mà còn cả nguồngiảng viên từ chương trình cao học Việt-Bỉ và các chương trình đào tạo liên kếtcấp cao khác trong trường
2 Nội dung và chương trình học
Để có được một chương trình giáo dục tốt đặc biệt là các chương trình giáodục quốc tế tại Hà Nội, khoảng cách giữa kế hoạch và thực tế phải là nhỏnhất Điều đó có nghĩa là mỗi chương trình cần phải chuẩn bị một kế hoạch chonhững gì họ sẽ làm và họ có thể làm theo nó cũng như họ chuẩn bị Sau khi nghiêncứu bốn chương trình giáo dục quốc tế bao gồm Đại học RMIT, Đại học Latrobecủa, Chương Trình ITP của Học viện Ngân hàng và chương trình IBD ở Đại họcKinh tế Quốc dân để một cái nhìn tổng quan và khái quát về kế hoạch trongchương trình giáo dục quốc tế tại Hà Nội, có được bốn mục cần thiết để cung cấpcho sinh viên trước khi bắt đầu vào kỳ học Khung môn học có thể được coi là mộtbản đồ cho sinh viên để cho các sinh viên biết những gì họ sẽ học trong học kỳ đó
và có bao nhiêu kỳ thi và bài tập mà họ sẽ nhận được Bằng cách này, các sinh viêntrong mỗi chương trình đào tạo quốc tế có thể sắp xếp và tạo ra một lịch trình phùhợp để nâng cao chất lượng học tập cả mình Trong thực tế, khả năng lên kế hoạch
Trang 28về tiến trình giảng dạy cũng như phạm vi và nội dung môn học là khác nhau giữacác chương trình.
Phần lớn việc sắp xếp các môn học trong chương trình từng kỳ của các cơ sởliên kết đào tạo còn bị phụ thuộc vào sự có sẵn của giảng viên từng môn Ngoại trừRMIT có đội ngủ giảng viên chính thức đông đảo và được ký hợp đồng dài hạn, tất
cả các chương trình đào tạo liên kết còn lại tại Hà Nội đều phần lớn tìm kiếm giảngviên còn mang tính thời vụ và lượng giảng viên chưa thật sự ổn định Tuy nhiên,trong thời điểm lượng sinh viên mỗi chương trình còn chưa cao (nhiều nhất là 500sinh viên) và còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, thực trạng sắp xếp môn học nhưvậy lại đem lại hiệu quả kinh tế cao khi mà nguồn tài nguyên sử dụng để xây dựng
và duy trì một đội ngũ giảng viên đông đảo và lâu dài có thể được tập trung trang
bị vào các cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ dạy học trước
Về giáo trình môn học, nhìn chung mà nói, phương thức định hướng chosinh viên tại các cơ sở liên kết đào tạo đều giống nhau khi mà sinh viên đều đượcphát những quyển coursebook định hướng nội dung môn học từ đầu kỳ và giảngviên sẽ dựa trên khung kiến thức trong sách để xây dựng và bồi đắp thêm hệ thốngkiến thức cho sinh viên Quy trình này là khá tương đồng tại các cơ sở đào tạo liênkết, chỉ trừ có tại RMIT là có sự đột biến thay đổi Để nhằm tận dụng lợi thế cạnhtranh của mình về cơ sở vật chất được trang bị hiện đại và đầy đủ, đặc biệt là về cơ
sở vật chất thư viện và đầu sách, các giảng viên tại RMIT thường cung cấp chosinh viên một danh sách các đầu sách được khuyên nên đọc và sau đó khi lên lớp
sẽ đi qua từng mảng kiến thức như đã định sẵn trong kế hoạch học tập của kỳ đượcphát trước cho sinh viên
Trang 293 Thiết kế và bố trí giờ giảng và học tập
Mặt khác, một số chương trình sắp xếp một danh sách các môn học cho mỗihọc kỳ cho sinh viên để lựa chọn khi các sinh viên sẵn sàng để bắt đầu học kỳmới Trong thực tế, khi sắp xếp lịch trình một của các môn học, một số sinh viênkhông thể theo tất cả các môn mà các sinh viên đã được lựa chọn bởi vì một số củathời gian biểu của chúng lại trùng với nhau, vì vậy sinh viên cần phải quyết định đểlựa chọn môn học khác hoặc từ chối các môn diễn ra cùng thời điểm
Hình 4: Tỷ lệ sinh viên bị chồng chéo lịch học
Theo như kết quả của biểu đồ cột, 17% của 100 sinh viên IBD và 5% của
100 sinh viên RMIT đã xác nhận lý do cho sinh viên RMIT và IBD phải vắng mặtnhững buổi học trong chương trình của họ là trùng hợp về thời gian biểu bàihọc Điều đó cho thấy rằng những gì Chươn trình IBD và Đại học RMIT đã lập kế